Tính cấp thiết của đề tài


Xây dựng và quản lý vùng đệm



tải về 1.21 Mb.
trang14/65
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.21 Mb.
#31819
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   65

Xây dựng và quản lý vùng đệm


Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam mỗi khi xây dựng một khu bảo tồn, người dân sống ở quanh hoặc trong KBT buộc phải hy sinh quyền lợi riêng của mình, họ không được khai thác tài nguyên như trước vì lợi ích của quốc gia và các thế hệ mai sau [24], [44], [59], [66]. Phần lớn các VQG và KBT đã và đang được xây dựng thường nằm giữa khu vực có dân cư sinh sống nên chịu sức ép hết sức nặng nề. Cộng đồng địa phương, những người sống trong, hay gần các khu bảo tồn đã nhiều đời có mối liên quan trực tiếp với thiên nhiên các vùng đó, cuộc sống của họ lệ thuộc phần lớn vào việc khai thác TNTN. Tuy nhiên, công cuộc bảo tồn ngày nay thường bỏ qua những yêu cầu thiết yếu của họ và đồng thời cũng ít lưu ý đến các giá trị văn hoá, các phong tục tập quán, những hiểu biết của họ về thiên nhiên, về các loài mà họ rất quen thuộc, cách thức tổ chức bảo tồn thiên nhiên mà cộng đồng đã đúc rút từ nhiều đời nay.

Từ năm 1987, Chính phủ đã áp dụng biện pháp di chuyển một số dân ra khỏi khu bảo tồn và đã thực hiện ở VQG Cúc Phương. Số dân chuyển ra được định cư ngoài khu bảo tồn tạo thành vùng đệm và được cung cấp các điều kiện để làm ăn ổn định. Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực trong việc di chuyển dân ra ngoài, một số KBT và VQG cũng đã triển khai dự án tương tự và đạt được những kết quả khả quan như: VQG Cát Tiên, VQG Ba Bể, VQG Bạch Mã,… Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp và gặp phải những khó khăn thách thức lớn, cần phải suy nghĩ cân nhắc chu đáo để làm sao công tác bảo tồn ĐDSH không đối lập với cộng đồng bản địa. Hiện nay, nhiều khu bảo tồn, VQG trong luận chứng kinh tế kỹ thuật đã có đề xuất việc thành lập vùng đệm, diện tích, ranh giới vùng đệm,… nhưng cũng có khu vực không có vùng đệm trong luận chứng kinh tế kỹ thuật như Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông là một ví dụ [74].

Ngoài ra, cùng với việc hình thành và phát triển hệ thống các khu bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation), công tác bảo tồn chuyển chỗ cũng đã được quan tâm trong bảo tồn ĐDSH ở nước ta. Một số loại hình bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) đã triển khai và đạt được những kết quả đáng kể như các vườn thực vật, trại gây nuôi động vật, vườn thú, trạm cứu hộ động vật, ngân hàng giống. Công tác bảo tồn nguồn gen động thực vật, bao gồm nguồn gen thực vật rừng, cây nông nghiệp, nguồn gen vật nuôi và động vật hoang dã cũng đã được các Viện khoa học Lâm nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, các vườn thú, các tổ chức nghiên cứu và bảo tồn động thực vật tiến hành nghiên cứu [7]. Trong các vườn thực vật phải kể đến Vườn Bách thảo Hà Nội đã xây dựng hơn 100 năm nay, với hàng trăm loài cây, chủ yếu là loài cây bản địa. Trung tâm cứu hộ động vật đầu tiên là Trung tâm cứu hộ linh trưởng ở VQG Cúc Phương, hiện nay ở Cúc Phương còn có Trung tâm cứu hộ và nghiên cứu Rùa, Trung tâm cứu hộ Gấu tại VQG Tam Đảo, VQG Cát Tiên.... Việc lưu giữ nguồn giống được thực hiện ở một số cơ sở như: Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, trường Đại học Cần Thơ, Viện cây Lương thực và Thực phẩm…

e. Quản lý hệ sinh thái đá vôi ở Việt Nam

Mặc dù Việt Nam đã và đang cố gắng trong việc bảo tồn ĐDSH nhưng sự suy thoái ĐDSH đáng lo ngại đặc biệt ở các vùng núi đá vôi vẫn đang diễn ra rất mạnh. Thách thức lớn nhất mà HST đá vôi phải đối mặt đó là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng, các loài bị suy giảm mạnh, nhiều loài có nguy cơ diệt vong, diện tích rừng trên núi đá ngày càng giảm, nguồn sinh thủy bị mất, nguồn nước bị cạn kiệt [31], [67]. Nhiều năm qua, Nhà nước đã hỗ trợ miền núi bằng các chương trình 327, 135, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng. Các chương trình này đều nhằm góp phần cải thiện, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc miền núi, qua đó huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Hoàng Kim Ngũ (1990-1998) [49] đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và khả năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc rạc, Xoan nhừ, Mắc mật... trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Hoàng Kim Ngũ đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng các loài cây này ở các địa phương trên. Từ năm 1999 đã tiến hành gây trồng thử nghiệm các loài cây này trên đất đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, do còn đang trong thời gian thử nghiệm nên đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành công của các mô hình phục hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc.

Khi nghiên cứu hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Thanh Nhàn [50] đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn hệ thực vật trên núi đá vôi: Quản lý bảo vệ rừng, quản lý vùng đệm, nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật.

Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1965) cùng với Viện sinh thái tài nguyên sinh vật và Viện Dược liệu [77] đã tiến hành nghiên cứu mức độ đa dạng sinh vật, công tác quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi ở Cao Bằng và một số địa phương khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy HST núi đá vôi có tính chống chịu cao, các sinh vật sống trên núi đá vôi có khả năng thích nghi chống chịu với các điều kiện bất lợi.

Nguyễn Vạn Thường và đội Lâm học - Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ môn Lâm nghiệp) (1967 – 1968) [68], thực hiện điều tra chuyên đề rừng núi đá vôi tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh. Kết quả điều tra đã đưa ra: sự biến đổi các đặc trưng lâm học của các quần hệ rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam có sự sai khác rõ rệt về cấu trúc (ngay cả trong trạng thái rừng nguyên sinh) trên các dạng địa hình chủ yếu.

Hoàng Văn Thập cùng cộng sự [65] "Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà” từ năm 2007 đến 2010 và đã đưa ra năm giải pháp phục hồi khoảng 7.000ha rừng tái sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng gồm: (1)- Khoanh nuôi bảo vệ, (2)- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung, (3)- Làm giàu rừng, (4)- Nuôi dưỡng rừng, (5)- Cải tạo rừng.

Các nghiên cứu trên đã cho thấy rằng khả năng phục hồi rừng trên núi đá vôi kém hơn trên núi đất, tốc độ tăng trưởng của cây trên núi đá vôi rất chậm (Trữ lượng gỗ bình quân 1 ha rừng nguyên sinh trên núi đá vôi chỉ bằng 1/2 trữ lượng gỗ bình quân rừng nguyên sinh trên đất). Việc trồng lại rừng trên núi đá là rất khó khăn, do vậy ở những vùng còn cây tái sinh nên đưa vào khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi dần.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ phần nào về đặc điểm tái sinh rừng, các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng, các phương pháp phục hồi rừng trên núi đá... Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp bảo tồn HST rừng trên núi đá vôi là thực sự cần thiết. Tuy nhiên các nghiên cứu về phục hồi rừng trên núi đá vôi ở khu vực miền núi phía bắc còn ít và tản mạn, hạn chế này gây khó khăn cho việc phục hồi và phát triển tài nguyên rừng.


Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   65




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương