TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN



tải về 6.44 Mb.
trang3/26
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích6.44 Mb.
#11935
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

Dòng chảy lũ


Nguyên nhân sinh lũ là do mưa có cường độ lớn gây ra lũ trên sông suối trong lưu vực gọi là mưa sinh lũ. Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa, tâm mưa, phân bố mưa là các yếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ.

Mưa sinh lũ trên lưu vực sông Ba chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Mưa dông do gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.

Do bão từ biển Đông vào đất liền, gặp dải Trường Sơn tạo thành vùng áp thấp nhiệt đới.

Sự kết hợp của hai yếu tố trên thường xảy ra vào cuối mùa mưa Tây Trường Sơn, vào cuối tháng X hoặc tháng XI hàng năm. Khả năng của mưa sinh lũ lớn trên lưu vực sông Ba thường rơi vào tháng IX đến tháng XI hàng năm. Qua nghiên cứu cho thấy từ tháng V đến tháng VIII tuy đã là mùa mưa Tây Trường Sơn và lượng mưa cũng khá lớn, song lượng mưa và cường độ mưa vẫn chưa đủ lớn, đất đai lại mới trải qua một mùa khô hạn gay gắt. Vì vậy, mưa trong thời gian này chỉ gây nên các trận lũ nhỏ trên sông suối nhỏ và có biên độ không lớn.

Từ tháng IX đến tháng XI các nhiễu động thời tiết ở biển Đông (chủ yếu là bão muộn, có khi là gió mùa Đông Bắc) mạnh lên kết hợp với mưa cuối mùa phía Tây Trường Sơn làm cho lượng mưa và cường độ mưa trên lưu vực tăng lên mạnh mẽ vượt qua cường độ thấm, khả năng trữ nước trong đất đã đạt đến mức bão hoà do đó lũ trong thời gian này là lũ lớn nhất trong năm.

Phần lưu vực sông Ba từ trung du đến thượng nguồn nằm trên các khu vực địa hình khác nhau, có chế độ mưa khác nhau và cường độ mưa sinh lũ nói chung không lớn nên lũ vùng này không lớn và hầu như không có sự tổ hợp của các lũ sông nhánh gặp nhau ở dòng chính gây lũ lớn.

Phần lưu vực phía hạ lưu thì ngược lại, mưa lớn trong năm tập trung trong thời gian tương đối ngắn, cường độ mưa lớn, khi lũ cuối mùa trên dòng chính sông Ba về đến Củng Sơn thường trùng với thời kỳ mưa lớn vùng hạ lưu, do đó lũ lớn trong năm thường gặp nhau. Do lũ lớn hàng năm ở hạ lưu sông Ba thường gặp nhau nên tình hình ngập lụt vùng hạ du trong thời gian này nói chung là nghiêm trọng, nhất là đối với vùng canh tác lúa Tuy Hoà thuộc hệ thống tưới Đồng Cam. Vì vậy cần có giải pháp tiêu thoát nước vùng hạ lưu và nhất là vùng lúa Phú Yên và thành phố Tuy Hoà.

Trên lưu vực, đỉnh lũ xuất hiện ở các sông nhánh và sông chính thường không trùng nhau; ví dụ năm 1981 đỉnh lũ xuất hiện tại An Khê vào ngày 9/XI, tại sông Hinh 10/XI còn tại Củng Sơn là 18/XI. Lũ sông Ba thuộc loại lũ lớn, các đỉnh lũ thường xuất hiện chủ yếu vào tháng X và XI, mô đuyn đỉnh lũ trung bình An Khê khoảng 920 l/skm2, tại Củng Sơn khoảng 660 l/skm2. Lưu vực sông Ba xuất hiện ba trận lũ lịch sử vào năm 1938, 1964 và năm 1993.

  • Dòng chảy kiệt


Dòng chảy kiệt nhất trên lưu vực sông Ba thường xuất hiện vào tháng III hoặc IV đối với vùng thượng và trung du, vào tháng IV hoặc VIII đối với vùng hạ du. Mô số dòng chảy kiệt trong các tháng này từ 2 ÷ 5 l/s/km2 vùng thượng và trung du, từ 5 ÷ 12 l/s/km2 vùng hạ du.

Dòng chảy kiệt ngày thường rơi vào tháng có dòng chảy kiệt nhất.

Nhìn chung, ở những nơi có độ dốc lưu vực lớn, rừng đầu nguồn bị khai phá nhiều, đất đai tơi xốp, lượng mưa nhỏ thì dòng chảy kiệt ở đó nghèo nàn.

Tại các vị trí trạm đo thuỷ văn thuộc lưu vực sông Ba đã đo được dòng chảy kiệt như sau:

Bảng 1.2: Dòng chảy kiệt đo tại các trạm thủy văn trên lưu vực sông Ba


Trạm

Flv (km2)

Dòng chảy kiệt tháng

Dòng chảy kiệt ngày

M (l/skm2)

Mmax

(l/skm2)



Năm

Mmin (l/skm2)

Năm

M (l/skm2)

Mmax (l/skm2)

Năm

Mmin (l/skm2)

Năm

An Khê

1350

5.64

11.0

97

0.39

83

3.51

7.85

99

0.22

83

Krông HNăng

235

9.16

16.2

79

5.40

83

5.26

10.98

79

2.55

86

Sông Hinh

747

12.27

24.2

92

4.08

79

6.67

11.12

94

1.87

79

Củng Sơn

12410

4.22

11.2

97

0.85

83

2.32

6.45

99

0.62

83

Nguồn: Đề tài cấp nhà nước-KC08.30-10.2010

Qua thực tế khảo sát điều tra những năm gần đây cho thấy, vào các tháng III, IV hàng năm nhiều nhánh suối bị khô cạn, những nhánh suối vài chục km2 hầu như không có nước.

Kết quả đo đạc dòng chảy kiệt tại một số vị trí dòng nhánh và dòng chính của sông Ba như sau:

Bảng 1.3: Kết quả đo đạc dòng chảy kiệt một số vị trí trên sông Ba



Vị trí tuyến đo

Flv (km2)

Ngày

Q (m3/s)

M (l/s/km2)

Kan Nak

89.7

28/IV

0.591

6.59

Tầu Dầu

60.4

2/V

0.163

2.7

Đăk Mo Ta

670

1/V

10.4

15.58

IaPet

124.1

27/IV

1.90

15.32

Đak Pi hao

526

2/V

0.532

1.01

EA Rsai

322

30/IV

0.060

0.186

KRông Năng

297.2

1/V

0.656

2.21

Ngân Điền

214.2

2/V

0.308

1.44

Suối Trôi

224.8

2/V

0.604

2.69

Nguồn: Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba

1.2.2. Mạng lưới sông ngòi

Lưu vực sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi cao Ngọc Rô 1549 m của dải Trường Sơn. Từ thượng nguồn đến An Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam sau đó chuyển hướng Bắc Nam, đến cửa sông Hinh chảy theo hướng gần như Tây Đông rồi đổ ra biển Đông tại Tuy Hoà.

Tính từ thượng nguồn đến cửa ra (sông Đà Rằng), sông Ba có diện tích lưu vực 13.900 km2, với chiều dài sông chính là 374 km, mật độ lưới sông 0,22 km/km2.

Sông Ba có nhiều suối nhỏ đổ vào, trong đó có 36 phụ lưu cấp I, 54 phụ lưu cấp II, 14 phụ lưu cấp III và 1 sông nhánh cấp IV. Có 3 sông nhánh đáng chú ý:


  • Sông Ayun: bắt nguồn từ đỉnh núi KrôngHơDung cao 1220 m. Sông chảy theo hướng Bắc Nam, sau đó chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với dòng chính sông Ba tại vị trí cách thị trấn Cheo Reo chừng 1 km về phía Bắc. Đây là dòng nhánh lớn nhất có diện tích lưu vực 2950 km2, độ dài sông 175 km.

  • Sông Hinh: bắt nguồn từ đỉnh núi ChưH’Mu cao 2051 m. Hướng dòng chảy chính là Tây Bắc - Đông Nam đến vĩ độ 12005’, sông chảy theo hướng Bắc Nam rồi nhập với dòng chính sông Ba ở phía trên Sơn Hòa. Sông có diện tích lưu vực 1040 km2, độ dài sông 88 km. Lưu vực sông Hinh có lượng mưa dồi dào nhất lưu vực sông Ba.

  • Sông Krông HNăng: bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tung cao 1215 m. Hướng dòng chảy tương đối phức tạp gần như hình vòng cung. Hướng dòng chảy chủ yếu là Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với sông Ba tại ranh giới Gia Lai và Phú Yên. Sông có diện tích lưu vực là 1840 km2, độ dài sông là 130 km.

Ba nhánh sông trên đều nằm trên hữu ngạn sông Ba. Hàng năm, trên toàn lưu vực nhận một lượng mưa bình quân khoảng 1740 mm với mô số dòng chảy đạt 22.8 l/skm2, lượng nước đến hàng năm tại cửa ra khoảng 9,5 tỷ m3. Các sông suối thuộc lưu vực sông Ba hẹp và sâu, độ dốc sông suối lớn nên có tiềm năng lớn về thủy năng.

Bảng 1.4: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba



Tên sông

Độ cao

nguồn sông

(m)


Chiều dài

sông


(km)

Chiều dài

lưu vực


(km)

Diện tích

lưu vực


(km2)

Độ cao bình quân

lưu vực


(m)

Độ dốc bình quân

lưu vực


(%)

Chiều rộng bình quân

lưu vực


(km)

Mật độ

lưới sông

(km/km2)


Sông Ba

1200

388

386

13900

400

10.9

48.6

0.22

Đak PôKô

900

52

30

762

574

11.5

25.4

0.45

IA Pi Hao

800

70

56.5

55.2

540

8.4

9.8

0.32

Ayun

850

175

118

2950

537

7.1

25

0.41

Krông HNăng

900

130

75

1840

477

9.5

24.5

0.54

Sông Hinh

550

88

59

1040

526

15.7

17.7

0.53


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 6.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương