TrưỜng đẠi học công nghiệp thực phẩm tp. Hcm khoa quản trị kinh doanh khoá luận tốt nghiệP



tải về 192.13 Kb.
trang4/46
Chuyển đổi dữ liệu09.11.2023
Kích192.13 Kb.
#55607
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   46
20-9-2023-hd3921-FULL KHOÁ LUẬN - đã sửa

1.1.2. Quản trị nguồn nhân lực


Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu, tiếp cận với khái niệm Quản trị nhân lực như: “Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì Quản trị nhân lực bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức”. [ CITATION BộL05 \l 1033 ]
Giáo sư người Mỹ Dinock cho rằng: “Quản trị nhân lực bao gồm toàn bộ những biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả những trường hợp xảy ra có liên quan đến một loại công việc nào đó”.
Giáo sư Felix Migro thì cho rằng: “Quản trị nhân lực là nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được”.
Tóm lại, có thể nói “Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động của một tổ chức nhằm thu hút, sử dụng nguồn lao động, đào tạo phát triển, đánh giá, duy trì nguồn lao động đó để có thể đạt được những mục tiêu của tổ chức ”.
Quản trị nhân lực trong một tổ chức nói chung và trong một doanh nghiệp, công ty nói riêng là một công việc rất khó khăn và phức tạp; bởi vì đối tượng quản trị ở đây là những con người bằng xương bằng thịt. Mỗi người lao động lại có những khả năng, sở trường riêng cũng như có những động lực thực hiện công việc và những yêu cầu nhất định khi thực hiện những công việc đó. Do đó, nhà Quản trị nhân lực trong tổ chức cần phải có những khả năng, kỹ năng và hiểu biết nhất định về các kỹ năng quản trị và đồng thời phải hiểu rõ những nhân viên của mình. Quản trị nhân lực tốt là điều kiện để mỗi công ty có thể thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh của mình.

1.2. Đặc điểm, chức năng và vai trò của quản trị nguồn nhân lực

1.2.1. Chức năng của quản trị nguồn nhân lực


- Chức năng thu hút: Sử dụng các chính sách và biện pháp nhất định để thu hút nguồn nhân lực. Chủ yếu là giới thiệu phân tích chức vụ biên chế chức vụ, lập kế hoạch cung cầu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tuyển người, khảo sát, thông báo tuyển, lựa chọn, thu nhận và bố trí công việc.
- Chức năng điều chỉnh, phối hợp: Còn được gọi là chức năng nhất thể hoá, tạo nên sự phối hợp tương đồng giữa cán bộ công nhân viên (CBCNV) với nhau thống nhất hòa quện cùng doanh nghiệp về các mặt tổ chức, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, nhận thức cá nhân đồng nhất với ý niệm của tổ chức, hành động cá nhân hoà hợp với quy định của tổ chức.
- Chức năng động viên: Chức năng động viên thông qua những chính sách thích đáng như khen thưởng những người cống hiến nhiều cho tổ chức, nhằm mục đích ổn định đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, khuyến khích tính tích cực của mọi người, phát động và duy trì thi đua, nâng cao năng suất lao động cho tổ chức.
- Chức năng khai thác: Đây là chức năng chính của quản lý nguồn nhân lực. Đó là công việc bồi dưỡng và nâng cao các tố chất cũng như kỹ năng làm việc của cán bộ, công nhân viên, làm cho họ phát huy hết khả năng của mình, thực hiện tối đa giá trị cá nhân của họ.

tải về 192.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương