TrưỜng cao đẲng nghề CÔng nghệ HÀ TĨnh giáo trình mô đun: plc cơ BẢn nghề: ĐIỆn công nghiệp trình đỘ: trung cấp nghề



tải về 3.25 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2024
Kích3.25 Mb.
#57355
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Giao trinh PLC c bn trung cp

1.4. CÂU HỎI
Câu 1: Phân biệt điều khiển nối cứng và điều khiển khả trình,cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Kể tên các loại PLC được dùng phổ biến trên thị trường.



































































































































































































































































































































































































































































BÀI 2 ĐẤU NỐI VÀ CÁCH SỬ DỤNG PLC S7-200


Mã Bài: MĐ 22-01
MỤC TIÊU:
- Trình bày được cấu trúc bên ngoài và bên trong của S7-200
- Nhận biết và đấu nối được nguồn nuôi cho PLC
- Định địa chỉ cho các ngõ vào, ra
- Kết nối PLC với máy tính.
2.1. CẤU TRÚC PLC S7-200
2.1.1. Cấu trúc và hình dáng bên ngoài



Hình 2.1 Hình dáng bên ngoài PLC S7-200 CPU 224


*Mô tả các đèn báo trên CPU 224
- SF (Đèn đỏ): báo hiệu hệ thống đang bị lỗi.Đèn SF sáng lên khi hệ thống báo lỗi
- RUN (Đèn xanh): Cho biết PLC đang ở ché độ làm việc thực hiện các lệnh bên trong bộ nhớ chương trình.
- STOP (Đèn vàng): Cho biết PLC đang ở chế độ dừng
- Ix.x (Đèn xanh ): Báo hiệu trạng thái hiện thời của cổng vào(x.x=0.0-0.7 và 1.0-1.5)
- Qy.y (Đèn xanh): Báo hiệu trạng thái hiện thời của công ra(y.y=0.0-0.7và 0.0-0.1 )
*Chọn chế độ làm việc cho PLC
RUN: Cho phép PLC thực hiện chương trình nạp sẵn trong bộ nhớ
STOP: Cưỡng bức PLC dừng thực hiện chương trình.Ở chế độ này cho phép hiệu chỉnh,nạp,xóa chương trình.
TERM: Cho phép máy tính chọn chế độ cho run hoặc stop cho PLC
*Cổng truyền thông
S7200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 để phục vụ ghép nối với máy tính hoặc với các PLC khác.Để kết nối với máy tính cần cáp nối PC/PPI qua cổng com hoặc PC/MPI qua cổng usb.
*Các khối mở rộng
Xuất phát từ yêu cầu điều khiển cần nhiều ngõ vào ra số,sử dụng tín hiệu analog hoặc kết nối truyền thông công nghiệp mà ta phải kết nối PLC với các mô đun mở rộng.
Các khối mở rộng bao gồm:
- Khối vào/ra số
- Khối vào/ra analog
- Các khối kết nối mạng truyền thông công nghiệp:AS-interface,Profibus,ethernet...
- Các mô đun chuyên dụng
*Màn hình điều khiển
Màn hình được sử dụng trong các hệ thống điều khiển yêu cầu giám sát bao gồm màn hình hiện thị số,có phím bấm hoặc cảm ứng.

Hình 2.2 Màn hình điều khiển,giám sát
2.1.2. Cấu trúc phần cứng
- Mô đun nguồn: cấp nguồn ổn định cho PLC hoạt động
- Mô đun đầu vào: nhận các tín hiệu vào
- Mô đun đầu ra: xuất các tín hiệu điều khiển
- Mô đun đơn vị xử lý trung tâm CPU: thực hiện xử lý thông tin dữ liệu
- Mô đun bộ nhớ: nơi lưu trữ thông tin và dữ liệu của CPU
- Mô đun quản lý ghép nối: dùng để ghép nối PLC với máy tính và các thiết bị lập trình,mạng truyền thông công nghiệp.

Hình 2.3 Cấu trúc phần cứng PLC
2.1.3. Cấu trúc bộ nhớ

Hình 2.4 Cấu trúc bộ nhớ PLC

- Vùng nhớ dữ liệu - Vùng nhớ đối tượng


- Vùng nhớ chương trình - Vùng nhớ tham số
2.2. ĐẤU NỐI NGUỒN
2.2.1. Đấu nguồn nuôi CPU

Hình 2.5 Sơ đồ đấu nối nguồn cho PLC
Trước khi sử dụng ta phải quan tâm xem mã PLC mà mình đang sử dụng căn cứ vào các chữ số đi kèm theo CPU.Ví dụ với mã số kèm theo CPU 2xx có thể có như sau:
- CPU 2xx DC/DC/DC: Nguồn cấp cho CPU là DC,nguồn cấp cho ngõ vào là DC,nguồn cấp cho ngõ ra là DC.
- CPU 2xx AC/DC/RLY: Nguồn cấp cho CPU là AC,nguồn cấp cho ngõ vào là DC,ngõ ra là rơ le có thể cấp nguồn DC hoặc AC.
Nguồn cấp cho PLC có thể là nguồn một chiều hoặc nguồn xoay chiều
- Nguồn 1 chiều DC: 24V
- Nguồn xoay chiều AC: 120 đến 240V

Hình 2.6 Điện áp nguồn cấp cho S7-200
Tuy nhiên điện áp nguồn cấp một chiều có thể dao động từ 20.4-28.8VDC và điện áp nguồn cấp xoay chiều dao động từ 85-265 VAC ở tần số 47-63 Hz thì PLC vẫn hoạt động bình thường được.



2.2.2. Đấu nguồn ngõ vào



Hình 2.7 Sơ đồ đấu nguồn ngõ vào
Nguồn ngõ vào là nguồn một chiều danh định 24VDC tuy nhiên có thể sử dao động từ 15-30 VDC tùy theo tiếp điểm

Hình 2.8 Chi tiết điện áp cấp ngõ vào


2.2.3. Đấu nguồn ngõ ra

Hình 2.9 Sơ đồ đấu nguồn ngõ ra
Nguồn ngõ ra có thể là:
- 24V một chiều đối với ngõ ra là MOSFET
- 24V một chiều hoặc 250V xoay chiều đối với ngõ ra rơ le

Hình 2.10 Chi tiết điện áp cấp ngõ vào
- Ngõ vào có thể đấu với nút nhấn,công tắc,công tắc hành trình,cảm biến,tiếp điểm rơ le nhiệt...
- Ngõ ra có thể đấu với rơ le trung gian,rơ le điều khiển công tắc tơ,đèn...
2.3. CÁC VÙNG NHỚ VÀ CÁCH QUY ƯỚC ĐỊA CHỈ
2.3.1. Các vùng nhớ
- Vùng nhớ đệm ngõ vào số I
- Vùng nhớ đệm ngõ ra số Q
- Vùng nhớ biến V
- Vùng nhớ M
- Vùng nhớ bộ định thời T
- Vùng nhớ bộ đếm C
- Vùng nhớ bộ đếm tốc độ cao HC
- Các thanh ghi AC
- Vùng nhớ đặc biệt SM
- Vùng nhớ cục bộ L
- Vùng nhớ ngõ vào tương tự AI
- Vùng nhớ ngõ ra tương tự AQ
2.3.2 Quy ước địa chỉ
2.3.2.1. Truy xuất theo bit
- Bit là đơn vị thông tin nhị phân nhỏ nhất có thể có 2 giá trị là 0 hoặc 1.

Hình 2.11 Giá trị có thể có của một bit
- Để truy xuất địa chỉ theo dạng bit ta xác định vùng nhớ,địa chỉ của byte và địa chỉ bit.

Hình 2.12 Truy xuất theo bit
Ví dụ: I0.0,Q0.2,M0.1...
2.3.2.2 Truy xuất theo byte(8 bit)
- Một byte có 8 bit

- Khi truy xuất theo byte ta xác định vùng nhớ,thứ tự byte cần cần truy xuất

Hình 2.13 Truy xuất theo byte
Ví dụ: QB0,MB1,VB2....
2.3.2.3 Truy xuất theo word(16 bit)
- Một word gồm 2 byte

- Đối với truy xuất vùng nhớ theo dạng word chúng ta cần xác định vùng nhớ cần truy xuất,khai báo dạng word và địa chỉ của word trong vùng nhớ.Mỗi word gồm 2 byte là byte cao và byte thấp.

Hình 2.14 Truy xuất theo word
Ví dụ: MW0,QW1,IW2...
MW0 sẽ có 2 byte là MB0 và MB1
2.3.2.4 Truy xuất theo double word (32 bit)
Một double word gồm 4 byte hay 32 bit

Khi truy xuất theo double word tương ứng ta sẽ có 2 word hoặc 4 byte

Hình 2.15 Truy xuất theo double word



Dưới đây là bảng tóm tắt cách truy xuất các vùng nhớ theo bit,byte,word,double word



Chú ý: trong giáo trình này ta chỉ quan tâm đến các vùng nhớ I,Q,M,T,Cvà cách truy cập theo bit.Cụ thể
- Vùng nhớ I: là vùng nhớ đệm đầu vào đại diện cho các thiết bị như công tắc,nút nhấn,cảm biến,công tắc hành trình...Các địa chỉ có thể là I0.0,I0.1,I0.2...,I0.7,I1.0,I2.0...tùy vào cách quy ước ta định địa chỉ cho từng thiết bị



Thiết bị

Địa chỉ

Chi chú

Nút nhấn S0

I0.0

Nút khởi động

Nút nhấn S1

I0.1

Nút dừng

- Vùng nhớ Q: là vùng nhớ đệm đầu ra đại diện cho các thiết bi như đèn,van điện từ,contactor...Các địa chỉ có thể là Q0.0,Q0.1,Q0.2,...Q0.7,Q1.0,Q1.1...Cũng như đầu vào ta có thể định địa chỉ cho thiết bị như sau

Kí hiệu

Địa chỉ

Chú thích

K1

Q0.0

Contactor DC quay phải

K2

Q0.1

Contactor DC quay trái

- Vùng nhớ M:thường được dùng làm vùng nhớ trung gian trong các chương trình điều khiển.Ví dụ M0.0,M0.1,M0.2...M0.7,M01.0,M1.1...M15.1...


- Vùng nhớ T và C sẽ được giới thiệu cụ thể trong các bài tiếp theo.

tải về 3.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương