Tính cấp thiết của đề tài


Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu



tải về 1.21 Mb.
trang15/65
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.21 Mb.
#31819
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   65

1.2.3. Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu


Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình bao gồm Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông và khu rừng thuộc 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) huyện Mai Châu được đánh giá là hành lang xanh nối liền giữa VQG Cúc Phương thuộc tỉnh Ninh Bình với Khu BTTN Pù Luông của tỉnh Thanh Hoá. Khu vực này có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình của khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng với một khu vực rừng tự nhiên rộng lớn có nhiều loài động thực vật quý hiếm đã từng được coi là các loài quan trọng đang bị đe dọa cần được bảo tồn và liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2012).

Năm 1997, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc tiến hành khảo sát có hệ thống đầu tiên về khu hệ động vật [74]. Đến năm 2003 cùng với sự hỗ trợ của Dự án “Bảo tồn cảnh quan dải núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương”, Đỗ Tước và Dương Anh Tuấn [74] đã tiến hành một khảo sát sơ bộ về khu hệ động vật có xương sống tại khu vực. Báo cáo đã xác định có tổng số có 300 loài trong đó có 68 loài thú, 179 loài chim, 31 loài bò sát và 18 loài lưỡng cư được ghi nhận tại đây. Trong đó có 40 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 23 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2008), đặc biệt là sự xuất hiện của loài Vọoc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam hiện nay. Đây chính là cơ sở ban đầu để quyết định thành lập Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông [70], [71], [72], [74].

Năm 2004, Dự án bảo tồn cảnh quan núi dải núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương đã thực hiện điều tra về động thực vật trong khu vực, kết quả ghi nhận được 995 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 618 chi, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm như Nghiến, Trai, Đinh, Sến, Chò chỉ [74].

Năm 2006, Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông và Chi cục kiểm lâm Hòa Bình tiếp nhận dự án Ngọc Sơn- Ngổ Luông được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011. Đây là một dự án phát triển do Cơ quan Hợp tác Quốc tế và Phát triển của Tây Ban Nha (AECID) tài trợ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình và Quỹ Xúc tiến văn hóa xã hội (FPSC) thực hiện. Dự án nhằm bảo vệ khu hệ động thực vật ở Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và vùng phụ cận thông qua xây dựng kế hoạch quản lý và cải thiện sinh kế của người dân địa phương. Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương (bao gồm Khu BTTN Pù Luông, Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và VQG Cúc Phương). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu thông tin và số liệu ở Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông dẫn tới hiệu quả trong công tác quản lý bảo tồn bị hạn chế. Tuy nhiên, kết quả của đợt điều tra cũng đã chỉ ra rằng dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có một khu hệ thực vật khá phong phú và đa dạng với 667 loài thực vật bậc cao có mạch và 455 loài động vật có xương sống [46], [70], [71].

Năm 2006, Hoàng Văn Chuyên [19] đã nghiên cứu ĐDSH tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa trong đó có các xã giáp ranh giữa Khu BTTN Ngọc Sơn và Pù Luông và đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn ĐDSH cho liên khu Pù Luông – Cúc Phương, trong đó nhấn mạnh việc hợp tác, liên kết bảo tồn trong khu vực này. Đặc biệt, nghiên cứu đã chú trọng đề xuất chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức các xã giáp ranh về ranh giới các khu bảo tồn.

Cano và Phạm Quang Thiện (2010) đã tổng hợp các điều tra ĐDSH tại Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và đã xác định khu hệ động thực vật trong khu vực đa dạng và phong phú. Nhiều loài được cho là bị đe dọa ở trong nước và toàn cầu [15].

Để bổ sung những kiến thức về thực vật còn thiếu, Trung tâm bảo tồn thực vật (CPC) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Tổ chức xúc tiến văn hóa xã hội Tây Ban Nha (FPSC) đã hợp tác thực hiện nghiên cứu “Khảo sát các nhóm thực vật tiềm năng ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình’’ từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011. Kết quả khảo sát đã thu thập được khoảng 1000 tiêu bản của nhóm loài cây Ngọc lan, Thu hải đường, Thông và nhóm cây làm thuốc; khoảng 40% đã xác định được tên loài và còn lại chỉ xác định được tên chi. Trong số đó, có khoảng 109 loài với 250 số hiệu được đánh giá tình trạng bảo tồn [32].

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu nêu trên đã mô tả giá trị ĐDSH của khu vực, và chủ yếu tập trung vào các loài thú lớn, các loài thực vật bậc cao có mạch, cũng như bước đầu xác định được các vấn đề xã hội có liên quan đến công tác quản lý bảo tồn và hoạch định các chính sách bảo tồn dựa trên quan điểm bảo tồn các loài quan trọng tại Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về quản lý bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Chính vì vậy, đây là nghiên cứu cụ thể và lần đầu tiên có sự đánh giá tổng hợp về hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình



Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   65




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương