TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên khung chưƠng trình đÀo tạo tiến sĩ



tải về 0.57 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.57 Mb.
#28800
1   2   3   4

9. Khai phá dữ liệu

Data Mining
Môn học có mục đích trang bị kiến thức về :

  1. Dữ liệu và độ đo

  2. Mô hình và mẫu dữ liệu

  3. Xử lí dữ liệu thống kê và nội suy dữ liệu

  4. Qui luật của dữ liệu

  5. Tổ chức dữ liệu và cơ sở dữ liệu

  6. Mô hình khai phá dữ liệu và ứng dụng


10. Mạng máy tính nâng cao

Advanced Computer Networking

Môn học này nhằm trình bày các nguyên lý của mạng máy tính tập trung vào các thuật toán, các giao thức, sự thực hiện của các dịch vụ mạng tiên tiến.


Các chủ đề chính của chuyên đề được bao gồm:

  1. Giới thiệu: Kiến trúc của Internet - Lịch sử và sự phát triển.

  2. Mô phỏng mạng.

  3. Điều khiển luồng và tắc nghẽn .

  4. Định tuyến.

  5. Quản lý Traffic.

  6. Wireless Access and Mobility.

  7. Các ứng dụng và Middleware.

11. Ngôn ngữ hình thức và Otomat (nâng cao)

Advanced Formal Languague and Automata
Môn học nhằm trang bị các kiến thức nâng cao về lý thuyết ngôn ngữ hình thức và ôtômat. Nội dung bao gồm:

  • Ôtômat hữu hạn

  • Biểu thức chính quy và ngôn ngữ chính quy. Các tính chất của lớp ngôn ngữ chính quy

  • Văn phạm và ngôn ngữ phi ngữ cảnh.

  • Ôtômat đẩy xuống. Các tính chất của ngôn ngữ phi ngữ cảnh

  • Tính đóng của ngôn ngữ chính quy và phi ngữ cảnh

  • Các dạng chuẩn của văn phạm

  • Các thuật toán đoán nhận cho văn phạm

  • Máy Turing

  • Tính không quyết định được

  • Tính NP-đầy đủ.


12. Công nghệ phần mềm (nâng cao)

Advanced Software Engineering
Môn học này nhằm trình bày các nguyên lý trong quá trình quản lý và phát triển phầm mềm với các cách tiếp cận công nghiệp. Môn học này sẽ thảo luận các vấn đề lý thuyết như: chu trình phát triển phần mềm, lập kế hoạch, quản trị chất lượng (theo các chuẩn của ISO và IEEE), quản lý rủi ro, kiểm thử …. của phần mềm. Môn học này cũng trình bày cách tiếp cận Extreme Software Engineering. Nội dung của chuyên đề bao gồm

  1. Phần mềm: Sự phân loại theo ISO và IEEE. Kiến trúc phần mềm, các hoạt động và tác vụ chính trong quá trình phát triển phần mềm

  2. Sản phẩm phần mềm: Sự phân loại theo ISO và IEEE và các đặc chưng của chúng. Các mô hình lớp của sản phẩm phần mềm.

  3. Quá trình phát triển và các sản phẩm của nó: Các hoạt động của quá trình phát triển phần mềm, các tác vụ và sản phẩm của nó. Sự liên quan giữa các hoạt động và sản phầm

  4. Chu trình hỗ trợ phần mềm: Hỗ trợ các quá trình phần mềm, sự liên quan của nó với các hoạt động phát triển.

  5. Chất lượng phần mềm và sự đánh giá chất lượng phần mềm

  6. Lập kế hoạch cho một phần mềm

  7. Đánh giá quá trình phát triển phần mềm: Kiểm thử phần mềm, quản lý rủi ro và thay đổi

Extreme Software Engineering approaches

13. An toàn dữ liệu nâng cao

Advanced Data Security


  • Chuyên đề này cung cấp kiến thức về các vấn đề liên quan đến an toàn dữ liệu. Nội dung bao gồm:

  • Tổng quan. Khái niệm an toàn, tính riêng tư. Các vấn đề luật pháp liên quan. Các vấn đề về an toàn trong các hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu

  • Các công cụ cơ bản: Giới thiệu về Mật mã học ứng dụng và tính toán an toàn. Lý thuyết thông tin và lý thuyết trò chơi.

  • An toàn dữ liệu

  • Bảo mật dữ liệu

  • Các vấn đề khác và xu hướng tương lai: Khai phá dữ liệu để phát hiện bất thường, Chối bỏ thông tin.



14. Hệ thống phân tán

Distributed Systems

Mục đích của chuyên đề là trình bày các nguyên tắc cơ bản của các hệ thống phân tán như là truyền thống, đặt tên, sự đồng bộ hóa, sự chịu lỗi …. Chuyên đề sẽ bao gồm các chủ đề sau:


  1. Tổng quan về các hệ thống phân tán

  2. Truyền thông trong các hệ phân tán

  3. Naming trong hệ thống phân tán

  4. Đồng bộ hóa

  5. Tính thống nhất và sự tái tạo

  6. Sự chịu lỗi

  7. An toàn trong hệ thống phân tán


15. Phân tích thiết kế hệ thống

Analysis and Design of Systems
Môn học nhằm mục đích cung cấp các kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng:

  • Phương pháp hướng đối tượng và quá trình phát triển hệ thống phần mềm

  • UML và quá trình phát triển phần mềm thống nhất.

  • Biểu đồ ca sử dụng phân tích các nhu cầu của hệ thống

  • Phân tích hệ thống – Mô hình khái niệm và biểu đồ lớp

  • Mô hình động thái: Các biểu đồ tương tác và hành động trong hệ thống

  • Thiết kế các biểu đồ cộng tác và biểu đồ thành phần của hệ thống

  • Kiến trúc hệ thống và phát sinh mã trình



16. Hệ hỗ trợ quyết định (DSS)

Decision Support Systems
Môn học có mục đích trang bị kiến thức về :

  1. Công tác quản lí và tin học hóa công tác quản lí

  2. Các định nghĩa về hệ thống trợ giúp quyết định

  3. Mô hình, kiến trúc của DSS

  4. DSS nhóm

  5. Vai trò của giao diện người dùng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong DSS

  6. DSS và hệ chuyên gia



17. Nguyên lý của ngôn ngữ lập trình

Principles of Programming Languague
Môn học nhằm cung cấp các nguyên lý cơ bản của các kiểu ngôn ngữ lập trình:

  • Khái quát về ngôn ngữ lập trình, lịch sử phát triển

  • Các kiểu giá trị

  • Lưu trữ

  • Liên kết, phạm vi và khai báo

  • Sự trừu tượng (abstraction)

  • Sự bao gói (encapsulation)

  • Các hệ thống kiểu

  • Lập trình mệnh lệnh

  • Lập trình hướng đối tượng

  • Lập trình hàm

  • Lập trình lôgic


18. Các mô hình tương tranh

Concurrent Models

Hệ thống tương tranh là các hệ thống thường gặp trong thực tế. Mô hình hoá các hệ thống này để nhận ra các tính chất của chúng và điều khiển tối ưu sự thực hiện của các quá trình trong hệ là một trong sô các đối tượng nghiên cứu hiện nay của Tin học.

Chuyên đề sẽ nghiên cứu một số mô hình tương tranh như: hệ các điều kiện và biến cố, mạng các vị trí và các chuyển, ngôn ngữ vết … Đồng thời, chuyên đề cũng sẽ nghiên cứu bài toán điều khiển trên các mô hình này và dùng ngôn ngữ vết để biểu diễn hành vi của hai mô hình trước và các hệ hợp thành của chúng.

19. Lý thuyết đồ thị và ứng dụng

Graph Theory and Applications
Môn học nhằm trang bị kiến thức nâng cao về lý thuyết đồ thị và ứng dụng.

Các chủ đề chính là:



  • Bài toán đồ thị cực trị

  • Bài toán ghép cặp (đối sánh)

  • Tô màu đồ thị

  • Chu trình Hamilton

  • Đồ thị đầy đủ

  • Matroid

  • Lý thuyết Ramsey

  • Đồ thị ngẫu nhiên


20. Cơ sở dữ liệu phân tán

Distributed Database
Môn học có mục đích trang bị kiến thức về :

  1. Nhu cầu về dữ liệu phân tán

  2. Mô hình dữ liệu phân tán

  3. Kiến trúc mạng máy tính và việc phân tán tài nguyên mạng

  4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán



21. Chương trình dịch (nâng cao)

Compiler
Chuyên đề cung cấp nền tảng lý thuyết và các kĩ thuật thực hành để viết một chương trình dịch.

Các kiến thức được cung cấp:



  • Văn phạm và ngôn ngữ

  • Lập trình phân tích cú pháp

  • Tổ chức bộ nhớ trong thời gian chạy chương trình

  • Bảng kí hiệu

  • Dạng bên trong của chương trình nguồn

  • Xử lí ngữ nghĩa cho các ngôn ngữ cấu trúc khối

  • Cấp phát bộ nhớ

  • Khôi phục lỗi

  • Tổ chức mã chương trình


22. Giao diện tương tác người - máy (HCI)

Human-Computer Interaction

Môn học có mục đích trang bị kiến thức về :



  1. Các ngành liên quan đến tương tác người-máy

  2. Tâm lí học nhận thức trong HCI

  3. Khía cạnh công nghệ trong HCI

  4. Các kiểu tương tác

  5. Đánh giá HCI

  6. Tổ chức HCI



23. Đa phương tiện

Multimedia
Mục đích của môn học nhằm cung cấp cho học viên viên các kiến thức cập nhật về các khái niệm, thuật ngữ và phần mềm đa phương tiện. Nội dung bao gồm:

  • Giới thiệu đa phương tiện

  • Các kiểu dữ liệu

  • Phân tích ứng dụng đa phương tiện qua vài ứng dụng mẫu

  • Các kĩ thuật đa phương tiện: văn bản tích hợp, đồ hoạ và hoạt hình, video

  • Sử dụng một phần mềm để viết ứng dụng đa phương tiện.



24. Tổ chức dữ liệu tri thức

Knowledge Representation

Môn học có mục đích trang bị kiến thức về :



  1. Tri thức và phân loại tri thức

  2. Thể hiện tri thức

  3. Cấu trúc dữ liệu trong cơ sở dữ liệu suy diễn



25 Lập trình mạng

Network Programming
Mục tiêu môn học:

  • Cung cấp kiến thức cơ bản về xây dựng các ứng dụng cho mạng máy tính nói chung và mạng Intranet/Internet nói riêng.

  • Hiểu và biết cách ứng dụng mô hình client-server và các kỹ thuật liên quan (socket API, giao thức TCP/IP)

  • Hiểu rõ kiến trúc cơ bản các dịch vụ Web (Web Service) và cơ chế trao đổi đối tượng client-server theo giao thức SOAP.

  • Nắm được một số vấn đề chủ chốt trong việc bảo đảm an toàn thông tin cho các ứng dụng mạng.



26. Lý thuyết độ phức tạp

Theory of Complexity
Chuyên đề cung cấp các kiến thức nền tảng về lý thuyết độ phức tạp và ứng dụng các vấn đề lý thuyết trong thực hành. Nội dung môn học:

  • Các khái niệm quan trọng của lý thuyết độ phức tạp

  • Phát hiện các bài toán P, NP, NP đầy đủ

  • Các phương pháp giải các bài toán tối ưu tổ hợp

  • Các thuật toán xâp xỉ, thuật toán xác suất, heuristics và ứng dụng của chúng.



27. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Natural Languague Processing
Trong thời đại thông tin hiện nay, nhu cầu khai thác ngôn ngữ trong các ứng dụng càng ngày càng lớn: Dịch tự động, kiểm tra/chữa lỗi chính tả, ngữ pháp tự động, chỉ số hoá tài liệu, tóm tắt văn bản, đối thoại người – máy, v.v. Vì vậy, xử lí ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) đã trở thành một trong các lĩnh vực phát triển mũi nhọn. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, gắn liền Tin học và Ngôn ngữ học.
Chuyên đề nhằm mục đích cung cấp cho học viên cao học kiến thức tổng quan về lĩnh vực "Xử lí ngôn ngữ tự nhiên" và ứng dụng. Bên cạnh việc giới thiệu các phương pháp chung được sử dụng trong xử lí ngôn ngữ (viết), chuyên đề cũng đề cập đến các vấn đề nghiên cứu liên quan đến xử lí tiếng Việt. Các nội dung chính:

  • Tổng quan

  • Phân tích từ vựng

  • Phân tích cú pháp

  • Phân tích ngữ nghĩa

  • Ngữ dụng và đối thoại người - máy



28. Tính toán lưới

Grid Computing

Chuyên đề sẽ trình bày các vấn đề cơ bản trong tính toán lưới như nền tảng phần cứng, phần mềm, giao thức, công cụ …. trong một hệ thống tính toán lưới. Chuyên đề sẽ bao gồm các chủ đề sau:



  1. Lưới tính toán: Sự cần thiết, các kỹ thuật và yêu cầu cho một hệ thống lưới tính toán

  2. Kiến trúc lưới tính toán, nền tảng mạng, giao thức và dịch vụ

  3. Nền tảng tính toán: Hệ điều hành và giao diện mạng

  4. Chươn trình dịch, ngôn ngữ lập trình và thư viện cho lưới tính toán

  5. Lập lịch và quản lý tài nguyên

  6. Độ đo và đánh giá hiệu năng lưới tính toán

  7. Vấn đề về an ninh

  8. Globus Toolkit, Condor

  9. Các kiểu ứng dụng của lưới tính toán


29. Xử lý tín hiệu số

Digital Signal Processing
Chuyên đề cung cấp các kiến thức về:

  • Biểu diễn tín hiệu theo thời gian

  • Biến đổi Fourier

  • Định lí lấy mẫu

  • Hệ thống tuyến tính bất biến

  • Cuộn rời rạc

  • Biến đổi Z

  • Biến đổi Fourier rời rạc

  • Ứng dụng


30. Hệ thống nhúng

Embedded Systems

­Chuyên đề này trình bày các nguyên tắc cơ bản như là hệ điều hành, quản lý tài nguyên, điều khiển, tính toán di động …. của các hệ thống nhúng và hệ thống thời gian. Chuyên đề bao gồm các chủ đề sau:



  1. Các khái niệm cơ bản và lập trình Real-Time

  2. Metrics, Benchmarks, Applications

  3. Chất lượng dịch vụ

  4. Lập lich

  5. Bộ vi xử lý

  6. Mạng

  7. Hệ điều hành Real-Time quản lý tài nguyên.

  8. Các công cụ


31. Các hệ logic

Logical Systems
NCS sẽ tìm hiểu trong chuyên đề này các vấn đề về logic mệnh đề và logic tân từ, chứng minh tự động. Các hệ logic không chuẩn như logic nhiều giá trị, mờ, modal và temporal cũng được đề cập tới cùng với ứng dụng của chúng trong đặc tả, biểu diễn tri thức và suy luận trong Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ phần mềm.
Kết thúc chuyên đề, NCS sẽ được giao tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể trong các chủ đề đã nêu.

32. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Natural Languague Processing
Trong thời đại thông tin hiện nay, nhu cầu khai thác ngôn ngữ trong các ứng dụng càng ngày càng lớn: Dịch tự động, kiểm tra/chữa lỗi chính tả, ngữ pháp tự động, chỉ số hoá tài liệu, tóm tắt văn bản, đối thoại người – máy, v.v. Vì vậy, xử lí ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) đã trở thành một trong các lĩnh vực phát triển mũi nhọn. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, gắn liền Tin học và Ngôn ngữ học.
Trong chuyên đề này, NCS cần nắm được kiến thức tổng quan về lĩnh vực "Xử lí ngôn ngữ tự nhiên" và ứng dụng. Bên cạnh các phương pháp chung được sử dụng trong xử lí ngôn ngữ (viết), NCS cũng cần tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu liên quan đến xử lí tiếng Việt. Các nội dung chính:

  • Tổng quan

  • Phân tích từ vựng

  • Phân tích cú pháp

  • Phân tích ngữ nghĩa

  • Ngữ dụng và đối thoại người - máy

Kết thúc chuyên đề, NCS cần tìm hiểu sâu về một chủ đề trong lĩnh vực Xử lí ngôn ngữ tự nhiên.



33. Khai phá dữ liệu

Data Mining
Môn học có mục đích trang bị kiến thức về :

  1. Dữ liệu và độ đo

  2. Mô hình và mẫu dữ liệu

  3. Xử lí dữ liệu thống kê và nội suy dữ liệu

  4. Qui luật của dữ liệu

  5. Tổ chức dữ liệu và cơ sở dữ liệu

  6. Mô hình khai phá dữ liệu và ứng dụng


34. Lý thuyết tính toán

Theory of Computation
Trong chuyên đề này, NCS cần tìm hiểu những vấn đề về lý thuyết tính toán:

  • Bài toán giải được và không giải được

  • Luận đề Church-Turing

  • Tập đếm được, hàm kể được, tập không đếm được và chéo hoá.

  • Hàm tính được một cách hiệu quả. Thuật toán và hàm.

  • Ngữ nghĩa hình thức và phi hình thức cùng các vấn đề liên quan.

  • Định lý m-n của Kleene. Tính không quyết định được của bài toán dừng.

  • Định lý Rice. Tập quyết định được và tập nửa quyết định được. Tính kể được và tính nửa quyết định được. Tập đệ quy và đệ quy kể được.

  • Định lý Goedel về tính không đầy đủ.

Kết thúc chuyên đề, NCS sẽ được giao tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể trong lĩnh vực Lý thuyết tính toán.


35. Hiệu năng mạng máy tính

Performance of Computer Networks
Các kiểu hệ thống mạng máy tính mới thường chỉ được đưa vào sử dụng nếu chúng chạy tốt hơn các hệ thống đã có, hoặc đem đến những ích lợi khác (như tính an toàn, dễ sử dụng) mà không làm mất hiệu năng của mạng máy tính. Do vậy, phân tích hiệu năng mạng máy tính là một vấn đề cần thiết. NCS cần nắm được các kỹ thuật chính dùng trong phân tích hiệu năng mạng, bao gồm lựa chọn và tìm đặc trưng chịu tải, phân tích và thiết kế thử nghiệm, mô phỏng và các mô hình hàng đợi.
Kết thúc chuyên đề, NCS sẽ được giao tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể trong các chủ đề đã nêu.
36. An toàn dữ liệu

Data Security
Chuyên đề này cung cấp kiến thức về các vấn đề liên quan đến an toàn dữ liệu. Nội dung bao gồm:

  • Tổng quan. Khái niệm an toàn, tính riêng tư. Các vấn đề luật pháp liên quan. Các vấn đề về an toàn trong các hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu

  • Các công cụ cơ bản: Giới thiệu về Mật mã học ứng dụng và tính toán an toàn. Lý thuyết thông tin và lý thuyết trò chơi.

  • An toàn dữ liệu

  • Bảo mật dữ liệu

  • Các vấn đề khác và xu hướng tương lai: Khai phá dữ liệu để phát hiện bất thường, Chối bỏ thông tin.

Kết thúc chuyên đề, NCS sẽ được giao tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể trong các chủ đề đã nêu.



37. Các hệ thống phân tán

Distributed Systems
Mục đích của chuyên đề là trình bày các nguyên tắc cơ bản của các hệ thống phân tán như là truyền thống, đặt tên, sự đồng bộ hóa, sự chịu lỗi …. Chuyên đề sẽ bao gồm các chủ đề sau:

  1. Tổng quan về các hệ thống phân tán

  2. Truyền thông trong các hệ phân tán

  3. Naming trong hệ thống phân tán

  4. Đồng bộ hóa

  5. Tính thống nhất và sự tái tạo

  6. Sự chịu lỗi

  7. An toàn trong hệ thống phân tán

Kết thúc chuyên đề, NCS sẽ được giao tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể trong các chủ đề đã nêu.



38. Xử lý ảnh

Image Processing
Trong chuyên đề này, NCS cần tìm hiểu về lĩnh vực xử lý ảnh:

  • Tổng quan, biểu diễn ảnh. Không gian màu. Lấy mẫu ảnh

  • Lượng tử hoá. Đo chất lượng ảnh. Nâng cao chất lượng ảnh. Biến đổi Fourier rời rạc

  • Biến đổi, khôi phục ảnh

  • Tìm và biểu diễn đặc trưng ảnh: Cung và đường

  • Phân vùng và biểu diễn

  • Nén ảnh và video

  • Nhận dạng đối tượng

Kết thúc chuyên đề, NCS sẽ được giao tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể trong các chủ đề đã nêu.





tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương