UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ngãI



tải về 330.81 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích330.81 Kb.
#37300
1   2   3   4   5   6

Phần III

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP



1. Bối cảnh, dự báo

Việc xác định đúng bối cảnh sản xuất/thương mại và dự báo được tiềm năng của thị trường sẽ góp phần xây dựng lộ trình và giải pháp hợp lý trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.



1.1. Bối cảnh

Sự gia tăng dân số thế giới (theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020) và kinh tế tăng trưởng ở các quốc gia, khu vực sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng các nông, lâm sản nói chung và mặt hàng gỗ nói riêng. Điều này sẽ mở ra những cơ hội cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, hiện đang là ngành có thế mạnh của Việt Nam.

Bên cạnh những triển vọng, thuận lợi, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.

+ Thị trường gỗ thế giới luôn chịu sự chi phối lớn của các thương lượng mậu dịch quốc tế. Do vậy, ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam sẽ phải đối mặt với mặt hàng gỗ của các thành viên trong tổ chức WTO cả ở thị trường trong và ngoài nước.

+ Chất lượng mặt hàng gỗ Việt Nam nhìn chung chưa cao; hiện mới chỉ có 200/2000 doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mẫu mã sản phẩm đồ gỗ Việt Nam còn đơn điệu, chưa thật sự phong phú, đa dạng và còn lệ thuộc vào mẫu mã của nước ngoài, nên kém sức cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn vẫn chạy theo gia công, chưa chú trọng đến việc đầu tư công nghệ, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay  nghề cao, thiếu các nhà thiết kế các sản phẩm gỗ mang bản sắc riêng nhưng có tính công nghệ cao.

+ Một rào cản khác đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là năng suất lao động quá thấp. Hiện năng suất của ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam chỉ xấp xỉ bằng 25% của châu Âu và chưa đến 50% của Trung Quốc. Mới chỉ có khoảng 30% lao động ngành chế biến gỗ Việt Nam được đào tạo bài bản, do vậy ngành có giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung Quốc là 16.000 USD, Malaysia là 17.000 USD. 14



1.2. Dự báo

Thị trường đồ gỗ nội địa của Việt Nam với dân số 90 triệu, bình quân tiêu dùng đồ gỗ trong 5 năm gần đây khoảng 2 tỉ USD. Thị trường đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, các doanh nghiệp đã thông qua hội chợ trong nước tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng và các công trình xây dựng.15

Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… trong đó ba thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Ngoài ba thị trường chính kể trên, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam còn có mặt trên các thị trường như: Nam Phi, Phần Lan, Thụy Sỹ, Italia, Thụy Điển…

Những hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang được đàm phán ký kết như FTA Việt Nam – EU, TPP, Hiệp định Đối tác tự nguyện với Liên minh châu Âu về thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT)… kỳ vọng sẽ mang lại sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu cho ngành gỗ.

Cơ hội luôn đi kèm với thách thức, ngành gỗ Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đơn cử như khi FTA Việt Nam – EU và VPA/FLEGT được ký kết, các sản phẩm gỗ Việt Nam phải được chứng minh có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. Trong khi đó, Việt Nam mua gỗ nguyên liệu từ nhiều quốc gia trên thế giới và không phải nước nào cũng có chứng chỉ hợp pháp. Bên cạnh đó, khi phải chọn lựa nguồn gốc, xuất xứ của gỗ, chắc chắn giá gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên.

Thêm nữa là khi các hiệp định được ký kết, các sản phẩm gỗ của các nước tiên tiến sẽ vào và cạnh tranh quyết liệt với gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất gỗ vẫn cao, đặc biệt là phí vận tải bằng tàu thủy. Đây là rào cản rất lớn đối với nguồn đầu tư cho các DN trong tương lai. 16


2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:


- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh lâm nghiệp bền vững.

- Đảm bảo có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước, sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội, trong đó quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân sống gần rừng và đồng bào dân tộc thiểu số vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.


2. Mục tiêu cụ thể:


- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 8,7-9%; đưa tỷ trọng lâm nghiệp đến năm 2020 chiếm 6,8% trong tổng cơ cấu kinh tế ngành

- Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu;

- Góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững;

- Nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh vào năm 2015 đạt 50% và năm 2020 đạt độ che phủ bền vững 52%;


3. Nội dung

3.1. Nâng cao giá trị gia tăng của ngành


3.1.1. Nâng cao chất lượng và giá trị rừng

- Bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; quy hoạch 02 khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Trà Bồng và huyện Ba Tơ.

- Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ về chất lượng giống của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.

- Đưa tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát về chất lượng vào trồng rừng đạt 60-80% vào năm 2020 (trong đó cây giống được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô chiếm 20%), đảm bảo cung ứng đủ giống có chất lượng, góp phần tăng năng suất rừng trồng vào năm 2020 đạt từ 20% trở lên.

- Phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ như song mây, sa nhân . . . để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong phát triển kinh tế rừng.

- Ổn định diện tích đất trồng rừng sản xuất từ nay đến năm 2020 là 159.089,7 ha, mỗi năm khai thác và trồng lại từ 9.500 – 15.000 ha. Nâng cao năng suất rừng trồng để đạt năng suất bình quân 15m3/ha/năm với trữ lượng gỗ lớn 150 - 180m3/ha chu kỳ bình quân 12 năm và gỗ nhỏ 80 - 100m3/ha chu kỳ bình quân 7 năm. Nâng cao chất lượng rừng để sản lượng gỗ đạt 80% trữ lượng, trong đó có 40% cho gỗ lớn và 60% cho gỗ nhỏ.

- Xác định, lựa chọn loài cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ phù hợp với điều kiện lập địa của từng địa phương để đưa vào trồng và kinh doanh cây gỗ lớn.

- Đến năm 2020, có 5-10% diện tích đất có rừng trồng sản xuất (tương ứng khoảng 8.000 – 15.000 ha) của các công ty lâm nghiệp, hộ gia đình tham gia các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí FSC, PEFC.



3.1.2. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ qua chế biến

- Công nghiệp chế biến gỗ và thương mại sản phẩm gỗ được coi là động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh; xây dựng công nghiệp chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao; đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu; có sự tham gia đầy đủ của các thành phần kinh tế nhằm góp phần ngày càng tăng quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phát triển hài hòa giữa gỗ xây dựng, gỗ mộc dân dụng và gỗ dăm, hạn chế tối đa xuất khẩu các sản phẩm thô như dăm gỗ.

- Rà soát, quy hoạch cơ sở chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh, triển khai quy hoạch chế biến gỗ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ theo từng vùng trên địa bàn tỉnh, gắn với quy hoạch trồng rừng nguyên liệu để đảm bảo hiệu quả đầu tư chung. Quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn gắn với cơ sở chế biến gỗ để thực hiện chuyển hóa rừng trồng hiện có và trồng rừng thâm canh gỗ lớn.

- Nâng cao tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu trong tỉnh, khuyến khích dùng gỗ rừng trồng (đạt tiêu chuẩn FSC, PEFC), giảm dần tỷ lệ gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong nước dùng cho công nghiệp chế biến gỗ. Đến năm 2020, gỗ rừng trồng cung cấp cho nhu cầu tại chỗ về cơ bản đáp ứng, tuy nhiên phải nhập thêm từ gỗ rừng tự nhiên.

- Đa dạng hóa các sản phẩm gỗ chế biến, lâm sản ngoài gỗ để tiếp cận và mở rộng thị trường.


3.2. Công tác tổ chức


3.2.1. Rà soát, sắp xếp lại cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp:

Rà soát, sắp xếp lại Chi cục Kiểm lâm theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 về việc phê duyệt Đề án Kiển toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020.


3.2.2. Rà soát, sắp xếp các tổ chức quản lý rừng


a) Sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp nhà nước/lâm trường quốc doanh

- Rà soát, đánh giá và giải quyết các tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương với các nông, lâm trường quốc doanh.

- Sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp và nông, lâm trường quốc doanh do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xây dựng dựa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch 03 loại rừng, kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp của địa phương; căn cứ vào hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty trong 03 năm liên tiếp liền kề; phải thể hiện được đúng thực trạng, đề xuất nội dung sắp xếp đổi mới khả thi; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của công ty sau khi sắp xếp đổi mới.

- Thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp và nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết 30-NQ/TW, Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ và Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT Ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ba Tô tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển 100% vốn nhà nước; thực hiện nhiệm vụ công ích theo quy định của pháp luật.

+ Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Trà Tân giải thể thực hiện theo quy định hiện hành.

+ Công ty TNHHMTV 24/3 Đức Phổ thực hiện chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần, nhà nước không giữ cổ phần chi phối.

b) Các Ban quản lý rừng:

- Rà soát, sắp xếp, thành lập mới các BQL rừng phòng hộ trên cơ sở kết quả rà soát các BQL rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.

- Thúc đẩy các loại hình tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển theo hướng bền vững, hội nhập kinh tế, đảm bảo tính phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong lâm nghiệp như quản lý rừng cộng đồng.

c) Các Ban quản lý dự án lâm nghiệp vốn ODA

Thành lập Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp tỉnh trên cơ sở sáp nhập các dự án lâm nghiệp như WB3, JICA2, KfW6 để tổ chức thực hiện các dự án vốn ODA.



d) Phát triển kinh tế hợp tác và các hình thức liên kết, liên doanh:

- Quy hoạch liên khu giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến, dịch vụ về rừng. Thực hiện liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa các công ty lâm nghiệp và hộ gia đình, giữa các hộ gia đình với nhau nhằm tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, đủ lớn, ổn định, có năng suất và chất lượng cao. Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị rừng trồng; Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.

- Tổ chức các hộ nông dân liên kết hợp tác trồng rừng theo kế hoạch quản lý rừng chung của hợp tác/ hợp tác xã dịch vụ trên cơ sở hài hòa giữa kế hoạch sản xuất của hộ gia đình và kế hoạch chung của tổ hợp tác/hợp tác xã.

đ) Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ:

- Thực hiện rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Trên cơ sở vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được tỉnh quy hoạch, hướng dẫn người dân thực hiện theo quy hoạch đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện.

- Khuyến khích người dân mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ; hỗ trợ xúc tiến thương mại và hình thành các hiệp hội người làm nghề rừng; Xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại.

3.3. Xác định thị trường:


3.3.1. Thị trường trong tỉnh:

- Thị trường tiêu thụ lâm sản: Thị trường tiêu thụ lâm sản đầy tiềm năng trên địa bàn tỉnh là hệ thống các nhà máy dăm, các cơ sở, nhà máy sản xuất kinh doanh đồ mộc nội thất cao cấp, ván ép, ván ghép thanh… .

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ: Đô thị hóa sẽ kéo theo các nhu cầu xây dựng cơ bản, trang trí nội thất; công nghệ chế biến được cải thiện cộng với cạnh tranh giá cả, sản phẩm gỗ rừng trồng sẽ thay thế gỗ rừng tự nhiên.

3.3.2. Thị trường trong nước:

Thị trường trong nước cũng có sức cạnh tranh khá lớn trong việc thu mua, chế biến các mặt hàng lâm sản từ nguyên liệu bột giấy đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ dùng nội thất… Hiện tại các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Bình Định cũng là những thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của tỉnh.



3.3.3. Thị trường quốc tế:

Giữ vững thị trường truyền thống, tập trung, củng cố, mổ rộng thị trường hiện có: EU, Đông Á và ASEAN, Bắc Mỹ, Úc . . . khai thác thị trường mới như Châu Phi, Tây Á, Nam Mỹ.



Каталог: sonn -> Album
sonn -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP
sonn -> §Æt vÊn ®Ò I. TÝnh cÊp thiÕt
sonn -> Ubnd thành phố HÀ NỘi sở NÔng nghiệP & ptnt
sonn -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc kạN
sonn -> CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sản số: 1251
sonn -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở TÀi chính độc lập Tự do Hạnh phúc
sonn -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sonn -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của chính phủ quy định chức năng nghiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Album -> SỞ NÔng nghiệP&ptnt q. Ngãi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 330.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương