TRÊN ĐƯỜng emmau một thoáng nhìn về việc đồng hành thiêng liêng Lm. Giuse Phạm Quốc Văn, op



tải về 0.51 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.51 Mb.
#17396
1   2   3   4   5

IV. Thời cận và hiện đại

Từ thế kỷ XVI, tại Tây Ban Nha đã xuất hiện một trường phái linh đạo mới: trường phái của Dòng Tên, do thánh Inhaxiô sáng lập. Việc đồng hành thiêng liêng được thực hiện nghiêm ngặt theo các bước trong tập Linh thao do chính thánh Inhaxiô viết ra. [9]

Sang thế kỷ XVIII, việc linh hướng lại mang một sắc thái có vẻ khắt khe và nghiêm huấn. Vị linh hướng thẩm định rồi ra lệnh cho người thụ hướng phải răm rắp thi hành. Vai trò người đồng hành nhiều khi lấn át cả tự do của người thụ hướng, thứ tự do mà Thần Khí “muốn thổi đâu thì thổi”.

Dần dà, Giáo hội cũng nhìn ra sự khác biệt căn bản giữa việc đồng hành thiêng liêng và việc quản trị. Linh hướng không phải chỉ là việc dành riêng cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, mà còn cần thiết cho mọi thành phần dân Chúa khác. Việc linh hướng phải được cởi mở trong mối tương quan tự do giữa hai người, và trong mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa.

Giáo luật cũng phân biệt rõ ràng chức năng linh hướng và bề trên nhằm bảo vệ tự do lương tâm của mỗi người. [10] Bởi lẽ mỗi cá nhân đều “sống động hoá do thần khí Thiên Chúa” và được chính Thần Khí thúc đẩy để nhận ra thánh ý Chúa trong cuộc đời mình, từ đó “họ vâng theo thánh ý Chúa Cha”, [11] “họ quyết định về tương lai của mình dưới cái nhìn của Chúa” [12] và tùy ơn gọi hay đặc sủng mà góp phần xây dựng Nước Chúa ở trần gian. [13]

So sánh những biến chuyển của việc đồng hành thiêng liêng, ta thấy vai trò của vị đồng hành cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Theo linh mục Phan Tấn Thành, có thể hiểu việc đồng hành thiêng liêng theo hai nghĩa khác biệt: [14]

- Theo nghĩa chặt: kể từ thế kỷ XVI, vị linh hướng được quan niệm như một bậc thầy theo dõi việc đào tạo tâm linh. Vị này thường là do một linh mục khôn ngoan, từng trải về đạo lý cũng như kinh nghiệm thực hành. Việc linh hướng thường được đặt ra cho những người tìm hiểu hay quyết định ơn gọi tu trì, hoặc khi họ gặp khủng hoảng tinh thần.

Tuy nhiên, việc đồng hành thiêng liêng không chỉ giới hạn trong những trường hợp đặc biệt, nhưng có thể thường xuyên hơn. Vị linh hướng trở thành nhà giáo dục về cầu nguyện, việc thực hành nhân đức, việc khử trừ tật xấu… Việc linh hướng có thể gắn liền hoặc tách biệt khỏi bí tích Hoà giải.

- Theo nghĩa rộng: Thánh Linh tiếp tục ban cho cộng đoàn những đoàn sủng để hướng dẫn các tín hữu tiến bước trên đường nhân đức. [15] Vị linh hướng không nhất thiết phải là linh mục, nhưng có thể là một giáo lý viên, ông trùm, bà quản… Họ là những người giúp chúng ta nhận ra, và biết cách thực thi ý Chúa trong cuộc sống hằng ngày.

Tóm lại, dù hình thức và chức năng của việc đồng hành thiêng liêng có thay đổi theo dòng thời gian, nhưng nền tảng cũng chỉ là một, đó là chương trình quan phòng của Thiên Chúa muốn cho Hội thánh trở thành công cụ để Người ban ơn cứu độ cho con người.

Bây giờ chúng ta bước sang phần thứ II, bàn về các mối tương quan trong việc đồng hành thiêng liêng.

Về việc phân định, chúng tôi đã bàn tới ở phần I, chương III; riêng phần nói về lịch sử hình thành này, chỉ xin nhắc lại những nét đặc trưng của việc đồng hành thiêng liêng qua mỗi thời kỳ, mà không dừng lại phân tích sâu xa từng nét đặc trưng ấy.

[1] Về việc phân định, chúng tôi đã bàn tới ở phần I, chương III; riêng phần nói về lịch sử hình thành này, chỉ xin nhắc lại những nét đặc trưng của việc đồng hành thiêng liêng qua mỗi thời kỳ, mà không dừng lại phân tích sâu xa từng nét đặc trưng ấy.

[2] Xc. Hoành Sơn, Thần học thiêng liêng, tập II, tr. 662.

[3] Ẩn tu thường sống một mình, và đan tu sống thành cộng đoàn tu trì. Thánh Antôn (250-356) khai mở đời sống ẩn tu, thánh Pacôme (288-346) sáng lập phong trào đan tu và ngài đã viết bản luật đầu tiên cho cộng đoàn đan tu. Sau này, chính thánh Basiliô Cả (330-397) là người tổ chức lối sống đan tu thành cộng đoàn quy củ (Xc Lm. Gs Đoàn Thiệu, Lược sử linh đạo Kitô giáo, tr. 60-66).

[4] Những khí giới chính cần phải trang bị đó là cầu nguyện, lao động và giữ chay. Cầu nguyện là bổn phận đầu tiên của một đan sĩ; lao động gắn liền với cầu nguyện và làm nên nhịp độ một ngày sống; và việc giữ chay còn được đánh giá cao hơn cả lao động, đây là việc làm giúp thân xác quy phục tinh thần (Xc. Sđd tr. 69).

[5] Đời sống đan tu xuất hiện ở Tây phương sau Đông phương một thế kỷ, phát triển chập hơn nhiều, và phải mất nhiều thời gian mới đi sâu vào đời sống khổ hạnh, đặc tính của đời đan tu. Nhưng một khi đã ổn định, đời sống đan tu Tây phương lại vượt xa Đông phương về sự phồn thịnh (Xc Sđd tr. 70).

[6] Xc. Hoành Sơn, Thần học thiêng liêng, tập II, tr. 664-666.

[7] Bài giảng lễ kính thánh Biển Đức, Oeuvres Completes, t. 12, Paris 1863, tr 165 (Trích lại theo Lm. Gs. Đoàn Thiệu, Lược sử linh đạo Kitô giáo, tr. 84-85).

[8] Xc. Hoành Sơn, Thần học thiêng liêng, tập II, tr. 667.

[9] Cuộc linh thao gồm 4 tuần lễ:

Mở đầu, thánh Inhaxiô nói về ý nghĩa và nền tảng của đời sống Kitô giáo. Sau đó, thánh nhân dạy về việc xét mình riêng từng vấn đề và xét mình tổng quát, xưng tội, rước lễ và 5 bài suy niệm về tội và hỏa ngục.

Tuần thứ hai: suy niệm về nước Chúa Kitô, về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Cứu Thế cho đến năm 30 tuổi.

Tuần thứ ba: gồm các bài suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

Tuần sau cùng: dành để suy niệm về các mầu nhiệm đời sống vinh quang của Đấng Cứu Thế. Trong tuần lễ này có bài suy gẫm thời danh về “chiêm niệm để đạt được tình yêu”.

Thêm vào đó là phần phụ trương gồm những lời giáo huấn về 3 cách thức cầu nguyện, 5 quy tắc đời sống cầu nguyện, 2 quy tắc để biện phân điều thiện điều ác, một để phân phát thích hợp các của bố thí, một giúp tránh bối rối, và sau cùng là 18 quy tắc thời danh về “Đồng cảm với Giáo hội” (Xc. Đoàn Thiệu, OP. Lược sử linh đạo Kitô giáo, tr. 174).

[10] Xin đan cử một vài số trong Giáo luật:

Điều 240,2: trong việc quyết định chấp nhận các chủng sinh tiến chức hoặc thải hồi khỏi chủng viện, không được hỏi ý kiến của linh mục linh hướng và các linh mục giải tội.

Điều 630,5: các thành viên hãy tin tưởng đến với các bề trên, họ có thể tự do bộc lộ tâm hồn mình, nhưng cấm các bề trên dùng bất cứ cách nào bắt họ bày tỏ lương tâm với mình.

[11] Xc. LG. số 41.

[12] Xc. GS. số 14.

[13] Xc. LG. số 12,31.



[14] Xc. Phan Tấn Thành, Giáo trình bí tích Hoà giải, tr. 82-83.

[15] Xc. GLCG số 2690.
Каталог: doc -> tailieu
doc -> I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý
doc -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
doc -> Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004
doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
doc -> Sè: 90/2003/Q§-ub
doc -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương