TỈnh thừa thiên huế Độc lập Tự do hạnh phúc Số: 1655/QĐ-ub



tải về 47.05 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích47.05 Kb.
#19594

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - hạnh phúc



Số: 1655/QĐ-UB Huế, ngày 27 tháng 5 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH


Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

quốc tế Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

_________________

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 293/SXD-QH ngày 27/5/2004;


QUYẾT ĐỊNH



Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quy mô diện tích và phạm vi ranh giới quy hoạch:

Quy mô diện tích quy hoạch: 1.350 ha được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp núi Giòn.

- Phía Nam giáp núi Hải Vân

- Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp núi đá Kép, núi Phú Gia, núi Hải Vân.



2. Tính chất:

- Là một trong các trung tâm du lịch của tỉnh và là tụ điểm du lịch quan trọng của tuyến du lịch vùng Trung Trung bộ.

- Là một điểm dân cư từng bước được đô thị hoá của huyện Phú Lộc, có cơ cấu kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch, thương mại, nuôi trồng thuỷ sản.

- Là một vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh vùng biên giới hải đảo.



3. Quy mô dân số:

- Dự báo dân cư đến năm 2005: 12.200 người.

- Dự báo dân cư đến năm 2020: 25.000 người.

- Quy mô lượng khách du lịch;

- Dự báo lượng khách đến năm 2010:

+ Số lượng khách đến Lăng Cô tối đa/ngày là 6.000 người.

- Dự báo lượng khách đến năm 2020:

+ Số lượng khách đến Lăng Cô tối đa/ngày là 10.000 người.



4. Quy hoạch sử dụng đất đai và định hướng kiến trúc cảnh quan:

4.1. Quy hoạch sử dụng đất đai:

Căn cứ vào nhu cầu và tiêu chuẩn sử dụng đất của các hạng mục đầu tư, Quy hoạch sử dụng đất được phân chia thành như sau: (được trình bày trình tự từ Bắc xuống Nam, từ bán đảo Lăng Cô và bờ Đông đầm Lập An sang bờ Tây đầm Lập An).



a. Sân Golf, câu lạc bộ sân Golf, khu biệt thự dành cho các nhà tỷ phú, rừng gỗ giẻ và cây xanh vùng đệm (G) diện tích 339,5 ha:

- Sân Golf (G1) được bố trí gần chân núi Phú Gia, phía Tây giáp với khu đệm là rừng cây xanh (bề rộng 500m), phía Nam giáp với rừng gỗ giẻ; câu lạc bộ sân Golf (G2) nằm giữa bãi biển và sân Golf; trường dạy chơi Golf (G3) và khu biệt thự dành cho các tỷ phú (G8,G9), khu biệt thự sang trọng sẽ được quy hoạch bên cạnh các con suối, sông rẽ hướng ở giữa khu vực sân Golf.



b. Khu nghỉ dưỡng A (Ra) diện tích là 120 ha:

Đây là khu kế tiếp của khu sân Golf dọc theo bãi biển Lăng Cô, khu này sẽ được triển khai thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của dự án, để thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam và quốc tế có thu nhập cao, lưu trú dài ngày. Khu vực này bao gồm:

+ Khu biệt thự thấp ven biển (Ra1) có thể cho khách du lịch thuê ngắn hạn hoặc dài hạn.

+ Khu các khách sạn ở chân núi Phú Gia (Ra2) có độ cao trung bình từ 7-9 tầng, đặc biệt những khu nhà sát chân núi Phú Gia có thể cao 10 tầng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao.

+ Công viên và khu giải trí (Ra3).

c. Khu trung tâm (C) diện tích 59 ha:

Từ giao điểm cắt Quốc lộ 1A hướng ra biển là trục Trung tâm, bao gồm: Nhà văn phòng, khách sạn và chung cư (C1) phục vụ kinh doanh và làm chỗ ở, nơi làm việc cho các cơ quan Ngân hàng, Tài chính, Hải quan, Bảo hiểm. Quảng trường với các đài phun nước (C2) gồm các thác nước, dòng nước nhân tạo và đài phun nước. Trung tâm thương mại FAIFOO (C3) chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Trung tâm văn hoá nghệ thuật - triển lãm (C4) để trưng bày các sản phẩm truyền thống thủ công, mỹ nghệ. Khu trung tâm dịch vụ du lịch phía Bắc (C5) đây là điểm đón khách du lịch đến Lăng Cô, có bãi đỗ xe và bến thuyền.



d. Khu đô thị hỗn hợp (M) diện tích 45 ha:

Khu vực này bao gồm: Khu tái định cư (M1) tại chân đèo Phú Gia có thể bố trí nhà ở cho 1.000 hộ gia đình, khu nhà đa chức năng (M2) để ở cho kinh doanh, trường hướng nghiệp và dạy nghề (M3).



e. Khu Trung tâm văn hoá nghệ thuật (A) diện tích 34 ha:

Khu vực này bao gồm: Làng ASEAN (A3), Khu giao lưu văn hoá và lễ hội (A1), khách sạn ASEAN (A2), vườn ASEAN (A5), trung tâm di sản văn hoá và lịch sử (A4), nhà hát.



g. Khu khách sạn nghỉ dưỡng ven biển B (Rb) diện tích 60 ha:

Từ đường Trung tấm hướng xuống phía Nam dọc theo bãi biển Lăng Cô, bao gồm: Khu biệt thự thấp tầng ven biển (Rb1) và khu khách sạn (Rb2) có độ cao từ 6 – 8 tầng.

h. Khu vực bán đảo đầm Lập An (L) diện tích 36ha:

Khu vực này chủ yếu xây dựng những khu nhà biệt lập ven đầm, bao gồm: Trung tâm trị liệu (L1), câu lạc bộ thể thao (L1), khu nhà biệt thự gần mặt nước (L2) và công viên cây xanh (L3).

i. Khu vực này bao gồm toàn bộ thị trấn Lăng Cô hiện tại (T1), cùng các khách sạn, nhà nghỉ (T2) và làng Chài (T3), khách sạn nhà nghỉ (T2).

Quy hoạch cầm đảm bảo sự tồn tại và có sự sắp xếp lại khu làng chài, việc tái định cư theo từng giai đoạn, khoảng 200 -300 hộ gia đình sẽ được tái định cư tại khu vực M1, còn lại tái định cư tại đô thị mới Hói Dừa W1. Xây dựng khu nhà hàng hải sản tổng hợp (T5) để du khách có thể thưởng thức các đặc sản biển.

k. Làng hoa Lăng Cô (T4) diện tích 21,5ha:

Khu vực này bao gồm: Làng hoa Lăng Cô (T4), khu tái định cư phía Nam cầu Lăng Cô (T6), trung tâm dịch vụ du lịch phía Nam (T7) có bãi đỗ xe, bến thuyền cho du khách và khách vãng lai.



l.Khu đô thị Hói Dừa(W1)diện tích 76ha:

Khu đô thị này bao gồm: Đường cao tốc phía Tây đầm Lập An, khu tái đinh cư, nghĩa trang nhỏ (W4).

m. Khu dạy tennis, khu công viên sinh thái tự nhiên và Bảo tàng biển(P), diện tích 215ha:

Khu vực này gồm có: Bảo tàng đại dương (P1), trường dạy tennis (P2), Công viên chim (P2), khu nuôi thú (P2), nghĩa trang nhỏ (P3). Dành cho khu vực để mở rộng cho tương lai như: Bảo tàng bướm, công viên phong lan; khu vực cưỡi ngựa, nuôi ngựa, dạy ngựa ...

n. Khu nhà ven đầm (W3) và ven đồi (W2) diện tích 79ha:

Khu vực này được xây dựng sau khi hoàn thành đường cao tốc men theo phía Tây đầm Lập An.

o. Đất giao thông bến bãi:174,5ha.

4.2.Tổ chức không gian quy hoạch - kiến trúc:

- Không gian đèo Phú Gia:Với lợi thế độ cao, tổ chức điểm đón khách dừng chân ngắm cảnh bao quát khu vục Lăng Cô - đầm Lập An. Xây dựng Phú Gia Quan” ở điểm cao nhất, các công trình khác được bố trí xuống thấp dần, trồng cây xanh 2 bên đèo xuôi xuống nối liền với quảng trường trung tâm.

- Không gian ven biển: Bố trí các biệt thự có chiều cao thấp (từ 7-10m), mật độ xây dựng thấp xen kẽ công viên và dải cây xanh ven bờ biển dành cho nghỉ dưỡng và các hoạt động du lịch thể thao nước.



- Không gian khu đô thị trung tâm: Là không gian giao hoà giữa núi - biển - đầm hồ, ở chân đèo Phú Gia nối ra bờ biển. Các công trình được bố trí thấp dần từ chân đèo Phú Gia xuống đầm Lập An và ra biển Lăng Cô. Ở đây sẽ bố trí đường lớn đi dạo, đài phun nước, các khu cây xanh, công viên trung tâm. Các công trình độ cao trung bình. Không gian trung tâm nối liền với không gian ven biển Lăng Cô với đầm Lập An.

- Không gian khu phía Bắc đảo Lăng Cô: Khu vực có đất ngập nước xen lẫn với đồi thoai thoải. Địa hình đa dạng giữa núi và biển ở đây có rừng gỗ giẻ cần được giữ nguyên trạng. Khu vực này thích hợp bố trí các hoạt động du lịch cao cấp, các nhà nghỉ cho khách du lịch giàu có. Bố trí sân Golf, câu lạc bộ sân Golf, khu nhà ven đồi, cạnh sông suối dành cho các tỷ phú.

- Không gian ven đầm Lập An: Bán đảo đầm Lập An bố trí câu lạc bộ thể thao, không gian vật lý trị liệu, khu làng biệt thự với các ngôi nhà trên nước. Phía Bắc đầm bố trí khu thương mại FaiFoo với những đặc trưng để du khách có thể liên tưởng đến các di sản ở Huế và Hội An. Phía Tây đầm bố trí các khu dân cư có ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản. Phía Nam đầm có khu Sea World nối liền với không gian khu trường Tennis và các công viên vườn chim, vườn bướm.

- Không gian đèo Hải Vân và cửa đầm Lập An: Điểm nhìn từ của ngõ phía Nam là điểm nhìn đẹp nhất, có thể quan sát toàn cảnh Lăng Cô và đầm Lập An với các lớp cận cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Cận cảnh sẽ là làng hoa Lăng Cô với những ngôi nhà vườn xen kẽ, với những vườn trồng hoa màu sắc phong phú. Xa hơn là cửa đầm, mũi bán đảo, bãi cát, làng chài truyền thống được bảo tồn. Xa hơn nữa là toàn khu du lịch Lăng Cô, bãi biển dài và đầm Lập An.

5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

5.1. Quy hoạch giao thông:

* Giao thông đối ngoại:

a. Đường sắt: Giữ nguyên như hiện nay, đi về phía Tây đầm Lập An, qua ga Lăng Cô, về Đà Nẵng.

b. Đường bộ: Quốc lộ 1A được chuyển về phía Tây đầm Lập An dài khoảng 10km.

* Giao thông đối nội:

- Đường trục chính trong khu du lịch lộ giới là 30m (7,5m+15m+7,5m)

- Đường trục chính dọc biển lộ giới là 30m (6,4m+7,5m+2m +7,5m+6,5m).

- Đường khu vực (chủ yếu là các đường ngang, nối đường trục và các khu chức năng) lộ giới là 22,5m (5,5m+11,5m+5,5m).

- Đường nội bộ lộ giới là 16m (4,5m+7,0m+4,5m) và 13m (3,0m+7,0m+3,0m)

- Đường xe điện một ray (monorail): Xây dựng tuyến đường này để phục vụ khách du lịch. Tuyến được bố trí đường đôi có từ 2 đến 3 nhà ga trung tâm và cứ khoảng 300m có một trạm đón khách.

- Đường tham quan bằng xe treo (Cable - Car): Tuyến đường này dài khoảng 10km. Được bố trí xây dựng hai tuyến đi và về.

5.2. Quy hoạch san nền:

- Bố trí phân khu chức năng trong khu du lịch chủ yếu dựa vào độ cao tự nhiên để giảm tối thiểu khối lượng san lấp nền và cũng không làm biến đổi nhiều mặt phủ tự nhiên.

- Đối với những khu vực cồn cát ven biển, chủ yếu là san cục bộ từng công trình để giữ được mặt phủ tự nhiên, kết hợp trồng thêm cây chắn gió, chắn cát cho toàn bộ các khu vực phía trong.

- Đối với Quốc lộ 1A hiện nay khi chưa thiết kế nâng cấp mở rộng cần giữ nguyên cao độ hiện tại.

- Cao độ xây dựng tối thiểu tại khu vực Lăng Cô nên chọn là + 1,8m; vùng sát đầm Lập An có thể chọn là + 1,6m.

5.3. Quy hoạch cấp nước:

+ Đợt đầu: Du lịch lưu trú qua đêm: 200 lít/người/ngày đêm.

Dân cư: 80-100lít/người/ngày đêm.

+ Dài hạn: Du lịch lưu trú qua đêm: 300 lít/người/ngày đêm.

Dân cư: 120-130lít/người/ngày đêm.

- Nguồn nước:

+ Đợt đầu: Lấy từ nhà máy nước Chân Mây có công suất 6.000m3/ngày đêm.

+ Dài hạn: Xây dựng thêm nhà máy nước tại Chân Mây lấy nước từ các hồ Thuỷ Yên, Thuỷ Cam.

Mạng lưới đường ống cấp nước đến các hộ tiêu thụ đi ngầm theo các tuyến đường (trong phạm vi vỉa hè), có đường kính ống từ D=400mm trở xuống.

5.4. Quy hoạch cấp điện:

a. Tính toán phụ tải điện:

Chỉ tiêu cấp điện:

+ Khách sạn cao tầng là 6 KW/buồng.

+ Nhà nghỉ thấp tầng là 4 KW/ buồng

+ Công cộng là 10 ÷ 25W/m2

+ Dân cư: Đợt đầu là 200 KWh/người/năm

Dài hạn là 700 KWh/người/năm

+ Chiếu sáng đường phố 10 ÷ 20 KW/km



b. Phương hướng quy hoạch:

- Nguồn điện:

Khu du lịch Lăng Cô - Đầm Lập An được lấy điện từ hệ thống lưới điện Quốc gia qua đường 110KV lộ kép Đà Nẵng - Huế. Tại khu du lịch sẽ đặt một trạm biến áp trung gian 110/22KV, công suất 1x25MVA.

- Lưới điện trung áp:

Cấp điện áp trung áp chọn cho khu du lịch là 22KV. Từ thanh cái 22KV của trạm 100/22 KV Lăng Cô sẽ có những tuyến cáp ngầm 22 KV dẫn đến các hộ tiêu thụ điện. Kết cấu lưới mạch kín, nhưng vận hành hở.

Riêng khu vực Hói Mít, Hói Dừa, lưới điện đi nổi dùng dây bọc 185 kết hợp với đèn đường.

- Trạm biến áp 22/0,4KV:

Việc xác định vị trí, số lượng và quy cách các trạm biến áp khu vực sẽ được thực hiện khi có quy hoạch chi tiết. Trong quy hoạch này chỉ dự kiến các tuyến cáp cấp điện cho các khu vực.

Các trạm biến áp khu vực 22/0,4KV sẽ được xây dựng cùng với các công trình trong mỗi ô đất quy hoạch. Vị trí các trạm biến áp sẽ được lựa chọn đảm bảo gần trung tâm phụ tải dùng điện, bán kính phục vụ trong khoảng 250 - 300m để đảm bảo tổn thất điện áp nằm trong giới hạn cho phép; gần đường giao thông để tiện thi công. Các trạm này sẽ được nối với mạch vòng lưới 22KV.

- Chiếu sáng công cộng:

Đây là khu du lịch lớn cấp quốc gia và Quốc tế, do vậy phải có các dự án riêng về chiếu sáng cho khu du lịch.

- Nguồn điện dự phòng:

Tại các vị trí có yêu cầu đặc biệt có thể đặt thêm các máy phát điện dự phòng. Các máy phát điện này có thể đặt tại các trạm biến áp khu vực hoặc đặt ngay trong phạm vi công trình tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng dự án.

5.5. Quy hoạch thoát nước mưa, nước thải và VSMT:

* Quy hoạch thoát mưa, nước thải:

Thực hiện theo “Dự án nghiên cứu khả thi thoát nước mặt và xử lý nước thải khu vực Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” thuộc chương trình vốn vay của ADB.



* Vệ sinh môi trường:

Thực hiện theo “Dự án nghiên cứu khả thi thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực Lăng Cô - Chân Mây - Cảnh Dương, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” thuộc chương trình vốn vay của ADB.

- Nghĩa trang nhân dân:

+ Đợt đầu: Xây dựng nghĩa trang nhân dân cho khu vực Lăng Cô tại phía Tây đèo Phú Gia. Từng bước di chuyển mồ mả tại các đồi cát ven biển và gần khu dân cư về nghĩa trang này. Đồng thời bố trí thêm cho một nghĩa trang nhỏ phục vụ khu vực Hói Cạn.

+ Dài hạn: Xây dựng nghĩa trang nhân dân phục vụ cho cả khu vực Lăng Cô - Chân Mây - Cảnh Dương và vùng phụ cận tại khu đô thị mới Chân Mây.

- Nghĩa trang liệt sỹ:

Nghĩa trang Liệt sỹ được xây dựng thành công viên - nghĩa trang tại vị trí thích hợp.

Điều 2: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể được duyệt: Giao trách nhiệm Công ty cổ phần Phát triển du lịch Lăng Cô phối hợp với UBND huyện Phú Lộc và các Ban, ngành chức năng liên quan thực hiện các công việc sau:

1. Hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan biết và thực hiện nghiêm túc.

2. Hoàn chỉnh dự thảo Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch có sự thoả thuận của Sở Xây dựng và các ngành chức năng báo cáo UBND Tỉnh xem xét ra quyết định ban hành.

3. Chỉ đạo việc thực hiện các dự án quy hoạch xây dựng, tích cực phối hợp với các Ban, Ngành huy động các nguồn vốn, lựa chọn các giải pháp xây dựng phù hợp, gấp rút lập kế hoạch xây dựng chi tiết các khu chức năng trình UBND Tỉnh phê duyệt để có cơ sở quản lý đất đai, xây dựng công trình theo đúng luật định hiện hành của Nhà nước.



Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các nội dung quy hoạch trước đây trái với nội dung quyết định này đều được thay thế. Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi đồ án quy hoạch đã được phê duyệt; mọi sự điều chỉnh thay đổi cần thiết đều phải được UBND Tỉnh xem xét và đồng ý bằng văn bản.

Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Du lịch, Văn hoá Thông tin, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và PTNT, Khoa học công nghệ, Bưu Điện Tỉnh, Điện lực Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc; Trưởng ban Quản lý Dự án Chân Mây; Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển du lịch Lăng Cô và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: TM.UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Như Điều 4; CHỦ TỊCH

- TVTU (để b/c);

- CT và các PCT HĐND và UBND Tỉnh; (Đã ký)

- VP: LĐ và các CV: QH, XD, NĐ,

CN, GT, DL, TH;



- Lưu VT. NGUYỄN XUÂN LÝ
Каталог: portals
portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 47.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương