Trung tâm giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN



tải về 0.85 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.85 Mb.
#21929
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Những nhân tố khó khăn

  • Biến động giá nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu đầu vào đối với lĩnh vực xây dựng điện chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm đầu ra. Trong những năm gần đây, Sự tăng giá của các mặt hàng xi măng, thép các loại, kẽm thỏi,… liên tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chung của nền kinh kinh tế và VNECO1 cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.

  • Cạnh tranh trên thị trường

Việc cạnh tranh giữa các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực xây dựng điện luôn diễn ra phức tạp.

Các doanh nghiệp xây lắp thành lập mới dù quy mô nhỏ (vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ) cũng chiếm khá nhiều thị phần trong xây lắp các công trình điện có quy mô lớn hơn hoặc bằng 35kV.



Bên cạnh đó, quy mô vốn của Công ty còn nhỏ trong khi vốn bỏ ra ban đầu để thực hiện các công trình xây dựng điện, xây dựng dân dụng rất lớn. Địa bàn thực hiện các hợp đồng của Công ty rộng khắp cả nước là nguyên nhân làm cho chi phí quản lý cao.

7.3. Các khoản điều chỉnh hồi tố (bản chất của những sai sót thuộc về kỳ kế toán trước)

  • Theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2006 và năm 2007 do Công ty Kiểm toán & Dịch vụ tin học thực hiện có sự khác biệt về mặt số liệu vào ngày 31/12/2006 và ngày 01/01/2007 của các tài khoản Hàng tồn kho, Phải trả người bán (xem chi tiết bảng số liệu điều chỉnh hồi tố dưới đây). Nguyên nhân là: Công ty ghi nhận vật tư do Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam cấp để thực hiện các hợp đồng đã ký là tài sản của Công ty thể hiện trên chỉ tiêu “Hàng tồn kho” tương ứng với nguồn vốn là “Phải trả người bán”. Để phản ánh đúng tình hình thực tế, Công ty đã điều chỉnh giảm Hàng tồn kho và Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán và theo dõi trên tài khoản ngoài bảng Tài khoản 002 – vật tư hàng hóa nhận giữ hộ gia công với số tiền tại ngày 01/10/2007 là 727.360.550 đồng.

  • Cũng theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2006, vốn chủ sở hữu của Công ty vào ngày 31/12/2006 là 7.100.000.000 đồng, tăng 1.600 triệu đồng so với ngày 31/12/2005 là do: trong năm 2006 theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên Công ty tăng vốn từ 5,5 tỷ lên 6,5 tỷ đồng, cuối năm 2006 căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh HĐQT ra quyết định trả cổ tức bằng 57.000 cổ phiếu tương ứng với số tiền là 570 triệu đồng và phát hành cho đối tác chiến lược 3.000 cổ phiếu tương ứng với số tiền 30 triệu đồng. Công ty đã tiến hành hạch toán số vốn tăng thêm trong đợt này (600 triệu) vào ngày 31/12/2006. Tuy nhiên theo Báo cáo Kiểm toán năm 2007 vốn chủ sở hữu của Công ty vào ngày 01/01/2007 là 6.721.855.954 đồng. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt của số liệu vào ngày 31/12/2006 và ngày 01/01/2007 theo ý kiến của Công ty Kiểm toán & Dịch vụ tin học là do vốn góp ghi nhận tại ngày 31/12/2006 chưa phù hợp với số vốn thực góp tại thời điểm này. Số tiền thực góp nhỏ hơn 378.144.046 đồng so với vốn điều lệ ghi nhận, nên số liệu tại ngày 01/01/2007 trong báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2007 đươc điều chỉnh hồi tố giảm vốn chủ sở hữu 378.144.046 đồng còn 6.721.855.954 đồng, tương ứng với các khoản phải thu khác giảm 378.144.046 đồng.

  • Bảng chi tiết số liệu Báo cáo trước và sau điều chỉnh hồi tố

Nội dung

Số liệu tại 31/12/2006

(VND)

Số liệu tại 01/01/2007

(VND)

Chênh lệch

(VND)

Hàng tồn kho

8.674.827.346

7.947.466.796

(727.360.550)

Các khoản phải thu khác

742.035.191

363.891.145

(378.144.046)

Phải trả người bán

3.258.652.514

2.531.291.964

(727.360.550)

Vốn chủ sở hữu

7.100.000.000

6.721.855.954

(378.144.046)

Nguồn: BCTCKT năm 2007 VNECO1

Việc điều chỉnh này nhằm làm cho số liệu trên Báo cáo tài chính ngày 31/12/2006 phù hợp với số liệu trên Báo cáo tài chính ngày 01/01/2007. Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng đến số liệu đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ báo cáo tài chính năm 2007.

  1. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

    1. Vị thế của Công ty trong ngành

  • Sau khi được thành lập trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Thi công cơ giới & Xây dựng điện và Đội thi công cơ giới, hiện nay Công ty là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành xây lắp đường dây và trạm điện của ngành Điện Việt Nam.

  • Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác thi công xây dựng công trình điện, công nghiệp và dân dụng. Uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao và khẳng định.

  • Về chất lượng thi công, cung cấp dịch vụ, sản xuất sản phẩm, trong các năm qua, Công ty được các ngành chức năng đánh giá tốt việc thi công công trình đạt chất lượng. Nhiều công trình của Công ty thực hiện đã đi vào khai thác và đạt hiệu quả cao. Các sản phẩm do Công ty cung cấp luôn đạt được yêu cầu chất lượng của khách hàng và luôn giữ được uy tín với khách hàng.

  • Đối thủ cạnh tranh của Công ty trong ngành xây dựng điện là: Công ty TNHH MTV xây lắp điện 1, Công ty TNHH MTV xây lắp điện 2, Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4, Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy LILAMA…

    1. Triển vọng phát triển của ngành

Theo Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (gọi tắt Quy hoạch điện V) của Thủ tướng chính phủ số 95/2001/QĐ-TTG ngày 22/06/2001 theo các nội dung chính sau đây:

  • Về nhu cầu phụ tải

Phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến hết năm 2005, các nhà máy điện trong cả nước sản xuất đạt sản lượng từ 45 đến 50 tỷ kWh, dự báo năm 2010 đạt sản lượng từ 70 đến 80 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 160 - 200 tỷ kWh.

  • Về phát triển nguồn điện

Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nói trên, đảm bảo cung cấp điện an toàn, chất lượng, ổn định, hiệu quả, hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác tối đa các nguồn năng lượng có hiệu quả kinh tế như: thuỷ điện, nhiệt điện khí, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, các dạng năng lượng mới... kết hợp với từng bước trao đổi điện hợp lý với các nước trong khu vực. Ưu tiên xây dựng các nhà máy thuỷ điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện. Phát triển thuỷ điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời... cho các khu vực xa lưới điện, miền núi, biên giới, hải đảo.

Trong đó giai đoạn 2006-2010: xây dựng 21 trạm biến áp 500kV, 26 trạm biến áp 220kV, 945km đường dây 500kV, 1.590km đường dây 220kV và hàng ngàn km đường dây 110kV.

Như vậy, để đạt được mức tăng trưởng đề ra đòi hỏi ngành điện phải có nguồn vốn lớn mới có thể đáp ứng được cơ chế: Các đơn vị được đầu tư xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP) theo các hình thức BOO, do vậy Bộ Công Nghiệp đã có quyết định 30/BCN ngày 31/08/2006 cho phép các nhà đầu tư xây dựng Dự án điện độc lập (IPP) là dự án đầu tư xây dựng nguồn điện không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, khai thác và bán điện theo quy định của pháp luật về điện lực và thông qua các hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Đối với ngành nghề kinh doanh hiện nay của Công ty bao gồm một số lĩnh vực chính như: Xây lắp điện, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông thuỷ lợi điện sản xuất kết cấu thép phục vụ xây lắp điện, kinh doanh địa ốc,… đây là những lĩnh vực chính được khuyến khích đầu tư, đặc biệt là ngành điện, chế tạo sản xuất các thiết bị điện, phụ kiện cho ngành điện,…Chính vì vậy, trong tương lai Chính phủ vẫn duy trì khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực trên.



    1. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới

Căn cứ vào dự báo tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, chiến lược phát triển của Ngành điện cho thấy hoạt động xây dựng điện và cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động xây dựng điện của Công ty là phù hợp với kế hoạch triển của Ngành và định hướng phát triển của Công ty. Bên cạnh đó VNECO1 đặt ra mục tiêu đưa Công ty trở thành một tổ chức sản xuất kinh doanh đa ngành với các lĩnh vực chủ yếu: Xây dựng điện, công nghiệp và dân dụng; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện, phương tiện vận tải, xe máy thi công; đẩy mạnh hoạt động đầu tư bất động sản; xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê.

Nhu cầu về cao ốc văn phòng, dịch vụ du lịch ngày càng tăng, do đó việc Công ty dự tính xây cao ốc văn phòng, khách sạn tại lô đất rộng 500 m2 của Công ty tại Phường Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.




  1. Chính sách đối với người lao động

  • Số lượng người lao động trong Công ty vào thời điểm ngày 31/12/2007 là 231 người, trong đó:

Phân loại theo trình độ người lao động

31/12/2006 (người)

Tỷ lệ (%)

31/12/2007 (người)

Tỷ lệ (%)

Đại học và trên Đại học

34

14,47

28

12,12

Cao đẳng

3

1,28

4

1,73

Trung cấp

20

8,51

19

8,23

Công nhân kỹ thuật

171

72,77

103

44,59

Lao động phổ thông

7

2,98

77

33,33

Tổng cộng

235

100

231

100

Nguồn: VNECO1

Biểu đồ cơ cấu lao động năm 2006



Nguồn: VNECO1

Biểu đồ cơ cấu lao động năm 2007



Nguồn: VNECO1

  • Thời gian làm việc trong tuần của khối cán bộ nhân viên văn phòng là 44h/tuần, của khối công nhân là khoán theo công trình. Các chế độ nghỉ phép nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước.

  • Công ty thực hiện chế độ thưởng đột xuất, hàng quý, hàng năm để khuyến khích người lao động làm việc.

Thu nhập bình quân theo đầu người

Mức lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty



Đơn vị tính: đồng/tháng

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Mức lương cao nhất

9.819.000

11.250.000

Mức lương thấp nhất

1.200.222

1.470.222

Mức lương bình quân

1.980.549

2.170.540

Nguồn thông tin: VNECO1

  1. Chính sách cổ tức

Theo quy định của luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, cổ tức sẽ được công bố và chi trả từ lợi nhuận chưa phân phối của Công ty nhưng không được vượt quá mức do Hội đồng quản trị đề xuất sau khi đã được ĐHĐCĐ thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị có thể quyết định thanh toán cổ tức giữa kỳ nếu xét thấy việc chi trả này phù hợp với khả năng sinh lời của Công ty.



Bảng cổ tức chi trả năm 2006, 2007

Phương thức trả cổ tức

Năm 2006

Năm 2007

Cổ tức trả bằng tiền mặt

14,00%

17%(*)

Cổ tức trả bằng cổ phiếu

8,80%

0%

Cộng cả năm

22,80%

17%

Nguồn: Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2007, Biên bản ĐHĐCĐ năm 2008 VNECO1

Ghi chú:

(*): Năm 2007 Công ty thực hiện tăng vốn từ 6,5 tỷ lên 30 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền thực góp mua cổ phiếu của các cổ đông diễn ra ở các thời điểm khác nhau. Công ty căn cứ vào thời điểm đóng tiền mua cổ phiếu để tính thời gian hưởng cổ tức của Cổ đông. Căn cứ vào kết quả kinh doanh thực tế Công ty tính toán tổng mức cổ tức chi trả và phân phối cổ tức tới từng cổ đông một cách công bằng, phù hợp. Mức cổ tức 17% trên mệnh giá cổ phiếu là kết quả của cách tính theo tỷ lệ bình quân gia quyền cho toàn bộ cổ tức trả cho cổ đông của Công ty.

  1. Tình hình hoạt động tài chính

11.1. Các chỉ tiêu cơ bản

11.1.1. Trích khấu hao TSCĐ

  • Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế dựa trên nguyên tắc giá gốc.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình: tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.



Thời gian sử dụng của tài sản được ước tính như sau

Loại tài sản

Số năm sử dụng (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc

6-15

Máy móc thiết bị

7-10

Phương tiện vận tải

6-10

Thiết bị dụng cụ quản lý

5-8

Nguồn thông tin: VNECO1

  • Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình được đánh giá theo nguyên giá

Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định vô hình: theo nguyên tắc giá gốc

Phương pháp khấu hao tài sản cố định vô hình: tài sản cố định vô hình được khấu hao theo tỷ lệ khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất không thực hiện trích khấu hao.



      1. Thanh toán các khoản nợ đến hạn

Việc thanh toán các khoản nợ được thực hiện đúng hạn và đầy đủ. Hiện nay Công ty không có nợ quá hạn.

      1. Các khoản phải nộp theo luật định

Công ty thực hiện đầy đủ các khoản phải nộp cho nhà nước theo đúng quy định của Pháp luật.

      1. Trích lập các quỹ theo Luật định

Năm 2007 Công ty trích lập các qũy từ lợi nhuận sau thuế với tỷ lệ cụ thể như sau:

  • Quỹ dự phòng tài chính: 5%

  • Quỹ đầu tư phát triển: 26,42%

  • Quỹ khen thưởng phúc lợi: 9%

Số dư các quỹ tại thời điểm 31/12/2006 và 31/12/2007, 31/03/2008

Đơn vị tính: triệu đồng



Thời điểm

Quỹ dự phòng
tài chính


Quỹ đầu tư,
phát triển


Quỹ khen
thưởng, phúc lợi


Ngày 31/12/2006

110

1

288

Ngày 31/12/2007

324

1.132

579

Ngày 31/03/2008

324

1.132

512

Nguồn thông tin: BCTC kiểm toán năm 2006, 2007, BCTC quý I/2008 VNECO1

    1. Tình hình công nợ hiện nay

      1. Các khoản phải thu

Đơn vị tính: triệu đồng

Danh mục

Ngày
31/12/2006


Ngày 31/12/2007

% Tăng,
giảm năm 2007 so với năm 2006


Ngày 31/03/2008

Phải thu khách hàng



5.902

8.879

50,41

6.712

Trả trước cho người bán



473

1.587

235,52

3.273

Các khoản phải thu khác



364

2.953

711,26

8.205

Dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi

 

(592)

 

(591)


Tổng các khoản nợ phải thu

6.739

12.827

90,34

17.599

Каталог: data -> HNX -> 2008
HNX -> Báo cáo thường niên năm 2012 Công ty cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa
HNX -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HNX -> B¸o c¸o th­êng niªn
HNX -> Trungtâm giao dịch chứng khoán hà NỘi chấp thuậN ĐĂng ký chứng khoán giao dịch chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦA chứng khoáN
HNX -> Trung tâm giao dịch chứng khoán hà NỘi chấp thuậN ĐĂng ký chứng khoán giao dịch chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦA chứng khoáN
HNX -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊNH
HNX -> I. LỊch sử hoạT ĐỘng của công ty 4
HNX -> Cms: Board resolution
2008 -> Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 báo cáo tài chính tóm tắt quý 3/2008

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương