Trần Văn Hoan Nhận ngày 8 tháng 02 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày tháng 11 năm 2022. Tóm tắt


 Chuyển đổi số ở các nhà trường quân đội và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản



tải về 394.66 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu16.02.2024
Kích394.66 Kb.
#56561
1   2   3   4   5   6
82103-Article Text-188102-1-10-20230729
L.N.Dung - Chuyển đổi số trong dạy-học đại học
2. Chuyển đổi số ở các nhà trường quân đội và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản 
lý đào tạo hiện nay 
CMCN 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Những 
yếu tố cốt lõi của CMCN 4.0 là: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (big 
data). Cuộc Cách mạng này đã và đang tác động mạnh mẽ, tạo ra sự biến đổi to lớn, toàn diện trong 
xã hội, nhất là lĩnh vực kinh tế, khoa học và quân sự, quốc phòng. Việt Nam đã chủ động triển khai 
hàng loạt các chủ trương, biện pháp nhằm tiếp cận CMCN 4.0. Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ 


Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2023 
46 
ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg “Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư”. Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW “Về một số 
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Những chủ 
trương, chính sách trên là cơ sở cho hoạt động của cả hệ thống chính trị thích ứng với những đòi 
hỏi mới của thực tiễn. 
Đặc biệt, trong bối cảnh ứng phó với những diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch Covid-19 
hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục trong cả nước đã và đang ứng dụng công nghệ vào giảng dạy trực 
tuyến và quản lý hoạt động sư phạm mang lại kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn 
diện GD & ĐT trong thời kỳ mới. Đảng ta đã ban hành chủ trương, chính sách chủ động tham gia 
cuộc CMCN 4.0; Chính phủ đã có nghị quyết, kế hoạch, đề án đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia 
nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số, trong đó xác định: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ 
xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, 
giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và 
trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa” (Thủ tướng Chính 
phủ, 2020). 
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, xác định chủ trương xây dựng 
NTQĐ thông minh, hiện đại hóa quân đội, tạo nền tảng đến năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại, 
quán triệt và triển khai chủ trương, kế hoạch chuyển đổi số quốc gia. Ngày 13/3/2018, Bộ trưởng 
Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 737/QĐ-BQP về Kế hoạch của Bộ Quốc phòng triển 
khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg và Quyết định 889/QĐ-BQP, ngày 22/3/2018 phê duyệt “Kế 
hoạch hành động của hệ thống nhà trường quân đội trước tác động của cuộc cuộc Cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo”. Những chủ trương trên vừa là cơ 
sở pháp lý quan trọng, vừa là yêu cầu đòi hỏi các NTQĐ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số lĩnh 
vực GD & ĐT ở các NTQĐ hiện nay.
Thời gian qua, với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, các NTQĐ chủ động, tích cực đầu tư 
nâng cấp kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng hiện 
đại và đồng bộ theo hướng xây dựng “nhà trường thông minh”, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số 
trong GD & ĐT. Khuyến khích cán bộ, giảng viên sử dụng các phương tiện kết nối hiện đại (đặc 
biệt là smartphone) tìm kiếm, cập nhật các ứng dụng tiện ích (Apps) phục vụ cho việc nâng cao 
trình độ mọi mặt, nhất là trình độ ngoại ngữ và phục vụ cho công việc.
Công tác quản lý GD & ĐT trong quá trình chuyển đổi số hiện nay ở các NTQĐ đã và đang đẩy 
mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ QLĐT trực tuyến. Hệ thống quản lý học tập, cho phép 
người học truy cập vào các nội dung học tập qua mạng như đã đăng ký và có thể tự học tập, tự 
đánh giá, nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của học viên; cho phép cơ quan QLĐT và kết nối 
với các bộ phận có liên quan để quản lý điểm, tiến trình học tập của người học và các hoạt động 
của giảng viên, cố vấn học tập trên môi trường mạng. Cung cấp diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ 
trợ khác để người học có thể trao đổi với giảng viên và các phòng ban của NTQĐ các vấn đề liên 
quan đến học qua mạng. Về cơ bản, các NTQĐ đã xây dựng được kho học liệu số gồm: giáo trình, 
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu được số hóa, 
các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo,… phục vụ 
nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học và người dạy 
Quá trình tổ chức đào tạo đã đưa vào vận hành triển khai mạnh mẽ các công cụ hỗ trợ trao đổi 
về học tập, giải đáp thắc mắc của người học có sự tham gia của giảng viên, trợ giảng, cung cấp 
thông tin liên quan đến đào tạo qua mạng, như: văn bản, quy chế, quy định liên quan đến đào tạo 
qua mạng; chương trình đào tạo, chương trình môn học, kế hoạch đào tạo qua mạng; thời khoá biểu 
và hướng dẫn cách học tập, kiểm tra, đánh giá đối với từng nội dung đào tạo qua mạng; đường dẫn 


Trần Văn Hoan 
47 
truy cập tới các nội dung học tập liên quan. Hệ thống tài khoản đăng nhập và thư điện tử cấp tới 
từng người học để trao đổi thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình đào tạo qua mạng, cho phép tổ 
chức lưu trữ và phân phát các nội dung học tập tới người học qua mạng, tích hợp công cụ soạn bài 
giảng dành cho giảng viên. 
Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu phải sớm nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện 
các quy định về sử dụng mạng internet, thiết bị thu phát, truyền tin cho phù hợp với môi trường học 
đường, song cũng không mâu thuẫn với yêu cầu bảo mật thông tin trong môi trường hoạt động 
quân sự; chủ động nhận diện, ngăn ngừa, khắc phục những thông tin xấu độc, hành động thù địch, 
phá hoại (gián điệp, hacker, virus) phát tán trên không gian mạng. Đầu tư xây dựng và nâng cấp 
các phòng học chuyên dùng trang bị hiện đại và ngày càng sát với thực tế đơn vị cơ sở. Một số 
chuyên ngành khoa học quân sự, kỹ thuật quân sự, hậu cần quân sự, tâm lý... có thể nghiên cứu ứng 
dụng công nghệ mô phỏng, thực tế ảo, thực tế tăng cường… trong huấn luyện góp phần tăng tính 
trực quan, rút ngắn thời gian lên lớp, nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT. 
Đánh giá chung, các NTQĐ đã có những triển khai và hỗ trợ tối đa cho đội ngũ giảng viên và 
cán bộ QLĐT để triển khai ứng dụng các công nghệ khoa học vào quá trình công tác để tăng hiệu 
quả, chất lượng tốt nhất. Trong bối cảnh như vậy thì đội ngũ cán bộ QLĐT của các NTQĐ đã có sự 
thích ứng với công tác QLĐT đáp ứng với thực tế chuyển đổi số hiện nay như thế nào? 

tải về 394.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương