TrưỜng đẠi học hàng hải việt nam khoa kinh tế


Trường 48 – Period for Presentation



tải về 7.55 Mb.
trang11/27
Chuyển đổi dữ liệu25.01.2024
Kích7.55 Mb.
#56447
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   27
TTQT FILE MẪU

Trường 48 – Period for Presentation (Thời hạn xuất trình chứng từ): within 21 days after the date of the transport document(s) but within the validity of the credit. Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày sau giao hàng nhưng trong thời hạn hiệu lực của LC.

  • Trường 57 - Advising Bank (Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo): WOORI BANK, KOREA. Ngân hàng thông báo sẽ là đại lý của ngân hàng phát hành tại nước nhà xuất khẩu.

  • Cam kết của khách hàng: Đại diện của công ty yêu cầu mở LC sẽ ký vào giấy yêu cầu phát hành LC để chấp nhận các điều khoản và cam kết trách nhiệm với phía ngân hàng mở LC.

    CHƯƠNG II. LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA L/C

      1. Tổng quan về chứng từ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ

        1. Tầm quan trọng của bộ chứng từ trong thanh toán


    Việc sử dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu là một việc vô cùng quan trọng. Bởi vì xuất phát từ đặc điểm của thương mại quốc tế là các bên mua bán thường ở các quốc gia khác nhau, do đó, các giao dịch mua bán, thực hiện hợp đồng, vận tải, bảo hiểm, thanh toán... thường dựa trên cơ sở các chứng từ. Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hoá, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để thanh toán, đề khiếu nại đòi bồi thường... Các chứng từ này là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề liên quan tới quan hệ thương mại, cũng như quan hệ thanh toán quốc tế.
        1. Vai trò của bộ chứng từ đối với người mở LC khi thanh toán Tín dụng chứng từ


    1. B chứng t l sở thanh toán gia các bên trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

    Trong giao thương quốc tế, việc thực hiện hợp đồng và thanh toán được tiến hành độc lập nhau về: nhân sự, thủ tục, thời gian và nơi chốn. Do đó, bộ chứng từ là cơ sở để xác thực việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa và hoàn tất các nghĩa vụ giao hàng của bên xuất khẩu.
    Chứng từ có thể xác nhận người bán đã giao hàng đúng yêu cầu hay chưa và là căn cứ để người mua nhận hàng và tiến hành thanh toán.

    1. Bộ chứng từ có thể mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngân hàng

    Bộ chứng từ cũng có thể được sử dụng làm vật thế chấp để vay tín dụng. Trong trường hợp nhà nhập khẩu phải thanh toán toàn bộ tiền hàng trong khi hàng chưa cập bến, họ có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước một khoản tín dụng. Sau khi giải phóng hàng hóa và thu hồi vốn, nhà nhập khẩu sẽ hoàn trả tiền cho ngân hàng.
    Bộ chứng từ có thể được sử dụng để chiết khấu tại các ngân hàng với hai hình thức sau:

      • Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu mà nhà xuất khẩu bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm gì về việc hoàn trả tiền. Trách nhiệm thu tiền từ phía nước ngoài và việc sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Hình thức chiết khấu này bao hàm nhiều rủi ro với ngân hàng, do vậy ngân hàng thường thu phí chiết khấu cao.

      • Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khấu mà nhà xuất khẩu bán bộ chứng từ kỳ hạn cho ngân hàng để nhận tiền nhưng vẫn chịu trách nhiệm về bộ chứng từ trong trường hợp ngân hàng không đòi được tiền từ nhà nhập khẩu. Mức phí trong chiết khấu có truy đòi sẽ thấp hơn so với chiết khấu miễn truy đòi do ngân hàng chịu ít rủi ro hơn.

        1. tải về 7.55 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   27




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương