Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Bất động sản & Kinh tế tài nguyên


Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá đến sinh kế của người dân



tải về 192.05 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích192.05 Kb.
#51915
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Nhóm-4-Dân-số (1)
Nhóm-2-Dân-số, Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6, TL-DSPT

Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá đến sinh kế của người dân

  1. Lý thuyết chất lượng cuộc sống


Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của các nhà nước, xã hội và cả cộng đồng quốc tế.
Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    1. Lý thuyết về khung sinh kế bền vững


Khung phân tích sinh kế bền vững do Bộ phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) đưa ra được ứng dụng rộng rãi trong phân tích về sinh kế và đói nghèo.
Khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế bao gồm:
1) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được trong quá trình phát triển sinh kế;
2) Các chiến lược sinh kế mà họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó;
3) Các thể chế, chính sách và tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội có tính quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả sinh kế mà họ thu được;
4) Các tiếp cận sinh kế của cá nhân, hộ gia đình đối với năm loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có;
5) Hoàn cảnh sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ
Khung phân tích sinh kế luôn lấy con người và sinh kế của họ làm trung tâm của sự phát triển sinh kế, nghĩa là luôn đặt con người ở trung tâm của sự phát triển.
Khung sinh kế đã thừa nhận rằng các chính sách, thể chế, quá trình sinh kế có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản, mà cuối cùng chúng đều ảnh hưởng đến sinh kế. Ngoài ra, khung phân tích sinh kế bền vững được coi là một cách tiếp cận toàn diện trong quá trình phân tích về sinh kế và phát triển sinh kế bền vững ở các quốc gia, vì nó khẳng định con người không sống cô lập trong một khu vực hay cộng đồng nào và các nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng cần phải nhận dạng các cơ hội phát triển sinh kế và hạn chế liên quan đến sinh kế ở các góc độ: khu vực, cấp độ và lĩnh vực. Nghĩa là: 1) Áp dụng phân tích sinh kế xuyên khu vực, lĩnh vực và các nhóm xã hội và gia đình; 2) Thừa nhận và hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến con người; 3) Công nhận nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sinh kế bền vững; 4) Công nhận nhiều chiến lược mà con người sử dụng để bảo đảm sinh kế của mình và nhiều kết quả mà họ theo đuổi.
Đề cập đến khái niệm Vốn, khung phân tích sinh kế bền vững cho rằng con người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống. Theo khung sinh kế bền vững, con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn để đảm bảo an ninh sinh kế hay giảm nghèo, bao gồm:
1) Vốn vật chất: Bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế như điện, đường, trường, trạm, khu hành chính, nhà máy, phân xưởng… ở cấp độ gia đình là nhà cửa, các vật dụng trong nhà, phương tiện sản xuất, phương tiện nghe nhìn…
2) Vốn tài chính: Bao gồm các nguồn vốn mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản cho vay, vay mượn hay tín dụng, trợ cấp, cho, hay chuyển nhượng … nó có vai trò là trung gian để trao đổi.
3) Vốn xã hội: Bao gồm các mối quan hệ trong xã hội, các tổ chức, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, láng giềng. Đây chính là chất kết dính của một cộng đồng làm tăng sức mạnh tập thể và khơi dậy niềm tự hào thuộc về cộng đồng mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế. Đây cũng là nguồn vốn sinh kế rất quan trọng ở các đô thị, nơi mà người bốn phương tụ hội trên một không gian hẹp thì sự hợp tác, liên kết với nhau dưới nhiều hình thức luôn đóng vai trò quan trọng đặc biệt trên mọi phương diện.
4) Vốn con người: Ở mức độ cá nhân đó là trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng, năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất… để đạt được thu nhập. Ở mức độ gia đình là số lao động nhiều hay ít, các kỹ năng, thái độ làm việc, sức khỏe, kinh nghiệm làm việc và tương tác giữa họ… Đây là nguồn vốn quan trọng nhất góp phần phát triển kinh tế gia đình. Như vậy, đô thị luôn có nguồn vốn con người to lớn, bởi vì đó là nơi tập trung các cá nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, kỹ năng cao, đáp ứng được tốt hơn các yêu cầu của xã hội. Vì vậy, đây cũng là nơi nguồn vốn này có điều kiện phát triển cao khả năng của các cá nhân góp phần tạo ra năng xuất, thu nhập tốt nhất.
5) Vốn tự nhiên: Bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên mà con người sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế như: vị trí địa lý, ranh giới, đất, nước, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, rừng, đa dạng sinh học… Ở đô thị, nguồn vốn này luôn là yếu tố thu hút các nhà đầu tư, nhân tài bởi vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, nơi tập trung chủ yếu các cơ quan đầu não của chính quyền, cũng là nơi có nhiều nhất cơ hội ưu tiên phát triển, đồng bộ nguồn vốn tự nhiên, yếu tố góp phần phát triển sinh kế đô thị, nâng cao đời sống người dân. Quỹ đất, nguồn nước, kể cả nước ngầm, cho tới độ trong lành của không khí ngày nay cũng trở thành những nguồn vốn tự nhiên quan trọng của tất cả các đô thị.
Khung sinh kế bền vững có cả điểm mạnh và yếu của sinh kế:
Điểm mạnh:
1) Một tiếp cận lấy con người làm trung tâm, khung sinh kế hộ gia đình đã làm chuyển đổi cách thức hành động nhằm bao hàm cả các quá trình tham gia vào các nhóm khác nhau trong quá trình phát triển sinh kế;
2) Trọng tâm xuyên lĩnh vực của sinh kế nó cho phép người sử dụng sinh kế cần bàn đến tất cả các vấn đề chính sách liên quan đến người nghèo ở từng lĩnh vực trong khi vẫn bao quát được các vấn đề tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính, thị trường, lao động, cơ hội việc làm công bằng liên quan đến an ninh cá nhân;
3) Tiếp cận liên ngành có nghĩa là khung sinh kế hộ gia đình không hàm ý cư dân nông thôn đều là nông dân, mà thay vào đó, nó công nhận nhiều thực thể xã hội với nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
Tuy nhiên, khung sinh kế hộ gia đình cũng có một số điểm yếu, quan trọng nhất là:
1) Ở cấp độ tổ chức, việc khung phân tích nhấn mạnh đến đa lĩnh vực làm cho việc áp dụng trở nên khó khăn hơn;
2) Ở cấp độ chính trị, khung phân tích sinh kế chưa được chú ý đúng mức và vì thế chưa lý giải được các quan hệ giới, chính trị, thị trường và các 8 yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững;
3) Khung sinh kế hộ gia đình trong thực tế khó có thể giải thích một cách hiệu quả sự kết nối giữa vi mô và vĩ mô, hoặc ở cấp độ vĩ mô thì con người sử dụng các loại vốn để kiếm sống và thoát nghèo như thế nào.



tải về 192.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương