UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ngãI


Phần II. THỰC TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI



tải về 330.81 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích330.81 Kb.
#37300
1   2   3   4   5   6

Phần II.

THỰC TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI.

2.1. Cơ cấu diện tích rừng và đất lâm nghiệp


2.1.1. Cơ cấu diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 296.086,9 ha, trong đó:1

- Diện tích rừng phòng hộ 130.498,50 ha, chiếm tỷ lệ 44,07%.

- Diện tích rừng sản xuất:165.588,4 ha, chiếm tỷ lệ 55,93%.

Hiện tại, đất lâm nghiệp đang được quy hoạch lại để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tình hình sản xuất thực tế.

2.1.2. Cơ cấu diện tích rừng và chất lượng rừng

a) Cơ cấu diện tích rừng:2

- Tổng diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh là 294.116,12 ha; Trong đó:

+ Rừng phòng hộ: 112.989,85 ha (rừng tự nhiên: 86.702,05 ha; rừng trồng: 26.270,39 ha; cây công nghiệp và cây đặc sản: 17,41 ha)

+ Rừng sản xuất: 136.428,80 ha (rừng tự nhiên: 21.674,75 ha; rừng trồng: 114.229,08 ha; cây công nghiệp và cây đặc sản: 524,97 ha)

+ Ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 44.697,47 ha (rừng tự nhiên: 819,32 ha; rừng trồng: 42.472,05 ha; cây công nghiệp và cây đặc sản: 1.406,10 ha)

- Diện tích rừng tham gia tính độ che phủ: 256.616,84 ha, độ che phủ năm 2014 đạt 49,80% (diện tích từng trồng dưới 3 năm tuổi không tham gia tính độ che phủ: 37.449,28 ha)



b) Chất lượng rừng:

- Rừng tự nhiên: Kể từ khi đóng cửa rừng năm 2002, rừng tự nhiên sản xuất và rừng tự nhiên phòng hộ được tổ chức quản lý bảo vệ chặt chẽ, chất lượng rừng tăng lên theo diễn thế tự nhiên. Tuy nhiên, không tránh khỏi tình trạng lén lút khai thác, xâm hại rừng làm nương rẫy và nhường chỗ cho các công trình hồ đập, thủy điện (Diện tích rừng tự nhiên năm 2014 giảm so với năm 2013 là 682,37 ha)3

- Rừng trồng:

+ Rừng phòng hộ: Chủ yếu được trồng hỗn giao cây bản địa với cây phụ trợ, cây giống đưa vào trồng rừng phòng hộ được kiểm soát về chất lượng theo quy định tại Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, chất lượng rừng trồng ngày càng tăng, loài cây trồng rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh gồm Dầu rái, Sao đen, Lim xanh, Lim xẹt, Chò chỉ, Phi lao, các loại Keo trồng phụ trợ (chủ yếu là keo tai tượng). Tuy nhiên, việc khai thác, tỉa thưa cây phụ trợ và hưởng lợi chưa được thực hiện kịp thời đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài cây bản địa.

+ Rừng sản xuất: Tính đa dạng của rừng sản xuất không cao. Rừng sản xuất trồng tập trung chủ yếu là các loại Keo (keo tai tượng và keo lai); cây trồng phân tán, cây đặc sản và lâm sản ngoài gỗ gồm keo, xà cừ, quế, mây, . . .Chất lượng rừng trồng sản xuất không đồng đều giữa các vùng, miền, địa phương, tổ chức, cá nhân. Vùng miền nào có điều kiện thuận lợi hơn, nơi nào, tổ chức, cá nhân nào chú trọng công tác trồng rừng hơn (đặc biệt là công tác giống) . . .sinh khối và sản lượng gỗ thu được lớn hơn; cụ thể, sản lượng gỗ bình quân toàn tỉnh hiện nay từ 70-100m3/ha, nhưng với cùng chu kỳ, sản lượng gỗ rừng trồng bình quân của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ba Tơ đạt 140-180m3/ha, cá biệt có diện tích đạt 250m3/ha

2.2. Các tổ chức quản lý rừng


Trong tổng số 294.116,12 ha rừng, diện tích đã được giao đến chủ quản lý cụ thể là 257.485,65 ha; diện tích chưa giao đến chủ quản lý cụ thể là 36.630,47 ha;

Cụ thể, các tổ chức quản lý rừng4:

- Công ty lâm nghiệp nhà nước/lâm trường quốc doanh: 16.298,84 ha.

- Ban quản lý rừng: 94.496,61 ha.

- Hợp tác xã, trang trại lâm nghiệp (tổ chức kinh tế khác): 2.263,44 ha.

- Hộ gia đình, cá nhân: 138.333,68 ha.

- Cộng đồng dân cư (thôn, bản): 5.648,29 ha.

- Tập thể, tổ chức khác: 76,7 ha.

3. Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản:


- Công tác quản lý khai thác đã được các cơ quan quản lý và các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Diện tích khai thác giai đoạn 2011-2014 đạt 37.937,08 ha, với tổng sản lượng đạt 2.667.064,60 m3, trung bình mỗi năm sản lượng khai thác đạt khoảng 666.766 m3 (khoảng 70m3/ha).

- Tình hình chế biến/thương mại lâm sản trên địa bàn tỉnh: Số cơ sở chế biến lâm sản có 592 cơ sở khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó hộ gia đình 507 cơ sở, chủ yếu sản xuất mộc dân dụng theo hình thức nhỏ lẻ. Năm 2014, các cơ sở đã sử dụng 1.992.005 m3/tấn nguyên liệu (trong đó nguyên liệu gỗ dăm 1.968.532 tấn); đạt tổng doanh thu 2.469.227 triệu đồng5

- Hàng năm trên địa bàn tỉnh còn chế biến tiêu thụ khoảng 200 tấn song Mây, 1.300 tấn Đót và 200 tấn vỏ Quế khô.6

Nhìn chung tình hình, khai thác, chế biến lâm sản chủ yếu là sản xuất dăm thô, các sản phẩm chất lượng chưa cao chưa nhiều, sức cạnh tranh còn thấp.

4. Giá trị sản xuất lâm nghiệp và thu nhập của các đối tượng tham gia trong lĩnh vực lâm nghiệp


4.1. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh 2010)7:

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004-2014 đạt 7,7%, tỷ trọng lâm nghiệp trong toàn ngành nông nghiệp từ 3,96% năm 2004 tăng lên 4,16 vào năm 20148

Giá trị sản xuất lâm nghiệp từ năm 2010 - 2014 đạt 1.901.495 triệu đồng; trong đó, giá trị dịch vụ lâm nghiệp 93.232 triệu đồng, chiếm 4,9% giá trị sản xuất lâm nghiệp.

Bình quân giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 - 2014 đạt 380.299 triệu đồng/năm; trong đó, giá trị dịch vụ lâm nghiệp 18.646,4 triệu đồng/năm.



4.2. Nguồn thu nhập/thu nhập của các đối tượng tham gia trong lĩnh vực lâm nghiệp:

a. Đối với Công ty lâm nghiệp nhà nước/lâm trường quốc doanh

Nguồn thu chính của các công ty Lâm nghiệp nhà nước là từ trồng và khai thác gỗ rừng trồng. Tuy nhiên, việc quản lý một số diện tích đất được giao chưa được chặt chẽ nên bị người dân lấn chiếm, một số diện tích công ty không có nhu cầu sử dụng, mặt khác công tác trồng rừng ở hầu hết các công ty chưa được quan tâm đúng mức như về giống, về tiêu chí trồng rừng bền vững (FSC)….Thêm vào đó, khó khăn về khả năng tài chính để đầu tư cũng như việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư là trở ngại lớn để các công ty lâm nghiệp nhà nước/lâm trường quốc doanh có thể hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhìn chung các công ty Lâm nghiệp chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích đất được giao.



b. Đối với BQL rừng phòng hộ:

Các BQL rừng phòng hộ nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nhằm góp phần bảo vệ rừng tăng hiệu quả về môi trường. Hoạt động của BQL hàng năm dựa trên vốn ngân sách của nhà nước để thực hiện giao khoán trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng cho các hộ dân trong vùng dự án, vì vậy nguồn thu của đối tượng này chủ yếu là chi phí quản lý được trích lại trong vốn ngân sách. Ngoài ra, một số BQL rừng phòng hộ còn có nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Hoạt động quản lý rừng phòng hộ của đa số BQL rừng phòng hộ chưa thật sự hiệu quả do lực lượng mỏng, địa bàn trải rộng, áp lực về nhu cầu kinh tế nên hiện tượng lấn chiếm đất lâm nghiệp của người dân thường xuyên xảy ra.

c. Đối với hợp tác xã, trang trại lâm nghiệp và các công ty kinh doanh sản xuất lâm nghiệp tư nhân:

Lĩnh vực hoạt động chính của các đối tượng này là cung cấp các dịch vụ về lâm nghiệp như: sản xuất cây giống, cung cấp vật tư phục vụ trồng, chăm sóc rừng,…..Việc quản lý chặt chẽ về xuất xứ và chất lượng giống được sản xuất bởi các đối tượng này sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất của rừng trồng.



d. Đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư:

- Các đối tượng này là lực lượng chính và trực tiếp tham gia trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, thu nhập chính của họ thông qua các hoạt động như trồng rừng, khoán quản lý bảo vệ, ….từ các dự án lâm nghiệp, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời họ có thu nhập từ các hoạt động thu nhặt LSNG.

- Những năm gần đây, sự đầu tư của các dự án, chương trình đã góp phần cải thiện đời sống của người dân tham gia vào sản xuất lâm nghiệp dần ổn định; Trong đó, mô hình rừng cộng đồng mà dự án KfW6 đã thực hiện tại Nghĩa Hành đã đem lại những hiệu quả về môi trường, kinh tế - xã hội, đây là mô hình cần khuyến khích nhân rộng đến các huyện khác trong tỉnh.

5. Tình hình triển khai các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng:


5.1. Một số văn bản chủ yếu được cấp tỉnh ban hành:

- Quyết định số 138/2004/QĐ-UBND ngày 20/5/2004 về việc ban hành khung hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình và cá nhân được giao, cho thuê và nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi;

- Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 01/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 10/2/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Ban hành Quy định mức chi cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng; mức hỗ trợ để UBND xã, phường, thị trấn tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi;

- Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 23/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho các UBND các huyện, thành phố;

- Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ tại các huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi.

5.2. Tình hình, kết quả triển khai các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng:

a. Tình hình triển khai

- Quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê và nhận khoán đất rừng sản xuất được đảm bảo; tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh rừng trồng sản xuất. Hưởng lợi của người dân từ nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ chưa thực sự được đảm bảo, cụ thể hưởng lợi cây phụ trợ từ rừng trồng phòng hộ hầu như chưa được thực hiện; mức hưởng lợi bằng tiền công khoán từ việc tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ chưa thực sự thu hút người dân tham gia.

- Công tác PCCCR luôn được chú trọng, công tác theo dõi cập nhật thông tin cấp dự báo cháy rừng, xây dựng công trình và biện pháp PCCCR được thực hiện thường xuyên. Hàng năm công tác diễn tập PCCCR được tổ chức nhằm đúc kết, rút kinh nghiệm để áp dụng khi có tình huống thật sự xảy ra nhằm tránh bị động và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng được thành lập, đã thực hiện việc tiếp nhận vốn để thực hiện chi trả cho công tác bồi hoàn lại vốn rừng đã mất, lập đề án chi trả cho một cách công bằng cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

- Các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh luôn được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ và tập trung lực lượng cao nhất có thể; hàng năm vào các tháng cao điểm của mùa khô, lực lượng kiểm lâm địa bàn luôn được bảo đảm để nắm chắc địa bàn nhằm ngăn ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời thiệt hại về rừng có thể xảy ra.

- Công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhất là ở địa bàn cấp xã; hầu hết ở cấp xã chưa có công chức có chuyên môn về chuyên ngành lâm nghiệp.

- Phân bổ nguồn vốn từ Chương trình 30a cho công tác bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, không được thường xuyên và liên tục vì vậy khó khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng.

b. Kết quả thực hiện:

- Thu hút được nhiều thành phần tham gia vào hoạt động trồng và bảo vệ rừng; Vốn rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, thể hiện thông qua độ che phủ rừng. Cụ thể: Diện tích rừng năm 2005 đạt 175.661 ha với độ che phủ 34,5%, nâng lên 250.119,79 ha với độ che phủ 43,91% vào năm 2010 và đạt 294.116,12 ha với độ che phủ 49,8 % vào năm 20149; trong đó có sự đóng góp không nhỏ của một số chương trình – dự án:

+ Từ nguồn vốn ngân sách: Dự án 661 thực hiện giai đoạn từ 1999-2010: Diện tích rừng phòng hộ đã trồng 23.112 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên 55.500 ha, khoán quản lý bảo vệ rừng 523.241 lượt ha; khoanh nuôi tái sinh 66.332 ha; đã thực hiện giao được 7.597,91ha rừng cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư, 93.664,129 ha rừng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 7.597,91ha cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư, 95.033,420 ha cho các BQL rừng phòng hộ; góp phần tạo công ăn việc làm cho 10.000 lao động.10

+ Từ nguồn vốn ODA (gồm các dự án: WB3, JIBIC, KfW6, PACSA2, JICA 2): Đã trồng 23.878,5 ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ (trong đó có 4.846,8 ha rừng phòng hộ đầu nguồn và 414,5 ha rừng phòng hộ ven biển); khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 3.317 ha; khoán quản lý bảo vệ rừng 8.776 ha; Thiết lập 02 mô hình quản lý rừng cộng đồng ở thôn Khánh Giang và thôn Trường Lệ tại xã Hành Tín Đông huyện Nghĩa Hành với tổng diện tích 1.012,43 ha, mô hình quản lý rừng cộng đồng tại xã Ba Bích huyện Ba Tơ với diện tích 302 ha, đây là các mô hình mới đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng dân cư thôn. Qua đó, nâng cao ý thức người dân trong việc quản lý bảo vệ rừng. Ngoài ra, các Dự án đã đầu tư xây dựng một số hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng như đường giao thông, chòi canh lửa, hệ thống biển báo, bảng tin tuyên truyền; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 4.786 ha; cấp chứng chỉ rừng 315 ha . . .góp phần mang lại nguồn thu nhập tăng thêm cho người dân từ tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng; nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng của nhân dân.

- Việc trồng rừng được chú trọng về năng suất cũng như chất lượng rừng trồng, công tác kiểm duyệt nguồn giống được quan tâm hơn; Hàng năm, cây giống cung cấp cho nhu cầu toàn tỉnh khoảng 25 - 35 triệu cây giống các loại; cây giống ngày càng được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ: Năm 2010, lượng cây giống được kiểm soát về chất lượng hơn 12,35 triệu cây (đạt 35,3-49,4%), đến năm 2014 hơn 16,8 triệu cây được kiểm soát về chất lượng11 (đạt khoảng 48-67%). Nguồn vốn để trồng rừng được huy động từ nhiều nguồn vốn như: vốn ngân sách, vốn các tổ chức nước ngoài, vốn doanh nghiệp, vốn hộ gia đình, cá nhân,…. Các loài cây chính trồng rừng phòng hộ đầu nguồn gồm các loài cây bản địa như Dầu rái, Sao đen, Lim xanh, Lim xẹt, Muồng đen, Chò chỉ,…Cây trồng rừng phòng hộ ven biển chủ yếu là Phi lao, Đước, Cóc trắng, Dừa nước . . . Cây trồng phụ trợ trong rừng phòng hộ chủ yếu là Keo tai tượng và cây trồng rừng sản xuất chủ yếu là các loài Keo và một số ít bạch đàn.

- Hạn chế đáng kể tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng; giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng, phá rừng. Cụ thể, diện tích thiệt hại do cháy rừng, phá rừng năm 2010 là 134,7 ha đến năm 2014 giảm còn 99,4 ha và 8 tháng đầu năm 2015 tổng diện tích bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng là 18,6 ha.12

- Năm 2015, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ chi trả cho diện tích rừng đủ điều kiện tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng là 18.600 ha thuộc các lưu vực thủy điện: Nước Trong, Cà Đú, Sông Riềng, Hà Nang, Định Bình và Đakđrinh; góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ đồng bào.13

6. Tồn tại và nguyên nhân


6.1. Tồn tại

- Cơ cấu diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp chưa ổn định.

- Tính đa dạng sinh học của rừng trồng sản xuất chưa cao, rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ hộ có nguy cơ bị xâm hại cao.

- Các tổ chức quản lý rừng:

+ Đa số công ty lâm nghiệp nhà nước/lâm trường quốc doanh hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

+ Lực lượng, trình độ quản lý, nghiệp vụ của các ban quản lý rừng phòng hộ vừa thiếu, vừa yếu.

+ Hợp tác xã, trang trại lâm nghiệp hoạt động còn manh mún

+ Hộ gia đình, cá nhân chưa chú trọng đến lợi ích về lâu dài.

- Chế biến lâm sản còn nặng về chế biến thô; thương mại lâm sản chưa được mở rộng.

- Một số cơ chế chính sách chậm được triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả.

6.2. Nguyên nhân

- Chất lượng công tác quy hoạch chưa thật sự tốt; thêm vào đó là nhu cầu và áp lực về đất sản xuất, sự quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ dẫn đến các quy hoạch sản xuất dễ bị phá vỡ.

- Loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu là các loài keo, chưa có loài cây trồng mới nào có thể mang lại lợi ích kinh tế tương đương để bổ sung hoặc thay thế để nâng cao tính đa dạng sinh học của rừng. Nhu cầu sử dụng gỗ rừng tự nhiên và đất để trồng cây lương thực, tái định cư, thủy điện, giao thông,…nên rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ thường bị xâm hại.

- Các công ty Lâm nghiệp chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích đất được giao, việc quản lý diện tích đất được giao chưa chặt chẽ nên bị người dân lấn chiếm, một số diện tích công ty không có nhu cầu sử dụng, mặt khác khó khăn về vốn đầu tư trồng rừng là trở ngại lớn để các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hầu hết lực lượng quản lý của các ban quản lý rừng phòng hộ được sắp xếp từ các ban quản lý dự án; công tác đào tạo và đào tạo lại chưa được quan tâm đúng mức nên trình độ quản lý còn yếu; ngoài ra, biên chế bố trí cho các ban quản lý rừng phòng hộ cũng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

- Chưa có sự hợp tác, liên kết sản xuất giữa các trang trại lâm nghiệp để có thể tạo ra nguồn nguyên liệu hoặc sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng đồng đều; vì vậy rất khó có thể tìm kiếm và mở rộng thị trường.

- Quy mô diện tích đất lâm nghiệp của mỗi hộ gia đình nhỏ lẻ (mỗi hộ gia đình chỉ 1-2 ha), số hộ gia đình có diện tích đất lâm nghiệp trên 5 ha rất ít. Các hộ gia đình chủ yếu là ở vùng miền núi, đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất nên trồng rừng quảng canh, chu kỳ ngắn để nhanh cho sản phẩm, thu nhập; Sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thường gặp rủi ro từ thiên tai vì vậy đa số hộ gia đình, cá nhân không chú trọng đến việc tuân thủ quy trình, chỉ chú trọng đến việc phải thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận thấp hoặc thậm chí không có lợi nhuận . . .. Vì vậy việc kéo dài thời gian khai thác rừng để kinh doanh gỗ lớn là hết sức khó khăn.

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, chấp nhận sản phẩm dăm gỗ và ít đòi hỏi các quy định ngặt nghèo về xuất xứ hàng hóa; các doanh nghiệp chế biến chưa chú trọng đầu tư công nghệ chế biến ra sản phẩm hàng hóa.

- Việc chậm triển khai một số chính sách do các quy định chưa thật sự đầy đủ và sát với thực tế; một số chính sách thiếu vốn để thực hiện nên hiệu quả chưa cao.

6.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Giữ vững cơ cấu các loại rừng, nâng cao chất lượng, giá trị và tính đa dạng của rừng trồng.

- Tình trạng sản xuất manh mún, thiếu sự liên kết trong khi diện tích đất lâm nghiệp được trải trên địa bàn rộng lớn, địa hình bị chia cắt, xa khu dân cư, đất có độ phì kém …

- Đầu tư từ NSNN cho ngành lâm nghiệp còn rất hạn chế trong khi cơ chế vốn vay và tín dụng chưa phù hợp với điều kiện sản xuất lâm nghiệp.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo của các thị trường tiềm năng: Úc, Âu, Mỹ đòi hỏi phải đổi mới về trang thiết bị, công nghệ sản xuất.


Каталог: sonn -> Album
sonn -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP
sonn -> §Æt vÊn ®Ò I. TÝnh cÊp thiÕt
sonn -> Ubnd thành phố HÀ NỘi sở NÔng nghiệP & ptnt
sonn -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc kạN
sonn -> CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sản số: 1251
sonn -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở TÀi chính độc lập Tự do Hạnh phúc
sonn -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sonn -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của chính phủ quy định chức năng nghiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Album -> SỞ NÔng nghiệP&ptnt q. Ngãi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 330.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương