Tổng quan về thương mại quốc tế



tải về 4.58 Mb.
trang7/48
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.58 Mb.
#11690
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   48

Kiểm tra sản phẩm: Có nhiều sản phẩm phải được kiểm tra để đảm bảo tính an toàn và phù hợp trước khi chúng được đanhs dấu. Đây là lĩnh vựcc khác mà Mĩ gặp một số rác rối ở Nhật bản. Mặc dù sản phẩm có thể được công nhân ở bất kì đâu về tính an toàn và hiệu quả, những sản phẩm như dược phẩm, thiết bị sản xuất dược phẩm, hoá chất phải qua những cuộc kiểm tra tiêu chuẩn kĩ lưỡngmà có khi mất đến hàng mấy năm - đủ dài để các công ti Nhật phát triển sản phẩm cạnh tranh của mình. Hơn thế nữa, sự xem xétlại xảy ra ngay bên cạnh những cánh của đóng kín của bộ Sức khoẻ và phúc lơi.

Chi tiết kĩ thuật của sản phẩm: Những chi tiết kĩ thuật của sản phảm mặc dù biểu lộ ra là mmột quá trình vô hại, có thể được dùng để gây khó khăn cho việc nhập khẩu. Những chi tiết kĩthuật có thể được viết theo một cách nhằm ưu đãi những nhà thầu trong nước và bắt các nhà cung cấp nước ngoài phải đúng ở bên ngoài. Ví dụ, chi tiết kĩ thuật có thể hoàn toàn chi tiết, hoặc chúng có thể được viết giống với những sản phẩm trong nước. Vì vậy, chúng có thể được sử dụng để chống lại các nhà sản xuất nước ngoài. những người mà khong thể đáp ứng được những chi tiết kĩ thuật mà không có sự biến đổi dài hoặc đắt tiền. NTT của Nhật Bản có thể sử dụng những chi tiết kĩ thuật của sản phẩm như một hàng rào được xây leen khi nó bị buộc phải chấp nhận quyền đấu thầu từ các nhà cung cấp nước ngoài. Khi đó , nó dã không cung cấp chi tiết kĩ thuật cũng như chi tiết đấu thầu bằng bất kĩ thứ tiếng nào ngoài tiếng Nhật. NHững chi tiết kĩ thuậtcủa nó thì có tính gới hạn cao được viết với những sản phẩm của Nhật Bản ddang tồn tại. Thay thế cho những đặc điểm chức năng chung, NTT quá cá biệt những nét vật lí định vị những lỗ thông gió, chi tiết đó hoàn toàn đúng với những chi tiết của sản phẩm của Nippon Elẻctic. Ví dụ nhưNTT yêu cầu vỏ kim loại cho moderm khi mà hầu hết nhuẽng nhà sản xuất Mĩ sử dụng vỏ plastic. Các bộ phận phải được làm bởi người Nhật để đủ khả năng đấu thàu.Nhìn chung NTT đãthành công nhờ vào nhưng qui định về chi tiết kĩ thuật đối với đặc tính. GATT đã thiết lập nhứng thủ tục nhằm tạo ra một tiêu chuẩn về sản phẩm dùng nhiều những tiêu chuảan về đặc tính hơn là những chi tiết kĩ thuật vật lí cụ thể.

Hạn ngạch:

Hạn nghạch là một công cụ kiểm soát số lượng hàng nhập khẩu, chúng là những điều khoản giới hạn số lượng sản phẩm nước ngoài được nhập khẩu để bảo vệ các hãng sản xuất trong nước và bảo toàn ngoại tệ. Hạn nghạch có thể được sử dụng để kiểm soát xuất khẩu. Một hạn nghạch xuất khẩu đôi khi bị đòi hỏi bởi kế hoạch quốc gia nhằm duy trì , bảo vệ nguồn tài nguyên quí hiếm trong nước. Ví dụ như Thái Lan giới hạn xuất khẩu gỗ tếc ở dạng nguyen liêu thô nhưng cho phép xuất khẩu những sản phẩm được chế biến cuối cùng từ gỗ tếch. Từ lập trường của chính sách, hạn nghạch không đáng mông muốn bằng thuế khi mà hạn nghạch thì không tạo ra thu nhập cho chính phủ. Theo Viện Kinh tế thế giới, hạn nghạch và thuếlàm cho người tiêu dùng Mĩ tốn đến 56 tỉ USD năm 1984.

Có 3 loại hạn nghạch: vô điều kiện, thuế, tự nguyện.



Hạn nghạch vô điều kiện: hạn nghạch vô điều kiện làloại hạn nghạch có tính giới hạn cao nhất. Nó giới hạn bằng những điều kiện số lượng được nhập khẩu trong suốt một kì hạn hạn nghạch. Khi đã bị đưa vào hạn nghạch này thì mội cửa vào đều bị cấm. Một số hạn nghạch mang tính toàn cầu, nhưng những hạn nhạch khác được chỉ định rõ cho các nước ngoại cụ thể. Nhật Bản áp đặt hạn nghạch hà khắc lên cam và thịt bò. Để nhân nhượng EC, nó đã nâng hạn nghạch về sữa bột không kem và thuốc lá từ Châu Âu. Điều khắc nghiệt nhất của hạn nghchj này là sự cấm vận hay hạn nghạch không được chỉ ra trong trưoừng hợp Mĩ áp dụng với Việt nam và bắc Triều Tiên.

Hạn nghạch thuế quan: Một hạn nghạch thuế quan cho phép sự đi vào của một số lượng giới hạn của sản phẩm có hạn nghạch tại một tỉ lệ đã bị giảm của thuế. Số lượng mà vượt quá hạn nghạch có thể được nhập khẩu nhưng sẽ bị đảng thuế ở tỉ lệ cao hơn. Thông qua viếcử dụng hạn nghạch, sự kết nối giữa thuế và hạn nghạch được áp dụng với mục đích căn bản là nhập khẩu những gì cần thiết và không khuyến khích phần vượt quá thông qua thuế quan cao. Khi Mĩ tăng thuế quan áp dụng đối với xe máy nhập khẩu nhằm bảo vệ nghành công nghiệp xe máy ở Mĩ, nó đã miễn thuế này cho 6000 chiếc môtô lớn đầu tiên nhập từ Nhật Bnả và 4000-5000 chiếc đầu tiên nhập từ Châu Au. Minh hoạ 3 - liệt kê những sản phẩm đưa ra hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch vô điều kiện.

Hạn ngạch tự nguyện: Một hạn nghạch tự nghuyện khác với những loại hạn ngạch khác là ở chỗ hai loại kia là được áp dụng đơn phương. Một hạn ngạch tự nghuyện là một thoả thuận chính thức giữa 2 nước hoặc giữa một nước với một nghành của nước khác. Thoa thuận này thường chỉ rõ giới hạn cung cấp sản phẩm, quốc gia, và khối lượng hàng hoá.

2 loại hạn nghạch tự nnghuyện có thể phân biệt theo luật là VER ( hạn chế nhập khẩu tưẹ nguyện) và OMA ( thoả thuận marketing theo lệnh). Trong khi một OMA liên quan đến sự đàm phán giữa 2 chính phủ nhằm cụ thể những nguyên tắc quản lí xuất khẩu, kiểm soát khối lượng giao dịch, và các quyền bàn bạc, một VER là một thoả thuận trực tiếp giữa chính phủ nước nhập khẩu và một nghành của nước xuất khaảu( ví dụ như hạn ngạch đối với sự tham gia của một ngành). Cả hai đều có thể khiến nước nhập khẩu phá vỡ những nguyên tắc của GATT ( bài !() mà đòi hỏi các nước đáp lại hạn ngạch đã nhận được và áp dụng sự bảo hộ thị trường đó lên một cơ sở Tối huệ quốc.Bởi vì đây là một khu vực ảm đạm, OMA và VER có thể được áp dụng ở một cách không gây hại cho một nước nào đó. Trong trường hợp một VER liên quan đến những ngành cá nhân, sự vạch trần nơi công cộng là không cần thiết.

Tổng quan hoạt động kinh doanh thế giới.

Những hàng hoá áp dụng hạn ngạch

Được quản lí bởi Uỷ viên hải quan như đã cung cấp trong Danh sách thuế quan của Mĩ ( TSUS)

Hạn ngạch theo tỉ lệ thuế quan:

- Các loại sữa, lỏng, tươi hay sữa chua.

- Cá , tươi, đông lạnh hoặc đã lọc thành khúc...cá tuyết, cá philê, cá cush...

- Cá hồi, được miêu tả trong điều 112.30.TSTU

- Khoai tây trăng hoặc Ailen: giống đã được kiểm nghiệm hoặc các laọi khác mà giống đã được kiểm nghiệm.

- Cây đậu chổitoàn bộ hoặc một phần của ngôđậu chổi.

-Các loại cây đậu chổi khác.

-Xe máy hơn 700cc

Hạn ngạch cô điều kiện:

- Thức ăn gia súc bao gồm sữa hoặc các chế xuất từ sữa.

- Hàng thay thế bơchứa chứa trên 45% chất bơ được cung cấp bởi điều 116.30.TSUS và dầu bơ.

- Hỗn hợp bơ: trên 5,5% dưới 45% trọng lượng là bơ béo.

- Phomát, Cheddar tự nhiên làm từ sữa đã khử trùng tuổi không ít hơn 9 tháng.

- Sôcôla và những vật phẩm khác từ sôcôlachứa trên 5,5% trọng lượng bơ béo.

- Sôcôla chứa 5,5% hoặc ít hơn trọng lượng là bơ béo.

_ cà phê

- Kem đông lanh hoặc kem tươi.

- Kem

- Sữa và kem



- Cotton, có độ dài 1-1/8 ''( trừ loại thô )

-........................

Các vật phẩm dệt may:

Hải quan Mĩ có quyền kiểm soát nhập khẩu đối với các loại vải cotton, len, dệt sợi được sản xuất ở các nước khác. Sự kiểm soát này được áp dụng với những mặt hàng cơ bản được đưa ra bởi uỷ viên Hải quan bởi người đứng đầu uỷ ban thi hành hiệp đinhj về dệt may.

Tham khảo 1: Hạn nghạch nhập khẩu của Mĩ.Hạn nghạch tự nghuyện lớn nhất là hiệp đinh Đa sợi (MFA) cho 41 nước xuất khẩu và nhập khẩu.Hiệp định quốc tế hơn 2 thập kỉ này về dệt may cho phép các chính phủ các nước phương Tây lập hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may giá thấp từ các nước ở Thế giơí thứ 3.Hiệp định này đã bị chỉ ttrích bởi vì những nước đi trước có thể dùng hiệp định này đối với các nuức nghèo hơn. Hơn thế nữa, Hiệp định đa sợi này làm các người tiêu dùng cuẩ mĩ tiêu tốn mất 369,4 triệu USD một năm.

Như đã nói, một nước có thể thương lượng để hạn chế một cách tự nguyện sự xuất khẩu của mình sang một thị truường khác. Điều này nghe có vẻ lạ bởi vì các nước dường như đang thực hiện chóng lại sự mong muốn của chính mình. Nhưng sự không mong muốn của một nước nhằm chấp nhận những điều khoản không ưu đãi này sẽ thực sự dẫn đến sự trả đũa thương mại và những diều khoản nặng nề hơn trong các dạng của hạn ngạch bắt buộc. Nó chỉ có nghĩa tự nguyện là nước xuất khẩu cố gắng tránh những hàng rào thương mại riêng mà ít được mong muốn hơn.

Ví dụ: Nhật đồng ý hạn chếd và làm lại giá khi nhập khẩu sang Anh. vào đầu những năm 1980, nó đồng ý giới hạn hàng tự động hàng năm vào Mĩ còn 1,68 triệu dơn vị. Giươí hạn đó đã được tăng lên 1,85 triệu đơn vị vào năm 1984. Hạn ngạch tự nguyện của Nhật đượ c bổ sung thêm 1650 USD để giá trung bình của một chiếc ôtô được bán ơ mĩ năm 1984 tăng lên 17%. Mĩ thì không muốn tăng thuế một cách trực tiếp hoặc áp dụng hạn ngzạch nhập khẩu dẫ chuỷen sang hạn ngạch tự nguyện. Nó có thể thuyết phục Ec kí một hạn ngach OMA về tthép . Nó cũng được khuyến khích một cách mạnh mẽ từ Nhật Bản nhằm áp dụng những giới hạn lên doanh số xuất khẩu. Những hiệp định như vậy đơn giản nhằm phục vụ thu hút các nhà cung cấp mới như Hongkong hoặc đài loan, nhằm thay thế Nhật Bản mà không giảm nhập khẩu ở Mĩ.Năm 1981, Chính quyền Regân đã áp dụng cá hạn ngạch OMA đối với ti vi mầu nhập khảu từ Nhật Bản. Hàn Quốc , Đài Loan không có hiệu lực. Nhưng chính sách của chính quyền này đối với nhập khẩu ô tô đã làm giảm đi hình ảnh về tự do thương mại của Mĩ ở nước ngoài. Hơn thế Mĩ cũng đã restraint hiệp định về quần áo và đường. Nhưng restraint này lấy đi của người tiêu dung Mĩ 14-19,5 tỉ USD hàng năm do giá tăng lên.

Hạn ngạch vẫn là hạn ngạch như ý nghĩa mà chúng được gọi.

Chúng luôn ngăn cấm tự do thương mại và thương chúng thất bại nhằm đạth được những kết quả như mong muốn. Sau nhưngcx tranh cãi về hạn ngạch và giá tăng để giành được một số tiền thêm để nâng cao năng suất và sự cạnh tranh, các nhà sản cxuất ô tô đã không sử dụng lợi nuận tích luỹ được để trả những khoản bonnus lớn cho những nhà quản lí của mình nữa. THao phó tổng thống Drexel Burnham Lambert " hạn ngạch làm hại tới người tiêu dùng" Như đã xem xét và tổng kết lại bởi Boonekamp , hạn ngạch tự nguyện " thường không tự nguyện: chúng tốn kém và là không gây hại nhưng chúng có thẻ là một dạng lôi kéo sự bảo hộ riêng rẽ với các biện pháp khác"

Kiểm soát tài chính:

Những qui định tài chính cũng có the có chức năng như những giới hạn thương mại quốc tế. Những chính sách giới hạn tiền tệ quốc tế được lập ra để kiểm soat nguồn vốn vì thế mà đồng tiền được bảo vệ hoặc kiểm soat được nhập khẩu. Ví dụ như để bảo vệ đồng lia Italia yếu , ý áp dụng thuế 7% đối với các mua bán đồng tiền nước ngoài. Có một ssố dạng giới hạn tài chính có ther ......

Để hỗ trợ cho việc khởi đầu ngành công nghiệp sản xuất máy bay, chính phủ Braxin đã yêu cầu nhà nhập khẩu máy bay phải kí quĩ đầy đủ giá trị của máy bay nhập khẩu đó trong vòng một năm mà không hề có lợi nhuận.

Những hạn chế về tín dụng chỉ áp dụng cho những hàng hoá nhập khẩu, tức là các nhà xuất khẩu có thể nhận được các khoản cho vay của chính phủ thường với mức lãi suất rất ưu đãi, song nhà nhập khẩu lại không nhận được bất cứ một khoản tín dụng hay tài trợ nào từ phía chính phủ. Do vậy họ phải tìm kiếm các khoản vay từ khu vực tư nhân, thường với lãi suất rất cao, nếu những khoản cho vay như vậy không hoàn toàn sẵn có.

Những hạn chế trong việc chuyển lợi nhuận. Một hình thức khác của rào cản trao đổi là hạn chế về việc chuyển lợi nhuân. Các quốc gia ASEAN đã cùng thực thi một học thuyết cho phép di chuyển lợi nhuận kiếm được từ các công ty nước ngoài về nước một cách không hạn chê. Đặc biệt Singapore đã cho phép tự do di chuyển vốn. Tuy vậy nhiều quốc gia có qui định về việc di chuyển lợi nhuận kiếm được từ các hoạt động trong nước và gửi cho các công ty mẹ đặt tại nước ngoài. Có thể lấy ví dụ Tây Đức đã không mấy vui vẻ khi những công ty dầu lửa của Mĩ sau khi tạo ra lợi nhuận tại Tây Đức đã không tái đầu tư tại đó, kết quả là giá dầu tăng lên cao hơn. Braxin đã áp dụng tỉ lệ luỹ tiến trong việc đánh thuế lợi nhuận chuyển ra các công ty mẹ ở nước ngoài , có lúc lên đến 60%. Các quốc gia khác cũng áp dụng hình thức hạn chế chuyển lợi nhuận đơn giản bằng cách trì hoãn lâu dài trong việc cho phép hồi hương lợi nhuận. Để vượt qua những hạn chế này, các công ty xuyên quốc gia đã phải tìm kiếm những chỗ sơ hở hợp pháp. Rất nhiều công ty đã đi theo những thủ đoạn sau:

Switch trading: Mẹo này đòi hỏi hàng hoá đem bán phải giành được tín dụng hoặc đổi lấy hàng hoá khác mà sau này có thể được bán để đổi lấy đồng tiền mong muốn. Thí dụ Yugosiavia cấp 1 tỉ đô la Mĩ tín dụng cho hãng mì ống của Italia mà Yugosiavia không muốn. Một hãng cuả Mĩ đồng ý bán sản phẩm của mình cho Yugosiavia với mức giá cao hơn qui định đổi lại là việc cấp tín dụng cho hãng mì. Sau đó hãng của Mĩ có thể bán mì cho một hãng ở Tây Đức lấy đồng Mác đức mà cuối cùng sẽ được chuyển toàn bộ ra đô la Mĩ.

Chuyển lên hàng ưu tiên: Một công ty có thể đàm phán theo cách thức của mình để được đứng trong danh sách ưu tiên cho việc xin phép hồi hương lợi nhuận bằng cách hối lộ các quan chức, từ chối sử dụng dịch vụ và sửa chữa những sản phẩm đã bán ra hoặc tương tự như vậy.

Trao đổi tiền tệ: Thủ thuật này phù hợp với một công ty đa quốc gia muốn hồi hương một đồng tiền với một hãng khác đang cần loại tiền tệ đó và sẵn sàng có nó bằng cách chấp nhận 1 khoản khấu hao.

Việc giăng lưới: Trong thủ thuật này, những quĩ đã bị khoá của 1 chi nhánh sẽ được tiêu dùng để chuyển sang chi phí??? Trong phạm vi một quốc gia, thí dụ chi phí hợp pháp của công ty mẹ.

Những khoản vay tương tự: những biến đổi trong netting liên quan đến hoạt động giao dịch giáp lưng. Thí dụ một chi nhánh ở Anh của tập đoàn Mỹ vay bằng bảng Anh của một hãng xuyên quốc gia của Anh mà chi nhánh tại Mĩ của hãng này lại vay đúng khoản đô la như vậy từ phía tập đoàn của Mĩ.

Một cách khác là đàm phán để đạt được giá trị cao hơn trong các khoản đầu tư. Thực tế thì cách thức này đã làm gia tăng cổ phần không lãi suất trên cơ sở thời điểm hồi hương cổ tức được tính toán. Một vài thủ thuật cho việc thực hiện mục tiêu này là:

+Invoicing: gia tăng chi phí của việc gửi hàng trong nội bộ công ty

+Tiền bản quyền tác giả: gia tăng tiền bản quyền tác giả cho các chi nhánh về những phần do Mĩ thiết kế

Phí quản lí: tính vào chi phí của các chi nhánh về thời gian các nhà quản lí tại công ty mẹ giành cho việc kinh doanh Quốc tế

Phí thiết kế: tính vào chi phí của các chi nhánh về thời gian các kĩ sư phát triển và cải tiến sản phẩm tại nước ngoài.

GATT

Hầu hết các quốc gia đều cố gắng theo đuổi lợi ích tối ưu của mình trong thương mại Quốc tế. Hậu quả là sớm hay muộn thì thương mại Quốc tế và marketing Quốc tế cũng sẽ đổ vỡ. Để ngăn chặn hay ít nhất là giảm bớt hậu quả, 1 tổ chức Quốc tế tại Geneva đã ra đời và được biết đến là hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Được thành lập vào tháng 2.1948, mục tiêu của GATT là tiến đến một hệ thống thương mại tự do mang tính đa phương trên toàn thế giới. Thí dụ điều luật của GATT qui định việc đặt giá Quốc tế đối với những dự án lớn. GATT cũng tổ chức những diễn đàn cho việc đàm phán thuế quan và loại bỏ sự phân việt đối xử trong thương mại. Các thành viên của GATT chiếm tới 90% thương mại Quốc tế .Những quốc gia không phải là thành viên của GATT bao gồm một vài nước ở Châu mĩ Latin,và châu Phi cùng một số nước ở Đông Nam á và Ttrung Đông. Năm 1986, Mehico trỏ thành thành viên giao ước thứ 92 trong tổ chức gồm 94 thành viên sau khi đồng ý loại bỏ mức giá chính thức khá cao cho hàng ngàn sản phẩm và những yêu cầu về giấy phép nhập khẩu cho hàng trăm sản phẩm.



Bốn nguyên tắc cơ bản của GATT là:

1.Các quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ các thành viên khác về những vấn đề liên quan đến thương mại.

2. Hiệp ước sẽ cung cấp một cơ cấu tổ chức cho đàm phán, bao gồm cả những kết quả đàm phán theo những công cụ hợp pháp.

3. Các quốc gia chỉ có thể bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế quan khi cần thiết và nếu được phép. Không nên có bất cứ một hình thức hạn chế noà khác như hạn ngạch nhằm cấm nhập khẩu.

4. Thương mại nên được tiến hành trên cơ sở không phân biệt đối xử.

Việc giảm bớt các rào cản sẽ mang tính qua lại vì việc giảm bớt rào cản của một quốc gia này dẫn đến việc gia tăng nhập khẩu sẽ được đền bù bởi sự gia tăng xuất khẩu của những quốc gia khác cung do việc giảm bớt các rào cản đó. Khái niệm này là nền tảng của nguyên tắc nước được ưu đãi nhất (MFN) một phần quan trọng của GATT. Theo nguyên tắc này ,các quốc gia giành cho nhau sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn so với sự đãi ngộ mà mình giành cho những đối tác thương mại hay các quốc gia khác. Thí dụ, những cắt giảm mà Mĩ giành cho pháp cũng được mở rộng cho các quốc gia mà Mĩ trao đổi hiệp ước nước được ưu đãi nhất (như Braxin)

Quyền kiểm soát ngoại hối.

Quyền kiểm soát ngoại hối là một công cụ để hạn chế lượng tiền mạnh ra khỏi quốc gia.Những quyền kiểm soát ngoại hối định mức thường được áp dụng bởi đồng tiền quốc nội bị đánh giá quá cao,do đó làm các hàng hoá nhập khẩu được trả tiền bằng một lượng tiền nhỏ hơn.Những nhà nhập khẩu cố gắng sử dụng việc trao đổi hàng hoá giá thấp quen thuộc để mua hàng hoá không có giá hoặc đắt hơn theo đồng tiền quốc gia.Đó chính là lí do mà người tiêu dùng Mehicô trước khủng hoảng kinh tế năm 1982 thường xuyên mua hàng ở phía bên kia biên giới, ở Texas và Calỉonia.Khi điều này xảy ra,việc kiểm soát vốn trở nên cần thiết để hạn chế lượng tiền ngoại hối mà một nhà nhập khẩu có thể dùng để trả cho lượng hàng mà họ mua.

Những qui định về việc kiểm soát cũng hạn chế cả thời gianvà lượng tiền mà một nhà xuất khẩu có đưọc nhờ việc bán hàng . Ví dụ như các nhà xuất khẩu người Pháp phải đổi tiền Đôla ra đồng Francs trong vòng 1 tháng.Bắng cách áp đặt luật lệ lên các cách chuyển tiền ngoại tệ ra ngoài, chính phủ vừa làm cho việc mua hàng nhập khẩu trở nên khó khăn vừa làm cho những hàng hoá này trỏ nên đắt đỏ hơn .

Nhật Bản lại phân phối ngoại tệ theo cách khuyến khích hàng hoá nhập khẩu là công nghệ tinh vi,hiện đại chứ không phải là hàng hoá tiêu dùng.Trung Quốc thì lại yêu cầu các công ty liên doanh xuất khẩu đủ để trả cho nhập khẩu.Công ty ô tô của Mỹ( AMC) đã sử dụng tới hơn 23 triệu đôla cho các máy móc nhập khẩu và các chi tiết khác để lắp ráp xe Jeep Cherokees để bán tại Trung Quốc.Do đó ,nó đã bị thiếu hụt tiền Đôla cho các dụng cụ nhập khẩu hoặc các phần của xe vì phía Trung Quốc trả cho AMC bằng tiền Trung Quốc, mà tiền Trung Quốc thì không thể chuyển đổi được.

Tỉ giá hối đoái nhiều mức.

Tỉ giá hối đoái linh hoạt là một hình thức khác của hàng rào trao đổi hay các biện pháp kiểm soát. Mục đích của nó có hai mặt,khuyến khích xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá nào đó và để hạn chế hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu khác.Điều đó có nghĩa là không có một tỉ giá chung cho mọi hàng hoá hoặc mọi ngành sản xuất.Nhưng với việc áp dụng nhiều tỉ giá trao đổi ngoại hối, một số sản phẩm và nghành sản xuất sẽ thu được lợi nhuận còn một số nghành thì không.Tây Ban Nha đã từng áp dụng tỉ giá trao đổi thấp cho những hàng hoá nhằm mục đích xuất khẩu và tỉ giá cao cho những hàng hoá tiêu thụ ở thị trường nội địa.Nhiều tỉ giá trao đổi có thể áp dụng cho hàng nhập khẩu.

Tỉ giá cao có thể áp dụng cho hàng nhập khẩu mà là những loại hàng đặc định có chứng nhận của chính phủ, trong khi tỉ giá thấp được sử dụng cho hàng nhập khẩu

Bảng 3-2 có danh sách các nước có nhiều tỉ giá trao đổi.

Một hệ thống tiền tệ có hai tỉ giá được áp dụng bởi Bỉ và Nam Phi.Nam phi đã từng áp dụng tỉ giá thương mại cho đồng ran với tỉ giá 92,9 cen, trong khi tỉ giá tài chính của nó là 77,25 cen. Cuối cùng đất nước Nam phi đã huỷ bỏ hệ thống tỷ giá hai cấp đã kéo dài 20 năm và tạo ra một tỉ giá đồng ran thống nhất là 88,10 cen vào ngày 7 tháng 2 năm 1983. Sự thay đổi này rất được các nhà kinh doanh hoan nghênh đặc biệt là khi sự kiểm soát tỉ giá này được nới lỏng.

Đồng forint của Hungary cũng giao dịch ở hai tỉ giá- một cho các khách du lịch và một cho các giao dịch thương mại. Hungary đã thể hiện được sự quan tâm muốn gia nhập IMF nhưng họ đang gặp phải một vấn đề là sự không thể chuyển đổi đồng tiền của mình, thậm chí dù họ đã thu hẹp khoảng cách giữa hai loại tỉ giá từ 100% xuống 10%. Sự nghiêm trọng của nền kinh tế bị sụp đổ gần đây vào năm 1982 đã buộc chính phủ phải quốc hữu hoá các ngân hàng và áp dụng hệ thống hai tỉ giá, mà tỉ giá thấp ưu đãi dành cho giao dịch liên quan tới nhập khẩu các nhu yếu phẩm( ví dụ như thức ăn) và việc thanh toán các tài khoản cá nhân nước ngoài à công cộng mới. Tỉ giá thị trường tự do được sử dụng trong ngành công nghiệp và cho hầu hết vùng biên giới và giao dịch cá nhân, trong khi với tỉ giá chính thức qui định mà làm cho đồng Peso đắt lên tương đối, được sử dụng khoang 80% các giao dịch. Các tỉ giá trao đổi ở Mexico được thiết lập hàng ngày bởi chính phủ. Kết quả là các tỉ giá đựoc chính phủ và chợ đen sử dụng chênh lệch rất nhiều. Argentina cũng gặp phải vấn đề tương tự khi họ thiết lập hệ thống hai tỉ giá vào năm 1982, trên thị trường đen một đôla có thể đắt gấp ba lần so với lượng đồng pêso theo tỉ giá chính thức.

Do nhiều tỉ giá được sử dụng thu về nhiều ngoại tệ mạnh ( thông qua xuất khẩu) cũng như để hạn chế nhập khẩu , hệ thống này đã bị IMF lên án. Theo IMF, tình trạng tiền nhiều tỉ giá không chính thức là sự vi phạm các nguyên tắc, và các thành viên này có thể sẽ bị loại khỏi những hỗ trợ của IMF. Tổ chức này cũng đã sẵn sàng chấp nhận tình trạng nhiều tỉ giá này cho 1 thành viên trong trường hợp có các nguyên nhân cân bằng thanh toán và các trường hợp khác theo các điều kiện dưới đây.

1) Các biện pháp này trong ngắn hạn và không cản trở sự điều chỉnh cân bằng thanh toán.

2) Tình trạng này không đem dến một sự ưu đãi thương mại không cân bằng nào cho các thành viên khác.

3) Không phân biệt giữa các thành viên.

Kí gửi nhập khẩu ưu tiên và hạn chế tín dụng.

Các rào cản tài chính có thể bao gồm các hạn chế định mức và hạn chế nhập khẩu , như là kí gửi nhập khẩu ưu tiên và hạn chế tín dụng. Cả hai cách thức này hoạt động được nhừ việc áp đặt hạn chế tái chính xác đinhj lên các nhà nhập khẩu. Một chính phủ có thể yêu cầu kí quĩ ưu tiên( kí quĩ bắt buộc) mà có thể làm cho nhập khẩu trở nên khó khăn bằng cách thắt chặt vốn của nhà nhập khẩu. Hậu quả là, các nhà nhập khẩu phải trả lãi suất cho tiền vay mà không có khả năng sử dụng đồng tiền này hoặc thu lợi nhuận từ tiền của chính phủ. Các nhà nhập khẩu ở Brazil và Italy phải kí quĩ một khoản tiền lớn với ngân hàng trung ương nếu họ có ý định

Tổng quan về hoạt động kinh doanh thế giới

forms of contact with the rest of the world . Như đã chỉ ra trong ví dụ về người nông dân , không một dân tộc nào kể cả nước Mĩ có thể tự mình làm mọi việc. Mĩ có một sự lựa chọn và nó có thể chọn giữa việc trở thành một nước giống như Hôngkông hoặc một nước giống như Anbani hơn.

Các nước thường có những cắt giảm ít và cố gắng để có sự phù hợp nhanh chóng cho những vấn đề thương mại của mình. Mối bận tâm với những vấn đề cấp bách thường làm họ mất đi cái nhìn những mục tiêu dài hạn . Thiếu sự nhìn xa trông rộng hòan hảo , họ có thể dễ dàng kết thúc với những vấn đề nghiêm trọng hơn sau đó.

Vấn đề mà thế giới đang đối mặt đó là hầu hết các nước phát triển cũng như đang phát triển đang đi theo hệ thống đóng cửa của Anbani. Mặc dù có động lực phát triển kinh tế ở Bắc Mĩ , Mĩ và những đối tác thương mại của mình vẫn thất bại trong việc cắt giảm đi các biện pháp bảo hộ. Các nước phát triển dường như đang làm mạnh hơn các biện pháp bảo hộ phi thuế quan đối với hoạt động buôn bán . Hàng rào mậu dịch vẫn cao ở LDCs.

Theo Anjaria, Kirmani, và Petersen, việc tăng thêm cơ chế bảo hộ tập trung ở các lĩnh vực mà lợi thế cạnh tranh đang thay đổi và thực tế này làm suy yếu chức năng của cơ chế giá cả quốc tế. Tập quán này phá hoại quá trình tự do hoá thương mại. Nó mâu thuẫn với qui tắc của lợi thế cạnh tranh mà qui tắc này là cơ sở cho sự tăng trưởng thương mại hiệu quả . Hiệp định Đa sợi cho phép những giới hạn có tính phân biệt chống lại các nhà xuất khẩu LDCs , ngăn cản họ khám phá một cách đầy đủ lợi thế cạnh tranh của mình trong nghành sản xuất quần áo và dệt may. Các rào cản thương mại sẽ làm chậm quá trình chuyên môn hoá , đa dạng hoá , hiệu quả đầu tư và sự tăng trưởng.

Như các tác giả đã kết luận : " cán sự không đủ để chống lai các nhà bảo hộ và các biên pháp song phương là lời giải thích chính cho sự tăng lên cuả cơ chế bảo hộ". Các chính phủ cần có những nỗ lực hợp tác và củng cố để công khai những chi phí của cơ chế bảo hộ. Các chính sách thương mại nên tính đến cả sự xem xét một cách hệ thống những chi phí này.

Kết luận

Đoạn này bàn luận về những rào cản thương mại khác nhau có thể hạn chế hoạt động marketing quốc tế và phúc lợi kinh tế thế giới của tất cả các khách hàng. Điều quan trọng cần hiểu rằng chỉ có một số rào cản được đề cập tới còn một số khác thì chưa. Ví dụ như ngày càng có nhiều nước hiện nay chuyển sang " những yêu cầu về đặc tính của hàng hoá"để giành lợi thế thương mại.Những nhà cung cấp nước ngoài bị đòi hỏi sử dụng những nguyên liệu của địa phương hoặc thực hiện xuất khẩu nhân danh nước nhập khâu trước khi họ được phép bán sản phẩm của mình ở đó.

Thiếu sự lưu ý về những bất hợp lí hoặc bất công của nhiều tập quán, chúng là những phần của hoạt động marketing quốc tế. Mặc dù các quốc gia sử dụng GATT để làm giảm đi một số trong những hạn chế này, nhiều hạn chế khác vẫn tồn tại. Thực tế, hầu hết các nước trong những năm gần đây đã nghĩ ra nhiều biện pháp bảo hộ hơn. Kể từ khi nhà marketing quốc tế kkhông kiểm soát được những bắt buộc đang ngày một lan rộng đó, sự bảo vệ tôt nhất là hiểu và có kiến thức về những tập quán thương mại đó. Nhhững rào cản này có thể làm mất tác dụng nhưng không thể vượt qua. Bằng cách hiểu chúng, nhà marketing có thể biết cái gì có thể mong đọi và làm thế nào để vượt qua. Người ta luôn phải nhớ rằng nhữn vấn đề nảy sinh luôn đi kèm với những cơ hội mới , cho những nguồn lợi mới.

Câu hỏi


  1. Giải thích lí do cơ bản và thảo luận những điểm yếu trong mổi ý kiến sau về sự bảo hộ cho các nghành kinh tế địa phương:

  1. Giữ tiền ở trong nước

  2. giảm thất nghiệp

  3. cân bằng chi phí và giá.

  4. tăng cường an ninh quốc gia

  5. bảo vệ các nghành yếu kém, mới ra đời.

  1. Phân biệt các loại thuế quan sau:

  1. Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu

  2. Thuế bảo hộ và thuế doanh thu

  3. Thuế phạt thêm và thuế thăng bằng

  4. thuế cá biệt và thuế ấn định

Giải thích những dạng khác nhau sự tham gia của chính phủ trong thương mai: sự chỉ đạo của chính quyền, trợ cấp và hoạt động buôn bán của nhà nước.

5. Những hình thức khác nhau của trợ cấp là gì không kể tiền mặt?

6. Giải thích những thủ tục hải quan và đi vào, thảo luận mỗi mục đề cập dưới đây có thể hạn chế nhập khẩu như thế nào:


  1. phân loại sản phẩm

  2. định giâ sản phẩm

  3. chứng từ

  4. giấy phép/ giấy đăng kí

  5. thanh sát

  6. những qui tắc sức khoẻ và an toàn.

7. Giải thích những loại khác nhau của yêu cầu sản phẩm và thảo luận mỗi loại có thể hạn chế nhập khẩu như thế nào:

  1. Tiêu chuẩn sản phẩm

  2. đóng goi, dán nhãn , kẻ kí mã hiệu

  3. kiểm tra sản phẩm

  4. chi tiết kĩ thuật của sản phẩm

8. Nhân tố căn bản của hạn ngạch xuất khẩu là gì?

9. Phân biệt những loại hạn nghạch nhập khẩu sau:



  1. vô điều kiện

  2. thuế

  3. OMA

  4. VER

10. Thảo luận các phương pháp kiểm soát tài chính có tác hại như thế nào lên tự do thương mại: kiểm soát hoạt động trao đổi ngoại tệ, tỉ giá trao đổi ngoai tệ phân biệt, ưu tiên kí quĩ nhập khẩu, hạn chế tín dụng, hạn chế chuyển lợi nhuận.

11. GATT là gì? Mục đích của GATT là gì?

12. GSP là gì?

13. CBI là gì?


Thảo luận những trường hợp sau

  1. Nếu sự tồn tại đơn giản của chính phủ có thể bóp méo thương mại trong và ngoài khu vực của nó, chính phủ có nên bị huỷ bỏ để loại trừ những bóp méo thương mại?

  2. Một só quan chức chính phủ Mĩ và các quan chức đã được bầu cử đã ủng hộ sự lựa chọn hệ thống thuế VAT của Châu âu. Lí do của họ là gì? Bạn có đồng ý ý kiến của họ không?

  3. Liệu thuế có đóng vai trò quan trong hơn hàng rào phi thuế vào những năm 1990 trong việc ảnh hưởng đến thương mại thế giới không?

  4. Thảo luận làm thê nào bạn có thể vượt qua những kiểm soát tài chính áp đặt bởi nước chủ nhà?

  5. Bạn có đồng ý rằng GATT đẫ phục vụ cho một mục đích có ích và đã đạt được mục tiêu của mình?

  6. Liệu Mĩ có tiếp tục hệ thống GSP năm 1993?

  7. Các công ti đa quốc gia nhìn chung nên đối phó với những rào cản thương mại như thế nào?

Trường hợp 3-1 : Đối tác hay kẻ thù

Thị trường ô tô của Nhật bản rộng lớn nhưng được cho thấy là đóng của với những nhà sản xuất ô tô ngoại quốc. Năm 1985, khoảng 2,2 triệu chiếc ô tô Nhật Bản đã được bán ở Mĩ, nhưng chỉ có 1816 chiếc ô tô của Mĩ được bán ở Nhật Bản. Nói cách khác, Mĩ đã xuất khẩu một chiếc ô tô sang Nhật để nhập 1200 cái ô tô từ đất nước này.

Trong nhiều trường hợp, nghành công nghiệp ô tô là điển hình với những khó khăn mà các công ty nước ngoài phải đối mặt khi bán sản phẩm của mình ở Nhật.Có rất nhiều hàng rào hành chính, luật pháp ,văn hoá xã hội phải vượt qua. Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài phải có được những chiếc ô tô của minh và các chứng từ đã được xem xét một cách tỉ mỉ bởi các nhà cầm quyền Nhật Bản Những nhà kinh doanh mới sẽ được tuyển dụng khi những nhà sản xuất đang tồn tại không được phép chia sẻ những trang thiết bị . Thuế quan đánh lên ô tô thì cao theo tiêu chuẩn của Mĩ và còn áp dụng lên cả phí giao thông.

Khi hỏi chính phủ Mĩ có tiếp tục áp dụng hạn ngạch đối với ô tô Nhật không, Lee Jaccoca , người đứng đầu hãng Chrysler xác nhận rằng: việc nhập khẩunguyên liệu của Nhật từ Mĩ và xuất khẩu những sản phẩm làm từ đó như ô tô là một ví dụ chính là một " một định nghĩa cổ điển của thuộc địa. Tất cả chúng ta đang lỡ là Redcoats" . Một cách ngẫu nhiên, doanh số của Chrysler ở Nhật 3 qui đầu năm 1987 là 214 chiếc. Công ti đã hoạt động tôt nhưng là trên thi trường Mĩ , nơi co tác động của việc áp dụng hạn nghạch đối với hoạt động nhập khẩu của Nhật

Chính phủ Nhật để bảo vệ những tập quán thương mại của mình đã chỉ ra rằng mức thuế của Nhật nằm trong mức thấp nhất trên thế giới. Nhật cũng biện minh rằng những nhà sản xuất ô tô của Mĩ chỉ có thể đổ lỗi cho bản thân họvì ô tô của Mĩ bị các nhà tiêu dung Nhật đáng giá rằng tiêu tôn nhiều xăng. Hơn thế nữa, các hãng ô tô Mĩ có thể không chiếmlĩnh dược thị trường vì Mĩ đã bán chạy hơn nhiều các nhà sản xuất Anh, Y, và Thuỵ Điển mà doanh số cua họ nhìn chung đã tăng lên .Trong tất cả các hãng sản xuất nước ngoài, các nhà sản xuất ô tô Tây Đức là những người dẫn đầu. Ô tô Đức chiếm 80% thị trường ô tô ở nước ngoài, bán hơn 40 nghìn các mỗi năm. Những kiểu ô tô sang trọng đắt tiền đã bán chạy trong năm 1987.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật thì chỉ ra rằng họ phải đối mặt với quá nhiều hàng rào thương mại ở Mĩ. họ bị buộc phaỉ tuân theo OMA - giới hạn số lượng ô tô họ có thể xuất khẩu sang Mĩ. Những nhà sản xuất ô tô từ hầu hết các nước khác không phải đối mặt voí vấn đề hạn ngạch khi bán ô tô ở Mĩ. Để tránh những hàng rào thương mại như vạy , Nissan, Honda, Toyota, và Mazda đã thiết lập những nhà máy ở Tennessee, Ohio, California, và Michigan.

Năm tốt nhất cho các nhà sản xuất ô tô Mĩ ở thị trường Nhật là năm 1979 khi Mĩ bán 16 739 chiếc ở đây.Các nhà sản xuất Mĩ đã hi vọng rằng năm 1988 sẽ là một năm tốt như vậy và họ đã có ý định sẽ tranh thủ lợi thế của việc đồng đôla giảm giá so với yên Nhật , làm ô tô được nhập không đắt đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Những năm gần đây, General Motors hàng năm đưa sang Nhật khoảng 3000 chiếc Cadillacs, Camaros, Corvettes, và các loại ô tô giá cao khác nhăm hướng tới những khách hàng giàu có.GM muốn tăng xuất khẩu bằng đường biển khoảng 1000 chiếc Pontiac Grand Am thể thao cũng như kiểu nhỏi gọn Chevroler Cosica và Berretta. Những loại ô tô này sẽ được phân phối bởi hãng Suzuki, một công ti một phần thuộc sở hữu của GM Ford, công ti này chỉ bán được 637 ôtô ở Nhật trong 3 qui đầu năm 1987 nhưng nó đã có kế hoạch đưa hàng nghàn chiếc Ford Taururs sang bằng đường biển năm 1988.

Câu hỏi :



  1. Thành công của thương mại nhật Bản là do tính cao cấp trong sản xuất hay do chính sách kinh doanh buôn bán của họ ( ví du như hàng rào nhập khẩu)? Có phải chính phủ Nhật sử dụng những rào cản phi thuế quan một cách vô lí nhằm hạn chế nhập khẩu không?

  2. Mĩ bị thâm hụt thương mại lớn đối với Nhật Bản , liệu Mĩ có tiếp tục quan hệ mậu dịch với Nhật không?

  3. Một số cho rằng thâm hụt mậu dịch của Mĩ là do chính sách mậu dịch tự do mà nước này thực hiện. Bạn có nghĩ rằng Mĩ có ít rào cản nhập khẩu hơn các đối tác thương mại của nó không?

  4. Liệu các biện pháp bảo hộ mà Mĩ thực hiện có làm tăng thất nghiệp ở Mĩ không? Bạn có nghĩ rằng việc sử dụng OMAs của chính phủ Mĩ chống lại nhập khẩu ôtô có đem lại ích lợi cho Mĩ?

  5. Các hãng của Mĩ ( bao gồm cả cac nhà sản xuất ô tô) có thể làm gì để vượt qua những rào cản thương mại của Nhật và nâng cao hình ảnh cuả mình?

Phần II

Môi trường thị trường thế giới


4. Môi trường chính trị

Minh hoạ Marketing

Mặc đầu sự suy tính về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng ở quốc hội Mỹ nhưng Nhật Bản đã tương đối thành công trong việc gây ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà hoặch định chính sách của Mỹ. Nhật bản đã đạt được điều này thông qua hàng trăm đại diện của mình ở Oasinhton cũn như ở các thủ phủ của các bang. Những hoạt động này đã được Nhật Bản tài trợ về mặt tài chính. Ngoài khoản tiền khoảng 600.000$ mà đại sứ quán Nhật Bản ở Washington sử dụng vào công tác vận động hành lang thì trung tâm thương mại Nhật Bản với các văn phòng ở 6 thành phố của Mỹ đã sử dụng hơn 7 triệu $ trong năm 1081 vào công tác nghiên cứu và các quan hệ với công chúng.

Khi cần thiết Nhật Bản sẵn sàng có những hoạt động về mặt luật pháp nhằm đạt được những mục tiêu của họ. Ví dụ như ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ của Nhật Bản đã đem ra toà kiện bộ ngoại giao của Mỹ để dành được giấy phép đánh bắt cá trong lãnh hải của Mỹ. Khi ngành công nghiệp...... muốn Mỹ từ chối cung cấp tính dụng thuế đầu tư cho các xí nghiệp của Mỹ tỏng việc mua bán các công cụ máy móc của Nhật Bản thì Nhật Bản đã thuê một trong những luật sư giỏi nhất để bào chữa cho họ. Tuy vậy, đối với Nhật Bản thì kiểu đối đầu công khai này vẫn không phổ biến lắm vì Nhật Bản thích giải quyết vẫn đề một cách kín đáo hơn. Bằng cách liên minh với các tổ chức của Mỹ, Nhật Bản đã để cho các tổ chức này đóng vai trò chủ đạo còn bản thân họ thì đứng đằng sau. Chẳng hạn, thay vì chính bản thân hãng Sony, thì các nhà phân phối VCR của Mỹ đã đóng vai trò to lớn trong việc đánh bại ......( a proposed royalty fee). Hãng Nissan đã xúi dục 1100 nhà kinh doanh ô tô của Mỹ đễn một tiểu bang của nghị viện để lên tiếng thay họ phản đối dự luật của tiểu bang đó. Hãng General Motor đã chịu phần lớn trách nhiệm tỏng việc dành sự chấp nhận của FTC thông qua dự án liên doanh với Tôyota ở California.

Chưong này xem xét các mối tương quan giữa các quyết định về chính trị, luật pháp và thương mại. Nội dung chính sẽ tập trung xem xét việc môi trường chính trị ảnh hưỏng như thế nào đối với môi trường đầu tư. Những điểm chính về chính trị được đề cập gồm có: hình thức nhà nước, những biểu hiện của sự bất ổn về chính trị và nguy cơ về chính trị. Chưong này kết thức bằng việc khảo sát các chiến lược xử lý những nguy cơ về chính trị.

Sự đa dạng của môi trường chính trị

Môi trường chính trị mà các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt là rất phức tạp bởi họ phải đối phó với nền chính trị của nhiều quốc gia. Chính sự phức tạp đó đã buộc các công ty đa quốc gia phải xem môi trường này như một môi trường chính trị tổng hợp của ba môi trường chính trị bên trong, bên ngoài và quốc tế.


Chính trị đối ngoại :

Chính trị đối ngoại là nền chính trị của nước sở tại. Phần này của môi trường kinh doanh quốc tế có thể bao quát từ thân thiện đến thù địch và nguy hiểm. Tình hình kinh tế và chính trị của nước sở tại sẽ quyết đinh tìh hình chính trị mà công ty phải đối mặt.

Môt công ty kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia cần phải hiểu rằng không một quốc gia nào cho phép hàng hoá lưu thông qua biên giới mà không bị điều chỉnh. Khi một công ty quyết định phải nhập khẩu một sản phẩm từ công ty mẹ thì công ty đó nhận ra rằng không phải lúc nào môi trường chính trị của nước sở tại cũng thuận lợi. Một quy luật là chính phủ nước sở tại thường coi nhập khẩu là không có lợi bởi vì nhập khẩu ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của họ. Diều này thường đúng với các loại hàng hoá không thiết yếu và xa xỉ phẩm, đặc biệt là khi những loại hàng hoá này có thể hoặc đã được sản xuất ở trong nước. Có thể kể ra một trường hợp thị trường thuốc lá khổng lồ trị giá 11,4 tỉ USD ở Nhật Bản. Cho dù dân Nhật Bản ngày càng ưa chuộng thuốc lá Mỹ thì thuốc lá Mỹ vẫn bị cản trở một cách mạnh mẽ bởi các quy định của chính quyền địa phương nhằm bảo vệ 113000 người trồng thuốc lá của Nhật Bản. Các nhà sản xuất thuốc lá của Nhật Bản phản đối bất cứ sự nới lỏng nào về luật nhập khẩu. Trong các nhóm vận động của Nhật Bản thì thành viên trong lính vực nông nghiệp là năng động và có ảnh hưởng nhất. Khoảng 5 triệu người làm nông nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm 9% lực lượng lao động của cả nước. Mặc dù ít về số lượng nhưng những người nông dân này có quyền lực chính trị rất lớn bởi số đại biểu của họ chiếm ưu thế trong quốc hội. Việc phân bố lại các vùng cử tri trong quốc hội diễn ra rất chậm chạp và không phản ánh được sự thảy đổi về phân bố. Kết quả là một lá phiếu của khu vực thành thị chỉ có trọng lượng bằng một nửa lá phiếu ở nông thôn. Do vậy tỉ lệ phát triển của các công ty thuốc lá của Mỹ trên thị trường Nhật Bản không đến 3%.

Môi trường chính trị của nước sở tại có xu hướng được cải thiện nếu những công ty quyết định đầu tư và các cơ sở sản xuất địa phương thay vì nhập khẩu các sản phẩm cuối cùng từ bên ngoài để bán trong nước đó. Các cơ sở sản xuất địa phương cải thiện cán cân thanh toán của nước sở tại và tạo ra việc làm. Song công ty cũng không nên cho rằng nước chủ nhà luôn chào đón các khoản đầu tư nước ngoài. Khi công ty IBM đề nghị xây dựng một nhà máy sản xuất máy tính ở Mehicô thì chính phủ Mêhicô đã khước từ dự án này. Sự từ chối có tính nguyên tác của chính phủ Mehico là do chính sách đòi sở hữu 100% các nhà máy ở nước ngoài của IBM.

Các nước phát triển thường thiếu tin tưởng và thậm chí còn oán giận các công ty đầu tư nước ngoài vì họ cho rằng các công ty đầu tư nước ngoài sẽ khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ. Những vấn đề liên quan đến việc sắp xếp các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài mà các nước kém phát triển quan tâm bao gồm: các khoản siêu lợi nhuận mà các công ty nước ngoài thu về, thu nhập của các xí nghiệp trong nước, việc đào tạo nhân sự bất hợp lý, việc bỏ qua các tập quán xã hội, lòng trung thành đối với các chính phủ nước ngoài và việc áp dụng các công nghệ lạc hậu. Việc một chính phủ khuyến khích hoặc không khuyến khích đầu tư nước ngoài thường được quyết định bởi việc xem xét cán cân thanh toán, sự phát triển kinh tế và thực tiễn chính trị. Các vấn đề về cán cân thanh toán dẫn đến các chính sách ưu đãi những dự án đầu tư có thể cải thiện xuất khẩu của quốc gia., trong khi đó những lo lắng về sự phát triển kinh tế của đất nứơc lại đem đến những chính sách ủng hộ đầu tư trong các ngành công nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm hoặc trực tiếp thông qua việc sx hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng các bán thành phẩm đã sản xuất trong nước. Tình hình chính trị nhạy cảm thường dẫn đến các chính sách ngăn cấm sở hữu nước ngoài đối với các ngành kinh doanh thiết yếu hoặc dễ bị tổn thương, ví dụ như cá tiện ích giao thông, bưu chính viễn thông và phát thanh.

Thế nên môi trường đầu tư nước ngoài ở các nước khác nhau thì khác nhau. Môi trường đầu tư phụ thuộc vào hình thức đầu tư lẫn tình hình chính trị vào lúc đó. Nói chung việc sản xuất tại địa phương một nước được ưa thích hơn là xuất khẩu và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ở nơi khác. Việc đầu tư kinh doanh vào các khu vực kinh tế có tỉ lệ thất nghiệp cao thường được hoan nghênh ngang với sự giới thiệu các công nghệ phức tạp, miễn là những công nghệ đó không thay thế các công nghệ đang tồn tại.

Một vấn đề thường xảy ra với chính trị đối ngoại là những tín hiệu đối lập mà các nước sở tại gửi đến các công ty nước ngoài. Một mặt nước chủ nhà tích cực thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia. Để chiếm được đầu tư nước ngoài và công nghệ mới, nước chủ nhà hứa hẹn sự hợp tác và sự khuyến khích về thuế và tài chính. Mặt khác, rất nhanh chóng, nước chủ nhà sẽ cáo buộc các công ty nước ngoài là không cung cấp công nghệ và kĩ thuật hiện đại nhất cho các dự án đầu tư ở nước họ. Nước sở tại cũng có thể phê phán các công ty này là đang kiếm được những khoản siêu lợi nhuận và làm cạn kiệt tài sản của quốc gia đó. Để biểu lộ sự không bằng lòng, nước sở tại có thể hạn chế việc hồi hương các khoản lợi nhuận cho các công ty mẹ ở nước ngoài.

Chính trị đối nội

Chính trị đối nội là loại chính trị liên quan đến nước của công ty mẹ, nó cũng được hiểu như là quốc gia mẹ hay quốc gia gốc.

Thoạt nhìn, dường như chính trị đối nội không có vẻ gì là nguy hiểm và rằng một công ty sẽ gặp ít vấn đề rắc rối hơn từ trong nước. Điều này không phải là một trường hợp thông thường. Mặc dầu các vấn đề chính trị quan trọng của công ty thường xuất phát từ điều kiện chính trị bên ngoài song công ty cũng nên chú ý hơn tới sự phát triển của chính trị bên trong nước mình.

Những lời chỉ trích nội bộ về hoạt động quốc tế của các công ty phần lớn xuất phát từ các tổ chức chính trị và xã hội, các tổ chức đó thường buộc tôi công ty qua tài chính xuất khẩu và công việc của công ty. Mặc dầu những tổi chức này thường không có sự phản đối đối với việc xuất khẩu hàng hoá song họ thường phản đối kiệc liệt đối với việc xuất khẩu tài chính cũng như nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bởi vì việc nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra nạn thất nghiệp ở trong nước. để khuyến khích các hoạt động này, các tổ chức có thể ủng hộ việc sử dụng hàng hoá nội địa được bán trong nước họ.

Trong một số trường hợp, sự phản đối đối với các hàng nhập khẩu và các hoạt động đầu tư nước ngoài là dựa trên nguyên tác đạo đức. Ví dụ như, công dân ở một số quốc gia muốn ngăn cấm việc nhập khẩu vàng từ Nam Phi và họ buộc các công ty trong nước không đựơc đầu tư sang Nam Phi bởi các chính sách phân biệt chủng tộc vào giữa những năm 80. áp lực đã trở nên quá lớn và chính phủ Nam Phi đã phải tiến hành quảng cáo ở Mỹ nhằm nỗ lực giảm thiểu những ảnh hưởng, tổn thất được thể hiện trong bảng 4-1.

Thay vì ủng hộ thương mại quốc tế thì chính phủ của nước sở tại có thể trở thành chướng ngại. Chính phủ của các nước này đã có những quyết định can thiệp vào dòng chảy tự do của thương mại và các chính sách mà họ đưa ra chủ yếu là vì muc đích chính trị hơn là vị mục đích kinh tế. Trong nhiều thập kỉ, Đài Loan đã từ chối buôn bán với Trung Quốc mặc dầu Đài Loan có cái mà Trung Quốc cần: vốn và công nghệ, mặt khác Trung Quốc có thể lấy nguồn nhân công rẻ mạt để đối chọi lại với mức lưong công nhân cao tại Đài Loan.

Một ví dụ khác là sự xuất khẩu của Mỹ đối với mặt hàng máy tính. Toàn bộ phần mềm máy tính và công nghệ máy tính sang tất cả những vùng kiểm soát của chính phủ phân biệt chủng tộc đều bị cấm. Tương tự như vậy, luật pháp nước Mỹ cũng làm cho điều đó trở nên không có tính hấp dẫn đối với những công ty Mỹ đầu tư vào Nam Phi bởi luật pháp Mỹ phủ nhận mọi khoản tín dụng cung cấp cho các công ty phải trả thuế cho chính phủ Nam Phi do tại đó có các chi nhánh của họ.

Khi lợi ích quốc gia là một đông lực thì một chính phủ có thể sẽ dùng một số công ty nhất định như là một công cụ để đạt được mục tiêu chính trị. Ví dụ như Hoa Kì đã không bằng lòng với một số quốc gia thực hiện thương mại một cách trung lập và những chính sách thuế khoá của họ có liên quan về mặt bảo mật với công nghệ Mỹ. Muốn thức đẩy một số quốc gia thiết chặt sự giám sát nhằm chống lại sự vận chuyển bất hợp pháp những công nghệ liên quan đến quân sự của Mỹ sang Liên Xô, Mỹ đã cố ý trì hoãn việc ban hành giấy phép xuất khẩu chó các công ty Mỹ có làm ăn buốn bán với nước này. Bộ thương mại Mỹ đã kéo dài thời gian tiến hành những thủ tục buốn bán thông thường trong khoảng vài tháng trước khi cấp giấy phép xuất khẩu cho công ty American Microsystem, một công ty sản xuất chip, mặc dù những sản phẩm được sản xuất cho nước áo của công ty này thì người tiêu dùng Liên Xô có thể mua từ Tây Đức hoặc Nhật Bản. Hành động đầy tính toán này đã làm cho các nước áo, Thuỵ điển, Phần Lan, ấn Độ phải bí mật kí một hiệp định chuyển giao công nghệ nhằm thoải mãn lợi ích của Mỹ.

Chính trị quốc tế

Chính trị quốc tế là sự giao thoa của các nhân tố môi trường toàn diện của hai hay nhiều quốc gia. Sự phức tạp về môi trường chính trị ngày càng rõ hơn khi mà lơi ích của công ty, của nước sở tại và của nứoc mẹ không có sự tương đồng. Thậm chí có khả năng tình trạng rắc rối đó có thể trở nên quá lớn đến nỗi không còn giải pháp nào có thể cứu vãn nồi. Dresser, một tập đoàn cảu Mỹ đã vướng vào một rắc rối như vậy khi nó tìm cách cung cấp nguyên vật liệu cho một công ty sản xuất khí đốt của Liên Xô. Vì sự cấm đoán của chính quyền Mỹ đối với sự tham ra của các công ty Mỹ vào dự án đó mà tập đoàn Dresser bị chính phủ Mỹ hăm doạ bằng sự tố tụng dân sự và doạ sẽ tước giấy phép xuất khẩu nếu như Dresser- France, chi nhánh của Dresser tại Pháp chở ba tổ hợp máy nén tới Liên Xô. Mặt khác, Pháp lại rất cứng rắn trong việc theo đuổi dự án. Căn cứ vào đạo luật chiến tranh khẩn cấp năm 1938 nhằm ra các quyết định bảo vệ lợi ích quốc gia, chính phủ Pháp đã khống chế Dresser-France bằng tiền phạt, bỏ tù và tịch thu những hiện vật nghi vấn. Dresser-France đứng trước tình cảnh là phải tuân theo luật pháp của nước Pháp và điều này nghĩa là công ty mẹ phải vi phạm luật pháp của nước Mỹ. Một công ty không thể làm được gì nhiều để có thể thoả mãn cả hai chính phủ có xung đột.

Không bận tâm đến môi trường chính trị là đối ngoài, đối nội hay quốc tế thì công ty nên nhớ rằng không khí chính trị không thể tồn tại lâu dài được. Mối quan hệ về chíh trị giữa Mỹ và Trung Quốc- một đối thủ lâu đời của Mỹ- là một ví dụ điển hình. Sau nhiều thế kỉ là kẻ thù của nhau, cả 2 nước bây giờ đã trở nên rất quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ về kinh tế chính trị giữa hai nước.

Trong khi hầu hết các công ty nắm giữ đựơc rất ít những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến những thay đổi của môi trường chính trị quốc tế thì họ phải sẵn sàng để đối phó với những sự thay đổi mới. Các công ty có thể tìm được lợi ích kinh tế xác thực khi mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện. Mối quan hệ giữa Mỹ và Jamaica đã rất bế tắc cho đến cuộc bầu cử thủ tướng Edual Seaga- người đã chống đối Cuba kịch liệt- thì Jâmaica đột nhiên nhận được các khoản ưu đãi bởi Seaga có mối quan hệ mật thiết với tổng thống Reagan. Và Mỹ đã tạo ra một bước đột phá về thuế quan dành cho các hàng hoá của Jamaica và đổi lại Mỹ chỉ mua bauxite solely của Jamaica với mục đích chính trị.

Mặt khác, những vấn đề nghiêm trọng có thể phát triển khi điều kiện về chính trị trở nên xấu đi. Một môi trường đầu tư thuận lợi có thể biến mất qua một đêm. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, môi trường kinh doanh đã trở nên xấu đi sau vụ ám sát tổng thống vào năm 1979. Các công ty Mỹ trước đây được khuyến khích mạnh mẽ nay bắt đầu có cân nhắc khác về vấn đề đầu tư ở Hàn Quốc. Và hãng Control Data đã rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc sau vụ tranh chấp lâu ngày về vấn đề lao động và chính phủ đã không giúp đỡ họ trong vịêc hạn chế các công nhân cấp tiến. Một trường hợp khác là Mỹ đã rút lại quy chế thương mại thuế suát 0% với Chi Lê bởi vì sự thất bại của Chi Lê trong việc thực hiện những bước đi nhằm ủng hộ quyền công nhân vốn đã được quốc tế công nhận. Vì vậy Chi Lê cùng với Romania, Nicaragua và Paraguay đã bị hoãn được hưởng quy chế GSP.

Các kiểu nhà nước : các hệ thống kinh tế

Các hệ thống kinh tế là một cơ sở khác để phân loại các nhà nước. Những hệ thống này dùng để giải thích các doanh nghiệp là sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, hay liệu có sự kết hợp nào không giữa sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Về cơ bản, có ba hệ thống là: hệ thống cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Theo từng loại hình nhà nước, quyền kiểm soát kinh doanh. Dựa theo mức độ kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà nước, các hệ thống kinh tế đa dạng khác nhau có thể được sắp xếp theo một cơ cấu liên tục, với chủ nghĩa cộng sản ở giai đoạn cuối cùng và chủ nghĩa tư bản ở giai đọan khác.Xu hướng tiến tới chủ nghĩa cộng sản kèm theo sự can thiệp của nhà nước và quyền kiểm soát các yếu tố sản xuất của chính phủ gia tăng. Xu hướng đi theo chủ nghĩa tư bản kèm theo sở hữu tư nhân tăng lên.

Thuyết cộng sản cho rằng tất cả các nguồn lực thuộc sở hữu chung và của chung của tất cả mọi người (ngoại trừ các daonh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận ) vì lợi ích của toàn xã hội. Trong thực tế, chính nhà nước là người kiểm soát tất cả các nguồn sinh lợi và các ngành công nghiệp, và kết quả là nhà nước quyết định việc làm, sản xuất , giá cả , giáo dục, và nhiều thứ khác. Mục tiêu trọng tâm là quỹ phúc lợi xã hội. Bởi vì tạo lợi nhuận không phải là động cơ chính của chính phủ, không có sự khích lệ những người công nhân và các nhà quản lí nâng cao năng suất.

Mặc dù nhiều nước cộng sản quan tâm đến các ngành công nghiệp, sẽ thật sai lầm khi kết luận rằng tất cả các chính phủ cộng sản hoàn toàn giống nhau. Trong khi Liên Xô và Trung Quốc theo đuổi một lí tưởng cơ bản giống nhau, vẫn có sự khác nhau đáng kể giữa hai nước cộng sản lớn nhất này. Trung Quốc đã và đang thử nghiệm một mô hình chủ nghĩa cộng sản mới bằng cách cho phép các công của mình làm việc cho chính phủ và giữ lại bất cứ lợi nhuận nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều này được giải thích trong bảng minh họa 4-2. Bằng cách nới lỏng lực lượng lao động lớn nhất trên thế giới, chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã được tạp chí Time là người xuất chúng vào năm 1985. Nhưng bất cứ một ai cũng phải nhớ rằng “các thị trường tự do”có thể tồn tại ở Trung Quốc với sự cho phép của nhà nước, và các hoạt động của các thị trường như vậy vẫn được các quan chức chính phủ giám sát. Sự chệch hướng của Trung Quốc so với lí tưởng cơ bản của chủ nghĩa cộng sản trước tiên đã chứng tỏ sự khác biệt với Liên Xô, mặc dù vào năm 1986 Liên Xô đã quyết định bắt đầu cho phép các hộ gia đình và các tổ chức tư nhân nhỏ kinh doanh vì lợi nhuận.

Mức độ nắm quyền của chính phủ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ít hơn dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sở hữu và quản lí nhiều ngành công nghiệp lớn, cơ bản nhưng lại cho các doanh nghiệp nhỏ quyền sở hữu tư nhân. chủ nghĩa xã hội còn là một vấn đề mức độ, và không phải tất cả các nước xã hội chủ nghĩa là như nhau. Một nước xã hội chủ nghĩa như Ba Lan nghiêng theo chủ nghĩa cộng sản, được thể hiện là đất nước này kiểm soát chặt chẽ giá cả và phân phối. Hệ thống chủ nghĩa xã hội Pháp theo so sánh, gần với chủ nghĩa tư bản hơn là gần với chủ nghĩa cộng sản.

ở giai đoạn cuối của cơ cấu liên tục, đối lập với cộng sản chủ nghĩa là tư bản chủ nghĩa. Triết lí về tư bản chủ nghĩa là triết lí về một hệ thống thị trường tự do mà cho phép cạnh tranh kinh doanh và tự do lựa chọn cho những người tiêu dùng và các công ty. Nó là một hệ thống định hướng theo thị trường trong đó các cá nhân, với động cơ lợi ích cá nhân,

Được phép sản xuất hàng hóa hay dịch vụ cho tiêu dùng công cộng theo những điều kiện cạnh tranh. Giá cả hàng hóa do quan hệ cung và cầu quyết định. Hệ thống này đáp ứng những nhu cầu của xã hội bằng cách khuyến khích tự quyết định , chịu trách nhiệm về rủi ro, và cải tiến. Kết quả là hàng hóa đa dạng phong phú, chất lượng sản phẩm hiệu quả và giá thấp hơn.

Cùng với hai hệ thống kinh tế còn lại, có nhiều cấp độ khác nhau cuả chủ nghĩa tư bản. Nhật Bản khi so với Mỹ, mang ít tính tư bản hơn. Mặc dù thực tế tất cả các công nghiệp được nhà nước giám sát chặt chẽ . Nhật Bản có MITI và các cơ quan chính phủ khác khuyên các công ty sản xuất, mua bán chính xác cái gì. Mục của Nhật là phải phân bổ các nguồn lực khan hiếm theo cách như vậy để sản xuất hiệu quả những sản phẩm đó mà có tiềm năng tốt nhất cho toàn bộ đất nước.

Không một quốc gia nào hoạt động dưới chủ nghĩa cộng sản thuần khiết hay chủ nghĩa tư bản thuần khiết, và hầu hết các quốc gia nhận thấy cần phải tạo ra sự hài hòa giữa hai thể chế này. Thậm chí các nước thuộc khối Đông Âu tạo thuận lợi cho các củ doanh nghiệp của họ, và Trung Quốc cho phép những người nông dân bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng ở các chợ địa phương. Các nước Đông Âu khuyến khích kinh doanh tự do nhưng can thiệp để cung cấp hỗ trợ và trợ cấp cho các sản phẩm sắt thép và nông sản. Mỹ cũng không phải là một mô hình chủ nghĩa tư bản hoàn hảo. Mỹ hỗ trợ giá cho nhiều sản phẩm sữa và nông sản và đôi khi áp đặt kiểm soát giá. Hơn thế nữa, nền kinh tế Mỹ chịu tác động to lớn bởi sự kiểm soát cung tiền và tỷ lệ lãi suất của cục dự trữ liên bang. Laissez Faire, hình thức chủ nghĩa tư bản thuần khiết nhất là rất hiếm. Có lẽ chỉ có một nơi duy nhất mang đặc điểm giống như thị trường thương mại tự do lí tưởng là Hồng Kông thậm chí Hồng Kông không có ngân hàng TƯ. Trong bất cứ trường hợp nào, không có một quốc gia nào cho phép các doanh nghiệp hoàn toàn là sở hữu tư nhân hay sở hữu công cộng.

Thật là cường điệu khi nói rằng chủ nghĩa tư bản , một hệ thống khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả, là hệ thống lí tưởng cho tất cả các nước. Ví dụ, đúng là Ba Lan ấn định giá cả thấp và do vậy có khó khăn rất lớn trong việc giả quyết vấn đề cung tiến thoái lưỡng nan. Kết quả là, công dân buộc phải xếp hàng thành một dãy dài vì một khẩu phần lương thực nhỏ bé để đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng chủ tư bản có thể không đúng cho những nước như Trung Quốc bởi vì một hệ thống cho phép của cải chỉ tập trung trong tay một số ít người và còn lại là phần lớn người nghèo và đói. Hoạt động thị trường không phải luôn luôn phục vụ lợi ích quốc gia tối đa, đặc biệt vì nhu cầu xã hội. Hiệu quả có thể thu được khi việc làm cho mọi người giảm đi, và động cơ lợi nhuận có thể làm tăng cao vấn đề lạm phát.

Những rủi ro chính trị

Có một số rủi ro chính trị mà những nhà thị trường phải vượt qua. Những tai họa xuất phát từ hoạt động của chính phủ bao gồm tịch thu tài sản, sung công tài sản, quốc hữu hóa và nội địa hóa. Những hoạt động như vậy có khả năng hơn là nguồn gốc ngăn cản đầu tư nước ngoài, mặc dù các tài sản của các công ty địa phương hoàn toàn không miễn trừ. Chẳng hạn Charles de Gaulle đã quốc hữu hóa ba ngân hàng lớn nhất của Pháp vào năm 1945, và nhiều lần quốc hữu hóa nữa đã xẩy ra vào năm 1982, do những người chủ nghĩa xã hội Pháp thực hiện.



Tịch thu tài sản là một quá trình mà chính phủ giành quyền sở hữu một tài sản mà không có sự đền bù. Một ví dụ về tịch thu tài sản là chính phủ Trung Quốc đã nắm giữ tài sản của người Mỹ sau khi những người cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949. Quốc hội Mỹ đã không thông qua việc bình thường hóa quan hệ kinh tế với Trung Quốc cho đến khi đàm phán giải quyết việc yêu cầu đền bù thỏa đáng cho Mỹ.

ở một khía cạnh nào đó sung công khác với tịch thu tài sản đó là có một chút đền bù, mặc dù không nhất thiết phải đền bù. Thông thường hơn, một công ty mà tài sản cuả họ bị sung công đồng ý bán cơ ngơi của họ- không phải vì lựa chọn mà là bởi vì sự ép buộc công khai hay ngấm ngầm.

Sau khi tài sản của họ đã bị tịch thu hay sung công, nó có thể hoặc được quốc hữu hóa hoặc được biến đổi cho thích nghi. Quốc hữu hóa liên quan đến sở hữu nhà nước và chính nhà nước điều hành các doanh nghiệp bị tịch thu này. Chẳng hạn, ngoại thương của Mianma được quốc hữu hóa hoàn toàn. Nhìn chung hoạt động này ảnh hưởng đến toàn bộ nền công nghiệp hơn là một công ty đơn lẻ. Chẳng hạn khi Mehico cố gắng giải quyết vấn đề nợ của mình tổng thống Jose Lopez Portillo đã quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng cuả cả nước. Tất cả những tài khoản đô la được giữ lại trong các ngân hàng Mehico bị đóng băng. Những người sở hữu tài khoản chỉ được phép rút tiền bằng đồng peso và ở một tỷ giá ấn định thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giá thị trường tự do. Tất cả các ngân hàng ở Mehico hiện nay đều thuộc sở hữu nhà nước. Trong trường hợp quốc hữu hóa khác, sự nhìn xa trông rộng về chủ nghĩa xã hội hồi giáo của Clonel Gadhafi ở Libya đã dẫn ông đi đến quyết định quốc hữu hóa toàn bộ doanh nghiệp tư nhân vào năm 1981. Một vài nước cho phép quốc hữu hóa –chẳng hạn Tây Đức- nhưng hành động như vậy không có sự tham gia của lĩnh vực tư nhân hay lĩnh vực công cộng.

Trong trường điều chỉnh cho phù hợp với trong nước, các công ty nước ngoài từ bỏ quyền kiểm soát và sở hữu, hoặc là một phần hoặc là toàn bộ cho nước sở tại. Kết quả là các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân được phép quản lí tài sản bị tịch thu ha sung công. Chính phủ Pháp sau khi nhận thấy nhà nước không đủ sức để điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng , đã phát triển kế hoạch bán 36 ngân hàng Pháp.

Đôi nội địa hóa là một hành động tự nguyện diễn ra trong trường hợp không tịch thu hay quốc hữu hóa. Thông thường nguyên nhân của hành động này hoặc là thực trạng nền kinh tế kém phát triển hay những áp lực xã hội. Khi tình trạng ở Nam Phi và áp lực chính trị ở nước nhà gia tăng, Pepsi đã bán các chi nhánh sản xuất Coca chai Nam Phi cho các nhà đầu tư trong nước, và Coca-Cola đã phát tín hiệu nó sẽ trao quyền điều hành cho một công ty địa phương. Cả hai công ty này dường như có cùng ý tưởng : không muốn mất nhiều thời gian lo lắng chỉ cho 1% công việc kinh doanh của họ. General Motor đã bán chi nhánh của nó cho giới quản lí Nam Phi vào năm 1986. Ngay sau đó, ngân hàng Barchays đã có những hành động tương tự.

Một hệ thống phân loại rủi ro chính trị khác do Root sử dụng. Dựa theo sự phân loại này, 4 loại rủi ro chính trị có thể xác định, rủi ro bất ổn định chung, rủi ro quyền sở hữu, rủi ro điều hành, và rủi ro chuyển giao.

Rủi ro bất ổn định nói chung liên quan đến sự bất ổn định về triển vọng tương lai cuả hệ thống chính trị nước sở tại. Cuộc cách mạng của người Iran đã lật đổ Shali là một ví dụ cho loại rủi ro này. Đối lập lại, rủi ro kiểm soát quyền sở hữu liên quan đến khả năng của chính phủ nước sở tại có thể thực hiện những chính sách(như sung công ) để hạn chế quyền kiểm soát và sở hữu một chi nhánh của một nhà đầu tư nước sở tại đó.

Rủi ro điều hành xuất phát từ sự bất ổn mà một nước sở tại có thể hạn chế những hoạt động kinh doanh cuẩ nhà đầu tư ở tất cả các lĩnh vực bao gồm sản xuất, marketing, tài chính. Cuối cùng rủi ro chuyển giao tương ứng với bất hoạt động tương lai mà nước sở tại có thể hạn chế khả năng của một chi nhánh để chuyển thanh toán, vốn hay lợi nhuận ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư về công ty mẹ.

Nhiều ước tính khác nhau về quy mô mà các chính phủ đã quốc hữu hóa các doanh nghiệp trong vài thập kỷ qua. Theo một ước tính, tài sản của 1535 công ty từ 22 nước đã bị 76 nước quốc hữu hóa từ năm 1960 đến giữa những năm 70. Tuy nhiên, Liên hợp quốc đã công bố có 875 vụ quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài ở 62 nước từ năm 1960 đến giữa năm 1974. Một mặt, tạp chí Businsse Week thông báo 563 hoạt động sung công liên quan đến 19660 cong ty ở 79 LDC từ năm 1960 đến năm 1979.

Lý do mà các quốc gia thực hiện quốc hữu hóa rất khác nhau và tính đến những lợi ích quốc gia, có được sự ủng hộ, ngăn chặn sự khai thác quá mức của người nước ngoài, và một cách dễ dàng, không tốn kém và nhanh chóng để tích lũy được của cải. Mặc dù số lượng rắc rối có thể rất cao, thật vui mừng chỉ ra rằng xu hướng này có thể dừng lại. Rủi ro quốc hữu hóa sẽ ít hơn trong tương lai bởi vì nhiều lí do. Nhiều chính phủ đã phải trải qua những gia đoạn cực kỳ khó khăn khi điều hành các doanh nghiệp được quốc hữu hóa và đã nhận thấy rằng các dự án khả quan của họ đã gây ra nhiều khó khăn khi thu hút công nghệ mới và đầu tư nước ngoài cũng có khả năng nhiều nước khác trả đũa hành động này( quốc hữu hóa).

Mặc dù mối đe dọa tịch thu hay sung công trực tiếp đã trở lên mờ nhạt nhưng mối đe dọa mới đã xuất hiện. Các công ty đa quốc gia nhìn chung quan tâm đến những việc làm táo bạo, cuộc cách mạng và tịch thu, nhưng hiện nay họ phải chú ý đến cái được gọi là sung công dần dần không dễ nhận ra. Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) coi sung công dần là một hoạt động mà ảnh hưởng tích lại là tước bỏ những quyền cơ bản của nhà đầu tư trong đầu tư. Luật pháp ảnh hưởng đến quyền sở hữu công ty, điều hành và tái đầu tư( chẳng hạn không thể chuyển đổi tìên tệ hay xóa bỏ quyền được nhập khẩu) có thể dễ dàng được ban hành. Vì các nước có thể thay đổi những luật lệ trong cuộc chơi, nên các công ty phải lựa chọn những biện pháp bảo vệ hợp lí. Nhiều biện pháp che chắn ssẽ được bàn sau.

Các yếu tố bất ổn chính trị

Để đánh giá một thị trường marketing tiềm năng, một công ty phải xác định và đánh giá các nhân tố liên quan đến bất ổn định chính trị. Những nguyên nhân tiềm năng liên quan đến bất ổn chính trị phức tạp là rối loạn xã hội, thái độ của các dân tộc, và các chính sách của nước sở tại.


Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 4.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương