Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Bất động sản & Kinh tế tài nguyên



tải về 192.05 Kb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích192.05 Kb.
#51915
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Nhóm-4-Dân-số (1)
Nhóm-2-Dân-số, Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6, TL-DSPT

Giới thiệu địa bàn

  1. Về vị trí địa lý


Thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên là địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, đã và đang có những tác động mạnh mẽ tới đời sống của người dân trên địa bàn.
Thị xã (TX) Phổ Yên trực thuộc tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Phổ Yên. Thị xã Phổ Yên nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đầu mối giao thông có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa của tỉnh Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

    1. Về kinh tế

Trong những năm qua, Phổ Yên đã thu hút được hơn 400 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Trong đó có nhiều dự án FDI lớn nhất từ trước tới nay, trở thành địa phương dẫn đầu các huyện, thị, thành trong tỉnh và cả khu vực phía Bắc về thu hút đầu tư FDI với 6,8 tỷ USD, đưa tổng số vốn đăng ký đầu tư vào địa bàn lên 225 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 52,9%. Cơ cấu kinh tế đạt: Công nghiệp xây dựng 79,7%, thương mại dịch vụ 17,1%, nông lâm thủy sản 3,2%, GDP bình quân đầu người đạt trên 163 triệu đồng. Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển vượt bậc, trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, đem lại giá trị sản xuất cao như Nhà máy Samsung, Công ty TNHH Mani Medical, Công ty CP Prime Phổ Yên,…

    1. Về dân số

Tốc độ tăng dân số tự nhiên về cơ bản ổn định, tốc độ tăng dân số cơ học đạt mức bình quân từ 0,2 - 0,4%/năm trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2020. Năm 2015, số lao động trong độ tuổi trên địa bàn Huyện khoảng 87.350 người, năm 2020 là 91.807 người.
  1. Tác động của đô thị hóa đối với đời sống người dân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên


Đô thị hóa đã ảnh hưởng đến một số khía cạnh kinh tế - xã hội trong đời sống người dân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đó là thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, trong thu nhập, thay đổi về nhà ở, cảnh quan đô thị ở khu vực đang diễn ra đô thị hóa. Để tìm hiểu phân tích cụ thể các ảnh hưởng tác động của đô thị hóa đến đời sống người dân, nhóm đã tham khảo số liệu của địa bàn phường Đồng Tiến, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời gian qua, tốc độ đô thị hóa của TX Phổ Yên diễn ra khá nhanh, điều này đã, đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống của người dân trên địa bàn. Những thay đổi diễn ra trên tất cả cảc lĩnh vực, từ cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu kinh tế, nghề nghiệp, lao động việc làm, nguồn thu nhập, mức sống đến nhà ở, cơ sở hạ tầng, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần của người dân, cụ thể:
Đô thị hóa làm thay đổi về nghề nghiệp và thu nhập
Trước năm 2015, phần lớn số hộ điều tra có nghề nông là chính và kết hợp thêm 1 nghề khác. Sau năm 2015, sau khi thu hồi đất, cơ cấu nghề nghiệp đã thay đổi nhiều, trong đó nghề nông giảm mạnh nhất. Số hộ chuyển sang kinh doanh tăng lên đáng kể (phường Đồng Tiến tăng từ 2 lên 9 trường hợp). Số hộ làm nghề thủ công hầu như không thay đổi nhiều. Số lao động được tuyển dụng vào các khu công nghiệp làm công nhân tăng lên ở địa phương. Sự thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp thể hiện qua số liệu điều tra 30 hộ dân, thể hiện cụ thể trong hình 1.

Hình 1. Nghề nghiệp trước và sau năm 2015 của người dân ở phường Đồng Tiến (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Từ thay đổi về nghề nghiệp và kết quả điều tra, cho thấy có sự khác nhau về thu nhập trung bình, so với trước năm 2015 thì sau năm 2015 (thực hiện thu hồi đất do đô thị hóa) thu nhập đều tăng lên. Trước năm 2015, thu nhập chính chủ yếu dựa vào nghề nông; thì sau năm 2015, thu nhập trong gia đình thay đổi, thu nhập từ kinh doanh, làm công nhân tăng lên. Tuy nhiên có thể thấy rằng, sinh kế của các hộ được điều tra ở phường Đồng Tiến chưa được vững chắc, do nguồn thu từ nông nghiệp gần như không còn, các nguồn thu khác có tăng lên nhưng làm thuê lại chiếm tỉ lệ lớn.
Đô thị hóa làm thay đổi về điều kiện cơ sở vật chất của người dân ở những khu vực nông thôn chuyển thành đô thị
- Thay đổi về nhà ở
Theo kết quả điều tra, 50% số hộ đã dùng tiền đền bù để xây nhà ở. Vì vậy, những thay đổi về nhà ở của người dân trước và sau đô thị hóa là chỉ tiêu biến động rõ rệt hơn các chỉ tiêu khác. Trước năm 2015, ở địa bàn nghiên cứu, nhà cấp 4 chiếm 61,6%, nhà 2 tầng chiếm 31,7%, nhà tạm 6,7% và chưa có nhà 3 tầng. Sau năm 2015 thực hiện đô thị hóa và thu hồi đất, nhà cấp 4 chỉ còn 26,7%, nhà tạm giảm còn 1,7%, thay vào đó là nhà 2 tầng 58,3% và xuất hiện nhà 3 tầng trở lên 13,3%.
- Thay đổi về đồ dùng trong gia đình
Ở phường Đồng Tiến tỉ lệ hộ dùng tiền đền bù để mua sắm đồ dùng trong gia đình đều cao. So với trước năm 2015, đồ dùng trong 30 hộ gia đình đã thay đổi: 4 hộ đã có ô tô gia đình, số hộ có tủ lạnh tăng lên từ 5 lên 15, số hộ có máy tính và laptop tăng từ 2 lên 11. Cùng với thay đổi về nhà ở, thay đổi về đồ dùng trong các gia đình cho thấy cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
Đô thị hóa làm thay đổi về cảnh quan đô thị, môi trường sống của người dân ở những khu vực nông thôn chuyển thành đô thị
Qua nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống và cơ hội tìm việc làm của người dân đã thay đổi sau khi tiến hành đô thị hóa, đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển đổi nghề nghiệp. Trong 30 hộ đã điều tra, có 19 hộ (63,3% số hộ) cho rằng chất lượng cuộc sống đã được nâng lên, 8 hộ (26,7% số hộ) cho rằng dễ kiếm việc làm hơn. Tuy nhiên, vẫn có 3 hộ (10% số hộ) vẫn cho rằng chất lượng cuộc sống như cũ không cao hơn, họ cho rằng cơ hội tìm kiếm việc làm vẫn như cũ và thậm chí khó kiếm việc làm hơn (đây chủ yếu là những hộ người già neo đơn, chậm thích ứng với sự thay đổi).
Ngoài ra trong phiếu điều tra cũng đã lấy ý kiến của các hộ gia đình về một số khía cạnh khác về nếp sống văn minh, môi trường đô thị và tệ nạn xã hội. Từ phiếu khảo sát cho thấy ở địa bàn điều tra các ý kiến đều thống nhất rằng tệ nạn xã hội ít đi, nhưng môi trường đô thị còn rất nhiều vấn đề. Các đánh giá chung về thu nhập và tìm kiếm việc làm có vẻ tích cực hơn.
Tuy nhiên, nếp sống văn minh đô thị chưa thực sự hiện diện ở địa bàn nghiên cứu mặc dù nơi đây đã trở thành đô thị từ năm 2015. Theo họ, người dân ở đây phần lớn vẫn giữ thói quen trong cuộc sống ở nông thôn như: xả rác bừa bãi, xây dựng nhà cửa tùy tiện, lấn chiếm không gian công cộng, chưa tôn trọng không gian sống riêng tư của các gia đình xung quanh, chưa có ý thức bảo vệ không gian sinh hoạt công cộng. Trong khi đó nếp sống đô thị đã hiện hữu ở nơi đây bởi những thay đổi trong bộ máy hành chính, thay đổi trong cách gọi tên nơi họ đang sống theo kiểu đô thị (phường Đồng Tiến) và thay đổi mức thuế đất ở.
Đặc biệt, sau quá trình đô thị hóa, nhận thấy môi trường sống bị xuống cấp trầm trọng. Cụ thể, ở khu tái định cư An Thái Bình thuộc phường Đồng Tiến, hầu hết các hộ gia đình đều chuyển đến đây sinh sống từ cuối năm 2013 và đầu 2014. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, chỉ sau một thời gian ngắn chuyển đến nơi ở mới, toàn bộ hệ thống thoát nước thải của khu tái định cư đã không còn hoạt động. Đường ống thoát nước thải bị tắc nghẽn khiến cho nước thải sinh hoạt bị ứ đọng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân. Ngoài ra, do thiết kế nền khu tái định cư thấp hơn những khu vực xung quanh nên mỗi khi trời mưa to khu tái định cư thường bị ngập úng cục bộ. Đặc biệt là khu vực giáp ranh với Dự án quy hoạch sân Golf Yên Bình có khoảng 20 hộ gia đình thường xuyên phải sống chung với tình trạng ngập úng.



tải về 192.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương