TRÖÔØng ñAÏi hoïc kinh teá tp. Hoà chí minh khoa sau đẠi họC



tải về 449.83 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích449.83 Kb.
#25107
1   2   3   4

1.4.7 Cải Tiến Liên Tục/ Kaizen:

Vì khó có một công ty nào có thể đạt đến mức hiệu quả tuyệt đối, Lean Manufacturing đòi hỏi một cam kết cải tiến liên tục, và tốt nhất là có một quy trình hệ thống nhằm đảm bảo việc cải tiến liên tục, nhờ đó công ty không ngừng tìm kiếm các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và cách thức để loại bỏ chúng. Trọng tâm của việc cải tiến liên tục nên nhắm vào việc xác định các nguyên nhân tiềm tàng của các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và loại bỏ chúng bằng cách cải tiến quy trình sản xuất.

Kaizen, một thuật ngữ trong tiếng Nhật, có nghĩa là “cải tiến liên tục”, với trọng tâm hướng đến các cải tiến nhỏ diễn ra từ từ. Chủ đề chính của Kaizen là tạo ra một văn hoá cải tiến liên tục, phần nhiều bằng việc phân công trách nhiệm cho công nhân và khuyến khích họ xác định các cơ hội cải tiến, như được nêu trong phần 2.10 dưới đây.

1.4.8 Sự Tham Gia của Công Nhân:

Trong Lean Manufacturing, công nhân được chỉ định trách nhiệm rõ ràng nhằm xác định các nguồn hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và đề xuất giải pháp khắc phục. Các doanh nghiệp sản xuất Lean nhìn chung tin rằng phần lớn các ý tưởng hữu dụng cho việc loại trừ các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm xuất phát từ công nhân trực thuộc các quy trình sản xuất. Nhận định này đã được minh chứng qua một tài liệu nghiên cứu khá quan trọng13.

Để đảm bảo rằng các ý tưởng loại trừ các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm được thực thi, quyền quyết định thay đổi các quy trình sản xuất được đưa tới mức thấp nhất có thể được (đó là công nhân) nhưng bất kỳ một thay đổi nào cũng được yêu cầu phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Ví dụ, ở Toyota các công nhân được khuyến khích triển khai các cải tiến cho các quy trình sản xuất nhưng việc cải tiến phải thể hiện tính hợp lý rõ ràng phù hợp với phương pháp khoa học, việc cải tiến phải được triển khai dưới sự giám sát của một người quản lý có thẩm quyền và quy trình mới phải được ghi nhận lại hết sức chi tiết về nội dung, trình tự, thời gian và kết quả14. Toyota trước tiên triển khai các thay đổi được đề xuất ở quy mô nhỏ trên cơ sở thử nghiệm và nếu việc cải tiến có hiệu quả, Toyota sẽ tiến hành thay đổi xuyên suốt trong hoạt động sản xuất của mình.

Có hai cách phổ biến để khuyến khích sự tham gia của công nhân trong hoạt động cải tiến liên tục:



1.4.8.1 Vòng Kaizen (Kaizen Circles) – Cách thứ nhất là áp dụng Vòng Kaizen trong đó các nhóm 6-8 công nhân được lập ra để tìm các ý tưởng giúp giải quyết các vấn đề cụ thể. Điển hình, một Vòng Kaizen sẽ gặp nhau một giờ mỗi tuần trong suốt 6-8 tuần và trong thời gian đó sẽ đưa ra một số đề xuất cho người quản lý về cách giải quyết các vấn đề cụ thể. Sự hỗ trợ và tham gia của cấp quản lý là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của Vòng Kaizen.

1.4.8.2 Chương Trình Đề Xuất Cải Tiến (Suggestion Programs) – Cách thứ hai trong việc gia tăng sự tham gia của công nhân là xây dựng một chương trình đề xuất cải tiến tích cực khuyến khích việc góp ý cải tiến và tưởng thưởng cho các ý tưởng được áp dụng thành công. Thường thì chi phí cho việc khen thưởng tương đối nhỏ so với giá trị mang lại cho công ty từ việc áp dụng cải tiến.

Một số chuyên gia về lean manufacturing cho rằng duy trì sự tham gia của công nhân ở mức độ cao trong việc liên tục đề xuất cải tiến chính là yếu tố then chốt trong việc áp dụng lean và là điều chính yếu tạo nên sự khác biệt giữa Toyota so với các công ty khác về sự thành công trong việc áp dụng các nguyên tắc của lean manufacturing15.



1.4.9 Quy Hoạch Mô Phỏng Dạng Tế Bào (Cellular Layout):

Trong bố trí sản xuất dạng tế bào, thiết bị và các tổ làm việc được sắp xếp thành nhiều “cell” nhỏ (ô/ngăn làm việc của công nhân) được nối kết liền lạc để các công đoạn hay tất cả các công đoạn của một quy trình sản xuất có khả năng diễn ra trong một hay nhiều cell liên tục. Bố trí dạng tế bào mang các đặc tính sau:



1.4.9.1 Quy trình liên tục – Luồng nguyên liệu và phụ liệu di chuyển đều đặn và hầu như không thấy có việc vận chuyển bán thành phẩm hay chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất.

1.4.9.2 Luồng một sản phẩm – Quá trình sản xuất với mô hình tế bào áp dụng luồng một sản phẩm trong đó từng sản phẩm một lần lượt di chuyển qua từng công đoạn của quy trình sản xuất.

1.4.9.3 Công nhân đa năng – Chỉ có một hoặc vài công nhân đứng tại mỗi cell, không giống như sản xuất theo lô/mẻ mà trong đó nhiều công nhân cùng làm việc và chịu trách nhiệm trên một công đoạn đơn lẻ, trong mô hình tế bào các công nhân phụ trách từng công đoạn khác nhau diễn ra trong một cell. Vì vậy mỗi công nhân được huấn luyện thực hiện từng công đoạn trong cell đó.

1.4.10 Mô Hình chữ U – Các Cell thường có dạng chữ U, với sản phẩm di chuyển từ đầu này đến đầu kia của chữ U khi được công nhân gia công. Mục đích của cách bố trí này nhằm hạn chế tối đa khoảng cách đi lại và việc di chuyển nguyên vật liệu trong một cell.

Bố trí dạng tế bào giúp đạt được nhiều mục tiêu của Lean Manufacturing nhờ khả năng loại trừ nhiều hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quy trình sản xuất như thời gian chờ đợi, tắc nghẽn, di chuyển vật liệu và bán thành phẩm. Một lợi ích khác của mô hình tế bào là trách nhiệm về chất lượng được ấn định rõ ràng cho công nhân trong một cell cụ thể và vì vậy người công nhân không thể đổ lỗi cho các công nhân ở công đoạn trước.

Nhiều công ty triển khai mô hình tế bào cho một số công đoạn chứ không áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất. Ví dụ, các công đoạn sản xuất có quy trình sấy hay nung trong thời gian dài thường không phù hợp cho việc áp dụng mô hình tế bào vì khó liên kết công đoạn này vào quy trình liên tục của dạng tế bào. Các nhà máy sản xuất đồ gỗ chủ yếu triển khai mô hình tế bào cho một số công đoạn như cắt xẻ, lắp ráp và hoàn thiện chứ không áp dụng cho công đoạn sấy gỗ hay làm khô sơn.

Một điển cứu về việc áp dụng sản xuất theo mô hình tế bào cho một loạt các công đoạn sản xuất trung gian tại Franklin Corp., một nhà sản xuất ghế bọc da ở Mỹ, có thể được tìm đọc ở địa chỉ sau: http://www.ifmm.msstate.edu/doubled.pdf. Bài nghiên cứu cho biết mức cải thiện 36% về năng suất lao động là kết quả đạt được sau khi công ty triển khai áp dụng hệ thống lean manufacturing.

Bố trí theo mô hình tế bào không hẵn phù hợp cho tất cả các công ty và có nhiều công ty thành công trong việc áp dụng Lean Manufacturing mà không cần đưa vào mô hình tế bào. Chẳng hạn như một số ngành đòi hỏi việc xử lý các lô sản phẩm lớn do tính chất của thiết bị hay sự gián đoạn đáng kể giữa các công đoạn sản xuất và vì vậy không thích hợp để áp dụng mô hình tế bào. (Hãy xem phần 3.11 về Giảm thiểu quy mô lô sản xuất.)

1.4.11 Administrative Lean (Lean cho Công Tác Hành Chánh):

Administrative Lean là việc áp dụng các khái niệm và công cụ của lean manufacturing để cải thiện các quy trình thủ tục giấy tờ ngoài hoạt động sản suất của xưởng. Đặc biệt đối với các quy trình hành chánh có tính lặp lại và bao gồm khối lượng lớn các giao dịch như nhận đơn hàng, thu mua, kế toán hay các công việc hậu cần. Tuy nhiên, việc áp dụng lean cho các quy trình hành chánh không phổ biến bằng việc áp dụng cho các quy trình sản xuất.



1.5 NHNG LOẠI LÃNG PHÍ CHÍNH :

1.5.1 Những Loại Lãng Phí Chính: Nguyên thủy có 7 loại lãng phí chính được xác định bởi Hệ Thống Sản Xuất Toyota (Toyota Production System). Tuy nhiên, danh sách này đã được điều chỉnh và mở rộng bởi những người thực hành lean manufacturing, nhìn chung bao gồm các mục sau:

1.5.1.1 Sản xuất dư thừa (Over-production) – Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu cầu một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì lượng bán thành phẩm hay thành phẩm phụ trội được duy trì nhiều hơn một cách chú chủ ý, kể cả trong những quy trình sản xuất được áp dụng lean.

1.5.1.2 Khuyết tật (Defects) – Bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí hàng bán, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết.

1.5.1.3Tồn kho (Inventory) – Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn. Liên quan về khái niệm này, xin tham khảo phần 2.5 bên dưới.

1.5.1.4 Di chuyển (Transportation) – Di chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự chuyển động nguyên vật liệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất. Việc di chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất nên nhắm tới mô hình lý tưởng là sản phẩm đầu ra của một công đoạn được sử dụng tức thời bởi công đoạn kế tiếp. Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất.

1.5.1.5 Chờ đợi (Waiting) – Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công chế biến sản phẩm cũng được tính đến. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên.

1.5.1.6 Thao tác (Motion) – Bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân.

1.5.1.7 Sửa sai (Correction) – Sửa sai hay gia công lại, khi một việc phải được làm lại bởi vì nó không được làm đúng trong lần đầu tiên. Quá trình này không chỉ gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn luồng sản xuất thông thoáng dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sửa chữa thường tiêu tốn một khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý và vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung.

1.5.1.8 Gia công thừa (Over-processing) – Gia công thừa tức tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm – ví dụ như đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu và không quan tâm.

1.5.1.9 Kiến thức rời rạc (Knowledge Disconnection) – Đây là trường hợp khi thông tin và kiến thức không có sẵn tại nơi hay vào lúc được cần đến. Ở đây cũng bao gồm thông tin về các thủ tục quy trình, thông số kỹ thuật và cách thức giải quyết vấn đề, v.v…. Thiếu những thông tin chính xác thường gây ra phế phẩm và tắc nghẽn luồng sản xuất. Ví dụ, thiếu thông tin về công thức phối trộn nguyên liệu, pha màu có thể làm đình trệ toàn bộ quy trình sản xuất hoặc tạo ra các sản phẩm lỗi do các lần thử-sai tốn rất nhiều thời gian.

1.6 KT HỢP LEAN MANUFACTURING VÀ H THNG KHÁC:

1.6.1 Kết Hợp Lean với Các Hệ Thống Khác:

Phần này trình bày việc kết hợp Lean Manufacturing với các hệ thống khác như Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System), Hệ thống Six Sigma (Lean Six Sigma), Hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Lean & Enterprise Ressources Planning), Hệ tiêu chuẩn quốc tế ISO (Lean & ISO 9001:2000).
1.6.1.1 Hệ Thống Sản Xuất Toyota:

Mặc dù bắt nguồn từ Hệ thống Sản xuất Toyota (TPS), Lean Manufacturing đã được nhiều công ty đón nhận và vì thế đã được mở rộng phạm vi hơn so với TPS. TPS có thể được xem là cách triển khai lean thuần túy cho một công ty cụ thể. Trong hệ thống TPS, các chủ đề chính được nhấn mạnh bao gồm:


1.6.1.2 Chuẩn hoá quy trình – Tất cả các quy trình sản xuất đều rất cụ thể về nội dung công việc, chuỗi sự kiện, thời gian và kết quả. Mục tiêu là loại trừ những khác biệt trong cách công nhân thực hiện công việc.
1.6.1.3 Bàn giao trực tiếp – Mọi điểm kết nối giữa khách hàng với nhà cung cấp phải hoàn toàn trực tiếp, và phải luôn luôn được thể hiện một cách rõ ràng, có-hay-không, để truyền đạt yêu cầu sản xuất giữa nhà cung cấp và khách hàng. Điều này đảm bảo nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm tới mức tối đa và luồng thông tin được tối ưu.
1.6.1.4 Luồng sản xuất – Đường đi của mỗi sản phẩm và dịch vụ phải thật đơn giản và rõ ràng, với luồng sản xuất đã định trước. Điều này có nghĩa là sản phẩm không được đưa tới nhân viên hay máy còn trống kế tiếp, mà được đưa tới một nhân viên hay máy cụ thể đã định và nhân viên hay máy này nên được đặt ở vị trí càng gần nguồn cung cấp càng tốt.

1.6.1.5 Giao quyền cho công nhân trong cải tiến quy trình – Tất cả các cải tiến phải được thực hiện dựa theo phương pháp khoa học, dưới sự giám sát của một chuyên viên, nhưng nên bắt nguồn từ cấp thấp nhất trong tổ chức. Toyota khuyến khích công nhân đề xuất các cải tiến cho quy trình sản xuất bằng cách triển khai thử nghiệm, nhưng bất cứ thay đổi nào trong quy trình sản xuất đều phải được định nghĩa chi tiết theo chuẩn mực của Toyota về Chuẩn Hoá Công Việc, như mô tả ở trên.

(theo Steven Spear and H. Kent Bowen: “Decoding the DNA of the Toyota Production System” – Harvard Business Review, 9-10.1999.)


1.6.1.6 Lean Six Sigma:

Six Sigma là một phương pháp luận có hệ thống nhằm cải tiến đột phá quy trình sản xuất bằng cách xác định những nguyên nhân gây ra biến động trong quá trình sản xuất và dẫn đến phế phẩm, để rồi sau đó loại trừ các biến động này và giảm thiểu phế phẩm. Vì loại trừ phế phẩm cũng là một mục tiêu then chốt của Lean Manufacturing nên các công cụ về thống kê và giải quyết vấn đề của Six Sigma có thể được sử dụng khi triển khai Lean Manufacturing. Thông thường khi hai phương pháp này được triển khai đồng thời, người ta gọi đó là “Lean Six Sigma”.


1.6.1.7 Lean và ERP:

Hoạch Định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) bắt nguồn từ hệ thống Hoạch Định Yêu Cầu Vật tư (MRP), trong đó lịch sản xuất được thiết lập dựa trên kế hoạch sản xuất theo mô hình “push”. Lịch sản xuất được cập nhật dựa trên thông tin về tình hình sản xuất đưa từ xưởng tới hệ thống MRP. Một vấn đề thường nảy sinh với hệ thống MRP là dữ liệu về tình hình sản xuất và hàng tồn kho từ xưởng không được ghi nhận kịp thời hoặc sai sót, dẫn đến việc sử dụng các giả thiết không chính xác trong kế hoạch sản xuất của hệ thống MRP, khiến gây ra tắc nghẽn hoặc hệ thống MRP đưa ra yêu cầu mức tồn kho dự phòng cao hơn mức cần thiết. Hầu hết các phần mềm ERP đều được thiết kế cho hệ thống sản xuất theo mô hình “push” và được hoạch định tập trung.

Gần đây một số hệ thống ERP cũng được tối ưu hóa để hỗ trợ lean manufacturing. Các công ty nên cân nhắc điều này khi lựa chọn hệ thống ERP. Để biết thêm thông tin về việc đánh giá tính phù hợp của hệ thống ERP cho Lean Manufacturing, xin tham khảo bài viết của Brian Nakashima, Can Lean and ERP Work Together? (Liệu có thể kết hợp Lean và ERP?), trong tạp chí Advanced Manufacturing.

Cũng xin lưu ý rằng các hệ thống ERP thường bao gồm một số tính năng không liên quan đến hoạch định sản xuất – ví dụ như kế toán, phân tích tài chính, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, v.v…. Các tính năng này có thể đem lại nhiều lợi ích cho công ty và không gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng triển khai lean manufacturing.

1.6.1.8 Lean và ISO 9001:2000:

ISO9001:2000 là một hệ thống quản lý chất lượng giúp đảm bảo rằng công ty có một hệ thống cơ bản để đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng một cách nhất quán. So với ISO9001:2000, Lean Manufacturing có thể được xem như một hệ thống quản lý tính hiệu quả nhằm làm giảm tất cả sự lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất. Mặc dù các mục tiêu này cũng trùng lắp trên nhiều phương diện, đặc biệt cả hai đều nhằm giảm thiểu mức phế phẩm đến tay khách hàng, nói chung hai hệ thống vẫn có nhiều điểm khác biệt quan trọng. Ví dụ, một công ty có thể tuân thủ 100% theo ISO9001:2000, nhưng mức độ lãng phí và kém hiệu quả vẫn còn cao. Một cách phân biệt quan trọng là ISO9001:2000 đòi hỏi các quy trình trong công ty phải đạt tới một tiêu chí tối thiểu, trong khi Lean nhắm tới cải tiến quy trình liên tục và cung cấp một loạt phương pháp để đạt được các cải tiến này. Nhìn chung, ISO9001 được xem như một nền tảng tốt cho Lean và cả hai phương pháp đều bổ sung cho nhau.

 

1.7 TRIN KHAI LEAN MANUFACTURING:

1.7.1 Triển Khai Lean Manufacturing:

Gợi ý một số bước đơn giản ban đầu trong việc triển khai Lean như đo lường, theo dõi công suất và sản lượng của thiết bị, thiết lập và tài liệu hoá các quy trình sản xuất rõ ràng hơn, triển khai hệ thống 5S, quy hoạch lại cách bố trí mặt bằng sản xuất.

1.7.1.1 Sự Tham Gia của Lãnh Đạo Cấp Cao:Cũng như bất kỳ dự án quan trọng nào khác về cải tiến quy trình, sự cam kết và hỗ trợ của cấp lãnh đạo cao nhất là điều thiết yếu. Chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khi triển khai hệ thống lean và các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi ban Giám đốc toàn tâm với việc triển khai thành công lean.

1.7.1.2 Bắt Đầu bằng Việc Triển Khai Lean Từng Phần:Một số công ty bước đầu chỉ triển một phần của lean manufacturing và dần dần tiến tới triển khai toàn diện hơn. Trong một cuộc khảo sát tại các công ty sản xuất ở Mỹ bởi tạp chí Industry Week trong năm 2004, trong số các công ty đã bắt đầu các chương trình lean manufacturing có 39.1% cho biết chỉ triển khai một số ứng dụng của lean, 55.0% triển khai hầu hết các ứng dụng và chỉ có 5.9% cho biết đã triển khai lean toàn diện.

Một số bước đơn giản ban đầu gồm có:

• Đo lường, theo dõi công suất và sản lượng của thiết bị;

• Thiết lập và tài liệu hoá các quy trình sản xuất rõ ràng hơn;

• Triển khai hệ thống 5S trong quản lý nhà xưởng;

• Quy hoạch lại cách bố trí mặt bằng sản xuất.


1.7.1.3 Bắt Đầu với Quy Mô Nhỏ:Chúng tôi đề xuất rằng các công ty triển khai lean nên thử nghiệm ở một bộ phận nhỏ trong hoạt động trước khi áp dụng cho toàn bộ hoạt động sản xuất, nhất là khi chuyển đổi từ hệ thống “push” sang “pull” vì sự thay đổi này có thể gây gián đoạn sản xuất. Ví dụ như, có thể thử nghiệm trên một dây chuyền sản xuất hoặc một chuỗi quy trình nhỏ vì điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro làm gián đoạn công việc. Tiến hành huấn luyện nhân viên về các nguyên tắc của lean, đồng thời thuyết phục những người khác trong công ty về lợi ích của lean.

1.7.1.4 Nhờ Chuyên Viên:Chúng tôi đề xuất các công ty tư nhân Việt Nam nên sử dụng dịch vụ tư vần từ một chuyên viên về lean manufacturing để hướng dẫn triển khai hệ thống lean. Đặc biệt sự chuyển đổi từ hệ thống sản xuất “push” sang “pull” có thể gây gián đoạn sản xuất, do đó quá trình này nên được sự hướng dẫn của một chuyên viên có nhiều kinh nghiệm liên quan.

1.7.1.5 Lập kế hoạch:

1.8 CÔNG C VÀ PHƯƠNG PHÁP CA LEAN MANUFACTURING:

Công Cụ & Phương Pháp: Đề cập tới chuẩn hóa quy trình (standard work), truyền đạt quy chỉnh chuẩn, quản lý trực quan (visual management), đảm bảo chất lượng, sơ đồ chuỗi giá trị (value stream mapping), phương pháp 5S, bảo trì, quy hoạch mặt bằng và vật tư, kanban cung cấp và kanban tiêu thụ trong Lean Manufacturing.

1.8.1 Chuẩn Hoá Quy Trình (Standard Work):Chuẩn hoá quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được qui định và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai về cách thức thực hiện một công việc. Mục tiêu của việc chuẩn hoá là để các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách có chủ ý. Khi các thủ tục quy trình không được chuẩn hoá ở mức độ cao, các công nhân có thể có những ý nghĩ khác nhau về cách làm đúng cho một thủ tục quy trình và dễ đưa đến các giả định sai. Mức độ chuẩn hoá cao về quy trình cũng giúp các công ty mở rộng sản xuất dễ dàng hơn nhờ tránh được những gián đoạn có thể gặp phải do thiếu các quy trình được chuẩn hoá.

Các hướng dẫn công việc chuẩn trong Lean Manufacturing thường được định nghĩa và viết ra ở mức chi tiết hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu đáp ứng điều khoản 7.5.1. của phiên bảng ISO9001:2000 về “Kiểm Soát Sản Xuất và Cung Cấp Dịch Vụ” (Control of Production and Service Provision)16, cụ thể dưới hình thức chuẩn hoá các thao tác và trình tự công việc cho từng công nhân.

Yêu cầu 7.5.1. nói rằng “một tổ chức cần có các tài liệu sau: a) thông tin về các đặc tính của sản phẩm; B) hướng dẫn công việc phù hợp; c) thiết bị sản xuất thích hợp; d) đo lường và giám sát thiết bị và hệ thống; e) các quy trình bao phủ từ các hoạt động hoàn tất sản phẩm, phân phối và sau phân phối.”

Việc chuẩn hoá quy trình trong Lean Manufacturing bao gồm một số thành phần chính:



1.8.1.1 Trình tự công việc chuẩn – Đây là trình tự một người công nhân phải tuân thủ khi thực hiện công việc, bao gồm các thao tác và các bước thực hiện công việc. Việc mô tả rõ ràng giúp đảm bảo rằng tất cả các công nhân đều thực hiện công việc theo cách thức tương tự nhau và hạn chế các sai biệt vốn có khả năng gây ra phế phẩm. Trong điều kiện lý tưởng, việc chi tiết hoá công việc chỉ rõ từng bước thao tác cho mỗi công nhân. Ví dụ với công đoạn cắt gỗ, trình tự công việc chuẩn sẽ mô tả từ chi tiết cắt và các bước thao tác như chuẩn bị máy, chỉnh dao cắt, cách nâng giữ và đưa vật liệu qua máy và thời gian xử lý công việc. Đối với công đoạn lắp ráp, bảng mô tả cần liệt kê chi tiết từng bước thao tác thực hiện việc lắp ráp cho mỗi loại sản phẩm.

1.8.1.2 Thời gian chuẩn – Takt time (nhịp độ) là tần xuất một sản phẩm được làm ra. Takt time được sử dụng để mô tả rõ ràng và theo dõi tốc độ một quy trình cần được duy trì ở các công đoạn khác nhau. Đối với các nhà sản xuất lean, takt time của mỗi quy trình sản xuất được chủ động điều phối và giám sát để duy trì một luồng sản xuất liên tục. Takt time khác với thời gian chu kỳ sản xuất (cycle time) là thời gian cần để quy trình hoàn tất một sản phẩm. Ví dụ, một nhà sản xuất đồ gỗ có thể cách 10 phút cho xuất xưởng một ghế sofa (takt time) nhưng thực sự họ phải mất 3 ngày làm việc để hoàn tất một ghế sofa (cycle time).

1.8.1.3 Mức tồn kho chuẩn trong quy trình – Đây là lượng nguyên liệu tối thiểu, bao gồm lượng nguyên liệu đang được xử lý trên chuyền, cần có để giữ một cell hay quy trình hoạt động ở cường độ mong muốn. Mức tồn kho chuẩn nên được xác định rõ ràng vì rất cần thiết phải duy trì lượng nguyên liệu tối thiểu này trong chuyền để không gây ra sự đình trệ cho quy trình do thiếu nguyên liệu. Đây là yếu tố dùng để tính toán khối lượng và tần số của lệnh sản xuất (hay Kanban) cho các nguồn cung cấp từ công đoạn trước.

1.8.2 Truyền Đạt Quy Trình Chuẩn cho Nhân Viên: Các hướng dẫn công việc chuẩn không nên chỉ ở dạng văn bản mà bao gồm cả hình ảnh, các bảng hiển thị trực quan và thậm chí cả các ví dụ. Thường các nhân viên rất ít chịu đọc các tài liệu hướng dẫn sản xuất bằng văn bản nhàm chán vì vậy các bảng hiển thị trực quan và ví dụ thực tế có hình ảnh nên được sử dụng càng nhiều càng tốt. Các hướng dẫn nên rõ ràng và chi tiết, nhưng đồng thời được trình bày theo cách giúp nhân viên thật dễ hiểu và liên quan mật thiết đến đều họ cần biết. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp ở Việt Nam khi có nhiều công nhân với mức học vấn thấp sẽ thấy các bảng hiển thị bằng hình ảnh dễ hiểu hơn so với các tài liệu văn bản. Một số công ty thậm chí áp dụng việc huấn luyện bằng phim video cho các loại công việc phức tạp hay các vấn đề liên quan về an toàn lao động.

1.8.3 Quy Trình Chuẩn và Sự Linh Hoạt: Một số doanh nghiệp ở Việt Nam thể hiện sự lo ngại rằng việc thiết lập các quy trình chuẩn về sản xuất sẽ dẫn đến sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Mặc dù quy trình chuẩn đòi hỏi có mức độ chi tiết cao, ở Lean Manufacturing, các hướng dẫn công việc chuẩn nên được cập nhật thường xuyên càng tốt nhằm gắn kết với các cải tiến quy trình đang diễn ra. Trong thực tế, các công ty được khuyến khích tối đa hoá tốc độ cải tiến quy trình đồng nghĩa với việc cập nhật liên tục các hướng dẫn công việc chuẩn. Ngoài ra một quy trình chuẩn thường bao gồm các hướng dẫn rõ ràng để công nhân xử lý các tình huống bất thường, do đó thúc đẩy họ ứng xử theo cách linh hoạt đối với các tình huống bất thường.

Để thực hiện thành công việc này, trách nhiệm nên được phân công rõ ràng trong việc chuẩn bị và phân phát các tài liệu cần thiết, các bảng hiển thị, cũng như đảm bảo rằng bất kỳ một thay đổi nào cũng đều được cấp trên truyền đạt rõ ràng cho nhân viên bên dưới. Một khi trách nhiệm được phân công rõ ràng, các quy trình công việc chuẩn có thể được bổ sung một cách thường xuyên. Trên thực tế, các công ty áp dụng lean manufacturing như Toyota được biết đến bởi dự linh hoạt cả dưới hình thức sản phẩm đa dạng và khả năng cải tiến các quy trình sản xuất một cách nhanh chóng, vì vậy giúp công ty phản ứng nhanh hơn đối với các thay đổi về nhu cầu của khách hàng.


1.8.4 Quản Lý bằng Công Cụ Trực Quan (Visual Management): Các hệ thống quản lý bằng công cụ trực quan cho phép các công nhân của xưởng được thông tin đầy đủ về các quy trình sản xuất, tiến độ và các thông tin quan trọng khác giúp họ làm việc có hiệu quả nhất. Các bảng hiển thị lớn nói chung thường là công cụ thông tin hiệu quả hơn cho công nhân trong chuyền sản xuất so với các báo cáo và chỉ thị vì vậy nên được sử dụng càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp cần cải thiện sự tuân thủ đối với một quy trình thì việc trình bày trực quan giúp nhóm hiểu rõ hơn một quy trình phức tạp bao gồm các bước thao tác đúng, cách thực hiện đúng cho từng động tác, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài giữa các hoạt động và với các tác nhân khác. Các công cụ trực quan thường ở dưới các hình thức sau:

1.8.4.1Các bảng hiển thị trực quan – Các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả, các thủ tục và tài liệu quy trình làm nguồn thông tin tham khảo cho công nhân. Ví dụ, biểu đồ xu hướng về hiệu suất thực hiện, % dao động của tỷ lệ lỗi, tiến độ xuất hàng trong tháng, v.v…

1.8.4.2 Các bảng kiểm soát bằng trực quan – Các chỉ số dùng để kiểm soát hay báo hiệu điều chỉnh cho thành viên nhóm. Các bảng biểu có thể bao gồm cả thông tin về tiến độ sản xuất, thông tin theo dõi chất lượng, v.v… Ví dụ các bảng màu chỉ thị giới hạn kiểm soát nhiệt độ hay tốc độ giúp người vận hành thiết bị nhanh chóng phát hiện khi quy trình vận hành vượt mức cho phép. Các thẻ Kanban là một ví dụ khác về kiểm soát bằng trực quan.

1.8.4.3 Các chỉ dẫn bằng hình ảnh – Công cụ này giúp truyền đạt các quy trình sản xuất hay luồng vật tư được quy định. Chẳng hạn, việc sử dụng các ô vẻ trên nền nhà xưởng để phân biệt khu vực chứa vật liệu sử dụng được với phế phẩm hay các chỉ dẫn luồng di chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên mặt bằng xưởng.



1.8.5 Chất Lượng từ Gốc (hay “Làm Đúng ngay từ Đầu”): Chất Lượng từ Gốc hay “Làm Đúng ngay từ Đầu” có nghĩa là chất lượng nên được đưa vào quy trình sản xuất để khuyết tật không có điều kiện phát sinh – hay một khi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện. Các hệ thống Lean Manufacturing thường nhắc đến từ “Jidoka” trong tiếng Nhật có nghĩa là các vấn đề nên được xác định và loại trừ ngay tại nguồn phát sinh.

Một số yêu cầu chính có liên quan:



1.8.5.1Kiểm tra trong chuyền – Trách nhiệm chính của công tác kiểm tra chất lượng được thực hiện trên chuyền sản xuất bởi công nhân, không phải bởi các nhân viên kiểm tra chất lượng độc lập lấy mẫu xác suất. Mặc dù một số nhân viên kiểm soát chất lượng vẫn thường được sử dụng trong các chuyền lean, vai trò của họ khá hạn chế (lý tưởng vẫn là không có nhân viên kiểm soát chất lượng vì sự hiện diện của họ được xem là một dạng lãng phí đối với Lean Manufacturing).

1.8.5.2 Kiểm soát tại nguồn – Với yêu cầu này, bản thân các nhân viên kiểm tra chất lượng không đi tìm khuyết tật sản phẩm mà tìm nguồn gây ra khuyết tật. Chẳng hạn, họ có thể kiểm tra xem các quy trình chuẩn có được công nhân tuân thủ không, hay trong trường hợp phát sinh khuyết tật trên sản phẩm, họ có thể chịu trách nhiệm xác định nguồn gốc của các khuyết tật này. Từ cách làm này, công việc chủ yếu của nhóm kiểm soát chất lượng là giải quyết các nguồn gốc gây ra lỗi sản phẩm, triển khai các biện pháp ngăn ngừa và đào tạo cho công nhân để khuyết tật không tái xuất hiện.

1.8.5.3Trách nhiệm rõ ràng giữa các công nhân – Với Lean Manufacturing, nếu không cố ý tồn kho bán thành phẩm, các công đoạn sẽ bàn giao sản phẩm trực tiếp, có nghĩa rằng các công nhân thuộc công đoạn trước chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng sản phẩm họ bàn giao cho công đoạn kế và nhận trách nhiệm khi có phát sinh khuyết tật trên sản phẩm. Mặt khác, nếu lượng tồn kho cao giữa hai công đoạn sản xuất, các công nhân thuộc công đoạn trước sẽ ít cảm thấy có trách nhiệm cá nhân đối với bất kỳ khuyết tật sản phẩm nào.

1.8.5.4 Poka Yoke – Phương pháp đơn giản để kiểm tra chất lượng trên chuyền sản xuất (không chỉ kiểm tra bằng mắt), được áp dụng để ngăn chặn các sản phẩm lỗi không cho đi tiếp sang công đoạn sau. Với Poka-Yoke, 100% sản phẩm được kiểm tra như một phần công việc của quy trình sản xuất. Biện pháp này được thực hiện tự động trên chuyền hay bởi các công nhân (không phải nhóm kiểm soát chất lượng).

1.8.5.5 Dừng quy trình có chủ ý – Khi có sản phẩm lỗi, hoạt động sản xuất sẽ bị dừng cho đến khi nguyên nhân gây lỗi được khắc phục. Hành động này giúp duy trì văn hoá không nhân nhượng khuyết tật đồng thời ngăn không để sản phẩm lỗi lọt sang quy trình sau và gây nhiều hậu quả lớn hơn. Chẳng hạn ở Toyota, bất kỳ một công nhân nào cũng được phép dừng chuyền sản xuất. Điều này giúp đảm bảo trách nhiệm giải trình bởi các công nhân ở công đoạn trước.



1.8.6 Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị (Value Stream Mapping): Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan luồng sản phẩm và thông tin qua quy trình sản xuất. Mục đích của phương pháp này là xác định các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị. Sơ đồ chuỗi giá trị nên phản ánh những gì đang thực sự diễn ra hơn là những gì được mong muốn xảy ra nhờ đó các cơ hội cải tiến có thể được xác định18.

Sơ đồ chuỗi giá thường được sử dụng trong các dự án cải tiến thời gian chu kỳ quy trình vì nó thể hiện chính xác cách thức hoạt động của một quy trình với yêu cầu thời gian và từng bước công việc chi tiết. Phương pháp này cũng được dùng trong phân tích và cải tiến quy trình bằng cách xác định và loại trừ khoảng thời gian liên quan đến các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm.



1.8.7 Phương Pháp 5S: Phương pháp 5S bao gồm một số các hướng dẫn về tổ chức nơi làm việc nhằm sắp xếp khu vực làm việc của công nhân và tối ưu hiệu quả công việc.

1.8.7.1 Sàng lọc (Sort) – Phân loại những gì cần thiết và những gì không cần thiết để những thứ thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy. Những món ít khi hay không cần dùng đến nên được chuyển đến nơi khác hay bỏ đi.

1.8.7.2 Sắp xếp (Straighten/Set in order) – Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự để dễ lấy. Mục tiêu của yêu cầu này là giảm đến mức tối thiểu số thao tác mà công nhân thực hiện cho một công việc. Ví dụ, hộp công cụ cho công nhân hay nhân viên bảo trì có nhu cầu cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Trong hộp công cụ, từng dụng cụ được xếp ở một nơi cố định để người sử dụng có thể nhanh chóng lấy được công cụ mình cần mà không mất thời gian tìm kiếm. Cách sắp xếp này cũng có thể giúp người sử dụng ngay lập tức biết được dụng cụ nào đã bị thất lạc.

1.8.7.3 Sạch sẽ (Scrub/Shine) – Giữ các máy móc và khu vực làm việc sạch sẽ nhằm ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do vệ sinh kém. Trong một số ngành, bụi bẩn là một trong những tác nhân chính gây lỗi cho bề mặt hay nhiễm bẩn màu trên sản phẩm. Để tăng ý thức về mức độ bụi bẩn, một số công ty cho sơn nơi làm việc và thiết bị với màu sáng đồng thời tăng độ chiếu sáng nơi làm việc.

1.8.7.4 Sẵn sàng (Stabilize/Standardize) – Đưa 3 công việc trên trở thành việc áp dụng thường xuyên bằng cách quy định rõ các thủ tục thực hiện các công việc sàng lọc, sắp xếp và giữ sạch sẽ.

1.8.7.5 Sâu sát (Sustain) – Khuyến khích, truyền đạt và huấn luyện về 5S để biến việc áp dụng trở thành một phần văn hoá của công ty. Ngoài ra việc duy trì cũng bao gồm phân công trách nhiệm cho một nhóm giám sát việc tuân thủ các quy định về 5S.

1.8.8 Bảo Trì Ngăn Ngừa (Preventative Maintenance): Bảo trì ngăn ngừa là một loạt các công việc thường nhật, thủ tục và các bước được thực hiện nhằm xác định và giải quyết các vấn đề tiềm tàng trước khi chúng phát sinh. Lean Manufacturing nhấn mạnh công tác bảo trì ngăn ngừa cần thiết cho việc giảm thiểu thời gian dừng máy do hỏng hóc và thiếu phụ tùng thay thế.

Khi độ tin cậy của thiết bị còn thấp, các nhà sản xuất buộc phải duy trì mức tồn kho bán thành phẩm cao để dự phòng. Tuy nhiên, tồn kho cao được xem là nguồn chính yếu gây lãng phí và sai sót trong Lean Manufacturing.

1.8.9 Bảo Trì Sản Xuất Tổng Thể (Total Productive Maintenance): Bảo Trì Sản Xuất Tổng Thể (TPM) là phân công công việc bảo dưỡng cơ bản thiết bị bao gồm kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, cân chỉnh cho công nhân sản xuất là người vận hành thiết bị. TPM phân nhiệm rõ ràng trách nhiệm để công nhân chủ động và có trách nhiệm trong việc xác định, giám sát và khắc phục nguyên nhân gây ra sự cố đứng máy không cần thiết. Bằng cách phân bổ trách nhiệm cho các nhân viên vận hành máy, công tác bảo trì và thời gian dừng máy được giảm thiểu. Việc này cũng đòi hỏi nhân viên vận hành máy thường xuyên cập nhật cho nhóm bảo trì biết về tình trạng của thiết bị để các vấn đề kỹ thuật tiềm tàng sớm được phát hiện và ngăn ngừa.

Trong TPM, tổ bảo trì chịu trách nhiệm cho các hoạt động mang lại giá trị tăng thêm nhiều hơn như là cải thiện, đại tu và cải tiến hiệu năng thiết bị, sửa chữa hư hỏng và huấn luyện kỹ thuật cho nhân viên điều hành.

1.8.10 Thời Gian Chuyển Đổi / Chuẩn Bị (Changeover/setup time): Lean Manufacturing nhắm tới việc giảm thiểu thời gian dừng chuyền bất hợp lý do chuẩn bị máy hay chuyển đổi sản phẩm vì máy dừng là nguồn lãng phí đáng kể. Việc này đòi hỏi một văn hoá liên tục cải tiến trong đó công ty không ngừng tìm cách giảm thời gian chuyển đổi và chuẩn bị máy.

Thường việc chuyển đổi nhanh chóng có thể đạt được phần nào bằng cách xây dựng các thông số kỹ thuật thật chuẩn (và được tài liệu hoá đầy đủ) cho việc sản xuất từng loại sản phẩm riêng biệt để không còn sự lo ngại về việc điều chỉnh lại các thông số trong quá trình chuyển đổi sản phẩm trên thiết bị. Các công ty có danh mục, màu sắc và quy cách sản phẩm đa dạng thường xem nhẹ chi phí chuyển đổi cho mỗi lần quy trình sản xuất phải dừng lại để thay khuôn, lau rửa dọn dẹp vật liệu thuộc quy cách trước còn đọng lại trên máy, điều chỉnh lại thông số thiết bị.v.v…

Có một số cách để giảm thiểu thời gian chuyển đổi/chuẩn bị bao gồm việc thay đổi cách sắp xếp mặt bằng của chuyền sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu và công cụ khi cần sử dụng hay sử dụng loại thiết bị có ngăn chứa đôi (phụ) nhằm tránh thời gian dừng thiết bị để làm vệ sinh.

1.8.11 Giảm Thiểu Quy Mô Lô Sản Xuất: Lean Manufacturing nhắm tới luồng sản phẩm di chuyển trên chuyền có quy mô lô càng nhỏ càng tốt, với điều kiện lý tưởng là luồng một sản phẩm, để bán thành phẩm giữa các công đoạn là tối thiểu. Quy mô lô sản xuất càng nhỏ sẽ giúp công đoạn trước càng có nhiều khả năng sản xuất đúng những gì được khách hàng yêu cầu và đúng lúc khách hàng cần đến.

Vì vậy, thay thế cho cách tổ chức với một vài chuyền sản xuất có quy mô các lô sản phẩm lớn, Lean Manufacturing thường ủng hộ cách tổ chức nhiều chuyền sản xuất có quy mô lô nhỏ, với quy hoạch dạng tế bào là một hình thức đặc trưng. Những lợi ích chính của các chuyền sản xuất nhỏ bao gồm:

• Quy mô lô nhỏ đồng nghĩa với ít bán thành phẩm hơn giữa các công đoạn sản xuất và cho phép công ty hoạt động gần với mô hình quy trình liên tục;

• Nhiều chuyền sản xuất có quy mô lô nhỏ cho phép nhiều quy cách sản phẩm khác nhau được triển khai đồng loạt, vì vậy sẽ giảm thiểu thời gian chết gây ra bởi việc chuyển đổi quy cách.

• Các chuyền sản xuất nhỏ hơn, cần ít công nhân hơn, sẽ nâng mức trách nhiệm của công nhân ở từng chuyền cao hơn.

1.8.12 Quy Hoạch Mặt Bằng Xưởng và Vật Tư tại Nơi Sử Dụng: Lean Manufacturing nhắm tới việc giảm thiểu các di chuyển và việc vận chuyển sản phẩm giữa hai công đoạn sản xuất. Tương tự, bán thành phẩm nên được giữ gần kề nơi sử dụng kế tiếp. Điều này giúp giảm thiểu các yêu cầu khiêng vác vật tư, việc thất lạc vật tư, giảm thiểu việc vật tư bị hư hỏng do quá trình vận chuyển gây ra và đòi hỏi tôn trọng nguyên tắc sản xuất theo mô hình pull (lôi kéo).

1.8.13 Kanban:“Kanban” là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô hình pull sử dụng các dấu hiệu tượng hình, như các thẻ treo phân biệt bằng màu sắc, để ra hiệu cho các chuyền phía trước khi chuyền sau cần thêm vật tư. Về tác dụng, Kanban là một công cụ thông tin hỗ trợ sản xuất theo mô hình pull. Một Kanban có thể là một thùng rỗng, một thẻ treo, bảng hiển thị điện tử hay bất kỳ hình thức gợi nhắc trực quan nào thích hợp.



Có hai loại Kanban đặc trưng:

1.8.13.1 Kanban Cung Cấp – Một dấu hiệu từ khách hàng nội bộ đến nguồn cung cấp nội bộ cho biết loại vật tư cần được cung cấp.

1.8.13.2 Kanban Tiêu Thụ – Một dấu hiệu từ nơi cung cấp nội bộ đến khách hàng nội bộ cho biết rằng vật tư đã sẵng sàng cho việc sử dụng. Trong trường hợp này, nơi cung cấp nội bộ sẽ không sản xuất thêm cho đến khi việc tiêu thụ được thực hiện bởi khách hàng bên trong.

Có nhiều biến thể trong hệ thống Kanban và trong thực tế có khá nhiều sách viết riêng về cách áp dụng Kanban hiệu quả nhất.

1.8.14 Cân Bằng Sản Xuất: Cân bằng sản xuất, hay điều độ sản xuất, nhắm tới việc bố trí lưu lượng sản xuất và chủng loại sản phẩm ổn định theo thời gian nhằm giảm thiểu sự đột biến trong khối lượng công việc. Bất kỳ sự thay đổi nào về lượng nên được cân bằng để chúng diễn ra từ từ với càng ít sự thay đổi đột ngột càng tốt. Điều này cho phép công ty tận dụng công suất sản xuất cao hơn đồng thời giảm thiểu việc chuyển đổi mẫu mã sản phẩm.

Yếu tố chính của cân bằng sản xuất đó là người chịu trách nhiệm ra lệnh sản xuất cho xưởng phải có một hệ thống tự động điều tiết các đơn hàng không để có sự đột biến về khối lượng sản xuất. Hệ thống này giúp việc phân bổ thiết bị và con người chính xác và dễ dàng hơn. Để áp dụng phương pháp này, công ty cần biết công suất thực và tốc độ thực hiện ở từng công đoạn sản xuất.



1.8.15 Người Giữ Nhịp (Pacemaker): Để đảm bảo chức năng điều độ của luồng sản xuất liên tục trong lean manufacturing, mỗi công đoạn cần sản xuất với tốc độ phù hợp không quá nhanh hay quá chậm so với yêu cầu của công đoạn sau. Để đạt được điều này, cần có một công đoạn được chọn làm “người giữ nhịp”. Người giữ nhịp tạo ra nhịp độ sản xuất cho toàn chuyền và tốc độ sản xuất ở từng công đoạn được tăng hay giảm phù hợp với tốc độ của người giữ nhịp.

Trong Hệ Thống Pull Cấp Đầy, người giữ nhịp thường là công đoạn cuối chẳng hạn như phần rắp ráp hoàn chỉnh. Trong Hệ Thống Pull Sản Xuất Theo Đơn Hàng, người giữ nhịp thường là công đoạn gần nơi bắt đầu quy trình của chuỗi giá trị (value stream).

1.8.16 Mức Hữu Dụng Thiết Bị Toàn Phần (Overall Equipment Effectiveness): Mức Hữu Dụng Thiết Bị Toàn Phần (OEE) là số đo khả năng tận dụng công suất tổng của các thiết bị cụ thể. OEE được chia ra hai phần:

• Mức hữu dụng (Availability) – lượng thời gian một thiết bị có thể hoạt động tối đa sau khi đã trừ đi thời gian dừng máy bắt buộc;

• Hiệu suất thực hiện (Performance efficiency) – sản lượng thực tế của máy khi hoạt động so với năng suất thiết kế tối đa hay sản lượng tối đa trong điều kiện hoạt động liên tục.

Ví dụ, nếu mức hữu dụng là 80% và hiệu suất thực hiện là 75%, vậy OEE sẽ là:

Mức hữu dụng x Hiệu suất thực hiện = OEE

80% x 75% = 60%

(Đôi khi hiệu suất chất lượng (%yield) cũng được bao gồm trong công thức tính này.)

Khi phân tích OEE, nhiều công ty có thể ngạc nhiên khi thấy rằng còn rất nhiều khả năng để tăng sản lượng trên từng thiết bị cụ thể. Chẳng hạn, công ty có thể giảm thiểu:

• Hỏng hóc thiết bị bất ngờ;

• Thời gian dừng do chuẩn bị và điều chỉnh thiết bị;

• Lãng công và ngưng chuyền do thiếu nguyên liệu, ùn tắc hay hoạch định sản xuất kém;

• Hoạt động thấp hơn tốc độ thiết kế do tay nghề công nhân kém, thiếu bảo trì hay các tác nhân khác;

• Khuyết tật trên sản phẩm cần gia công lại;

Đo lường OEE rất có ích trong việc xác định các nguồn gây ách tắc, ra các quyết định đầu tư thiết bị và giám sát tính hiệu quả của các chương trình tăng năng suất thiết bị.

Tuy nhiên, Lean Manufacturing thường ưu tiên tối đa hoá việc dùng người hơn là việc tận dụng thiết bị. Một trong các lý do là các nhà máy sản xuất đa dạng về sản phẩm sẽ không có khả năng sử dụng tất cả các thiết bị trong mọi lúc vì các yêu cầu sử dụng máy khác nhau tùy từng loại sản phẩm.

1.9 LI ÍCH T VIC ÁP DNG LEAN MANUFACTURING:

Những Doanh Nghiệp nào sẽ Được Lợi từ Lean Manufacturing:

Lean Manufacturing được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp thiên về lắp ráp hoặc có quy trình nhân công lặp đi lặp lại. Trong những ngành công nghiệp này, tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào chi tiết của công nhân khi làm việc với các công cụ thủ công hoặc vận hành máy móc có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ở các công ty này, hệ thống được cải tiến có thể loại bỏ nhiều lãng phí hoặc bất hợp lý. Với đặc thù này, có một số ngành cụ thể bao gồm xử lý gỗ, may mặc, lắp ráp xe, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị.

Vì Lean Manufacturing loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sản xuất và cân bằng chuyền kém nên Lean Manufacturing đặc biệt thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) hoặc chưa có hệ thống để hoạch định yêu cầu vật tư (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì chúng tôi nhận thấy nhiều công ty tư nhân Việt Nam đang hoạt động dưới mức công suất khá đáng kể, hoặc thường giao hàng không đúng hẹn do các vấn đề trong hệ thống quản lý và lên lịch sản xuất.

Lean Manufacturing cũng thích hợp cho các ngành có chiến lược ưu tiên việc rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất tới mức tối thiểu để tạo được thế mạnh trong cạnh tranh cho công ty.

Gần đây một vài doanh nghiệp trong nước đã chủ động tiến hành đào tạo và áp dụng các phương pháp lean nhằm loại trừ những bất hợp lý trong hoạt động kinh doanh dẫn đến việc cải thiện thời gian quy trình sản xuất và dịch vụ. Chẳng hạn như Toyota Bến Thành, một trung tâm dịch vụ bảo trì xe của Toyota ở Việt Nam, qua quá trình áp dụng lean đã giảm thiểu đáng kể quy trình dịch vụ bảo trì xe từ 240 phút xuống chỉ còn 45-50 phút cho mỗi xe đồng thời tăng lượng xe được bảo trì trong ngày từ 4-6 xe lên tới 16 xe tại mỗi điểm bảo trì. Toyota Bến Thành đã đạt được những giảm thiểu đáng kể về thời gian quy trình bằng cách loại bỏ thời gian chờ đợi không cần thiết cùng với các thao tác và di chuyển không hợp lý của công nhân.

 

CHÖÔNG II: GIÔÙI THIEÄU CHUNG VEÀ



COÂNG TY DEÄT VIEÄT THAÉNG

2.1 Lòch söû hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa coâng ty:

Coâng ty Deät Vieät Thaéng ñöôïc thaønh laäp 1960 vaø chính thöùc hoaït ñoäng vaøo naêm 1962, do caùc coå ñoâng quoác tòch Hoa Kyø, Ñaøi Loan vaø Vieät Nam goùp voán mang teân Vieät Myõ Kyõ Deät Sôïi Coâng Ty hay coøn goïi laø VIMYTEX.

Luùc ñaàu, coâng ty ñöôïc ñaàu tö phaàn lôùn maùy moùc thieát bò chuû yeáu cuûa Nhaät Baûn. Ñeán 1970, nhaø maùy ñöôïc môû roäng, theâm phaàn voán vaø coâng ty ñöôïc ñaàu tö trang thieát bò maùy moùc nhaäp töø Hoa Kyø. Sau ngaøy thoáng nhaát ñaát nöôùc 30/4/1975, caùc coå ñoâng boû ñi ra nöôùc ngoaøi, UBND Saøi Goøn tieáp quaûn vaø quoác höõu hoùa treân cô sôû tòch thu toaøn boä xí nghieäp vaø giao cho Toång Coâng Ty Deät thuoäc Boä Coâng Nghieäp Nheï quaûn lyù vaø ñieàu haønh theo cheá ñoä quoác doanh (Quyeát ñònh soá 1234/QÑUB ngaøy 30/9/1977).

Ngaøy 11/3/1978 Boä Coâng Nghieäp Nheï ra Quyeát ñònh soá 156/CN – TCQL saùp nhaäp Nhaø maùy Deät Bình Thoï vaø Nhaø maùy Deät Vieät Thaéng.

Ngaøy 21/11/1990 Boä Coâng Nghieäp Nheï ra Quyeát ñònh soá 579/CN _ TCLÑ thaønh laäp Nhaø maùy Lieân hôïp Deät Vieät Thaéng.

Ngaøy 01/9/1993 Boä Coâng Nghieäp Nheï ra Quyeát ñònh soá 771/CN _ TCLÑ ñoåi teân Nhaø maùy Lieân hôïp Deät Vieät Thaéng thaønh Coâng ty Deät Vieät Thaéng.

Ngaøy 24/3 /1993 Boä Coâng Nghieäp Nheï ra Quyeát ñònh soá 273/CN _ TCLÑ coâng ty Deät Vieät Thaéng ñöôïc chuyeån ñoåi thaønh doanh nghieäp Nhaø Nöôùc theo Nghi ñònh 388/NÑ _ HÑBT ngaøy 20/11/1992 vaø Nghò ñònh 156/NÑ – NÑBT ngaøy 07/5/1992 cuûa Hoäi ñoàng Boä Tröôûng.

2.1.1 Nhöõng thoâng tin chính veà coâng ty:

Coâng ty Deät Vieät Thaéng laø doanh nghieäp Nhaø Nöôùc, hoaït ñoäng theo Luaät Doanh Nghieäp Nhaø Nöôùc, coù tö caùch phaùp nhaân ñaày ñuû, coù con daáu, coù taøi khoaûn taïi moät soá Ngaân haøng trong vaø ngoaøi nöôùc nhö : Vietcobank, Incombank, Eximbank, Firstvinabank, Indovinabank...



  • Teân giao dòch trong nöôùc :Coâng ty Deät Vieät Thaéng

  • Teân giao dòch nöôùc ngoaøi : VietThang Textile Company (VICOTEX)

  • Truï sôû chính : Linh Trung, Thuû Ñöùc, Tp.Hoà Chí Minh

    • Ñieän thoaïi :8. 3969337 – 8.3969319 – 8.3960473

    • Fax : 84.8.3969319 – 84.8.38299271

      • Vaên phoøng giao dòch :Laàu 4, soá 35-37 Beán Chöông Döông, Q1, TP.HCM

        • Ñieän thoaïi : 8.3299291 – 8.3291120

        • Fax : 84.8.38299291

        • Email : vietthang @hcm.vnn.vn

        • Website : www.vietthangcom.com

          • Giaáy pheùp ñaêng kyù kinh doanh soá : 102593 caáp ngaøy 19/4/1993

          • Toång soá voán ñieàu leä : 60.009 trieäu ñoàng (tính töø naêm 2003)

            • Voán coá ñònh : 35.365 trieäu ñoàng

            • Voán löu ñoäng : 24.644 trieäu ñoàng

Coâng ty Deät Vieät Thaéng khi môùi thaønh laäp ñaõ gaëp phaûi nhöõng khoù khaên trôû ngaïi nhö thieáu thoán cô sôû vaät chaát phuïc vuï gia coâng cheá bieán haøng xuaát ñeå kinh doanh. Nhöng sau vaøi naêm hoaït ñoäng vôùi nhöõng noã löïc cuûa toaøn theå caùn boä coâng nhaân vieân, ban laõnh ñaïo neân coâng ty ñaõ vöôït qua nhöõng khoù khaên trôû ngaïi ñoù, daãn daét coâng ty vaøo neà neáp. Coâng ty ñaõ baùm saùt muïc tieâu cuûa ngaønh, tìm moïi caùch naâng cao daàn veà chaát löôïng phuïc vuï toát hôn cho ngöôøi tieâu duøng, naâng cao caùc hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh ñeå ñaät hieäu quaû cao nhaát trong kinh teá ñoái noäi cuõng nhö ñoái ngoaïi.

Trong nhöõng naêm gaàn ñaây coâng ty ñaõ lieân keát kinh doanh vôùi caùc doanh nghieäp trong nöôùc vaø ngoaøi nöôùc do ñoù thò tröôøng cuûa coâng ty ngaøy caøng môû roäng. Vì thò tröôøng cuûa coâng ty ngaøy caøng môû roäng neân coâng ty caàn söï hoå trôï cuûa Sôû Thöông Maïi vaø caùc ban ngaønh höõu quan cuûa Thaønh phoá taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho Coâng ty vay voán, caûi thieän caùc moái quan heä hôïp taùc cuõng nhö giaûi quyeát caùc vöôùng maéc khoù khaên theo ñuùng chính saùch Nhaø nöôùc. Hieän nay, Coâng ty ñaõ coù quan heä Thöông maïi vôùi nhieàu nöôùc treân theá giôùi Taây AÂu, Ñoâng AÂu, Baéc AÂu,UÙc, Canada, Hoàng Koâng .



2.1.2. Caùc saûn phaåm kinh doanh cuûa coâng ty:

Boâng-xô: Boâng Cotton, xô Polyester, cô visco, xô line, xô rayon.

Sôïi caùc loaïi: (Chi soá töø Ne 7 ñeán Ne 50) goàm coù 100% Cotton (chaûi khoâ vaø chaûi kyõ) 100% ,PE, 100% Visco, 100 Line, vaø sôïi pha nhö: T/C (Polyester + Cotton), TR (Polyester+rayon), TRL (Polyester+rayon+line), LC (Line+Cotton), RL (Rayon+Line).

Vaûi caùc loaïi: Goàm nhieàu loaïi daày, moûng khaùc nhau ñan sen nhieàu kieåu deät phong phuù theo thò hieáu vaø yeâu caàu cuûa khaùch haøng, khoå vaûi töø 44 inches ñeán 60 inches (1,13-1,25m) vôùi nhieàu loaïi vaät lieäu khaùc nhau nhö: Cotton, Visco, Tacron, Doberon, vaûi pha nhieàu loaïi nguyeân lieäu, vaûi in hoa, vaûi caro, vaûi quaàn…

Saûn phaåm may maëc: goàm aùo JACKET, aùo khoaùc, aùo sô mi, aùo blouse, chaên drap-goái, quaàn taây.

2.1.3. Naêng löïc saûn xuaát cuûa coâng ty:


    • Sôïi: Toång coäng coâng ty coù 34.000 coïc sôïi con ñaït 5.600 taán sôïi treân moät naêm, chæ soá bình quaân Ne 34.

    • Deät: Toång coäng co11.200 maùy goàm: maùy moät thoi, maùy 4 thoi, maùy deät khoâng thoi hieän ñaïi. Saûn löôïng ñaït 28.500.000m/naêm

    • In nhuoäm hoaøn taát: saûn löôïng ñaït 25.600.000m/naêm, thieát bò ñöôïc ñaàu tö nhieàu maùy hieän ñaïi taàm côû haøng ñaàu Ñoâng nam AÙ nhö maùy ñoát, giaëc giuõ lieân tuïc cuûa Haø Lan, maùy Sanfor cuûa Ñöùc, maùy nhuoäm giaùn ñoaïn cuûa Ñan Maïch.

    • Khaâu nhuoäm: Goàm hai daây chuyeàn nhuoäm lieân tuïc vaø giaùn ñoaïn, cho pheùp nhuoäm ñöôïc taát caû caùc gam maøu theo yeâu caàu treân nhieàu chaát lieäu vaûi vôùi ñoä ñoàng ñeàu cao.

    • Khaâu hoaøn taát: vôùi nhieàu thieát bò hieän ñaïi, cho pheùp taïo cho vaûi ñaït tieâu chuaån quoác teá nhö ñoä choáng co, choáng nhaøu, choáng phai maøu, choáng thaám nöôùc, meàm maïi, taïo loâng baèng maùy caøo loâng, maùy maøi, laøm boùng…

    • Saûn phaåm may: ña daïng naêng löïc saûn xuaát ñaït 5.000.000sp/naêm.

    • Treân laõnh vöïc kinh doanh: coù nhieàu heä thoáng cöûa haøng phaân phoái vaø giôùi thieäu saûn phaåm ñeán ngöôøi tieâu duøng.

Coâng ty tham gia thò tröôøng noäi ñòa vaø xuaát khaåu caùc loaïi saûn phaåm nhö: sôïi thoâ, sôïi maøu, caùc loaïi vaûi:100% cotton, CVC, T/C, Linen/viscose, aùo sô mi cao caáp, quaàn choáng nhaên, Aùo Jacket vaø caùc saûn phaåm thôøi trang.

2.1.4. Chöùc naêng, nhieäm vuï cuûa coâng ty :

2.1.4.1 Chöùc naêng :

Saûn xuaát vaø kinh doanh (nhaän uûy thaùc Xuaát – Nhaäp khaåu)

Coâng ty hoaït ñoäng trong caùc laõnh vöïc sau:


  • Saûn xuaát caùc maët haøng töø vaûi sôïicho ñeán saûn phaåm may maëchoaøn chænh

    • Vaûi:100%cotton, Oxfort, Chambray, T/C, CVC, Rayon, Raytex, Tacro

    • Sôïi: T/C Ne 45s,30s, 20s, CVC Ne 45s-cotton chaûi kyõ; Ne 40s, Ne 32s-cotton chaûi khoâ; Ne 30s, 20s, 10s-Visco; Ne 30s, 20s-polyester 100%; Ne 40s, 30s-linen;…

    • May maëc: Aùo sô mi nam, sômi nöõ, quaàn soït, Pyjama, ñoàng phuïc, Jacket, aùo maêng toâ, ñoà maëc aám, ñoà theå thao, Drap traûi giöôøng, aùo Kimono, ñoà nguû, quaàn aùo treû em.

      • Kinh doanh cung caáp caùc maët haøng vaûi sôïi, cho ñeán saûn phaåm nhuoäm.

      • Nhaän gia coâng saûn phaåm may maëc cho caùc Coâng ty nöôùc ngoaøi.

      • Nhaän uûy thaùc, XNK cho caùc Coâng ty coù nhu caàu veà nguyeân phuï lieäu.

2.1.4.2. Nhieäm vu ï:

      • Baûo toàn vaø phaùt trieån voán do nhaø nöôùc giao cho.

      • Taäp hôïp nhöõng tieàm naêng kinh teá vaø khaû naêng saûn xuaát, xuaát khaåu cuûa coâng ty ñeå thöïc hieän chuû tröông, chính saùch cuûa Nhaø Nöôùc vaø thöïc hieän muïc tieâu lôïi nhuaän cuûa coâng ty.

      • Chaáp haønh ñaày ñuû caùc chính saùch kinh teá vaø luaät phaùp cuûa nhaø nöôùc.

      • Thöïc hieän phaân phoái theo lao ñoäng, chaêm lo boài döôõng tay ngheà, trình ñoä chuyeân moân veà kyõ thuaät nghieäp vuï, chuyeân moân cho caùc coâng nhaân vieân, ñoàng thôøi khoâng ngöøng caûi thieän ñieàu kieän laøm vieäc, ñôøi soáng vaät chaát – tinh thaàn cho caùn boä coâng nhaân vieân.

      • Nhaän dieän muïc tieâu caùc maët haøng vaø maãu maõ ñang coù xu höôùng phaùt trieån maïnh, ñöa ra nhieàu maãu maõ môùi nhaèm ñaùp öùng nhu caàu cung caáp nguyeân vaät lieäu vaø tieâu thuï saûn phaåm cuûa coâng ty.

      • Baûo veä coâng ty, baûo veä saûn xuaát, baûo veä moâi tröôøng.

      • Giöõ gìn traät töï an toaøn lao ñoäng xaõ hoäi, laøm troøn nghóa vuï quoác phoøng.


2.1.5 Cô caáu toå chöùc nhaân söï vaø chöùc naêng cuûa caùc phoøng ban :

2.1.5.1 Sô ñoà toå chöùc:

Hình 2.1 . Sô Ñoà Toå Chöùc Coâng Ty Deät Vieät Thaéng.




Hình 2.1.2 Caáu Truùc Cuûa Coâng Ty Deät Vieät Thaéng




  • Caùc nhaø maùy tröïc thuoäc Coâng ty goàm:

    • Nhaø maùy deät 1: Naèm trong khuoân vieân trong coâng ty

- Dieän tích xaây döïng :16.000m2

-Naêng löïc saûn xuaát :30 trieäu meùt/naêm



  • Nhaø maùy sôïi:

- Dieän tích nhaø xöôûng :22.625m2

- Naêng löïc saûn xuaát :4.000 taán sôïi/naêm



  • Nhaø maùy nhuoäm:

- Dieän tích xaây döïng : 16.230m2

- Khaû naêng gia coâng :30 trieäu meùt vaûi/naêm



  • Caùc nhaø maùy may:

  1. Nhaø maùy may 1:

- Soá CBNV :650 ngöôøi

- Soá daây chuyeàn saûn xuaát :12

- Naêng löïc saûn xuaát :2.500 ngaøn saûn phaåm/naêm


  • Nhaø maùy may 2:

    • Soá CBCNV :250 ngöôøi

    • Soá daây chuyeàn saûn xuaát :5

    • Naêng löïc saûn xuaát :200 ngaøn aùo jacket/naêm

      • Nhaø maùy may 3:

        • Soá CBCNV :500 ngöôøi

        • Soá daây chuyeàn saûn xuaát :8

        • Naêng löïc saûn xuaát :800 ngaøn saûn phaåm/naêm

      • Nhaø maùy may 5:

        • Soá CBCNV :350 ngöôøi

        • Soá daây chuyeàn saûn xuaát : 9

        • Naêng löïc saûn xuaát : 135 ngaøn saûn phaåm

          • Nhaø maùy may thôøi trang:

            • Soá CBCNV :250 ngöôøi

            • Soá daây chuyeàn saûn xuaát :6

            • Naêng löïc saûn xuaát :500 ngaøn saûn phaåm/naêm

              • Coâng ty lieân doanh vôùi Haøn Quoác: Choognam – Viet Thang Garment Textile Co., Ltd

                  • Coâng ty lieân doanh vôùi Nga: Viet Thang Luch I Joiny – Venture Company (VICOLUCH I)




  • Caùc ñôn vò hoaït ñoäng hôïp taùc kinh doanh

  • SinoNova – VietThang

  • National Kosan – VietThang

  • Fujisima – VietThang

    • Caùc chi nhaùnh cuûa coâng ty

  • ÔÛ Haø Noäi: 59 Haøng Coùt, Quaän Hoaøng Kieám – Tel: (4)246105

  • ÔÛ Ñaø Naüng: 340 Phan Chu Trinh, Quaän Haûi Chaâu – Tel: (511)871312

  • ÔÛ Nha Trang: 195 Thoáng Nhaát, Nha Trang – Tel: 58 – 821646

  • ÔÛ Caàn Thô: 58D Huøng Vöông – Caàn Thô – Tel: (71) 811703

Vaø hôn 12 cöûa haøng treân phaïm vi toaøn quoác
2.1.6 Nhieäm vuï vaø chöùc naêng caùc phoøng ban:

2.1.6.1. Ban giaùm ñoác:

a) Toång Giaùm Ñoác:

- Ñieàu haønh moïi laõnh vöïc hoaït ñoäng cuûa Coâng ty vaø chòu traùch nhieäm tröôùc Toång Giaùm ñoác cuûa ngaønh Deät may Vieät Nam.

- Laø chuû doanh nghieäp do hoäi ñoàng quaûn trò Toång Coâng ty Deät May Vieät Nam boå nhieäm. OÂng ñaõ qua thöïc teá coâng taùc taïi coâng ty nhieàu naêm vôùi cöông vò töø thaáp ñeán cao, oâng luoân hoaøn thaønh toát coâng vieäc vaø phaùt huy taøi naêng cuûa mình, oâng coù nhieàu kinh nghieäm ñieàu haønh saûn xuaát vaø nhaïy beùn trong kinh doanh.

- Laø ngöôøi ñaïi dieän, thay maët Nhaø Nöôùc laõnh ñaïo, quaûn lyù coâng ty theo cheá doä thuû tröôûng. ÔÛ cô sôû, oâng ñöôïc quyeàn quyeát ñònh nhöõng chuû tröông, ra chæ thò, meänh leänh coâng taùc maø taát caû caùc caùn boä coâng nhaân vieân phaûi chaáp haønh nghieâm tuùc, oâng ñöôïc quyeàn söû duïng caùc loaïi voán Nhaø Nöôùc theo ñuùng theå leä taøi chính.

- Laø ngöôøi hoaïch ñònh chieán löôïc kinh doanh cuûa coâng ty, toå chöùc thöïc hieän, kieåm soaùt vaø hieäu chænh cho phuø hôïp theo töøng thôøi kyø, töøng hoaøn caûnh, tình huoáng thay ñoåi cuï theå.

- Laø ngöôøi ñaïi dieän cho coâng ty chòu moïi traùch nhieäm saûn xuaát kinh doanh cuûa coâng ty tröôùc phaùp luaät, laø ngöôøi ñaïi dieän phaùp nhaân kyù keát caùc vaên baûn phaùp lyù.


b) Phoù Toång Giaùm ñoác: laø ngöôøi trôï giuùp cho TGÑ, do TGÑ Toång Coâng ty Deät May Vieät Nam boå nhieäm.

Hieän nay Coâng ty deät Vieät Thaéng coù 4 phoù TGÑ phuï traùch töøng maûng theo sô ñoà treân, thay maët TGÑ ban haønh caùc quyeát ñònh vaø giaûi quyeát nhöõng vöôùng maéc trong saûn xuaát, tieâu thuï, thieát bò xaây döïng taøi chính… trong phaïm vi ñieàu haønh ñöôïc quy ñònh roõ cuûa Ban Toång Giaùm Ñoác.



  • Phoù Toång Giaùm ñoác ñieàu saûn xuaát: Laø ngöôøi chòu traùch nhieäm ñieàu haønh caùc vaán ñeà thuoäc veà saûn xuaát.

  • Phoù Toång Giaùm ñoác Nhuoäm: Chòu traùch nhieäm veà caùc vaán ñeà lieân quan ñeán nhuoäm vaø vieäc xöû lyù caùc chaát thaûi sau khi nhuoäm.

  • Phoù Toång Giaùm ñoác taøi chính- Thöông maïi: Laø ngöôøi chòu traùch nhieäm veà ñieàu haønh caùc vaán ñeà thuoäc veà taøi chính cuûa Coâng ty, tröïc tieáp chæ ñaïo ph oøng keá toaùn taøi chính. Ngoaøi ra coøn chæ ñaïo coâng taùc thò tröôøng, thöïc hieän thoâng tin, ñeà ra chieán löôïc saûn phaåm vaø saûn xuaát maët haøng môùi, tröïc tieáp phuï traùch phoøng keá hoaïch kinh doanh, giaùm saùt vieäc trieån khai caùc keá hoaïch tieâu thuï saûn phaåm.

  • Phoù Toång Giaùm ñoác lieân doanh: Chòu traùch nhieäm tröïc tieáp quaûn lyù caùc vaán ñeà veà caùc Coâng ty lieân doanh cuûa Coâng ty deät Vieät Thaéng.

2.1.6.2. Caùc phoøng ban:

a) Phoøng kyõ thuaät :

- Phuï traùch caùc vaán ñeà nhö baûo trì söûa chöõa maùy moùc, nghieân cöùu döï toaùn, tieán haønh mua saém maùy moùc thieát bò, daây chuyeàn saûn xuaát môùi, caùc caûi tieán kyõ thuaät saûn xuaát, saùng kieán phaùt minh.

- Nghieân cöùu maët haøng môùi thí ñieåm, leân caùc döï aùn ñaàu tö cho caùc nhaø maùy trong coâng ty.

- Nghieân cöùu höôùng phaùt trieån vaø môû roäng saûn xuaát kinh doanh.

- Nghieân cöùu laäp döï aùn ñaàu tö tìm ñoái taùc saûn xuaát.

- Kieån tra chaát löôïng saûn phaåm saûn xuaát ra.

- Kòp thôøi giaûi quyeát caùc vöôùng maéc veà chaát löông saûn phaåm ñeå ñieàu chænh saûn xuaát, ñaûm baûo uy tín chaát löôïng saûn phaåm cuûa coâng ty.

- Kieåm tra nguyeân lieäu nhaäp vaøo kho moät caùch chaët cheõ.


b) Phoøng keá hoaïch vaø phaùt trieån kinh doanh: Goàm caùc chöùc naêng:

- Thu nhaän thoâng tin thò tröôøng thoâng qua caùc nguoàn nhö: khaùch haøng thöôøng xuyeân cuûa Coâng ty, phöông tieän thoâng tin ñaïi chuùng, baùo chí, hoäi chôï thöông maïi.

- Xaây döïng keá hoaïch saûn xuaát: keá hoaïch daøi haïn vaø keá hoaïch haøng naêm.

- Kinh doanh noäi ñòa.

- Laäp keá hoaïch saûn xuaát kinh doanh ngaén haïn vaø daøi haïn, theo töøng thôøi kyù: thaùng, quí, naêm.

- Vaïch ra muïc tieâu saûn xuaát vaø tieâu thuï.

- Ñieàu phoái caân ñoái saûn xuaát, cung öùng vaät tö, nguyeân lieäu.

- Quaûn lyù kho taøng, ñieàu ñoâng vaïn taûi phuïc vuï saûn xuaát.

- Ñaøm phaùn, kyù keát hôïp ñoàng döïa treân khaû naêng saûn xuaát.

- Laäp keá hoaïch ñaùnh giaùcho töøng loaïi saûn phaåm, töøng ñôn ñaët haøng


trong kyø.

- Coù phöông aùn saûn xuaát, tieâu thuï saûn phaåm, tìm kieám thò tröôøng noäi ñòa.

- Theo doõi saûn xuaát, tieâu thuï vaø thöïc hieän ñôn ñaët haøng.

c) Phoøng keá toaùn taøi chính:

- Thöïc hieän caùc nghieäp vuï keá toaùn, thoáng keâ lieân quan ñeán taøi saûn cuûa Coâng ty, quaûn lyù vaø thöïc hieän caùc cheá ñoä thuû tuïc taøi chính keá toaùn theo quy ñònh hieän haønh, laäp caùc baùo caùo keát quaû hoaït ñoäng kinh doanh, taøi chính…Phoøng ñöôïc phuï traùch bôûi keá toaùn tröôûng hoaït ñoäng döôùi söï giaùm saùt cuûa Phoù Toång Giaùm ñoác taøi chính.

- Quaûn lyù toaøn boä nguoàn voán cuûa coâng ty

- Caân ñoái caùc nguoàn voán, quyeát toaùn loã – laõi cuûa coâng ty theo kyø

- Theo doõi vaø hoaïch toaùn, keá toaùn toaøn boä hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh.

- Phaân tích hoaït ñoâng kinh teá, tính toaùn hieäu quaû vaø thöïc hieän caùc chæ tieâu giao noäp ngaân saùch Nhaø Nöôùc.

- Chòu traùch nhieäm tröôùc TGÑ veà toaøn boä coâng taùc keá toaùn, thoáng keâ vaø quaûn lyù taøi chính.

d) Phoøng kinh doanh XNK vaø May maëc:

- Thöïc hieän caùc khaâu trong kinh doanh xuaát nhaäp khaåu töø vieäc tìm kieám khaùch haøng vaø thò tröôøng, ñaøm phaùn, kyù keát Hôïp ñoàng, thu mua haøng cung öùng xuaát khaåu, tieâu thuï haøng hoùa XNK vaø caùc coâng vieäc lieân quan khaùc.

- Keát hôïp vôùi phoøng keá hoaïch theo doõi caùc ñôn haøng xuaát khaåu vaø leân keá hoaïch nhaäp khaåu nguyeân vaät lieäu, thieát bò maùy moùc ngaén vaø daøi haïn.

- Thöïc hieän vieäc xuaát nhaäp khaåu uûy thaùc.

- Ñaûm baûo vieäc ñoái ngoaïi vaø tìm thò tröôøng kinh doanh vôùi nöôùc ngoaøi.

- Thöïc hieän caùc ñôn haøng xuaát nhaäp khaåu.

- Tìm kieám quan heä vôùi caùc nhaø cung caáp ñaûm baûo yeâu caàu veà chaát löôïng, giaù caû, thôøi gian giao haøng.

Ngoaøi ra coøn coù caùc chöùc naêng, nhieäm vuï nhö phoøng keá hoaïch.


e) Phoøng toå chöùc haønh chaùnh:

- Thöïc hieän caùc chöùc naêng nhö: Tuyeån duïng lao ñoäng, phaân coâng traùch nhieäm, nghieân cöùu vaø thöïc hieän caùc chính saùch Nhaø nöôùc, chòu söï laõnh ñaïo tröïc tieáp cuûa Toång Giaùm ñoác.

- Quaûn lyù, phaân boá, ñieàu ñoäng caùn boä coâng nhaân vieân (CBCNV) cuûa coâng ty.

- Quaûn lyù toaøn boä hoà sô CBCNV.

- Ñaøo taïo caùn boä, naâng cao trình ñoä tay ngheà cho coâng nhaân vieân.

- Laäp chieán löôïc daøi haïn veà caùn boä, quaûn lyù con ngöôøi veà maët haønh chính.

- Soaïn thaûo caùc quy cheá vaø theo doõi vieäc thöïc cheá ñoä chính saùch.

- Soaïn thaûo caùc quy cheá vaø theo doõi vieäc thöïc hieän cheá ñoä, chính saùch cho CBCNV.



f) Phoøng lieân doanh:

- Coù nhieäm vuï quaûn lyù caùc vaán ñeà lieân doanh cuûa Coâng ty.



g) Caùc cöûa haøng:

- Giôùi thieäu buoân baùn, baùn leû caùc saûn phaåm cuûa Coâng ty taïi caùc chôï Soaùi Kình Laâm, Beán Thaønh, ngay taïi Toång Coâng ty, ôû Haø Noäi vaù vaên phoøng ñaïi dieän ôû Moscow (Nga).



h) Phoøng baûo veä - quaân söï:

- Phuï traùch coâng taùc kieåm tra, kieåm soaùt, giaùm saùt vieäc xuaát nhaäp khaåu vaät tö, nguyeân phuï lieäu ….. ra vaøo coâng ty.

- Huaán luyeän coâng nhaân phoøng choáng chaùy noå, xaây döïng ñoäi phoøng chaùy chöõa chaùy.

- Huaán luyeän quaân söï cho caùc löïc löôïng tröïc töï veä cuûa caùc xí nghieäp thaønh vieân.



i) Phoøng khaùm ña khoa:

- Quaûn lyù söùc khoûe cho toaøn boä CBCNV.

- Chòu traùch nhieäm veà coâng taùc veä sinh phoøng dòch, moâi tröôøng vaø ñieàu trò, ñieàu döôõng ñoái vôùi caùc daïng beänh thoâng thöôøng cho caùc CBCNV.

- Theo doõi vaø laäp thuû tuïc y teá.



k) Ngaønh xe:

- Ñöa ñoùn coâng nhaân vieân lieân tuïc ba ca saûn xuaát, baûo ñaûm lao ñoäng phuïc vuï saûn xuaát kòp thôøi.



l) Ngaønh dòch vuï ñôøi soáng:

- Ñaûm baûo ñôøi soáng cho coâng nhaân, phuïc vuï aên chöa vaø toå chöùc baùn haøng phuïc vuï nhu caàu cuûa coâng nhaân vieân.



m) Ban thieát keá cô baûn:

- Laø boä phaän giuùp ban Giaùm Ñoác söûa chöõa, xaây döïng, nghieäm thu toaøn boä caùc coâng trình cô baûn trong toaøn boä coâng ty.



n) Nhaø maùy cô ñieän, ñoäng löïc :

    • Phuï trôï cho quaù trình saûn xuaát chính cuûa coâng ty.

2.2 .TÌNH HÌNH HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANH CUÛA COÂNG TY TÖØ NAÊM 2004 ÑEÁN 2006:

2.2.1 Tình hình hoaït ñoäng kinh doanh cuûa coâng ty :

2.2.1.1 Tình hình kim ngaïch xuaát nhaäp khaåu qua töø naêm 2004 ñeán 2006.

Baûng 2.2.1:Kim ngaïch xuaát nhaäp khaåu töø naêm 2004 ñeán naêm 2006.

Ñôn vò tính:USD




CHÆ TIEÂU

Naêm 2004

Naêm 2005

Naêm 2006

2004/2005

2005/2006

Trò giaù

Trò giaù

Trò giaù

(%)

(%)

KN xuaát khaåu

14.736.400

18.300.250

16.470.225

124,2

90

KN nhaäp khaåu

7.754.312

8.826.180

7.502.253

113,8

85

Toång KN XNK

22.490.712

27.126.430

23.972.478

120.6

88.37

Каталог: groups
groups -> Báo cáo tài chính, luồng tiền và các khoản thuế (Mức độ: Dễ, Dễ/Trung bình, Trung bình/Khó, và Khó) Phần I
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam

tải về 449.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương