Ts. Vũ Đức Toàn Khoa Môi trường Trường Đại học Thuỷ Lợi Tóm tắt



tải về 1.04 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2023
Kích1.04 Mb.
#55804
1   2   3   4   5   6   7
29250-Article Text-98296-1-10-20170614
54417-Article Text-158616-1-10-20210119
(a) (b) 
 
Hình 2. Công thức cấu tạo của PentaBDE (a) và HeptaBDE (b) 
Tại Việt Nam, ô nhiễm PBDE còn là vấn đề 
khá mới. Nguy cơ các chất này xâm nhập vào 
con người và môi trường là rất đáng chú ý. Do 
đó cần thiết có những cảnh báo về ô nhiễm 
PBDE trong môi trường và đề xuất giải pháp 
khắc phục.
2. Tồn lưu PBDE trong trầm tích tại thành 
phố Hồ Chí Minh
 
 
Hình 3. Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu trầm tích 
Mười bốn mẫu trầm tích được lấy trong 
thành phố Hồ Chí Minh gồm các điểm ở cửa 
sông Sài Gòn - Đồng Nai (ký hiệu từ EST1 đến 
EST3), khu vực nội thành (ký hiệu từ SW1 đến 
SW5) và ngoại ô thành phố (ký hiệu từ SUB1 
đến SUB6). Các điểm trong khu vực nội và 
ngoại thành đều là các vị trí tiếp nhận nước thải 
từ nhiều nguồn thải. Trong khi đó, các điểm ở 
cửa sông là các nơi tiếp nhận sự ô nhiễm ở cuối 
nguồn, trước khi đi ra biển. Mục đích lựa chọn 
các điểm trên dựa trên các tiêu chí về không 
gian, về các nguồn thải tổng hợp, nhằm đại diện 
cho khu vực nghiên cứu. 
Kết quả cho thấy, PBDE phát hiện thấy trong 
phần lớn các mẫu (11 trên tổng số 14 mẫu phân 
tích) với mức độ đáng chú ý (nồng độ PBDE tổng 
nằm trong khoảng từ <0,02 – 119 ng/g). Điều này 
cho thấy có sự ô nhiễm PBDE với phạm vi rộng ở 
khu vực nghiên cứu. Cần chú ý là PBDE xâm 
nhập vào môi trường chủ yếu từ các nguồn không 
tập trung, đi vào không khí với hàm lượng nhỏ 
(bay hơi từ trong nhiều sản phẩm nhựa) sau đó 
mới phân bố sang các thành phần khác (nước, đất, 
trầm tích). Trong quá trình tồn lưu trong môi 
trường, PBDE dễ bị phân hủy trong không khí và 
nước, khó bị phân hủy trong đất và trầm tích. Do 
đó, việc PBDE tồn dư trong trầm tích với nồng độ 
từ vài chục đến vài trăm ng/g đã chứng tỏ việc họ 
chất này xâm nhập vào môi trường trong thời gian 
dài. Đây là hệ quả của việc dùng phổ biến các sản 


37 
phẩm có thành phần PBDE trong thành phố Hồ 
Chí Minh. 
Tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh, PBDE 
tồn lưu ở mức độ đáng kể. Nồng độ tổng PBDE 
trong trầm tích nằm trong khoảng từ 54,5 – 
119,0 ng/g (hình 4). 
 
Hình 4. Nồng độ tổng PBDE trong trầm tích ở 
nội thành thành phố Hồ Chí Minh 
Đáng chú ý nhất là ở điểm SW2, tại đó nồng 
độ PBDE tổng cao hơn từ 1,4 đến 2,2 lần so với 
các điểm xung quanh. Xét về khoảng cách, SW2 
nằm không quá xa các điểm còn lại. Tuy nhiên 
đó là điểm trực tiếp tiếp nhận của một số nguồn 
thải từ hoạt động sinh hoạt, công nghiệp. Đó có 
thể là nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ 
PBDE tổng tích tụ tại SW2 cao hơn. 
Ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ 
PBDE tổng nằm trong khoảng từ <0,02 – 10,63 
ng/g (hình 5). 
Số liệu phân tích thu được trong hình 4 và 
hình 5 cho thấy, nồng độ PBDE tổng ở nội 
thành cao hơn hẳn so với ngoại thành. Tồn dư 
PBDE tại điểm SW2 gấp 11,2 lần so với điểm 
SUB4 (điểm tồn dư cao nhất tại mỗi khu vực). 
Điều này là phù hợp với thực tế do trong nội 
thành, dân cư tập trung đông hơn, khả năng 
dùng nhiều sản phẩm chứa PBDE cao hơn, dẫn 
đến trật tự trên. 
 
Hình 5. Nồng độ PBDE tổng trong trầm tích ở 
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 
Tại cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai, nồng độ 
tổng các chất trong họ PBDE ở các mẫu EST1 
và EST2 đều <0,02 ng/g trong khi ở mẫu EST3 
là 0,065 ng/g (mẫu EST3 nhỏ hơn 1830 lần so 
với mẫu SW2). Đây là các điểm tiếp nhận cuối 
nguồn, trước khi đi vào biển. Trật tự tồn lưu 
PBDE trong trầm tích giảm dần theo dòng chảy 
từ khu vực nội thành, đến ngoại thành và cuối 
cùng là cửa sông. Điều này là hoàn toàn phù 
hợp với thực tế và qui luật.
Mức độ tồn dư PBDE trong trầm tích tại 
thành phố Hồ Chí Minh cũng tương đương với 
một số nơi trên thế giới (bảng 3). 

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương