TỈnh đOÀn bình dưƠNG



tải về 0.69 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.69 Mb.
#19273
1   2   3   4   5   6   7   8   9

a. Lê Hồng Phong

b. Nguyễn Ai Quốc

c. Nguyễn Văn Cừ
Câu 365: Ông mất tại Sài Gòn năm 1931. Trước đó ông là người chủ trì cuộc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam để đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương. Ông là:

a. Hà Huy Tập



b. Trần Phú

c. Hồ Tùng Mậu


Câu 366: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản và thành lập ra chính đảng duy nhất là đảng cộng sản việt nam được tổ chức trong thời gian nào? Ở đâu?

a. Từ ngày 3 -> 5/2/1930, Cửu Long ( Trung Quốc)



b. Từ ngày 3 -> 7/2/1930, Ma Cau (Trung Quốc)

c. Từ ngày 29/1 -> 7/2/1930, Cửu Long (Trung Quốc)


Câu 367: Trước khi tham gia Hội nghị hợp nhất Đảng ngày 3/2/1930, ông là một nhà giáo, một nhà hoạt động xuất sắc để truyền bá chủ nghĩa Mác–Lênin ở Nam Kỳ, một trong những người tích cực để thành lập tổ chức An Nam Cộng sản Đảng. Ông là:

a. Nguyễn Thiệu



b. Châu Văn Liêm

c. Ngô Gia Tự


Câu 368: Việt Nam là nơi sinh sống của bao nhiêu dân tộc anh em?

a. 52 dân tộc

b. 53 dân tộc

c. 54 dân tộc
Câu 369: Để bày tỏ sự ủng hộ Cách mạng tháng 10 Nga (1917) một thuỷ thủ Việt Nam đã tham gia đấu tranh và giương cao lá cờ đỏ búa liềm trên chiến hạm của Pháp ở biển Đen vào năm 1919. Người đó là ai?

a. Nguyễn Ái Quốc

b. Lê Hồng Phong

c. Tôn Đức Thắng
Câu 370: Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của :

a. Nguyn Du

b. Nguyễn Trãi

c. Đoàn Thị Điểm


Câu 371: Nguyễn Trãi – một nhà văn hoá lớn, một anh hùng dân tộc. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi đứng đầu. Năm 1428, cuộc kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi là :

a. Bình Ngô Đại Cáo

b. Hịch Tướng Sĩ.

c. Bình Ngô sách
Câu 372: Bài thơ “Thần” (Nam Quốc Sơn Hà) là tác phẩm nổi tiếng của :

a. Lý Thường Kiệt

b. Trần Hưng Đạo

c. Lý Thái Tổ
Câu 373: Nền giáo dục đại học Việt Nam được hình thành với sự kiện:

a. Nhà dựng Văn Miếu, m Quốc t giám (1070).

b. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài (1075).

c. Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ Luật Hồng Đức (1483)
Câu 374: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là:

a. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động

b. Cuộc vây hãm thành Đông Quan

c. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang
Câu 375: Sự ra đời của chữ Quốc ngữ (năm 1651) theo mẫu tự la-tinh được đánh dấu bởi sự kiện:

a. Đơ Rôt đến Việt Nam (ở cửa Bạng, Thanh Hóa)

b. Đơ Rôt được mời về Thăng Long giảng đạo

c. A. đơ rôt hoàn thành quyển Từ điển Việt - Bồ - La tinh
Câu 376: Cuối thế kỷ XIX, có một khởi nghĩa vũ trang có quy mô lớn nhất, kéo dài nhất để hưởng ứng Chiếu Cần Vương chống Pháp xâm lược. Đó là:

a. Khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng

b. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân.

c. Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám
Câu 377: Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ I, ở Việt Nam có một cuộc khởi nghĩa vũ trang tuy chỉ giành thắng lợi trong một thời gian ngắn trên một quy mô nhỏ, nhưng cũng ra tuyên bố về nền độc lập của mình. Đó là:

a. Khởi nghĩa Duy Tân



b. Khởi nghĩa Thái Nguyên

c. Khởi nghĩa Tà Lùng


Câu 378: Cuộc khởi nghĩa Yên bái của Việt Nam quốc dân đảng được Đảng ta đánh giá là:

a. "Không thành công cũng thành nhân"



b. "Một cuộc bạo động non, bạo động bất đắc dĩ"

c. "Đêm trước của cách mạng vô sản"


Câu 379: Lễ Vinh quy bái tổ ở Việt Nam xưa có từ thời kỳ nào?

Tr li: Thời nhà Lê, thế kỷ XV
Câu 380: Ông là người kiên quyết chống lại triều đình để tiếp tục kháng chiến chống Pháp theo nguyện vọng của nhân dân, được Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi trong câu thơ “Trong Nam tên họ nổi như cồn”. Ong là ai?

Tr li: Trương Định
Câu 381: Lương Văn Can là người sáng lập:

a. Hội Duy Tân



b. Đông kinh nghĩa thục

c. Tâm Tâm Xã


Câu 382: “Tiếng bom Sa Diện” là hành động hào hùng của người thanh niên Việt Nam yêu nước :

a. Lý Tự Trọng

b. Nguyễn Thái Học

c. Phạm Hồng Thái
Câu 383: Xếp theo thứ tự (từ trước đến sau) các nền văn hóa của người Việt cổ:

a) Hòa Bình - Bắc Sơn - Đông Sơn

b) Bắc Sơn - Hòa Bình - Đông Sơn

c) Bắc Sơn - Đông Sơn - Hòa Bình


Câu 384: Ở giữa những chiếc trống đồng Ngọc Lũ - biểu tượng của văn hóa Việt Nam - là ngôi sao nổi. Chung quanh ngôi sao này có bao nhiêu vành trang trí?

a) 9 vành

b) 10 vành

c) 12 vành
Câu 385: Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, nền văn hóa truyền thống Việt Nam ở trạng thái nào?

a) Bị đồng hóa hoàn toàn



b) B che lấp nhưng vn tồn tại

c) Bị mất đi rất nhiều yếu tố truyền thống


Câu 386: Tục xăm mình của người Việt cổ nhằm để làm gì?

a) Bày tỏ tín ngưỡng dân gian



b) Tránh thủy quái làm hại

c) Thể hiện sự hòa hợp âm - dương


Câu 387: Phương tiện đi lại phổ biến từ xưa của người Việt là gì?

a) Đi bộ


b) Đi xe súc vật kéo

c) Đi bằng đưng thy
Câu 388: Múa sạp là loại hình nghệ thuật đặc sắc của tộc người nào?

a) ng

b) Chăm

c) Khơme
Câu 389: Cồng chiêng là loại nhạc cụ độc đáo của đồng bào dân tộc ít người ở địa bàn nào?



a) Tây Bắc

b) Việt Bắc



c) Tây Nguyên

Câu 390: Trường ca “Đẻ đất đẻ nước” là tác phẩm văn hóa truyền miệng nổi tiếng của tộc người nào?

a) ng

b) Êđê

c) Giarai


Câu 391: Vùng văn hóa Việt Bắc là nơi cư trú chủ yếu của các tộc người nào?

a) Thái - Mường

b) Tày Nùng

c) Môn - Khơme


Câu 392: Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam là ngôi chùa nào?

a) Chùa Trấn Quốc

b) Chùa Diên Hựu

c) Chùa Quỳnh Lâm


Câu 393: Bài hát “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao được chính thức chọn làm quốc ca lần đầu tiên vào dịp nào?

a) Ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp (3/1945)

b) Tại Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương (8/1945)

c) Tại Quốc dân Đi hội Tân Trào (8/1945)


Câu 394: Một nhà yêu nước, từng làm chủ bút một tờ báo nổi tiếng ở miền Trung, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ông là ai?

a) Tố Hữu

b) Hải Triều

c) Huỳnh Thúc Kháng


Câu 395: “Thà đui giữ đạo nhà

Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”

Ai là tác giả của những câu thơ thể hiện đạo lý truyền thống của người Việt nói trên?



a) Nguyễn Đình Chiểu

b) Phan Văn Trị

c) Bùi Hữu Nghĩa
Câu 396: Đường Quyết thắng – con đường do lực lượng Thanh niên xung phong và bộ đội công binh mở nhằm “chọc thủng Trường Sơn”, tăng cường sức mạnh từ hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ, còn có tên là:

a. Đường 20

b. Đường Thống nhất

c. Đường mòn Hồ Chí Minh
Câu 397: Người Làm nên chiến thắng ở Bến Vân Đồn vào cuối năm 1287 là :

a. Trần Quang Khải.



b. Trần Khánh Dư.

c. Trần Bình Trọng.


Câu 398: Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thạnh có cầu và rạch Văn Thánh. Gọi là Văn Thánh vì trước kia, gần nơi này có miễu “Văn Thánh” – tức miễu thờ :

a. Đức Thánh Trần ( Trần Hưng Đạo).

b. La Sơn phu Tử

c. Khổng tử
Câu 399: Tác giả của “ Chinh phụ ngâm khúc” – tác giả viết bằng chữ Hán là :

a. Ngọc Hân công chúa.

b. Đoàn Thị Điểm.

c. Đặng Trần Côn.
Câu 400: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước ta thành :

a. Đại Nam.

b. Nam Việt.

c. Đại Việt
Câu 401: Ỷ Lan (tức Lê Thị Yến) - là một trong những danh nhân có tài trị nước. Bà là vợ của vua:

a. Lê Đại Hành (980 – 1005).



b. Lý Thánh Tông (1051 – 1072).

c. Lý Anh Tông ( 1038 – 1175).


Câu 402: Người Việt Nam đầu tiên dịch và giới thiệu bài Quốc tế ca (bài ca Quốc tế) vào năm 1925 là?

a. Đ/c Trần Phú



b. Đ/c Nguyễn Ái Quốc

c. Đ/c Lê Hồng Phong


Câu 403: Ngày lịch sử “Toàn quốc chống Mỹ” của nhân dân ta là ngày:

a. 19/3/1950

b. 19/3/1954

c. 19/3/1951
Câu 404: “Chợ Lớn” hiện nay là một địa danh vùng ra đời từ đầu thế kỷ XX. Nhưng vào thế kỷ XVIII, “Chợ Lớn” vốn là tên gọi dân gian của chợ:

a. Tân Kiểng

b. Bình Tây



c. Phú Lâm
Câu 405: Ngày 19/3/1950, ở Sài Gòn diễn ra một sự kiện chính trị trọng đại đó là:

a. Cuộc biểu tình đấu tranh của nhân dân Sài Gòn nhân đám tang nữ sinh Quách Thị Trang bị địch sát hại.



b. Nhân dân Sài Gòn xuống đường biểu tình đuổi 2 tàu chiến của Mỹ.

c. Nhân dân Sài Gòn xuống đường hưởng ứng chiến dịch Biên Giới của quân – dân ta trên chiến trường miền Bắc.


Câu 406: “Kẻ thù muốn giết tôi. Tôi không sợ chết. Tôi chỉ có một điều ân hận là đã sớm sa vào tay giặc, chưa hoàn thành được nhiệm vụ của mình, không còn được tiếp tục chiến đấu để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, thực hiện được lý tưởng của đời tôi”. Câu nói nổi tiếng này của:

a. Lê Hồng Phong

b. Nguyễn Văn Tri

c. Lý Tự Trọng


Câu 407: Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ(1940) nổ ra trong điều kiện:

a. Chủ động hoàn toàn

b. Đã chuẩn bị chu đáo và được TW Đảng chuẩn y

c. Tình thế cấp bách và không thể hoãn lại
Câu 408: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công , thành công, đại thành công”. Hai câu trên được Hồ Chủ Tịch nói đến lần đầu tiên vào dịp:

a. Hội nghị hợp nhất Mặt trận Liên Việt – Việt Minh (3/1951)

b. Thư gửi phụ nữ toàn quốc nhân kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế Phụ nữ.

c. Đại hội Thanh niên tích cực lao động XHCN.
Câu 409: “Tôi chỉ muốn làm một người Việt Nam bình thường sống trên quê hương thanh bình, độc lập”. Đây là câu nói của người thanh niên yêu nước nào?

a. Trần Văn Ơn.

d. Quách Thị Trang

c. Nguyễn Thái Bình.
Câu 410: Người soạn thảo Luận cương chính trị tháng 10/1930 là :

a. Nguyễn Ái Quốc.

c. Nguyễn Đức Cảnh

b. Trần Phú.
Câu 411: “Nhằm thẳng quân thù, bắn” là câu nói của :

a. Nguyễn Văn Trỗi.



b. Nguyễn Viết Xuân.

c. Tô Vĩnh Diện.


Câu 412: Trần Đại Nghĩa - vị tướng chế tạo thành công nhiều loại vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược của dân tộc ta. Tên thật của ông là :

a. Phạm Quang Lễ

b. Võ Quý Huân

c. Võ Đình Quỳnh
Câu 413: "Vững chí bền gan ai hỡi ai

Kiên tâm giữ dạ mới anh tài

Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ

Con đường cách mạng vẫn chông gai"

Đây là 4 câu thơ của một nữ chiến sĩ đã viết trên tường nhà lim trước lúc bị xử bắn. Người đó là :

a. Võ Thị Sáu

b. Võ Thị Thắng

c. Nguyn Th Minh Khai


Câu 414: Trong phong trào văn nghệ yêu nước của sinh viên – học sinh Sài Gòn trước năm 1975, có một nhạc sĩ được gọi tên là "Nhạc sĩ Bồ Câu". Hãy cho biết tên thật của anh?

a. Trương Quốc Khánh

b. Trần Xuân Tiến

c. Hải Hà
Câu 415: Người con gái Việt Nam bị xử bắn ở Côn Đảo vào năm 1952 đã hát vang bài quốc ca ngay trước họng súng của kẻ thù. Đó là:

a. Liệt sĩ Bùi Thị Cúc

b. Liệt sĩ Quách Thị Trang

c. Liệt sĩ Võ Thị Sáu
Câu 416: Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có giao nhiệm vụ cho thanh niên. Người nói "công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức" đó là việc gì?

a. Chống giặc dốt

b. Chống giặc ngoại xâm

c. Chống giặc đói
Câu 417: Người chỉ huy trực tiếp cuộc tổng tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ của quân và dân ta:

a. Đ/c Phạm Văn Đồng

b. Đ/c Văn Tiến Dũng

c. Đ/c Võ Nguyên Giáp
Câu 418: Trưởng phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hoà tham dự Hội nghị Genève về lập lại hoà bình ở Đông Dương là:

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh



b. Đ/c Phạm Văn Đồng

c. Đ/c Tôn Đức Thắng


Câu 419: Phong trào thi đua tiêu biểu nhất của tuổi trẻ hai miền Nam –Bắc trong kháng chiến chống Mỹ những năm 60 là:

a. Dẻo tay cày, hay tay súng.

b. Vai trăm cân, chân vạn dặm.

c. Ba sẵn sàng, Năm xung phong
Câu 420: "Còn cái lai quần cũng đánh" là câu nói nổi tiếng của:

a. Chị Nguyễn Thị Út (Út Tịch) - trong kháng chiến chống Mỹ

b. Chị Lê Thị Hồng Gấm - trong kháng chiến chống Mỹ

c. Chị Võ Thị Thắng - trong kháng chiến chống Mỹ
Câu 421: Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn TNCS Việt Nam hiện nay là ai?

a. Đ/c Nguyễn Đắc Vinh

b. Đ/c Võ Văn Thưởng

c. Đ/c Dương Văn An



d. Đ/c Lê Quốc Phong
Câu 422: Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 của Lữ đoàn 203 đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 thuộc đơn vị nào trong số 05 binh đoàn từ 05 hướng tiến vào giải phóng Sài Gòn?

a. Binh đoàn Quyết thắng (Quân đoàn 1)



b. Binh đoàn Hương Giang (Quân đoàn 2)

c. Binh đoàn Tây Nguyên (Quân đoàn 3)

d. Binh đoàn Cửu Long (Quân đoàn 4)
Câu 423: Di tích Bộ chỉ huy tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh nằm ở đâu?

a. Xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương

b. Xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Bình Dương

c. Xã Thanh Tuyền, huyện Bến Cát, Bình Dương

d. Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương.


Câu 424: Trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, In-đô-nê-xi-a lập ra:

  1. Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa

  2. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

  3. Hội những người yêu nước ở Á Đông

  4. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở châu Á


Câu 425: Tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ được thể hiện qua khẩu hiệu nào

a. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”



b. “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”

c. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”

d. Thanh niên “3 sẵn sàng”, phụ nữ “3 đảm đang”
Câu 426: Ai là tác giả của “Đại thành toán pháp” - tác phẩm giáo khoa về toán học được biên soạn dưới thời Hậu Lê ?

a. Lê Quý Đôn



b. Lương Thế Vinh

c. Vũ Công Duệ

d. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 427: Hồ Chí Minh đã khái quát những yêu cầu xây dựng Đảng kiểu mới thành 5 nguyên tắc, bao gồm:

- Tập trung dân chủ.

- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Kỷ luật nghiêm và tự giác.

- Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Còn 01 nguyên tắc nữa là gì?



Trả lời: - Tự phê bình và phê bình.
Câu 428: Lời kêu gọi “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” được C.Mác và Ăng-ghen trình bày lần đầu tiên trong tác phẩm nào?

Tr li: - Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.
Câu 429: Năm 1973 một tác phẩm nổi tiếng của nhà triết học Việt Nam – Giáo sư Trần Đức Thảo được xuất bản tại Paris. Đó là tác phẩm nào?

Trả li : - “Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức”.
Câu 430: Thực chất của tăng năng suất lao động là tiết kiệm thời gian lao động. Vậy quy luật tiết kiệm thời gian và quy luật tăng năng suất lao động có phải là một không? Tại sao?

Trả li: - Không. Vì quy luật tiết kiệm thời gian có nội dung rộng hơn quy luật tăng năng suất lao động (bao gồm tiết kim thời gian trong lao động ngoài lao đng).
Câu 431: Lý luận nào là viên đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác?

Trả li : - Lý luận giá trị thặng dư .
Câu 432: Nằm ở cách trung tâm Thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) khoảng 3km về hướng Nam. Đây là ngôi đình xưa, nổi tiếng nhất bởi có kiến trúc đẹp nhất nhì của cả miền Nam, tiêu biểu cho kiến trúc chùa của Nam bộ từng được người Pháp chọn làm mẫu đưa đi “đấu xảo” tại Pháp vào những năm đầu thế kỷ 20 (1906)?

Trả lời: Đình Bà Lụa
Câu 433: Luật Thanh niên đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua, có hiệu lực thi hành vào ngày tháng năm nào?

Trả lời: Ngày 01/07/2006
Câu 434: Ai là người đưa ra công thức tính diện tích, thể tích của hình trụ, hình cầu cùng những phát minh cơ học như: đòn bẩy, ròng rọc?

Trả lời: Archimède ((-287 - -212) – Ông là nhà toán học, nhà bác học nổi tiếng người Hy Lạp thời cổ đại).
Câu 435: Sau Cách mạng tháng 8/1945, nguy cơ lớn nhất đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới ra đời là gì?

a. Nạn mù chữ, thất nghiệp

b. Nạn đói và các tệ nạn xã hội

c. Hậu quả nặng nề trên tất cả các mặt do chế độ thực dân để lại.



d. Nạn xâm lược của bọn đế quốc và phản động thế giới.
----------------- Hết ---------------



Каталог: ImageUpload -> file
file -> §Æt vÊn ®Ò I. TÝnh cÊp thiÕt
file -> Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới Xã Tam Phúc Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc
file -> Tiếng Anh Thuật ngữ Định nghĩa
file -> Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư
file -> Hội đồng chuyên môn xây dựng Hướng dẫn bảo đảm an toàn truyền máu phòng chống lây nhiễm vi rút Zika
file -> KẾ hoạch 5 NĂm nưỚc sạch và VỆ sinh nông thôN
file -> Tt tên hoạt chấT – nguyên liệU (common name)
file -> I. LÝ Do thiết kế VÀ MỤc tiêu củA ĐỒ Án lý do, sự cần thiết phải lập quy hoạch
file -> Huyện yên lạC Ủy ban nhân dân xã HỒng châU
file -> NÔng nghiệp lâm nghiệp thuỷ SẢn tỉnh vĩnh phúc năM 2008

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương