TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN



tải về 6.44 Mb.
trang7/26
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích6.44 Mb.
#11935
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26

Hình 3.13: Nhu cầu, lượng nước dùng thực tế của các hộ dùng nước hồ Krông Hnăng

3.3.4.4. Kết quả tính toán theo kịch bản 3:

Trên cơ sở phân tích kịch bản 1 và kịch bản 2, đây là 2 kịch bản cực đoan trong quá trình điều tiết. Do vậy trong quá trình tính toán và dùng phương pháp thử dần, tác giả đưa ra kịch bản 3 nhằm đảm bảo nhu cầu cấp nước cho các hộ dùng nước là hài hòa và mực nước hồ về cuối mùa kiệt ở ngưỡng mực nước chết, tuy nhiên vẫn ưu tiên cấp điện ở mức đảm bảo và đảm bảo dòng chảy tối thiểu phía hạ lưu. Hệ số điều khiển được thể hiện trong bảng 3.4.


Bảng 3.4: Các hệ số trong mô hình ứng với kịch bản 3



Hệ số

Nhu cầu thủy điện ở mức đảm bảo tối thiểu

An Khê

Yayun hạ

Ea Krong Hnăng

Sông Ba hạ

Sông Hinh

coef1

427,0.10

428,0.15


429,0.45

195,0.4

200,0.7


203,0.9

242.5,0.1

244,0.12


245,0.13

101,0.1

103,0.4


105,0.65

196,0.2

200,0.6


204,1.0

coef2

427,0.2

428,0.4


429,0.6

195,0.2

201,0.4


204,0.6

242.5,0.2

250,0.6


255,0.6

101,0.2

103,0.4


105,0.6

196,0.2

200,0.6


209,0.8

coef3

427,0.2

428,0.4


429,0.6

195,0.2

201,0.4


204,0.6

242.5,0.2

250,0.6


255,0.8

101,0.2

103,0.4


105,0.6

196,0.2

200,0.6


209,0.8

coef4

427,0.2

428,0.4


429,0.6

195,0.2

201,0.4


204,0.6

242.5,0.2

250,0.6


255,0.8

101,0.2

103,0.4


105,0.6

196,0.2

200,0.6


209,0.8



a. Hồ An Khê



b. Hồ Yayun hạ



c. Hồ Ea Krông Hnăng



d. Hồ Sông Hinh



f. Hồ Sông Ba Hạ

Hình 3.14: Quan hệ giữa mực nước hồ sau khi vận hành, tổng lượng đến hồ, tổng lượng nước phát điện ứng với mức phù hợp





a. Hồ An Khê



b. Hồ Yayun hạ



c. Hồ Ea Krông Hnăng



d. Hồ Sông Hinh



f. Hồ Sông Ba Hạ

Hình 3.15: Quan hệ đầu ra giữa các nhu cầu sử dụng nước ứng với mức phù hợp


Tóm lại:

Ứng với lượng nước về các hồ chứa điển hình trong năm 1982, hệ số điều khiển tùy thuộc vào mực nước hồ chứa, nhu cầu phát điện được đảm bảo ở mức tối thiểu, các nhu cầu dùng nước khác được cố định. Ta nhận thấy mực nước sau khi vận hành của các hồ An Khê - Knak, hồ Krông Hnăng, hồ Yayun Hạ, hồ sông Hinh và hồ Ba Hạ giảm dần và đạt mực nước chết về cuối mùa kiệt. Dung tích hồ chứa cũng diễn biến theo xu thế tương tự mực nước hồ. Đây là kịch bản tương đối phù hợp, nhưng chưa là tối ưu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Các hồ chứa trên lưu vực sông Ba là những hồ chứa lớn, có nhiệm vụ phát điện, cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động kinh tế trên lưu vực.

Hiện nay, có nhiều mô hình mô phỏng vận hành hồ chứa. Việc sử dụng mô hình Athen điều tiết hồ chứa và phát triển mô hình Athen điều tiết đơn hồ chứa thành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba giúp xử lý được bài toán cấp nước có điều khiển cho các nhu cầu sử dụng nước.

Luận văn đã liên kết mô hình điều tiết Athen đơn hồ chứa với phương pháp MusKingum thành mô hình điều tiết liên hồ chứa, nhưng đây là các mô hình chạy độc lập, chưa liên kết thành một chương trình hoàn chỉnh.

Mô hình đã tính toán điều tiết cho mùa kiệt năm 1982 ứng với tuần suất 90% và khi tính toán toán điều tiết bằng mô hình ta có thể thay đổi các hệ số để điều khiển vận hành đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, trong đó, yêu cầu cấp nước cho thủy điện là lớn nhất. Kết quả cho thấy, khi nhu cầu thủy điện ở mức 50% tối đa thì các nhu cầu sử dụng nước khác chưa được đáp ứng một cách tốt nhất. Khi thay đổi hệ số cấp nước cho thủy điện theo các cấp mực nước thì tình hình khả quan hơn, lượng nước cấp cho các sử dụng được cải thiện. Hiệu quả rõ rệt hơn khi lấy nhu cầu thủy điện ở mức đảm bảo (tối thiểu). Khi đó, lượng nước không chỉ tập trung cho thủy điện mà còn cung cấp đồng đều cho các sử dụng khác, tuy nhiên lượng nước trong hồ không sử dụng hết. Như vậy, việc thay đổi các hệ số và điều chỉnh nhu cầu cấp nước giữa các sử dụng hợp lý thì ta có thể điều tiết, vận hành hồ chứa hiệu quả.

Mô hình dựa trên bài toán cân bằng nên khi giảm nhu cầu của sử dụng nước này thì đồng thời lượng nước cung cấp cho các sử dụng khác sẽ tăng lên, giúp ta điều tiết cấp nước theo những mục tiêu đã định.

Mặc dù vậy, mô hình còn một số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu xử lý như sau:

- Hệ số cung cấp là hàm của mực nước, trong thực tế có khi mực nước thấp nhưng nhu cầu sử dụng lại lớn; Lượng nước xả qua hồ lần lượt được tính cho từng mục đích sử dụng nước là chưa hợp lý, nhiều khi các mục đích sử dụng nước được xả và cấp đồng thời.

- Liên kết giữa mô hình Athen điều tiết đơn hồ chứa và phương pháp Muskingum được thực hiện còn khá đơn giản, tức là các mô hình chạy độc lập sau đó mới liên kết lại với nhau thông qua chương trình Microsoft Excel. Do vậy trong thời gian tới cần nghiên cứu và lập trình thuật toán hoàn chỉnh cho toàn hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tiếng Việt

  1. Nguyễn Văn Tuần, Đoàn Quyết Trung, Bùi Văn Đức (2001), Dự báo thủy văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

  2. Dương Thị Thanh Hương (2010), Luận Văn Thạc sỹ - Mô phỏng các kịch bản điều tiết hồ chứa trên lưu vực sông Ba.

  3. Huỳnh Lan Hương (2007), Đề tài cấp Bộ - Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ kỹ thuật giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước lưu vực sông Ba.

  4. Nguyễn Văn Thắng (2006), Đề tài cấp tỉnh - Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba.

  5. Nguyễn Hữu Khải (2010), Đề tài cấp NN - Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba, Mã số KC08.30/06 - 10. 2010.

Tiếng Anh

  1. C. Makropoulos, E. Safiolea, A. Efstratiadis, E. Oikonomidou, B. Kaffes (2009), Multi-reservoir management with OpenMI.

  2. Andreas Efstratiadis, Stefanos Kozanis (2007), RMM-NTUA - Reservoir Management Model.

  3. A. Efstratiadis, S. Kozanis, I. Liagouris and E. Safiolea, (2010) Impact of climate change scenarios on the reliability of reservoir - Migration of a Reservoir Management Model.

  4. P.V.Singh (2004), Water resourcess system planning and management. Elsevier.

PHỤ LỤC

Phụ luc I: Quan hệ Z  W  F của các hồ chứa trên sông Ba




Quan hệ Z  W  F của hồ chứa An Khê




Quan hệ Z  W  F của hồ chứa Yayun hạ



Quan hệ Z  W  F của hồ chứa EaKrong Hnăng




Quan hệ Z  W  F của hồ chứa sông Hinh


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 6.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương