TrưỜng đẠi học hàng hải việt nam khoa kinh tế


Vai trò của bộ chứng từ đối với ngân hàng mở LC khi thanh toán Tín dụng chứng từ



tải về 7.55 Mb.
trang12/27
Chuyển đổi dữ liệu25.01.2024
Kích7.55 Mb.
#56447
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   27
TTQT FILE MẪU

Vai trò của bộ chứng từ đối với ngân hàng mở LC khi thanh toán Tín dụng chứng từ


Ngân hàng có thể kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu thông qua bộ chứng từ để tiến hành việc trả tiền cho họ, trên cơ sở đó cũng xem xét người nhập khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa.
Ngoài ra, bộ chứng từ giống như vật thế chấp của Doanh nghiệp nhập khẩu tại ngân hàng. Ngân hàng chỉ trao lại bộ chứng từ cho doanh nghiệp khi Doanh nghiệp thực hiện thanh toán tiền hàng và kèm theo chi phí dịch vụ. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả, Doanh nghiệp bắt buộc phải cầm cố, thế chấp, mua đi bán lại hay chiết khấu Bộ chứng từ tại các ngân hàng. Trong trường hợp người xuất khẩu không thực hiện việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì ngân hàng mở LC có thể sở hữu bộ chứng từ đó, đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể toàn quyền sở hữu lô hàng.
      1. Tìm hiểu về các chứng từ trong thanh toán Tín dụng chứng từ


        1. Hối phiếu (Bill Of Exchange)
          1. Khái niệm.


Hối phiếu (Bill of Exchange) là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu
cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
          1. Đặc điểm của hối phiếu.


  • Tính trừu tượng hay tính độc lập của khoản nợ ghi trên hối phiếu.

  • Thứ nhất, không cần nêu nguyên nhân lập hối phiếu. Khi đã tách ra khỏi hợp đồng thương mại và nằm trong tay người thứ ba, thì hối phiếu trở thành một nghĩa vụ trả tiền độc lập, không phụ thuộc vào hợp đồng thương mại. Người cầm phiếu không cần quan tâm và không cần biết khoản nợ ghi trên hối phiếu phát sinh từ giao dịch kinh tế nào.

  • Thứ hai, hiệu lực pháp lý không phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra hối phiếu. Khi chuyển nhượng hay thanh toán, những người liên quan đến hối phiếu không cần quan tâm đến hối phiếu được ký phát trên cơ sở nào, mà chỉ cần quan tâm tới việc ký phát, ký hậu, chuyển giao, chấp nhận, bảo lãnh, truy đòi…

  • Thứ ba, do có tính trừu tượng nên hối phiếu có thể bị lạm dụng ký phát dưới dạng hối phiếu khống, nghĩa là việc ký phát hối phiếu không dựa trên hợp đồng mua bán thực, không có hàng hóa làm cơ sở cho hối phiếu, hoặc ký phát số tiền vượt so với giá trị giao dịch thực tế. Chính vì vậy, luật các nước nghiêm cấm việc ký phát hối phiếu khống.

  • Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu.

Theo pháp luật, người bị ký phát phải trả tiền theo đúng nội dung của hối phiếu, không được viện bất kỳ lý do riêng hoặc chung nào để từ chối trả tiền, nghĩa là việc trả tiền không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào, trừ khi hối phiếu được lập trái với luật điều chỉnh nó.
Đồng thời, người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán.

  • Tính lưu thông của hối phiếu.

Hối phiếu là một chứng từ có giá tuân thủ chặt chẽ nội dung theo quy định của pháp luật, thể hiện một quan hệ tín dụng được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.

  • Là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền, nên hối phiếu có được tính lưu thông, có thể dùng để:

  • Thanh toán tiền mua hàng hóa hay trả một khoản nợ bất kỳ.

  • Chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.

  • Cầm cố, thế chấp để vay vốn tại Ngân hàng thương mại.

  • Chiết khấu tại Ngân hàng thương mại và tái chiết khấu tại Ngân hàng trung ương.

          1. tải về 7.55 Mb.

            Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương