TRƯỜng thpt thái phiên câu hỏI Ôn tập học kì II năm họC 2015-2016


A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)



tải về 330.68 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích330.68 Kb.
#10874
1   2   3   4   5

A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)


  1. Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

    1. HCOOH và NaOH.

    2. HCOOH và CH3OH.

    3. HCOOH và C2H5NH2.

    4. CH3COONa và CH3OH.

  2. Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất là

    1. Fe.

    2. Al.

    3. Cr.

    4. K.

  1. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

    1. CH2 = CH2.

    2. CH2 = CH – CH = CH2.

    3. CH3 CH3.

    4. CH2 = CH – Cl.

  1. Trong các hợp chất, nguyên tố nhôm có số oxi hóa là

    1. +2.

    2. +3.

    3. +4.

    4. +1.

  1. Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)?

    1. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.

    2. FeO tác dụng với dung dch HNO3 loãng (dư).

    3. Fe(OH)3 tác dụng vi dung dch H2SO4.

    4. Fe tác dụng với dung dịch HCl.

  2. Cho dãy các chất: Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO. Số chất trong dãy tác dụng với H2O là

    1. 4.

    2. 1.

    3. 3.

    4. 2.

  1. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin, màu quỳ tím chuyển thành

    1. xanh.

    2. vàng.

    3. đỏ.

    4. nâu đỏ.

  1. Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử

    1. hiđro.

    2. cacbon.

    3. nitơ.

    4. oxi.



    B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)



  1. Phát biểu nào sau đây đúng?

    1. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

    2. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức.

    3. Glucozơ là đồng phân của saccarozơ.

    4. Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit axetic.

  2. Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử nào sau đây có giá trị dương?

    1. Mg2+/Mg.

    2. Na+/Na.

    3. Al3+/Al.

    4. Cu2+/Cu.

  1. Nguyên tố nào sau đây là kim loại chuyển tiếp?

    1. Na.

    2. Al.

    3. Cr.

    4. Ca.

  1. Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là

    1. anilin.

    2. metylamin.

    3. etylamin.

    4. đimetylamin

    1. .

  1. Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu đưc 13,44 lít khí H2 ktc). Kim loại M là

    1. Ca.

    2. Mg.

    3. Ba.

    4. Be.

  1. Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?

    1. Polietilen.

    2. Tinh bột.

    3. Tơ visco.

    4. Tơ tằm.

  1. Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

    1. CH3COOH và C6H5OH.

    2. CH3COOH và C6H5ONa.

    3. CH3OH và C6H5ONa.

    4. CH3COONa C6H5ONa.

  2. Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4?

    1. HCl.

    2. BaCl2.

    3. NaOH.

    4. NaCl


KỲ  THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ  THÔNG NĂM 2013

Môn thi : HÓA HỌC - Giáo dục THPT

  1. Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

    1. Ca2+, Mg2+.

    2. Cu2+, Fe2+.

    3. Zn2+, Al3+.

    4. K+, Na+.

  1. Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là

    1. phenolphtalein.

    2. quỳ tím.

    3. natri hiđroxit.

    4. natri clorua.

  1. Chất X có công thức cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X là

    1. metyl fomat.

    2. metyl axetat.

    3. etyl axetat.

    4. etyl fomat.

  1. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là

    1. 2,24.

    2. 4,48.

    3. 3,36.

    4. 1,12.

  1. Số nhóm amino (NH2) có trong một phân tử axit aminoaxetic là

    1. 2.

    2. 3.

    3. 1.

    4. 4.

  1. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

    1. 24,2.

    2. 18,0.

    3. 42,2.

    4. 21,1.

  1. Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là

    1. 3.

    2. 5.

    3. 2.

    4. 4.

  1. Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

    1. 11,20.

    2. 5,60.

    3. 8,96.

    4. 4,48.

  1. Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là

    1. [C6H5O2(OH)3]n.

    2. [C6H8O2(OH)3]n.

    3. [C6H7O2(OH)3]n.

    4. [C6H7O3(OH)2]n.

  1. Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?

    1. Fe.

    2. Mg.

    3. Ag.

    4. Cu.

  1. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là

    1. 1.

    2. 3

    3. 4.

    4. 2.

  1. Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là

    1. NaOH.

    2. KOH.

    3. HCl.

    4. NH3.

  2. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

    1. Al2O3.

    2. FeCl3 .

    3. NaCl.

    4. Al(OH)3.

  1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 là

    1. Mg.

    2. Al.

    3. Na.

    4. Fe.

  1. Nhận xét nào sau đây không đúng?

    1. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.

    2. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

    3. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.

    4. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

  2. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là

    1. 1

    2. 2.

    3. 3.

    4. 4.

  1. Cho dãy các kim loại: Na, K, Mg, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường là

    1. 3.

    2. 4.

    3. 2.

    4. 1.

  1. Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là

    1. Fe.

    2. Si.

    3. Mn.

    4. S.

  1. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

    1. C3H6O2.

    2. C4H8O2.

    3. C5H10O2.

    4. C2H4O2.

  1. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong m gam X là

    1. 16,8 gam.

    2. 5,6 gam.

    3. 11,2 gam.

    4. 2,8 gam.

  1. Công thức hóa học của kali đicromat là

    1. KCl.

    2. KNO3.

    3. K2Cr2O7.

    4. K2CrO4.

  1. Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

    1. MgCl2.

    2. ZnCl2.

    3. NaCl.

    4. FeCl3.

  1. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

    1. CH3 – CH2 – CH3.

    2. CH2 = CH – CN.

    3. CH3 – CH2 – OH.

    1. CH3 – CH3.

  1. Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là

    1. Al.

    2. Fe.

    3. Cu.

    4. Au.

  1. Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với

    1. Mg(OH)2.

    2. KCl.

    3. NaCl.

    4. Cu(OH)2.

  1. Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250oC – 300oC thu được

    1. isopren.

    2. vinyl clorua.

    3. vinyl xianua.

    4. metyl acrylat.

  1. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

    1. CH3NH2.

    2. C2H5NH2.

    3. C6H5NH2.

    4. CH3NHCH3.

  1. Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

    1. điện phân dung dịch.

    2. điện phân nóng chảy.

    3. thủy luyện.

    4. nhiệt luyện.

  1. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    1. 22,0.

    2. 28,4.

    3. 36,2.

    4. 22,4.

  1. Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat?

    1. CH3COOH và CH3OH.

    2. HCOOH và CH3OH.

    3. HCOOH và C2H5OH.

    4. CH3COOH và C2H5OH.

  1. Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch

    1. HCl.

    2. HNO3.

    3. NaOH.

    4. Fe2(SO4)3.

  1. X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là

    1. Fe.

    2. Ag.

    3. Cu.

    4. Al.


Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)

  1. Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?

    1. HCOOCH3.

    2. CH3COOC2H5.

    3. CH3COOCH3.

    4. HCOOC2H5.

  1. Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là

    1. Cu.

    2. Ag.

    3. Al.

    4. Mg.

  1. Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là:

    1. Cu2+, Mg2+, Fe2+.

    2. Mg2+, Fe2+, Cu2+.

    3. Mg2+, Cu2+, Fe2+.

    4. Cu2+, Fe2+, Mg2+.

  1. Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là

    1. 3.

    2. 1.

    3. 4.

    4. 2.

  1. Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là

    1. 9,0.

    2. 4,5.

    3. 13,5.

    4. 18,0.

  1. Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẫu khí thi đó, ta dùng dung dch

    1. KCl.

    2. NaCl.

    3. Pb(CH3COO)2.

    4. NaNO3.

  1. Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 30. Công thức phân tử của X là

    1. C2H4O2.

    2. C3H6O2.

    3. C5H10O2.

    4. C4H8O2.

  1. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

    1. Tơ capron.

    2. Tơ nitron.

    3. Tơ tằm.

    4. Tơ visco.

B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)

  1. Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 6,4 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là

    1. 2,24 lít.

    2. 1,12 lít.

    3. 0,56 lít.

    4. 4,48 lít.

  1. Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?

    1. Etanol.

    2. Glyxin.

    3. Anilin.

    4. Metylamin.

  1. Cho các phát biểu sau: (a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ. (b) Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. (c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ. (d) CrO3 là một oxit axit. Số phát biểu đúng là

    1. 4.

    2. 2.

    3. 3.

    4. 1.

  1. Nhận xét nào sau đây không đúng?

    1. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.

    2. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.

    3. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.

    4. Metyl axetat là đồng phân của axit axetic.

  2. Trong phòng thí nghim, đ xử lí b một số chất thi dạng dung dch chứa ion Fe3+ Cu2+ ta dùng lượng dư

    1. dung dịch muối ăn.

    2. ancol etylic.

    3. nước vôi trong.

    4. giấm ăn.

  1. Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ thiên nhiên?

    1. Tơ nitron.

    2. Tơ tằm.

    3. Tơ vinilon.

    4. Tơ lapsan.

  1. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

    1. Na2CO3.

    2. NaHCO3.

    3. Al2O3.

    4. Al(OH)3.

  1. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam etyl axetat thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

    1. 3,36.

    2. 8,96.

    3. 4,48.

    4. 3,44.





ÔN THI TÔT NGHIỆP_MÔN HÓA

Каталог: files -> %C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
%C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016 -> Tổ: Địa lí Trường: thpt thái Phiên Năm 2015 2016 phần I đỊa lí TỰ nhiêN
%C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016 -> -

tải về 330.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương