TrưỜng đẠi học công nghiệp thực phẩm tp. Hcm khoa quản trị kinh doanh khoá luận tốt nghiệP



tải về 192.13 Kb.
trang3/46
Chuyển đổi dữ liệu09.11.2023
Kích192.13 Kb.
#55607
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   46
20-9-2023-hd3921-FULL KHOÁ LUẬN - đã sửa

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp phân tích thống kê:
- Tổng hợp số liệu có liên quan đến nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại của công ty
- Tiếp cận hệ thống tổng hợp số liệu, nghiên cứu tổng hợp số liệu, từ đó rút ra được nét đặc thù của đối tượng nghiên cứu.
- So sánh, đối chiếu số liệu giữa các kỳ và năm hoạt động của công ty.

5. Ý nghĩa của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học


Khoá luận góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn


Đánh giá thực trạng chất lượng quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty bảo hiểm hàng không – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty bảo hiểm hàng không – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Bố cục khoá luận


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực
Chương 2: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty bảo hiểm hàng không – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty bảo hiểm hàng không – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.1. Các khái niệm liên quan đến quản trị nguồn nhân lực

1.1.1. Nguồn nhân lực


Theo định nghĩa mà Liên Hợp Quốc đưa ra, nhân lực được hiểu “là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực thực tế hiện có hoặc tiềm năng của một người để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.” Như vậy, nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi người, bao gồm cả thể lực và trí lực. Trong đó, trí lực là năng lực trí tuệ của con người, bao gồm sự hiểu biết, khả năng nhận thức của con người về thế giới xung quanh cũng như khả năng phản ứng của con người trước các kích thích từ môi trường xung quanh. Còn thể lực là sức khỏe, khả năng lao động của con người, đây là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.
Khái niệm nguồn nhân lực có nhiều ý kiến, theo George T.Milkovich, John W.Boudreau: Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức. [ CITATION Lươ15 \l 1033 ]
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là tổng thể các tiềm năng của con người, trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động, bao gồm thể lực, trí lực và nhân cách, được huy động vào quá trình lao động nhằm đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. [ CITATION Ngu15 \l 1033 ]
Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp (Tài chính, vốn, tài nguyên thiết bị,…). Đó là tài nguyên quý giá nhất vì con người là vấn đề trung tâm và quan trọng bậc nhất trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó. [ CITATION Ngu15 \l 1033 ]
Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc cho rằng: Xét trên bình diện quốc gia hay địa phương, nguồn nhân lực được xác định là “tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung) bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [ CITATION Phạ01 \l 1033 ]. Theo cách hiểu này, nguồn nhân lực là nguồn lao động sẵn sàng tham gia lao động trong phạm vi quốc gia, vùng hay địa phương. Một cách chung nhất, có thể hiểu nguồn nhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực là tổng hợp những năng lực cả về thể lực và trí lực của nhóm người, một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia. Độ tuổi lao động được qui định cụ thể ở mỗi nước có khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của Bộ luật lao động, tuổi lao động của nam từ 15 đến 60 và của nữ từ 15 đến 55 tuổi. [ CITATION Bus16 \l 1033 ]
Nguồn nhân lực: Là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), bao gồm: Thể lực, trí lực và nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội đòi hỏi.

tải về 192.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương