Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Nguồn số liệu quan trắc dòng chảy tổng hợp ven biển Quảng Ngãi và phương pháp xử lí



tải về 1.68 Mb.
trang43/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   64

5.3.2- Nguồn số liệu quan trắc dòng chảy tổng hợp ven biển Quảng Ngãi và phương pháp xử lí


Nguồn số liệu để tính toán và phân tích đặc trưng dòng chảy là kết quả khảo sát dài ngày trong các tháng IX - XI/2000 tại ven biển Sa Huỳnh (gồm 03 trạm đo cố định liên tục). Trong các tháng VIII/2001 và tháng I/2002 tại cửa Đại (sông Trà Khúc), cửa Lở (sông Vệ) và cửa Mỹ Á (sông Trà Câu); gồm 06 trạm đo cố định liên tục. Trên mỗi trạm đo cố định tiến hành đo dòng chảy trong hai mùa (GMĐB và GMTN) ở 03 tầng đo, gồm tầng mặt, tầng giữa và tầng sát đáy (nơi có độ sâu nhỏ, đo dòng tầng mặt và tầng đáy) gồm các yếu tố hướngtốc độ dòng chảy bằng máy lưu tốc ZSX- 3 của Trung Quốc với sai số về tốc độ là 2%  0.005 m/s và sai lệch về hướng là  5o. Kết quả xử lý biểu biễn dưới dạng các đồ thị hoa hồng và elip dòng chảy.

5.3.3. Nhận xét về kết quả xử lí số liệu dòng chảy vùng biển ven bờ

1- Dòng chảy tổng hợp.


a- Trong mùa Hè, thời kỳ thống trị của hệ thống GMTN.

- Tại Sa Huỳnh. Trên điểm đo trước khách sạn Du lịch, dòng chảy gần như đồng nhất từ mặt tới đáy, tốc độ lớn nhất trong thời gian quan trắc không vượt quá 15 cm/s.

- Tại cửa Đại. Tầng mặt có tốc độ lớn nhất trên các hướng từ 30- 47cm/s với hướng chảy chính là Đông sau đó Đông Bắc và Bắc. Tầng giữa tốc độ lớn nhất trên các hướng từ 36- 60cm/s với hướng chảy chính là Đông Bắc, sau đó là Đông và Nam. Tầng đáy có tốc độ lớn nhất từ 34- 43cm/s với hướng chảy chính là Nam sau đó là Đông Bắc. Như vậy, dòng chảy có tính chất phân dị giữa các tầng cả về hướng chính và tốc độ: trên mặt chảy về phía Đông và Đông Bắc, dưới đáy chảy về phá Nam.

- Tại cửa Lở. Tầng mặt có tốc độ lớn nhất từ 37- 45cm/s với hướng chảy chính là Bắc, sau đó là Đông Bắc và Nam. Tầng giữa, tốc độ lón nhất từ 36- 40cm/s, với hướng chảy chính là Bắc, sau đó đến Đông Bắc và Nam. Tầng sát đáy có tốc độ lớn nhất từ 23- 31cm/s, hướng chảy chính là Bắc sau đó là Đông Bắc và Nam. Như vậy, dòng chảy tương đối ổn định ở cả ba tầng, đều có hướng chủ đạo là Bắc, sau đó là Đông Bắc và hướng Nam.

- Tại cửa Mỹ Á. Tầng mặt có tốc độ lớn nhất từ 32- 35cm/s với hướng chảy chính là Bắc, sau đó là Tây Bắc và Nam. Tầng giữa có tốc độ lớn nhất từ 26- 30cm/s với hướng chảy chính là Tây Bắc, sau đó đến Bắc và Nam. Tầng đáy có tốc độ lớn nhất từ 18- 24cm/s, nhưng hướng chảy khá phân tán từ Đông Bắc, đến Bắc, Tây Bắc và hướng Tây.

Các kết quả phân tích chuỗi số liệu dòng tổng hợp cho thấy diễn biến dòng chảy ven bờ vào muà hè ở mỗi khu vực diễn ra rất khác nhau: khu vực cửa Đại dòng chảy các tầng có sự phân dị, có thể do ảnh hưởng của dòng nước từ trong sông Trà Khúc và dòng trôi trên mặt do gió Nam và Đông Nam; ngược lại ở khu vực cửa Lở và cửa Mỹ Á hướng chảy khá ổn định về phía Bắc và Đông Bắc, trùng với hướng chảy chung của dòng hải lưu mùa hè. Thời gian này dòng chảy sông ngòi không mạnh, ngoại trừ có một số đợt lũ tiểu mãn.

b- Thời kỳ mùa Đông, thời gian thống trị của GMĐB và mùa lũ trong sông.

- Tại Sa Huỳnh. Hướng chảy chính về phía Nam và Đông Nam, nhưng trị số tốc độ nhìn chung không cao, dao động trong khoảng 15- 17cm/s.

- Tại cửa Đại. Tầng mặt có tốc độ 18- 20cm/s với hướng chảy chính là Đông và Nam. Tầng giữa có tốc độ 10- 12cm/s là Đông Bắc và Tây. Tầng đáy, tốc độ 5- 7cm/s với hướng chảy chính là Đông Bắc và Nam.

- Tại cửa Lở. Tầng mặt có tốc độ lớn nhất 20- 26cm/s với hướng chảy chính là Đông, Nam và Tây Nam. Tầng giữa, tốc độ từ 8- 11cm/s với hướng chảy chính là Đông và Nam. Tầng đáy tốc độ 7- 10cm/s với hướng chảy chính là Tây Nam.

- Tại cửa Mỹ á. Tầng mặt tốc độ lớn nhất từ 22- 26cm/s với hướng chảy chính là Nam và Đông Nam. Tầng giữa có tốc độ lớn nhất từ 17- 19cm/s với hướng chảy chủ đạo là Nam và Đông Nam. Tầng Đáy có tốc độ lớn nhất 10- 12cm/s với hướng chảy chính là Đông Bắc và Đông Nam.

Như vậy, trong thời gian thống trị của GMĐB, hướng chảy chính ven bờ hướng về phía Nam và Đông Nam. Tại một số cửa sông, do ảnh hưởng của dòng lũ sông ngòi, nên có hướng chảy tầng mặt theo hướng Đông và Đông Nam.



2- Dòng chảy có chu kỳ (dòng triều): gồm chủ yếu dòng nhật triều không đều (NTKĐ) hoặc dòng bán nhật triều không đều (BNTKĐ). Tốc độ tối đa từ 10- 21cm/s. Dòng triều có tác dụng nhất định trong thành phần dòng chảy tổng hợp: triệt tiêu các thành phần dòng dư (nếu chảy ngược hướng) và cùng cộng hưởng làm tăng tốc độ dòng chảy nếu cùng hướng với dòng dư.

3- Dòng chảy phi chu kỳ (dòng dư): ngoài đới sóng vỡ thành phần dòng dư chủ yếu là dòng trôi do gió. Tại các cửa sông, ngoài thành phần dòng trôi còn có dòng lũ từ trong sông chảy ra.

- Tại cửa Đại

+Thời gian mùa Hè, dòng dư chảy về phía Đông, Đông Bắc và Bắc với tốc độ 10- 17cm/s, do gió nam và đông nam gây ra.

+Thời gian mùa Đông, dòng dư chảy phân tán về các hướng Đông Bắc, Đông, Đông Nam và Nam, do nước lũ và gió mùa gây ra với tốc độ 14- 16cm/s.

- Tại cửa Lở

+Thời gian mùa Hè, dòng dư chảy về phía Bắc và Đông Bắc tốc độ từ 10- 22cm/s, do gió nam và đông nam gây ra.

+Thời gian mùa Đông, dòng dư chảy phân tán về các hướng Đông, Nam và Tây Nam, do dòng lũ và gió mùa gây ra với tốc độ chảy 12- 17cm/s.

- Tại cửa Mỹ á

+Thời gian mùa Hè, dòng dư chảy phân tán về các hướng Đông Bắc, Bắc và Tây Bắc với tốc độ từ 10- 30cm/s, do gió nam và đông nam gây ra.

+Thời gian mùa Đông, dòng dư chảy về các hướng Đông, Đông Nam và Nam với tốc độ 10- 15cm/s, do gió mùa gây ra.

- Tại ven biển cửa Sa Huỳnh. Dòng dư phân tán trên nhiều hướng:

- Thời gian mùa Hè, chảy về phía Bắc, Đông Bắc và Đông,

- Thời gian mùa Đông, chảy về hướng Đông Nam, Nam và Tây Nam.

Như vậy, ngoài đới sóng vỡ thì dòng dư bao gồm chủ yếu là thành phần dòng lũ (ở các cửa sông) và dòng trôi do gió. Trong thời gian GMTN, dòng dư hướng lên phía bắc; ngược lại vào thời gian GMĐB dòng dư chuyển hướng xuống phía nam.

Trong đới sóng biến dạng và đổ vỡ ven bờ, thành phần dòng dư chủ yếu do sóng đổ vỡ tạo thành, chúng có tác động mạnh mẽ tới vật liệu tạo bờ và là nguồn động lực chính trong quá trình di chuyển bùn cát dọc bờ, gây ra bồi tụ – xói lở ven biển.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương