Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Bất động sản & Kinh tế tài nguyên


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN



tải về 192.05 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích192.05 Kb.
#51915
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Nhóm-4-Dân-số (1)
Nhóm-2-Dân-số, Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6, TL-DSPT

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN

  1. Thực trang đô thị hóa ở Việt Nam


Phát triển đô thị là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong kỷ nguyên hiện đại hóa, khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay, các đô thị Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển đất nước, đặc biệt là khi nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhận diện đô thị là một việc làm cần thiết nhằm đánh giá chính xác thực trạng phát triển và xây dựng các định hướng phát triển trong tương lai.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến quá trình đô thị hóa đã diễn ra rất mạnh mẽ tại các đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, …chính điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi cả nước. Có khá nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, … Nhìn một cách tổng quan về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy, hệ thống đô thị ở nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 39,3% với 833 đô thị năm 2020. Hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đến cuối năm 2020 đạt khoảng 40%.
Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng Duyên hải. Bộ mặt các đô thị đã có những thay đổi lớn: văn minh, hiện đại và xanh, sạch, đẹp hơn. Mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở: đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…Các đô thị Việt Nam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại.
Các đô thị lớn như ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng đã có nền tảng phát triển kinh tế vững chắc, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại cũng tăng mạnh hơn. Tại đây, các động lực phát triển mới đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ tài chính – ngân hàng, bất động sản, viễn thông và truyền thông… Các nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt như Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Sa Pa, Phú Quốc… hay các đô thị có di sản văn hóa - lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Huế, Hội An, Hạ Long, Côn Đảo, …thì du lịch đã trở thành động lực phát triển chính. Hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật các đô thị loại II trở lên đã được tăng cường, đô thị loại IV trở lên đã được nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở (điện đường, trường trạm, môi trường nước, rác…) nhờ các khoản đầu tư trong và ngoài nước.
Các khu công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao cấp quốc gia, các khu/cụm/ điểm công nghệ cấp địa phương do tỉnh/ huyện quản lý được phát triển ở gần các đô thị hiện có hoặc dọc theo các tuyến giao thông quốc gia để tận dụng các hạ tầng xã hội và kỹ thuật sẵn có như nguồn nhân lực, các cơ sở y tế, giáo dục, đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay. Các khu công nghiệp Trung ương và địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỷ lệ lấp đầy tương đối cao, thu hút nhiều ngành công nghiệp và nhân công, mức độ đô thị hóa ở đây cũng gia tăng rất nhanh.
Về du lịch, kể cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước, đã nổi lên như một trong các động lực chính phát triển đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Về dân số thành thị (gồm dân số nội thành, nội thị và thị trấn) đạt khoảng 30,4 triệu người, tập trung tại 2 đô thị loại đặc biệt và 15 đô thị loại I khoảng 14,8 triệu người chiếm 49% dân số các đô thị trên toàn quốc). Tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước đạt khoảng 34%, tăng trung bình 1% năm.
Tuy nhiên, hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng đô thị còn đạt thấp, bất cập khó giải quyết trong thời gian ngắn, đó là vấn đề gia tăng dân số ở khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông môi trường, an ninh trật tự… nên Việt Nam cần có chiến lược đô thị hóa hướng tới mục tiêu bền vững giữa tự nhiên, con người và xã hội.

  1. tải về 192.05 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương