UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình đỊnh độc lập Tự do Hạnh phúc   Số: 705


c) Đường huyện: Gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 277,4 km; đã bê tông hoá được 114,9 km, chiếm 42%



tải về 366.25 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích366.25 Kb.
#24805
1   2   3   4

c) Đường huyện: Gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 277,4 km; đã bê tông hoá được 114,9 km, chiếm 42%.



Giai đoạn 2008 – 2010:

+ Cải tạo nâng cấp các tuyến đường sau đây đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, nền rộng 6,5m, mặt BTN + BTXM rộng 3,5 – 6m:

- Tuyến Cầu Chui – La Vuông (Hoài Nhơn) dài 11,5 km (theo Dự án ADB5 vốn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á);

- Tuyến Nhà Đá – An Lương (huyện Phù Mỹ) dài 12,5 km (theo Dự án ADB5 vốn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á);

- Tuyến Tây Vinh- Cát Lâm dài 20,4 Km (Theo dự án WB3 vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới);

- Tuyến Canh Thuận – Canh Liên (huyện Vân Canh) dài 25 km.

+ Cải tạo nâng cấp tuyến đường Đèo Nhông – Mỹ Thọ dài 10,8 km (Theo dự án WB3 vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới) theo tiêu chuẩn đường GTNT loại A, nền rộng 5m, mặt BTXM rộng 3,5m.

Giai đoạn 2011 – 2020:

Cải tạo nâng cấp tất cả các tuyến huyện lộ còn lại có tổng chiều dài trên 80Km và một số tuyến sau đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, nền rộng 6,5m, mặt BTN + BTXM rộng từ 3,5 – 6m.

- Tuyến Xuân Phong – Cây Muối (huyện An Lão) dài 12 km;

- Đường lên 3 xã vùng cao huyện An Lão (An Toàn, An Nghĩa, An Quang) dài 52 km.

- Tuyến Bình Thành (Tây Sơn) đi Hồ Định Bình (Đông Sông Côn) dài 34 Km đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

- Đường từ thị trấn Bình Định đi Nhơn Hoà dài 5km đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

- Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Trân (thị trấn Tam Quan) đến giáp đường tỉnh ĐT639 dài 4Km đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

- Đường từ Tam Quan đi lên đường phía Tây tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

- Đường từ Tây An đi Bình Thuận (Tây Sơn) đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

- Đường từ Cầu Gành đi Khu Kinh tế Nhơn Hội đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng.



d) Đường giao thông nông thôn (GTNT):

Đến năm 2010 thực hiện bê tông hoá 700 km đường liên xã, trục chính của xã đạt tiêu chuẩn loại A, loại B và tập trung đầu tư đầu tư giao thông nông thôn cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau năm 2010 từng bước bê tông hoá các tuyến còn lại đạt tiêu chuẩn loại B theo hướng đầu tư từ ngân sách xã và nhân dân đóng góp xây dựng.
e) Đường đô thị:
Đầu tư, cải tạo và phát triển cho giao thông đô thị theo các đồ án quy hoạch đô thị theo hướng nâng cấp và mở rộng một số tuyến quan trọng kết nối từ Quốc lộ đến Trung tâm các đô thị, xây dựng các trục giao thông đối ngoại và trục chính đô thị. Dành quỹ đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dải cây xanh; cải tạo các nút giao thông, mở rộng bán kính cong, hệ thống đèn điều khiển giao thông đô thị…
Giai đoạn 2008 – 2010:

- Xây dựng hoàn thành đường Nguyễn Tất Thành nối dài 800m theo tiêu chuẩn đường cấp II đô thị, lộ giới rộng 40m, 4 làn xe.

- Xây dựng hoàn thành đường trục Khu Kinh tế Nhơn Hội dài 15 km, lộ giới 80m.

- Xây dựng mới các tuyến đường từ Long Vân - Suối Trầu dài 7 km; đường nối từ Quốc lộ 1D đến ngã ba Ông Thọ và giáp đến đường Hoa Lư; đường Điện Biên Phủ (đoạn từ đường Hùng Vương-khu vực cầu Đôi đến Nam Sông Dinh).


Giai đoạn 2011 – 2020:

Từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ các tuyến đường nội thị tại các đô thị. Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tại khu đô thị cũ. Đối với các đô thị mới, xây dựng hệ thống các đường chính cấp 1 (lộ giới 40 - 60 m), đường chính cấp 2 (lộ giới 30 - 35 m), đường liên khu vực (lộ giới 24 - 28 m), đường khu vực (lộ giới 15 - 20 m).

- Xây dựng đường Hoàng Văn Thụ (nối dài) theo quy hoạch.

- Xây dựng đường Hoa Lư, đường Điện Biên Phủ theo quy hoạch.

- Xây dựng mới đường Suối Trầu (Nhà máy Lam Sơn) đi Khu công nghiệp Long Mỹ đạt tiêu chuẩn đường cấp III ĐB.

- Nâng cấp đoạn đường từ chân dốc Đệ Đức (Hoài Tân) của Quốc lộ 1A giáp đường phía tây tỉnh dài 4 km đường cấp III ĐB theo quy hoạch.

- Xây dựng giai đoạn 2 Dự án cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội.

- Xây dựng cầu vượt qua đầm Thị Nại (phía thượng nguồn) nối từ đường trục Nhơn Lý với tuyến ĐT 640; xây dựng cầu Huỳnh Giảng qua Gò Bồi nối với tuyến ĐT 636B.

- Đô thị Quy Nhơn đầu tư xây dựng tuyến đối ngoại chính, các tuyến khác triển khai theo quy hoạch chung của thành phố.

- Đối với các đô thị An Nhơn, Bồng Sơn, Phú Phong, Cát Tiến tập trung xây dựng các đường hướng tâm đối ngoại, các đường vành đai. Các tuyến khác triển khai theo quy hoạch của các đô thị.




1.2. Đường sắt:
Giai đoạn 2008- 2010:

Thực hiện di dời ga Quy Nhơn ra khỏi nội thành.


Giai đoạn 2011 – 2020:

- Đường sắt Thống Nhất được hoàn thành nâng cấp để đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực.

- Xây dựng tuyến đường sắt từ Diêu Trì đi Khu Kinh tế Nhơn Hội - cảng Nhơn Hội với đường sắt Bắc – Nam qua ga tiền cảng Nhơn Bình theo quy hoạch (theo Quyết định số 98/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2020).

- Đến năm 2020, đầu tư xây dựng xong và đưa vào khai thác đường sắt cao tốc Bắc – Nam tốc độ 350 km/h theo quy hoạch (Theo Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050).


1.3. Đường biển:

Cảng Quy Nhơn: Định hướng là cảng biển tổng hợp quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hoá quá cảnh cho một số tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia qua Quốc lộ 19 và Quốc lộ 14.

Giai đoạn 2008 – 2010

Xây dựng mới 01 cầu tàu container chuyên dùng dài 200m, có các trang

thiết bị bốc xếp đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng thêm diện tích bãi 10 ha, nâng cấp trang thiết bị để đáp ứng lượng hàng hoá thông qua cảng trên 5 triệu tấn mỗi năm.

Nạo vét hạ độ sâu đáy luồng tàu đến 11m, mở rộng bán kính cong tại khu vực Mũi Sút (bán đảo Phương Mai), nâng năng lực tàu chạy trên luồng vào cảng.



Giai đoạn sau năm 2010

Tiếp tục đầu tư nâng cấp luồng tàu chạy.

Đầu tư xây dựng luồng tàu biển 30.000 DWT từ cảng Quy Nhơn đến khu Kinh tế Nhơn Hội.

Kéo dài tuyến bến từ cầu cảng 3 vạn tấn cảng Quy Nhơn nối liền với cảng Thị Nại tạo tuyến bến liền bờ khép kín, nâng công suất cảng khu vực này lên khoảng 8 triệu tấn /năm.



Cảng Thị Nại: Định hướng là cảng tổng hợp địa phương.

Nâng cấp 160 m cầu cảng cũ, nạo vét toàn tuyến bến đủ độ sâu tiếp nhận tàu từ 10.000DWT trở lên. Đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị xếp dỡ phù hợp công nghệ tiên tiến; đầu tư thêm kho, bãi khoảng 4 ha theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu hậu cần. Phấn đấu đạt công suất 800.000-1.000.000 tấn năm 2010.



Cảng nước sâu Nhơn Hội: Xây dựng với quy mô diện tích 165ha bao gồm: cảng phi thuế quan và cảng tổng hợp thuế quan.

Khu cảng phi thuế quan có diện tích 46 ha, với tổng chiều dài tuyến bến là 600m, phục vụ tàu bách hoá và container 30.000 DWT, lượng hàng hoá thông qua 3 triệu tấn/năm.

Khu cảng tổng hợp thuế quan có diện tích 119ha, tổng chiều dài bến là 2.117m, trong đó bến hàng container là 1.180m phục vụ cho tàu 20.000 – 30.000 DWT và bến bách hoá dài 937m phục vụ cho tàu 10.000-30.000DWT, lượng hàng hoá thông qua cảng từ 9-9,5 triệu tấn/năm.

Giai đoạn đến năm 2010

Đầu tư xây dựng 2 bến tàu dài 480m cho tàu có trọng tải đến 30.000DWT với năng lực hàng hoá thông qua cảng khoảng 1,5-2 triệu tấn/năm. Đồng thời quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường, kho bãi, hệ thống cấp, thoát nước, điện phục vụ cho cảng Nhơn Hội.



Giai đoạn 2011 - 2020

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng theo quy hoạch, có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT. Dự kiến công suất đạt 11,5 – 12 triệu tấn vào năm 2020.



Cảng Tam Quan: Xây dựng tại thôn Trường Xuân Tây gồm 3 bến tàu với tổng chiều dài 330m, có khả năng tiếp nhận tàu 3.000 DWT; công suất dự kiến: 0,96 triệu tấn/ năm.

Cảng Đề Gi: Xây dựng tại thôn Vĩnh Lợi với số lượng 5 bến tàu có tổng chiều dài 1.000 m, có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT, kết hợp với việc xây dựng cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền tránh bão với quy mô 20 ha cho 800 tàu cá. Công suất cảng hàng hoá dự kiến 3 triệu tấn/năm.

Cảng Đống Đa: Xây dựng cải tạo, nâng cấp cảng cũ có thể tiếp nhận tàu 10.000 DWT, xây dựng kho bãi cảng hàng hoá chuyên dùng kết hợp cảng hành khách.

Cảng xăng dầu Quy Nhơn: Được nâng cấp có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 DWT, đạt công suất 0,8 triệu tấn/ năm vào 2010.

Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường thủy nội địa: Bố trí hệ thống phao tiêu báo hiệu, đảm bảo an toàn vận tải các tuyến Quy Nhơn - Nhơn Châu, Quy Nhơn - Nhơn Hải. Xây dựng một số bến phục vụ nhu cầu dân sinh, du lịch.




Каталог: upload -> files -> VBPL
files -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Ban tổ chức số 12 hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
files -> CHÍnh phủ Số: 41
files -> BỘ lao đỘng -thưƠng binh và XÃ HỘI
files -> TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
VBPL -> Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-cp ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
VBPL -> Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-cp ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải

tải về 366.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương