TrưỜng cao đẲng nghề CÔng nghệ HÀ TĨnh giáo trình mô đun: plc cơ BẢn nghề: ĐIỆn công nghiệp trình đỘ: trung cấp nghề



tải về 3.25 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2024
Kích3.25 Mb.
#57355
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20
Giao trinh PLC c bn trung cp

3.3. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Có 3 dạng soạn thảo thông dụng là LAD,FBD,STL.Việc sử dụng dạng nào là do người lập trình tự chọn lựa.
3.3.1. Dạng hình thang LAD( Ladder logic)
Ở dạng soạn thảo này chương trình được hiển thị gần giống với sơ đồ nối dây một mạch trang bị điện dùng rơ le,contactor.Chúng ta xem như có một dòng điện chạy qua một loạt tiếp điểm ngõ vào từ trái qua phải để tới ngõ ra.Chương trình điều khiển được chia thành nhiều network,mỗi network thực hiện một nhiệm vụ nhỏ và cụ thể.Các network được xử lý từ trên xuống dưới,từ trái sang phải.Các phần tử chủ yếu dùng trong dạng này là:
+ Tiếp điểm thường hở :
+ Tiếp điểm thường đóng :
+ Ngõ ra :
+ Các hộp chức năng như RS,SR,timer,counter...
Ví dụ:

Hình 3.8 Chương trình dạng LAD
Ưu điểm:
+ Dễ dàng tiếp cận đối với những người mới bắt đầu lập trình
+ Biễu diễn dạng đồ họa dễ hiểu và thông dụng
+ Có thể chuyển qua các dạng khác một cách dễ dàng.
Chú ý:Trong giáo trình này ta sẽ tập trung trình bày ngôn ngữ lập trình theo dạng LAD này.
3.3.2. Dạng khối chức năng: FBD( Funtion Block Diagram)
Chương trình ở trên có thể chuyển sang dạng FBD như sau:
- Vào menu View tích vào dạng FBD,ở màn hình chính chương trình từ dạng LAD chuyển sang dạng FBD

Hình 3.9 Chương trình dạng FBD
3.3.3. Dạng liệt kê lệnh STL (StaTement List)
Đây là dạng soạn thảo tập hợp các câu lệnh.Có thể chuyển chương trình trên sang dạng STL như sau:
+ Vào menu View chọn STL màn hình chính sẽ thay đổi thành

Hình 3.10 Chương trình dạng STL
3.4. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Nêu các bước thiết lập một dự án mới sử dụng phần mềm Step7
microwin
Câu 2 :Nêu các dạng của ngôn ngữ lập trình PLC

































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































BÀI 4 CÁC LỆNH LẬP TRÌNH CƠ BẢN


Mã Bài: MĐ 22-03
MỤC TIÊU:
- Biết cách sử dụng các lệnh lâp trình cơ bản
- Viết được chương trình cho một dự án nhỏ
- Sửa lỗi chương trình
* Ngôn ngữ lập trình được sử dụng là dạng LAD
4.1. CÁC LỆNH XỬ LÝ BIT
4.1.1. Lệnh tiếp điểm thường hở
Cách lấy:Đưa con trỏ chuột vào vùng cây lệnh,mở rộng mục bit logic ,và kích đúp vào lệnh .Màn hình chính xuất hiện



Phần dấu chấm hỏi ta điền địa chỉ.Địa chỉ có thể là địa chỉ ngõ vào(nút nhấn,công tắc,cảm biến...) : I0.0,I0.1,I1.0...hoặc các địa chỉ trung gian : M0.0,M0.1,Q0.0...







4.1.2. Lệnh tiếp điểm thường đóng
Cách lấy tương tự như lệnh tiếp điểm thường hở



Phần địa chỉ cũng giống như trên.


Về kết quả xử lý tiếp điểm trong PLC ta có bảng sau :



Hình 4.1 Kết quả xử lý tiếp điểm NO,NC
Nhận xét
- Ngõ vào có mức logic “1” khi ngõ vào có điện áp.
- Nếu ngõ vào được nối với tiếp điểm thường đóng thì ngõ vào ở trạng thái bình thường luôn có điện.Nó chỉ mất điện khi tiếp điểm thường đóng tác động.
- Nếu ngõ vào được nối với tiếp điểm thường hở(NO - công tắc,nút nhấn,cảm biến) thì ngõ vào ở trạng thái bình thường không có điện.Nó chỉ có điện khi tiếp điểm NO bị tác động
- Nếu sử dụng trong chương trình thì trạng thái tiếp điểm sẽ có cùng trạng thái logic với ngõ vào.
- Nếu sử dụng trong chương trình thì trạng thái tiếp điểm sẽ ngược trạng thái logic với ngõ vào.
4.1.3. Lệnh cuộn dây
Cuộn dây có thể đại diện cho bóng đèn,contactor,van điện từ...là những thiết bị chấp hành.
Cách lấy,vào mục bit logic kích đúp biểu tượng .



Phần địa chỉ có thể là ngõ ra Q0.0,Q0.1,Q1.0,...hoặc ô nhớ trung gian M0.0.M0.1


4.1.4. Bài toán ứng dụng
4.1.4.1. Mạch tự duy trì ưu tiên mở máy

Mạch điều khiển Nối dây PLC


Bước 1: Phân tích yêu cầu công nghệ: Ấn S1 động cơ chạy,ấn S2 động cơ dừng.Nếu ấn cùng lúc S1 và S2 thì ưu tiên mở máy.
Bước 2: Lập bảng địa chỉ vào ra(Sử dụng khối System table)





Bước 3: Viết chương trình



4.1.4.2. Điều khiển động cơ có chỉ báo

Mạch động lực Mạch điều khiển

Sơ đồ nối dây Nối rơ le TG với Contactor
Yêu cầu công nghệ : Ấn S2 động cơ chạy đồng thời đèn H1 sáng báo động cơ đang hoạt động.Ấn S1 động cơ dừng đồng thời đèn H2 sáng báo động cơ dừng
Bước 1: Phân tích công nghệ
Ấn S2 Contactor K1 có điện đồng thời đèn H1 sáng
Ấn S1 thì K1 mất điện đồng thời H2 sáng
Bước 2: Phân công vào ra
- Đầu vào: nút nhấn S1(NC) và S2(NO)
- Đầu ra : K1,H1,H2



Bước 3: viết chương trình

* Bài tập
Bài 1:Cho mạch ưu tiên dừng máy như hình.Yêu cầu:
- Phân tích công nghệ
- Lập bảng địa chỉ vào ra
- Vẽ sơ đồ đấu nối PLC
- Viết chương trình điều khiển
.
Mạch ưu tiên dừng máy




















































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































Bài 2 Điều khiển đảo chiều động cơ

Cho sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển như trên.Yêu cầu:
- Phân tích sơ đồ
- Lập bảng địa chỉ vào ra
- Vẽ sơ đồ kết nối PLC
- Viết chương trình điều khiển






























































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































tải về 3.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương