TRƯỜng thpt thái phiên câu hỏI Ôn tập học kì II năm họC 2015-2016


CHƯƠNG 8, 9 : PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ_HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG



tải về 330.68 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích330.68 Kb.
#10874
1   2   3   4   5

CHƯƠNG 8, 9 : PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ_HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

  1. Để nhận ra ion SO42- trong dung dịch hỗn hợp có lẫn các ion CO32-, PO43-, SO32- và HPO42-, nên dùng thuốc thử là dung dịch nào dưới đây?

    1. BaCl2 trong axit loãng dư

    2. H2SO4 đặc dư

    3. Ba (OH)2

    4. Ca(NO3)2

  1. Nếu chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt các dung dịch đựng trong các bình riêng mất nhãn : NH4Cl, (NH4) 2SO4, NaNO3, FeCl2, FeCl3, và Al(NO3) 3, thì nên dùng dung dịch là :

    1. NaOH

    2. AgNO3

    3. Ba(OH)2

    4. NH3

  1. Chỉ dùng quỳ tím (và các mẫu thử đã nhận biết được) thì nhận ra bao nhiêu dung dịch, trong số 5 dung dịch mất nhãn : NaHSO4,KHCO3,Mg(HCO3) 2, Na2SO4­­,Ba(HCO3)2

    1. 2

    2. 3

    3. 4

    4. 5

  1. Chỉ có quỳ tím và các dung dịch HCl, Ba(OH)2 có thể nhận biết được bao nhiêu ion trong dung dịch chứa Na+, NH4+, HCO3-, CO32-, SO42- :

    1. 2

    2. 3

    3. 4

    4. 5

  1. Để nhận biết 3 axit đặc nguội : HCl, H­2SO4, HNO ta đựng riêng biệt trong 3 lọ đựng mất nhãn, ta dùng thuốc thử nào :

    1. Fe

    2. Fe2O3

    3. Al

    4. Ag

  1. Có thể phân biệt 3 dung dịch : KOH, HCl, H2SO4 loãng bằng một thuốc thử là :

    1. quỳ tím

    2. Zn

    3. Al

    4. BaCO3

  1. Để phân biệt trực tiếp các dung dịch Na2S, Na2SO3, Na2CO3, NaNO3 và AgNO3 chỉ bằng một thuốc thử, thì thuốc thử nên chọn là :

    1. HCl

    2. HNO3

    3. Ba(OH)2

    4. NaCl

  1. Nếu chỉ dùng một thuốc thử phân biệt các muối rắn : NaCl, Na2CO3, BaCO3 và BaSO4 thì nên dùng :

    1. Nước nguyên chất

    2. Dung dịch H2SO4

    3. Dung dịch AgNO3

    4. Dung dịch BaCl2

  1. Để phân biệt khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây :

    1. Dung dịch KMnO4

    2. Dung dịch Br2

    3. Dung dịch CuCl2

    4. Dung dịch NaOH

  1. Cho 4 dung dịch không màu đựng trong 4 lọ riêng biệt mất nhãn : NaCl, MgCl2, AlCl3,FeCl2. Kim loại để phân biệt 4 dung dịch trên (không dùng thuốc thử nào khác) là :

    1. Na

    2. Al

    3. Fe

    4. Ag

  1. Có 4 kim loại : Mg, Ba, Zn, Fe. Để nhận biết các kim loại đó chỉ cần dùng thêm một chất là :

    1. Dung dịch NaOH

    2. Dung dịch Ca(OH)2

    3. Dung dịch HCl

    4. Dung dịch H2SO4 loãng

  1. Trong một dung dịch có chứa đồng thời các cation : K+, Ag+, Fe2+, Ba2+, Ca2+, Cu2+ và chỉ chứa một loại anion. Anion đó là

    1. Cl-

    2. NO3-

    3. SO42-

    4. PO43-

  1. Cho các chất : CaCO3, Fe2O3, Al2O3, SiO2. Có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây để phân biệt các chất đó:

    1. HCl

    2. NaOH

    3. Na2CO3

    4. H2SO4

  1. Để khử trùng nước sinh hoạt, người ta hay dùng nước clo, sở dĩ như vậy là do

    1. clo là chất oxi hóa mạnh

    2. có chứa axit hipoclorơ là chất oxi hóa mạnh

    3. có chứa oxi nguyên tử là tác nhân oxi hóa mạnh

    4. clo là chất khí tan được trong nước

  2. Trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra khí H­2S, nhưng không có sự tích tụ H2S trong không khí. Nguyên nhân do

    1. 2S ở thể khí

    2. 2S dễ bị oxi hóa trong không khí

    3. Khí H­2S dễ bị phân hủy trong không khí

    4. 2S dễ bị khử trong không khí

  1. Lí do nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu hơn

    1. ozon là một khí độc

    2. ozon dễ tan trong nước

    3. ozon có tính oxi hóa mạnh

    4. ozon có tính tẩy màu

  1. Khí gây nên hiện tượng mưa axit là 

    1. CO2

    2. Cl2

    3. SO2

    4. H2S

  1. Khí nào trong các khí dưới đây, là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính

    1. CO2

    2. CFC

    3. NO

    4. Cl2

  1. Hiện nay CFC bị hạn chế sản xuất và sử dụng trên toàn thế giới vì khí này là nguyên nhân gây ra hiện tượng

    1. thủng tầng ozon

    2. hiệu ứng nhà kính

    3. mưa axít

    4. xâm thực đất



KỲ  THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ  THÔNG NĂM 2008

Môn thi : HÓA HỌC - Giáo dục THPT Khong Phan ban

  1. Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n

    1. polivinyl clorua.

    2. polistiren.

    3. polimetyl metacrylat.

    4. polietilen.

  1. Este etyl fomiat có công thức là

    1. HCOOCH=CH2.

    2. CH3COOCH3.

    3. HCOOC2H5.

    4. HCOOCH3.

  1. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

    1. 6

    2. 7

    3. 4.

    4. 5.

  1. Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là

    1. Mg.

    2. Al.

    3. Na.

    4. Fe.

  1. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng

    1. nhiệt phân.

    2. trùng ngưng.

    3. trùng hợp.

    4. trao đổi.

  1. Công thức chung của dãy đồng đẳng rượu no, đơn chức, mạch hở là

    1. CnH2n+ 1COOH (n>0).

    2. CnH2n + 1OH (n>1).

    3. CnH2n + 1CHO (n>0).

    4. CnHn - 1OH (n>3).

  1. Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch

    1. HNO3 loãng.

    2. NaCl loãng.

    3. NaOH loãng.

    4. H2SO4 loãng

  1. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

    1. 1s22s2 2p6.

    2. 1s22s2 2p6 3s1.

    3. 1s22s2 2p6 3s2.

    4. 1s22s2 2p6 3s23p1.

  1. Cho 4,6 gam rượu etylic phản ứng với lượng dư kim loại Na, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

    1. 3,36.

    2. 4,48.

    3. 1,12.

    4. 2,24.

  1. Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, ta dùng dung dịch

    1. NaCl.

    2. Na2CO3.

    3. Ca(NO3)2.

    4. HCl.

  1. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

    1. CuO.

    2. MgO.

    3. KOH.

    4. Al2O3.

  1. Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là

    1. NaCl.

    2. Na2CO3.

    3. NaOH.

    4. BaCl2.

  1. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

    1. NaNO3.

    2. NaOH.

    3. H2SO4.

    4. HCl.

  1. Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

    1. CuSO4 và HCl.

    2. CuSO4 và ZnCl2.

    3. ZnCl2 và FeCl3.

    4. HCl và AlCl3.

  1. Trong điều kiện thích hợp, axit fomic (HCOOH) phản ứng được với

    1. HCl.

    2. NaCl.

    3. C2H5OH.

    4. Cu.

  1. Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

    1. 3.

    2. 4.

    3. 2.

    4. 5.

  1. Hai chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là

    1. CH3NH2 và C6H5OH (phenol).

    2. HCOOH và C6H5NH2 (anilin).

    3. CH3COOH và C6H5NH2 (anilin).

    4. HCOOH và C6H5OH (phenol).

  2. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

    1. FeCl3.

    2. K2SO4.

    3. BaCl2.

    4. KNO3.

  1. Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch

    1. Na2SO4.

    2. NaNO3.

    3. NaOH.

    4. NaCl.

  1. Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là (Cho H = 1, O = 16, Na = 23, Cl = 35,5)

    1. 100.

    2. 300.

    3. 400.

    4. 200.

  1. Axit axetic (CH3COOH) không phản ứng với

    1. Na2SO4.

    2. Na2CO3.

    3. NaOH.

    4. CaO.

  1. Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là (Cho H = 1, O = 16, Fe = 56)

    1. 12.

    2. 8.

    3. 14.

    4. 16.

  1. Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

    1. CH3COONa và C2H5OH.

    2. HCOONa và CH3OH.

    3. CH3COONa và CH3OH.

    4. HCOONa và C2H5OH.

  1. Cho m gam kim loại Al tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho H = 1, O = 16, Na = 23, Al = 27)

    1. 8,1.

    2. 10,8.

    3. 2,7.

    4. 5,4.

  1. Cặp chất không xảy ra phản ứng là

    1. Zn + Fe(NO3)2.

    2. Fe + Cu(NO3)2.

    3. Cu + AgNO3.

    4. Ag + Cu(NO3)2.

  1. Oxi hoá CH3CH2OH bằng CuO đun nóng, thu được anđehit có công thức là

    1. CH3CH2CHO.

    2. CH3CHO.

    3. CH2=CHCHO.

    4. HCHO.

  1. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là

    1. 2.

    2. 3.

    3. 1.

    4. 4.

  1. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

    1. NaOH.

    2. Cu(NO3)2.

    3. HCl.

    4. H2SO4 đặc, nguội.

  1. Chất phản ứng được với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là

    1. CH3CH2OH.

    2. CH3CHO.

    3. CH3NH2.

    4. CH3COOH

  1. Chất thuộc loại đisaccarit là

    1. saccarozơ.

    2. xenlulozơ.

    3. fructozơ.

    4. glucozơ.

  1. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là

    1. CH3-CH3.

    2. CH3-CH2-CH3.

    3. CH2=CH-CH3.

    4. CH3-CH2-Cl

  1. Chất phản ứng được với Cu(0H)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam là

    1. rượu etylic.

    2. glixerin.

    3. phenol.

    4. etyl axetat.

  1. Chất phản ứng được với CaCO3

    1. CH3CH2OH.

    2. C6H5OH (phenol).

    3. C6H5NH2 (anilin).

    4. CH2=CHCOOH.

  1. Trung hoà m gam axit CH3C00H bằng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

    1. 12,0.

    2. 9,0.

    3. 3,0.

    4. 6,0.

  1. Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là

    1. Fe2O3.

    2. FeO.

    3. Fe.

    4. FeCl2.

  1. Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(N03)2 giải phóng kim loại Cu là

    1. Al và Fe.

    2. Al và Ag.

    3. Fe và Ag.

    4. Fe và Au.

  1. Cho 4,4 gam một anđehit no, đơn chức, mạch hở X phả n ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 21,6 gam kim loại Ag. Công thức của X là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Ag = 108)

    1. C3H7CHO.

    2. CH3CHO.

    3. HCHO.

    4. C2H5CHO.

  1. Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

    1. Na.

    2. K.

    3. Fe.

    4. Ba.

  1. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

    1. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.

    2. điện phân dung dịch CaCl2.

    3. điện phân CaCl2 nóng chảy.

    4. nhiệt phân CaCl2.

  2. Để phân biệt dung dịch phenol (C6H5OH) và rượu etylic (C2H5OH), ta dùng thuốc thử là

    1. nước brom.

    2. kim loại Na.

    3. dung dịch NaCl.

    4. quỳ tím.

Каталог: files -> %C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
%C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016 -> Tổ: Địa lí Trường: thpt thái Phiên Năm 2015 2016 phần I đỊa lí TỰ nhiêN
%C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016 -> -

tải về 330.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương