Tổng quan về thương mại quốc tế


Nông dân 4$ Nhà sản xuất 5$



tải về 4.58 Mb.
trang6/48
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.58 Mb.
#11690
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

Nông dân 4$

Nhà sản xuất 5$


Người bán buôn 7$

Người bán lẻ 10$


Người nộp thuế


Thuế đơn

thuế VAT

Thuế CASCADE

Người sản xuất

0

Trên 4 $

trên 4$

Người bán buôn

0

trên4-5$

trên 5$+thuế trước đó

Người bán lẻ

0

Trên 5-7$

trên 7$+các thuế trước

Người tiêu dùng

trên 10$

trên 7-10$

trên 10$+các thuế trước

Thuế môn bài là thuế dánh 1 lần trên doanh thu của những sản phẩm nhất định. Đồ uống có cồn và thuốc lá là những ví dụ điển hình. ở Mỹ, chính phủ liên bang thu 3% thuế môn bài với dịch vụ điện thoại và 16$ đối với mỗi bao thuốc lá. Cính quyền các bang, hạt, thành phố có thể quy định mức thuế riêng. Bốn loại thuế gián thu này thường được áp dụng ở cửa khẩu.

Thuế ở cửa khẩu có thể được sử dụng để tăng giá hàng NK hoặc giảm giá hàng NK. Người tacó thể tăng giá của hàng nhập khẩu bằng cách đành vào hàng nhập khẩu (thên vào thuế hải quan ) một loại thuế thường là do sản phẩm nội địa. Đối với hàng được xuất khẩu, giá sản phẩm xuất khẩu của họ trở nên cạnh tranh hơn ( tức là thấp hơn ) khi những sản phẩm này bị đánh cùng một mức thuế mà chúng phải chịu khi được sản xuất, bán và tiêu dùng trong nứơc.

Hiệu quả của việc giảm thuế khi hàng hoá XK là giảm giá hàng XK. Mỹ cũng có thuế cửa khẩu. Ví dụ để bảo vệ nghành rượu Whisky Mỹ áp dụng mức thuế trung bình 2,86$ tên 1/5 galông rượi Whisky của Scôtland thêm vào thuế nhập khẩu để trả thuế môn bài của liên bang và điạ phương. Không tính thuế NK thuế cửa khẩu của Châu âu gần bằng với thuế môn bài và các loại thuế gián thu khác mà người sản xuất tương tự trong nước phải trả. thuế cửa khẩu như vậy là một cố gắng để làm cho sản phẩm nội địa trở nên cạnh tranh hơn bằng cách nâng giá hàng NK. Tây Đức áp dụng mức thuế cửa khẩu 105 đối với ôtô NK từ các nước Châu Âu khác, kết quả là làm cho xe hiệu Volkswagen của nó rất cạnh tranh. Hơn thế nữa khi Volkswagen được XK, nó được giảm 10% thuế

Nhiều nước áp dụng thuế doanh thu hay thuế cân bằng. Đây là loại thuế nhằm bồi thường cho những khoản thuế tương tự đánh trên hàng nội địa

Bất kỳ nghiên cứu nghiêm túc nào về loại thuế này đều cho thấy rằng nó không tương ứng với giá một chút nào . Trong khi mức thuế đối với hàng nhập khẩu và nội địa là như nhau, hiệu quả đối với hàng nhập khẩu lớn hơn vì thuế thương fđược tính trên chi phí chứ không phải chỉ mình giá trên hoá đơn.

Thông thường , khách du lịch mua hàng ở nước ngoài có đủ điều kiện để nhận khoản thuế VAT hoàn ttrả nếu như những hàng hoá đã mua được sử dụng bên gnoài nước mà họ đã mua. Thuế VAT ở các nước khác nhau thì khác nhau, đối với các sản phẩm khác nhau thì khác nhau và phương thức hoàn trả cũng khác nhau. Ngoài thời gian phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa và các ngân hàng Mỹ phải trả phí choviệc đổi tiền hoặc hoàn trả bằng ngoại tệ . Phần này đã nghiên cứu các loại thuế khác nhau, tất cả các loại thuế đều làm biến đổi giá thị trường.

Một câu hỏi được đặt ra là thuế có hiệu quả trong việc cải thiện địa vị thương mại của một nước hay khong. Có ý kiến cho rằng tính hiệu quả phụ thuộc vào tính tạm thời hay lâu dài của thuế quan. Nếu là tạm thời địa vị thương mại sẽ được cải thiện với chi phí là sự giảm xuống của người có việc làm, đầu ra và tổng lượng xuất khẩu bởi ví người tiêu dùng tiết kiệm các nguồn lực cho tương lai khi hàng hoá nước ngoài rẻ hơn. Nhưng nếu thuế quan là lâu dài, cán cân thanh toán bị ảnh hưởng bởi vì hàng hoá nước ngoài bị đắt ngang bằng.

Do đó , đối với thuế lâu dài , người tiêu dùng thấy rằng không cần phải tiết kiệm và để dành các nguồn lực cho tương lai. Theo đó, vì mục đích của việc ban hành chính sách , nếu chính sách thuế trở nên thành công trong việc giảm thâm hụt thương mại thì cần thiết phỉa chỉ cho người ta thấy rằng thuế áp dụng đối với hàng hoá nước ngoài chỉ trong một thời gian ngắn và không gây ra hành động trả đũa của các chính phủ nước ngoài

Hàng rào Marketing- Hàng rào phi thuế quan

Thuế quan nói chung là gây khó chịu , nhưng ít nhất thì nó cũng dơn giản và rõ ràng. Ngược lại, hàng rào phi thuế quan thì khó hiểu và không rõ ràng Tầm quan trọng của thuế quan đã suy giảm trong khi đó hàng rào phi thuế quan đã trở nên quan trọng hơn, thường được nguỵ trang, tác động của hàng rào phi thuế quan có thể chỉ bằng, nếu khong nói là nhiều hơn tác động của thuế quan. Hình 3-6 mô tả một hãng của Mỹ -tập đoàn giầy Allen -Edmonds dự định vượt qua hàng rào NK của Nhật như thế nào.

Xét về nghành, các sản phẩm từ thép và dược phẩm XK của Mỹ bị ảnh hưởng lớn nhất bởi hàng rào phi thuế quan xét về quốc gia, Nhật bản là nước khó vào nhất đối với hàng chế tạo xuất khẩu của Mỹ, tiếp sau là các nước eeC. Nhật bản vẫn duy trì hạn nghạch với hơn 100 sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp. Thuốc lá của nước ngoài phải được bán thông qua một đại lý của chính phủ, đại lý này cũng định giá cao cho các sản phẩm nhã hiiêụ nước ngoài. Nếu điếu thuốc lá đó được sử dụng ở Nhật bản, chúng phải được mua từ một cửa hàng với giá bán lẻ

Hàng rào phi thuế quan có vài trăm loại . Có thể chia thành 5 nhóm lớn, mỗi nhóm có một số hàng rào phi thuế quan khác nhau.

Sự tham gia của chính phủ vào thương mại.

Mức độ can thiệp của chính phủ vào thương mại biến đổi từ thụ động đến củ động. các hình thức tham gia bao gồm tư vấn hành chính, mậu dịch quốc doanh và các hoạt động hỗ trợ.

Chỉ dẫn hành chính nhiều Chính Phủ thương đưa ra những ý kiến tham khảo kinh doanh buôn bán cho các công ty tư nhân, Nhật Bản cũng làm như vậy dựa trên nền tảng quy tắc để giúp thi hành chính sách công nghiệp của mình. Sự hợp tác có hệ thông giữa CP Nhật và các doanh nghiệp được lấy tên là “Japan Inc”. Để những công ty tư nhân tuân theo chỉ dẫn của Chính Phủ Nhật, Chính Phủ đã sử dụng biện pháp thưởng phạt khiến ai cũng phải cố gắng thông qua sử dụng ảnh hưởng của luật lệ quy tắc, tiến cử, khuyến khích, không khuyến khích, và ngăn cấm. Nhiều người nghi ngờ rằng Chính Phủ Nhật Bản khuyên các thương nhân của mình mua bán và kiểm soát ngoại tệ như thế nào chỉ để điều chỉnh giá từ đồng yên, làm cho xuất khẩu của Nhật Bản được thuận lợi. Những hội đồng hành chính của các cơ quan chính phủ Nhật Bản có đủ ảnh hưởng để giới hạn các nhà nhập khẩu mua xắm hàng hoá ở mức nhất định không vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chính phủ Nhật phủ định việc đó là một thực tế đang tồn tại, đưa ra yêu cầu tìm kiếm các bản báo cáo về số lượng mua xắm của mỗi công ty. Điều thú vị đáng chú ý là lời chỉ dẫn này thỉnh thoảng được áp dụng mặc dù miến cưỡng để khuyến khích nhập khẩu. Vào năm 1981, uỷ ban hội chợ triển lãm nhật bản đã buộc ngành công nghiệp và thương mại quốc tế phải xoá bỏ lơì chỉ dẫn này đối với ngành công nghiệp sản xuất giấy. Hiệp hội ngành công nghiệp chất bán dẫn đã nộp đơn kiện theo điều 301 của Bộ luật thương mại 1974, buộc tội Chính phủ Nhật Bản đã giới hạn thị phần của các công ty Mỹ ở mức 10%. Hiệp hội đã rút đơn kiện sau khi Nhật Bản đồng ý áp dụng”Lời chỉ dẫn hành chính” để tăng cường nhập khẩu bán dẫn củ Mỹ.

Chi tiêu Chính phủ và kinh doanh của Nhà nước. Kinh doanh Nhà nước là sự tham gia tốt nhất của Chính phủ bởi vì giờ đây bản thân Chính phủ là khách hàng hay người mua, người quyết định mua cái gì, khi nào, ở đâu và bao nhiêu. Thực tế, Chính phủ tham gia các hoạt động thương mại cả trực tiếp và gián tiếp thông qua các cơ quan dưới sự giám sát của mình. Các hoạt động kinh doanh đó hoặc là thay thế, hoặc là bổ xung thêm các doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù sự tham gia của Chính phủ trong kinh doanh buôn bán rất phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa, Chính phủ của những nước này có trách nhiệm đưa ra kế hoạch tập trung đối với toàn bộ nền kinh tế nhưng thực tế không chỉ giới hạn ở những quốc gia này. ở Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất dầu thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia như exxon và Shell nhưng chính phủ Thái Lan cũng sở hữu và kinh doanh các nhà máy sản xuất dầu và các trạm Gas. Chính phủ Mỹ, người tiêu dùng lớn nhất trên thế giới, theo luật mua bán của Mỹ buộc phải đưa ra hạn mức đấu thầu đối với các nhà cung ứng Mỹ mặc dù giá của họ cao hơn. Việc bành chướng của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của Châu Âu được xem như bước phát triển thần kỳ trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Thực tế có sự hàm ý nghiêm trọng”Chính phủ không còn bị hạn chế các chức năng quan trọng củ mình nữa như điều chỉnh trọng tài trong nền kinh tế thị trượng tư nhân”.

Những vấn đề gây ra bởi chi tiêu và kinh doanh của chính phủ rất nghiêm trọng và có lẽ Nhật Bản mình hoạ cho điều này rõ nét nhất. Dường như không thể xuyên qua được những rào cản của Nhật Bản đặc biệt trên thị trường lớn về thiết bị bưu chính viến thông. Chẳng hạn chỉ có 1% thiết bị của nước ngoài được hãng Nippton Telephon and Telegraph mua mặc dù thậm chí sản phẩm của Nhật còn đắt hơn.

Khi Chính phủ can thiệp quá sâu vào việc bán lại các sản phẩm nhập khẩu thì vấn đề càng trở nên phức tạp. Các công ty thuốc lá của Mỹ đã khuyến cáo rằng các đại lý thuốc lá và muối của Nhật Bản đã giữ gía cao giả tạo các sản phẩm của họ và những người bán hàng độc quyền thuốc lá củ Chính phủ đã góp phần làm mất danh tiếng các sản phẩm của Mỹ đang được quảng cáo. Tại các vòng đàm phán thương mại của 89 quốc gia ở Geneva Nhật Bản đã ngần ngại nới lỏng các hàng rào thuế quan toả khắp mọi nơi của mình, đặc biệt là xu hướng của các đại lý chống lại việc mua các sản phẩm nước ngoài trị giá hàng tỷ đô mỗi năm. Kết quả là đã thất bại trong việc thông qua bộ luật quốc tế mà sẽ thúc đẩy có hiệu quả các hoạt động chi tiêu của chính phủ.



Trợ cấp.

Sự tham gia của Chính phủ có thể được thực hiện dưới hình thức trợ cấp để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước hoặc để thúc đẩy xuất khẩu. Chẳng hạn xe hơi được sản xuất và bán ở Braxin phải chịu thuế gía trị gia tăng và thuế doanh thu chiếm khoảng 35 – 40% giá bán. Những nếu những chiếc xe hơi này được xuất khẩu chúng sẽ được miễn thuê và nhà sản xuất có thể kiếm thêm một khoản tín dụng thuế ngang bằng tổng số thuế, tổng số lên tới gấp đôi tiền thuế được miễn. Tiền xuất khẩu góp phần làm giảm thuế thu nhập của các công ty. Tất cả sự khuyến khích này nhằm làm cho chi phí sản xút xe hơi rẻ hơn 25 % so với sản xuất chúng ở Châu Âu. Các nhà xuất khẩu cũng có đủ khả năng về tài chính và tài trợ. Chẳng hạn họ chỉ phải trả 8 – 20% lãi xuất thậm chí lãi xuất thị trường là 50 – 60%. Những khuyến khích khác bao gồm giảm giá cước và giá bảo hiểm và xoá bỏ những rào cản nhập khẩu nghiêm ngặt để mua hàng nước ngoài.

Trợ cấp có thể dưới nhiều hình thức bao gồm tiền mặt, lãi xuất, thuế gía trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế doanh thu, giá cước, bảo hiểm và cơ sở hạ tầng. Các khoản cho vay trợ cấp giành cho các khu vực yêu tiên, tỷ giá triết khấu ưu đãi, gía trần gía sàn tín dụng là những chính sách trợ cấp của một số nước Châu á. Một phương thức trợ cấp thường thấy của Chính phủ là tài trợ ưu đãi ( thấp hơn so với lãi xuất thị trường) những nhà nhập khẩu ngũ cốc nước ngoài có thể được hưởng trợ cấp của chính phủ Canada với tỷ giá xấp xỉ tỷ giá gốc, Chính phủ Mỹ đã giành hàng triệu đô la sẵn có để trợ cấp lãi xuất cho các nhà nhập khẩu ngũ cốc nước ngoài.

Một số quốc gia có thể lựa chọn biện pháp công khai trợ cấp, đơn giản bằng trợ cấp tiền mặt. Các nước Châu âu đã giảm giá xuất khẩu ngũ cốc 35% so với giá nội địa Achentina không thể trợ cấp xuất khẩu phải sử dụng đến biện pháp triết khấu cao ở thị trường á châu.

Trợ cấp có thể dưới hình thức cho hưởng ưu đãi về tỷ giá ngoại hối. American Textile Manufacture institute Amalgamated Clothing and Textile Workers Unions và International Ladies Garment Workers Union khiếu kiện rằng các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhận được trên 40% trợ cấp trong trợ cấp ưu đãi về tỷ giá chuyển đổi ngoại hối. Do đó các tổ chức lao động này đã nộp đơn kiến nghị đòi bù lại thuế.

Có nhiều kiểu trợ cấp ngầm khác. Việc giảm thuế cộng với các biện pháp hỗ trợ của Braxin cũng được coi là hình thức trợ cấp. Để thu hút các nhà sản xuất ôtô nước ngoài, Tennesse, Ohio, Michigan và Illinos đã xây dựng các nhà máy của mình ở những quốc gia đó và cung cấp các dịch vụ như xây dựng đường cao tốc, đào tạo nhân công, giảm thuế đó là trợ cấp trá hình để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Lợi ích che chắn là một kiểu trợ cấp. Một quốc gia có thể cho phép công ty bảo vệ mình trước các công ty nước ngoài. Năm 1971, Mỹ cho phép các công ty thành lập các công ty hạ giá quốc tế trong nước mặc dù các công ty này chi trả trái phiếu Mỹ hơn 1 tỷ đô la trong doanh thu mỗi năm. GATT, hiệp định đa phương đã phán quyết rằng DISC là trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp. Luật mới của Mỹ cho phép các công ty đề ra các luật lệ chặt chẽ hơn để thành lập các tập đoàn bán hạ giá nước ngoài có cùng mục đích như DISC.

Do tất cả các quốc gia đều trợ cấp nên GATT cho phép trợ cấp đối với các sản phẩm căn bản miễn là các sản phẩm đó không chiếm chỗ xuất khẩu của các quốc gia khác hoặc bán thấp hơn giá xuất khẩu.

Những sản phẩm cơ bản này là nông sản như các sản phẩm nông lâm ngư sản dưới dạng thô hoặc chế biến, thường bao gồm cả vận tải và Marketing như thịt đông lạnh và xông khói. Mức độ trợ cấp rất lớn. Chỉ số tiền thanh toán hàng nông sản trên toàn thế giới hơn 100 tỷ đô la mỗi năm trong đó Mỹ chiếm 26 tỷ đô la.

Hoa kỳ thường không trợ cấp xuất khẩu nhưng nó có một số chương trình trong nước bổ xung cho chương trình trang trại nhằm hỗ trợ nông dân. Nhìn chung mặc dù những chương trình này nhằm phục vụ cho các thương nhân nhưng các nhà xuất khâủ có thể sử dụng các chương trình này một cách có lợi cho mình nhờ việc giảm giá chi phí sản xuất. Hơn nữa, Hoa kỳ cho phép các công ty xuất khẩu Mỹ áp dụng điều 301 đối với các trường hợp liên quan đến trợ cấp của đối thủ cạnh tranh. Điều 301 của luật thương mại cho phép Mỹ trả đũa khi trợ cấp và các hoạt động thương mại của nước ngoài gây tổn thất xuất khẩu của Mỹ ở các thị trường ngoài Châu Âu. Chẳng hạn Mỹ đã trả đũa việc Chính phủ Pháp trợ cấp xuất khẩu lúa mì bằng việc bán 150 triệu đô la trợ cấp lúa mì cho Ai Cập là một thị trường của Pháp. Đến lượt Pháp lại thâm nhập vào thị trường của Mỹ (Như Nga, Braxin) và khiếu kiện tới tổ chức khác.ư

Việc tìm ra các giải pháp thoả đáng đối với các vấn đề trợ cấp không dễ dàng chút nào. Hầu như tất cả những vấn đề này đều liên quan đến sản phẩm chế biến do lợi nhuận thu được thông qua việc miễn giảm thuế đều đã đã được trả vào thuế gián thu nước ngoài. Các khoản trợ cấp càng làm cho vần đề thêm rắc rối do sự sở hữu tràn nan của Chính phủ . Chẳng hạn như hội đồng quốc gia Broiler đã kiện chính quyền Reagan để trả đũa trợ cấp Châu Âu đã giúp các công ty ở Châu Âu bán thấp hơn giá Mỹ 28% và chiếm 80 – 90% thị trường Trung Đông, Địa Trung Hải, Châu Phi và Cuba. Cổ phần của Mỹ ở Trung Đông vào những năm giữa thập kỷ 80 đã giảm từ 107 triệu đô la xuống còn 1 triệu đô la. Các hãng sản xuất thép của Châu Âu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu các công ty thép của Mỹ chứng minh được rằng các khách hàng truyền thống của họ bị các công ty Châu Âu giành giật bằng các khoản trợ cấp.

Mặc dù có luật thương mại Mỹ nhưng vẫn còn rất khó khăn để giải quyết các vấn đề về trợ cấp do có nhiều vấn đề còn mơ hồ. Chẳng hạn nó vẫn chưa quy định các khoản viện trợ chính phủ của nước ngoài để bù đắp thâm hụt sản xuất được tạo ra bởi các công ty nhà nước có được coi là trợ cấp xuất khẩu hay không theo luật Mỹ.



Giấy phép.

Không phải tất cả hàng hoá đều được tư do nhập khẩu. Nhập khẩu có kiểm soát yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu. Chẳng hạn việc nhập khẩu quân chủng, đạn dược, chất nổ vào Mỹ phải có giấy phép của các cơ quan Alcochol Tobacoo và Firearm cấp. Nhập khẩu rượu đã trưng cất, đồ uống có mạch nha phải có giấy phép nhập khẩu của các cơ quan trên. Nhập khẩu sữa và kem phải có giấy phép hợp pháp của viện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. ấn Độ yêu cầu giây phép cho tất hàng hoá nhập khẩu. Họ cấm nhập khẩu sản phẩm riêng rẽ. Không dễ ràng để có giấy phép nhập khẩu nhất là từ khi nhiều quốc gia chỉ cấp giấy phép nhập khẩu cho các mặt hàng cần thiết.

Vào năm 1986, Nhật Bản đã đơn giản hoá các thủ tục giấy phép nhập khẩu. Trước đây Nhật yêu cầu phải có đơn xin cấp giấy phép cho bất kỳ một sản phẩm mỹ phẩm mới nào thậm chí đối với các sản phẩm chỉ khác nhau về mầu sắc, mức độ.

Những yêu cầu mới đã xếp loại mỹ phẩm thành 78 loại và liệt kê danh sách các thành phần được phép sử dụng. Người nhập khẩu chỉ cần đơn gian thông báo cho Chính phủ về bất kỳ sản phẩm mới nào có chứa các thành phần đó.

Kiểm tra. Kiểm tra là phần không thể thiếu được đối với các sản phẩm. Hàng hóa phải được kiểm tra để xác định chất lượng và số lượng. Bước này liên quan chặt chẽ đến các nguyên tắc khác và các thủ tục nhập khẩu. Thứ nhất, kiểm tra nhằm mục đích phân loại và xác định thuế nhập khẩu. Thứ hai, kiểm tra để biết liệu các sản phẩm nhập khẩu có phù hợp với các tài liệu được gửi kèm hày không và xem những mặt hàng đó có cần giấy phép không. Thứ ba kiểm tra để xem các sản phẩm có đáp ứng yêu cầu về an toàn hay không để đảm bảo chắc chắn các sản phẩm này phù hợp với mức tiêu dùng hay những sản phẩm có thể hoạt động an toàn. Các nhà nhập khẩu nên cẩn thận xác định số lượng và chất lượn sản phẩm cũng như mô tả chính xác hàng hoá. Bất kỳ một sự mô tả sai khác nào so với những nội dung trong hoá đơn bắt buộc phải có những biện pháp đo đạc và kiểm tra kỹ lưỡng sẽ tốn thời gian và chi phí. Kiểm tra có thể nhằm mục đích cố ý hạn chế nhập khẩu. Chẳng hạn gậy đánh bóng chày của Mỹ bán rất chạy ở thị trường Nhật. Nhưng cản trở lớn nhất là mỗi cây gậy đều phải được gián tem an toàn trong tiêu dùng và phải được xác minh chỉ sau khi kiểm tra rất tốn kém ở bến tàu.

Cách đây không lâu, các công ty Mỹ muốn xuất khẩu sang Nhật phải chấp nhận các cuộc kiểm tra tốn kém, mất thời gian cho mỗi chuyến hàng. Những thùng hàng của họ phải bị mở ra để kiểm tra tại cảng. Việc kiểm tra này buộc các công ty Mỹ sản xuất ở nhật phải có giấy phép hoặc phải ngừng sản xuất.

Do các công ty Mỹ khiếu lại liên tục nên đã dẫn tới sự sửa đổi các điều luật cho phép các quan chức MITI kiểm tra các công ty Mỹ. Tuy nhiên do chi phí tốn kém các quan chức MITI không kiểm tra được các công ty vừa và nhỏ. Vấn đề đã được giải quyết khi MITI uỷ quyền cho Applied Research Loboratories một công ty Mỹ kiểm tra các nhà máy điện tử và nhà máy sản xuất các dụng cụ điện ở Mỹ. Toàn bộ thủ tục được hoàn tất trong vòng vài tháng và chỉ mất khoảng 2500 đô la.

Các quy định về sức khoẻ và an toàn.

Nhiều sản phẩm phải tuân theo các quy định về an toàn và sức khoẻ, những quy định rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và mội trường. Chẳng hạn trứng nhập khẩu vào Mỹ phải có chứng chỉ do viện Trưởng thú ý của nước xuất khẩu cấp xác nhận trứng tươi hợp vệ sinh và được đóng gói theo đúng quy định của viện kiểm tra sức khoẻ động thực vật. Trứng được sản xuất theo kiểu chăn nuôi bầy đàn không bị nhiễm bệnh NewCastle. Những hạn chế này nhằm mục đích bảo vệ gia cầm trong nước khỏi bị lây nhiễm bệnh từ nước ngoài. Các sản phẩm về thịt không được đưa vào lưu thông cho đến khi thanh tra củaviện kiểm tra sức khoẻ động thực vật kiểm tra và cấm nhập khẩu những sản phẩm thịt từ các quốc gia có bệnh lở mồm long móng.

Các quy định về an toàn và sức khỏe không chỉ giới hạn đối với sản phẩm nông nghiệp. Nó còn được áp dụng đối với các sản phẩm khác như vô tuyến, sóng micro, dụng cụ có tia X, sản phẩm laser và các sản phẩm điện tử khác liên quan đên bức xạ, thức ăn đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm, vải vóc … Những quy định về chống ô nhiễm và các tiêu chuẩn an toàn xe cộ của liên bang Mỹ đã làm cho xe hơi của Braxin không vào được thị trường Mỹ. Khái niện an toàn đã ngăn không cho nhập gậy đánh bóng chày bằng nhôm của Mỹ vào thị trường Nhật. Theo thiết kế sản xuất ở đầu gậy có một lỗ nhỏ được bịt bằng nút cao su, Nhật cho rằng trong khi đánh bóng nút này có thể bật ra và làm bị thương mọi người. Theo các nhà chế tạo Mỹ thì điều này chẳng có gì đáng sợ. Đối với hàng hoá nhập khẩu vào một nước thì phải đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm do nước đó đặt ra. Những yêu cầu đối với sản phẩm có thể là những tiêu chuẩn hay đặc điểm kỹ thuật cũng như đóng gói, nhãn hiệu, đóng dấu.

Tiêu chuẩn sản phẩm : Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn sản phẩm riêng của mình để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng. Những tiêu chuẩn này có thể là rào cản để ngăn cản hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài. Do những quy định về nhãn mác kích cỡ, chất lượng và độ chín muồi mà các sản phẩm nông nghiệp của Mehico không vào được thị trường Mỹ. Những tiêu chuẩn sản phẩm của Nhật còn chặt chẽ hơn, họ căn cứ vào các đặc điểm tính chất vật lý chứ không căn cứ vào cách thực hiện của sản phẩm. Những tiêu chuẩn này buộc phải xét duyệt sản phẩm nhiều lần khi có một sự thay đổi nhỏ về sản phẩm thậm chí cách vận hành sản phẩm. Thậm chí những tiêu chuẩn này thường xuyên thay đổi ở Nhật để hạn chế nhập khẩu. Đóng gói, dán nhãn, đóng dấu được tiến hành cùng nhau vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiêu sản phẩm phải được đóng gói theo cách nào đấy để đảm bảo an toàn và vì các lý do khác. Anh không nhập khẩu sữa của Pháp do yêu cầu phải bán theo đơn vị đo lường của chất lỏng chứ không theo đơn vị đo lường metric. Canada yêu cầu đồ hộp nhập khẩu phải được đóng trong hộp có kích cỡ theo quy định và có chỉ dẫn trên bao bì hoặc bằng tiêng anh hoặc tiếng pháp. Theo luật nhãn hiệu của Canada yêu cầu tất cả vải vóc nhập khẩu nhãn hiệu phải được ghi bằng 2 tiếng đó.

nếu một quốc gia quyết định bảo hộ tạm thời nền công nghiệp trong nước do bị những đe doạ nghiêm trọng, lập tức hàng loạt hàng rào bảo hộ mới được lập ra và áp dụng với tất cả các quốc gia thậm chí kể cả khi sự đe doạ đối với nền công nghiệp của nước đó chỉ đến từ một quốc gia khác. Như vậy, các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (MFN) đã chuyển các quốc gia từ lợi ích song phương sang lợi ích đa phương (hay đồng thời nhiều lợi ích song phương). Mỗi quốc gia phải chấp nhận điều ngầm định rằng sự nhượng bộ của quốc gia này dành cho một quốc gia khác cũng có nghĩa là dành cho tất cả. Có một sự chấp nhận chung duy nhất là các quốc gia có lợi thế sẽ không tính đến những điều kiện tương hỗ đòi hỏi ở các quốc gia kém phát triển.

Hoa Kỳ không chấp thuận quy chế MFN cho các quốc gia cộng sản hạn chế di cư tự do, tuy vậy quy định này có thể bị tổng thống bãi bỏ. Vào năm 1986 Tổng thống Regan tiếp tục cho Trung Quốc, Hungari, Rumani hưởng quy chế này. Sau khi lần đầu tiên Trung Quốc nhận được quy chế đãi ngộ quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1980, nhập khẩu nấm từ Trung Quốc tăng vọt từ con số không lên 50% tổng lượng nấm nhập khẩu của Mỹ. Sự tăng trưởng này có được do sự giảm thuế nấm nhập từ 45% xuống 10%. Việc cho Trung Quốc hưởng quy chế MFN là một việc có ý nghĩa lớn, bởi cả những lý do chính trị. Đối với Liên Xô, mặc dù đã có quan hệ thương mại với Mỹ lâu hơn Trung Quốc, nhưng vẫn chưa nhận được quy chế này của Mỹ và vẫn lên án hành động này.

Theo GATT, một lý do chính đáng của thuế quan trong thương mại quốc tế là để bảo hộ công nghiệp trong nước. Các lý do chấp nhận được gồm có quốc phòng hay không liên quan đến kinh tế chẳng hạn tăng thu nhập. Ba lý do phi kinh tế khác là cải thiện cơ cấu thương mại, tăng doanh thu, cán cân thanh toán. Chính sách "ăn mày là của nhà hàng xóm" này đã tạo ra những khoản lợi nhuận thu được từ việc chi tiêu của các quốc gia khác không được GATT coi là một lý do chính đáng để từ chối việc cắt giảm thuế quan. Bất kỳ sự cải tiến hiệu quả nào đều thu được từ việc mở rộng các chính sách vĩ mô hơn là can thiệp vào tỷ lệ bảo hộ (chính sách vi mô cho việc phân bố các nguồn lực). Chính sách vĩ mô và vi mô có thể không kết hợp hay ảnh hưởng lẫn nhau. Các hình thức bảo hộ đưa ra bởi Hoa Kỳ dưới các công cụ bảo vệ của GATT kèm theo thuế quan (dụng cụ bàn ăn bằng gốm, ổ bi), cấm nhập (sữa khô đóng bao), hạn chế số lượng (thép không rỉ, dụng cụ hợp kim thép) và hạn chế song phương (tất).

Mặc dù GATT đã cơ bản hình thành tiến trình hợp lý hoá thuế quan nhưng hiện tại vẫn gặp phải những hình thức phi thuế như nhập khẩu bổ xung, hạn ngạch, những quy định bao bì, mua bán của chính phủ và chất lượng sản phẩm. Trên tinh thần nhượng bộ của các thành viên GATT sau 5 năm đàm phán giữa 90 quốc gia ở Giơnevơ (gọi là vòng đàm phán Tôkyô) đã đạt được thoả thuận giảm 35% cả hạn chế thuế quan lẫn phi thuế quan. Bản hiệp định này ảnh hưởng tới 80-90% các mối quan hệ thương mại trên thế giới, và tạo ra một khung pháp lý cơ bản để kiểm tra, thông báo, giải quyết tranh chấp, phát triển và đàm phán mở rộng ảnh hưởng. Chi tiết của vòng đàm phán Tookyô được trình bày ở minh hoạ 3-8.

Những thoả thuận chính gồm có:

Giảm hàng rào phi thuế quan, bao gồm cả phân biệt đối xử chống lại tình trạng phi quốc gia trong mua sắm của các cơ quan chính phủ.

Chấp nhận trợ cấp, đặc biệt là trợ cấp xuất khẩu nông sản. Cấm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp đối với các sản phẩm phi nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp làm tổn hại đến các nước khác bằng cách xuất khẩu sang nước khác hay là nguyên nhân của sự giảm giá trên một thị trường (VD: EC trợ cấp xuất khẩu lúa mỳ sang Braxin và ấn Độ).

Các nhà sản xuất đặt ra định mức chất lượng sử dụng định mức tổng thể hơn là sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết.

Sử dụng thống nhất phương pháp định giá hàng nhập, bãi bỏ phương pháp định giá của American Selling Price đối với việc định giá cao thuế nhập cho hoá chất benzen.


Kể từ Chiến tranh thế giới thứ II, bảy vòng đàm phán đa phương được tổ chức:

  1. Đàm phán ở Giơnevơ 1947.

  2. Đàm phán ở Annecy 1949.

  3. Đàm phán ở Torquay 1950-1951.

  4. Đàm phán ở Giơnevơ 1955-1956.

  5. Đàm phán ở Giơnevơ (Vòng đàm phán Dillon) 1959-1962.

  6. Đàm phán ở Giơnevơ (Vòng đàm phán Kennedy) 1963-1967.

  7. Đàm phán ở Giơnevơ (Vòng đàm phán Tokyo) 1973-1979.

Sáu vòng đàm phán đầu chủ yếu tập trung cắt giảm thuế quan đa phương. Với sự tiến bộ và thành công của quá trình cắt giảm thuế quan, hàng rào phi thuế quan trong thương mại trở thành chủ đề của mối quan tâm lớn hơn. Vòng đàm phán Tokyo cố gắng tập trung vào hiệp định tổng thể về xác định thuế và phi thuế quan. Thêm nữa sự giảm thuế khoảng 1/3 trong những thị trường công nghiệp chủ yếu, vòng đàm phán Tokyo đưa ra hàng loạt tập quán mới hoặc tăng cường để làm quen với những khác biệt khi không có thuế quan. Kèm theo đó những tập quán bổ xung và thuế của đối tác. Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, giấy phép bản quyền sản xuất, chống phá giá, những cố gắng của chính phủ, những tập quán giá trị. Hơn nữa bản hiệp định đã tiếp cận với các sản phẩm chế biến lúa mỳ và hàng không nội địa cũng được đề cập.


Minh hoạ 3-8. Các vòng đàm phám thương mại GATT.

Nguồn: SJ. Anjaria "Vòng đàm phán thương mại toàn cầu mới" Finance & Development 23 (June 1986).

GATT cũng đưa ra những quy tắc đối xử trong thương mại, thông qua những quy tắc bắt buộc cơ bản. Do những cố gắng của Nhật Bản nhằm thiết lập tự do hoá thương mại vòng đàm phán Tokyo thoả thuận cho phép một quốc gia trả đũa lại một quốc gia khác trong những tình huống cơ bản cụ thể. Trên thực tế các quy tắc bảo vệ của GATT (cũng có nghĩa là các nguyên tắc của MFN) có thể bị vi phạm. Thực tế này nếu cứ tiếp tục không bị hạn chế thì không nghi ngờ gì nữa, các nguyên tắc của MFN sẽ mất hết.

Giới hạn thành công của vòng đàm phán Tokyo. Thuế quan vẫn tồn tại cả rõ ràng rành mạch lẫn không thực hiện được, vừa dễ cắt giảm hay loại bỏ. Trong thập kỷ 80 những trở ngại chính trong thương mại đã chuyển thành những rào cản không nhình thấy được. Điều này không tác động đồng thời tới đối tác gây khó khăn cho việc đạt được thoả hiệp đa phương. Hơn nữa các quốc gia kém phát triển (Less Developed Countries) bị tổn hại bởi những hạn chế nhập khẩu của Phương Tây đối với hàng dệt, phải miễn cưỡng giảm hàng rào bảo hộ của mình cho dịch vụ và công nghệ cao bởi vì một sân chơi mới tạo lợi thế cho mọi quốc gia. (Phụ chú 3-9 là ví dụ một vài giải pháp liên quan đến GATT).




Tháng 11 năm 1983, Tổng giám đốc của GATT chỉ định một nhóm nghiên cứu độc lập về hệ thống thương mại quốc tế. Nhóm này đứng đầu là tiến sĩ Fritz Leutwiler (người Thuỵ Sĩ) gồm bảy người độc lập từ các quốc gia phát triển và đang phát triển tham gia tuỳ theo khả năng. Tháng 3 năm 1985, nhóm này- thường được nhắc tới là "nhóm Leutwiler" đưa ra một bản báo cáo với nhan đề: "Các chính sách thương mại cho một tương lai tốt đẹp hơn: Đề nghị cho những hành động". Bản báo cáo gồm 15 điểm cơ bản được tóm tắt dưới đây. Bản báo cáo cũng đề cập tới phạm vi của những cải cách trong chính sách thương mại tương lai mà các chính phủ cần thực hiện trong những năm tới.

  1. Mở rộng rõ ràng và kiểm tra các chính sách thương mại cũng như các hoạt động cụ thể, phân tích chi phí, lợi nhuận của các chính sách bằng "bản cán cân bảo hộ".

  2. Làm rõ ràng, trong sáng hơn các quy định về thương mại đối với các nông sản, không có sự đối xử đặc biệt với các quốc gia cũng như hàng hoá.

  3. Có một lịch trình đưa ra phương thức để thích ứng với những quy định của GATT ở tất cả các nước, mọi phương thức đánh giá mà hiện nay không phù hợp với GATT trong đó có cả tự hạn chế xuất khẩu và phân biệt rõ hạn chế nhập khẩu.

  4. Thương mại hàng dệt và vải vóc nên trở thành chủ thể đầy đủ làm nguồn gốc cho các quy tắc của GATT.

  5. Các quy tắc bổ xung cần phải được xem xét lại, phân loại và làm cho hiệu quả hơn.

  6. Cải tiến tăng cường các tập quán áp dụng của GATT kiểm soát các hình thức biến đổi của phi thuế quan.

  7. Phân loại và thắt chặt các quy tắc cho phép liên đoàn hải quan và khu vực tự do ngăn cản sự lợi dụng hay biến thể của họ.

  8. Thiếu sót và giám sát đối với các chính sách thương mại của một quốc gia, các biện pháp của ban thư ký GATT nên được thu thập và công bố rộng rãi.

  9. Xem xét kỹ hơn và giới hạn áp dụng các chính sách bảo vệ "an toàn" khẩn cấp đối với những tình huống còn có thể tiếp tục không bị phân biệt đối xử.

  10. Các quốc gia đang phát triển cần hội nhập hơn nữa vào hệ thống thương mại thế giới cùng với tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ.

  11. Mở rộng thương mại dịch vụ, đàm phán tìm ra những quy tắc đa phương cho hình thức này.

  12. Quá trình giải quyết các tranh chấp trong GATT cần phải được tăng cường bằng việc xây dựng tiến trình lâu dài, dỡ bỏ ảnh hưởng của chính phủ trong việc giải quyết các bất đồng và tăng cường hiệu lực ảnh hưởng của các cuộc tiếp xúc giữa các bên.

  13. Vòng đàm phán mới của GATT phải được khai mạc nhằm tăng cường thương mại đa phương và mở rộng thị trường thương mại thế giới trong tương lai.

  14. Thiết lập một thể chế quản lý ngang bộ lâu dài trong GATT nhằm đảm bảo những giải pháp chất lượng cao cho các vấn đề thương mại.

  15. Tạo ra một giải pháp hợp lý (cơ cấu lại) cho vấn đề nợ trên thế giới phù hợp với mức độ phát triển của hệ thống tài chính, hợp tác quốc tế tích cực hơn trong các chính sách vĩ mô, dung hoà giữa các chính sách thương mại và tài chính.

Phụ chú 3-9- "Nhóm Leutwiler"- cải cách các chính sách thương mại.

Nguồn: S.Anjaria "Vòng đàm phán mới cho thương mại toàn cầu".

Tạp chí: "Finance & Development" số 23 (6/1986).

GSP- Generalized System of Preferences.

(Hệ thống thuế quan ưu đãi).

Mặc dù lợi ích thu được từ GATT là khá đồng đều, tuy vậy các nước kém phát triển lại không mặn mà với việc chấp nhận GATT bởi họ tin rằng lợi ích thậm chí không được chia cho họ. Cắt giảm thuế quan nhìn chung kích thích sản xuất nhiều hơn là các nhu cầu thiết yếu về hàng hoá. Các nước kém phát triển chủ yếu xuất khẩu hàng sơ chế nay đã bị thay thế bởi các quốc gia có lợi thế khác trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu thành phẩm trở lại các nước này. Kết quả là các quốc gia kém phát triển xuất khẩu ít hơn giá trị nhập khẩu do đó càng làm cho tinhf trạng nghèo khó tăng thêm.

Liên quan đến những yêu cầu của các nước kém phát triển này, Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) được mở ra như là một cơ chế của Liên Hợp Quốc. Những cố gắng của UNCTAD dẫn đến sự thành lập chương trình "Nhũng yêu cầu mới của nền kinh tế thế giới" (NIEO). Chương trình này tìm kiếm phương thức cho các nước kém phát triển thông qua sự ổn định giá cả hàng thiết yếu để mở rộng khả năng sản xuất và lợi ích thu được bởi tăng cường công nghệ hiện đại.

Mục tiêu của UNCTAD là cố gắng phát triển các quốc gia ở thế giới thứ ba, Tạo vị trí trong xuất khẩu cho họ. Mục tiêu này lại dẫn đến việc thành lập một hệ thống thuế quan ưu đãi cho sản phẩm của các quốc gia kém phát triển. Mặc dù không nằm trong nguyên tắc bắt buộc của GATT nhưng các nước có lợi thế đồng ý dành cho các nước kém phát triển sự ưu đãi đối với hàng hoá của các nước kém phát triển. Hệ thống thuế quan ưu đãi của Mỹ được biết đến như là hệ thống thuế ưu đãi chung nhất (GSP). Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật thương mại năm 1947 trong đó khởi sự việc thực hiện GSP. Mục đích của đạo luật này là thúc đẩy thương mại và phát triển ở khoảng 140 quốc gia. Để đánh giá mức độ của một quốc gia, các biến số kinh tế được quan tâm chẳng hạn GNP trên đầu người hay mức sống. Phụ lục 3-10 là danh sách phúc lợi của các quốc gia độc lập đang phát triển cũng như các quốc gia hay vùng lãnh thổ. Sản xuất sản phẩm toàn bộ hay phần lớn (ít nhất 35% của một quốc gia) của các quốc gia trên khi vào thị trường Mỹ được miễn thuế miễn là giá trị riêng của mặt hàng đó không vượt quá 50,9 triệu đô la hay 50% giá trị nhập khẩu của Mỹ về mặt hàng này. Tuy vậy không phải sản phẩm với mọi chất lượng đều được hưởng ưu đãi, một sản phẩm phải nằm trong danh mục thuế của Hoa Kỳ để xem sản phẩm này có thuộc danh mục miễn thuế khi vào thị trường Mỹ hay không. Phụ lục 3-11 cho biết danh mục thuế đối với các nhóm hàng. Nói chung, chất lượng hàng hoá trong danh mục này được phân loại thành khoảng 2750 mục nhỏ được định danh A hay A* đằng trước. Trong quá trình thâm nhập thị trường hàng loạt A (form A) (chứng nhận xuất xứ) là cần thiết, và các nhà xuất khẩu ngoại quốc phải xin được từ chính phủ các nước và phải được kiểm chứng bởi các cơ quan quản lý nhà nước.

Các nhà xuất khẩu ngoại quốc và nhà nhập khẩu Mỹ có thể tìm thấy ở GSP nhiều ưu đãi và thật khó khăn nếu không nhận được lợi thế từ đó. Một vấn đề này là thị trường Mỹ quan tâm nhiều nhất tới 5 thị trường phát triển nhanh nhất và có lẽ là cần thiết nhất là Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông, Mehico và Braxin.

Phụ lục 3-10.

Các quốc gia đang phát triển là đối tượng ưu đãi của GSP.



Các quốc gia độc lập

Angôla

Angtigoa và Bacbara

Achentina

Bahamas


Baranh

Bangladet

Bacbadot

Beli


Benanh

Butan


Bolivia

Bosoana


Braxin

Brunay


Buôckina phaso

Miến Điện

Burundi

Camơrun


Capve

Cộng hoà Trung Phi

Sat

Chile


Môdămbic

Colombia

Como


Cônggô

Costarica

Sip

Dibuti


Dominic

Cộng hoà Đôminic

Êcuado

Ai cập


En Sanvado

Ghinê Xích đạo

Phigi

Gămbia


Grenada

Guatemala

Ghinê

Guyana


Gana

Ghinê Bitxao

Haiti

Hondurat


Sômali


ấn Độ

Indonexia

Israen

Bờ Biển Ngà



Jamaica

Gioocdani

Kenia

Kiribati


Hàn Quốc

Libăng


Lêxôthô

Libêria


Mađagaxca

Malauy


Mali

Mandivơ


Malaysia

Manta


Muritania

Muritus


Mêhicô

Marốc


Dimbabuê

Nauru

Nepan


Nicaragua

Nigher


Ôman

Pakistan


Panama

Papuatân Ghinê

Paraguay

Pêru


Philipin

Bồ Đào Nha

Rumani

Ruanda


Sain Lucia

Saintvincen-Grenada

Saotolme-Principe

Senegan


Sâysen

Siralêôn


Singapore

Quần đảo Xôlômôn



Suriname

Xoadilan


Xiri

Đài Loan


Tanzania

Thái Lan


Tôgô

Tôngga


Trinidad-Tôbagô

Tuynidi


Thổ Nhĩ Kỳ

Vutanu


Uganda

Uruguay


Vannatu

Vênêzuela

Tây Samoa

Cộng hoà Arập -Yêmen (Sana)

Nam Tư

Daia


Dămbia




Các quốc gia chưa độc lập và vùng lãnh thổ

Anguila Gibranta Quần đảo Pirsain

Becmuda Quần đảo Heard và Mc Donal Saint Christopher-Nevis

Các lãnh thổ của Anh ở Ân độ dương Hồng Kông Saint Hênena

Quần đảo Cayman Macao Tokealu

Đảo Krismat (Australia) Monserat Vùng Trust ở quần đảo TBDương

Cocos (Keeling) Đảo Ăngti thuộc Hà Lan Quần đảo Turks và Caicos

Quần đảo Cook New Caledonia Walit và Fotuna

Quần đảo Falkland (QĐ Mavinat) Nine Tây Sahara.

Đảo Poliledi thuộc Pháp Đảo Norfork


Các tổ chức quốc gia (đối xử như quốc gia).

Nhóm ANDEAN CARICOM

Bôlivia Ăngtigoa và Bácbara

Côlômbia Bahama

Êcuado Bacbadot

Pêru Beli

Vênêzuêla Dominic

ASEAN Grenada

Brunây Guyana

Indonesia Giamaica

Malaysia Monserat

Philipine Saint Christopher-Nevis

Singapore Saint Lucia

Thái Lan Saint Vicent và Grenadie

Trinidad và Tobago.
Các quốc gia được hưởng lợi gồm các quốc gia đã phát triển ở mức độ thấp và các quốc gia đang phát triển.

Mỗi năm, lợi nhuận thu được của Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông là 159,8 tỷ đô la, 74,6 tỷ và 54,6 tỷ (theo thứ tự). Có một số áp lực đối với các nhà quản lý chính sách với GSP cần phải làm trong tình huống này. Thật vậy những sửa đổi từ quốc hội đối với GSP đã định rõ sản phẩm nào từ quốc gia nào thuộc điêù khoản điều chỉnh của hiệp định ưu đãi chứ không chỉ giới hạn mức độ phát triển của quốc gia. Hệ thống GSP mới được sửa đổi bởi quốc hội năm 1984 cho tám năm rưỡi tiếp theo (đến năm 1993). Vào năm 1987 chính quyền Regan chấm dứt miễn thuế cho 290 sản phẩm xuất xứ từ Đài Loan, Nam Hàn, Singapore, Hồng Kông, Braxin, Mêhicô, Achentina và Nam Tư.

Một hệ thống thuế ưu đãi khác của Mỹ là "Ưu tiên khu vực Caribê" (CBI). Đạo luật về khu vực kinh tế vùng Caribê năm 1983 đưa ra các phương thức tính thuế và thương mại để thúc đẩy quá trình tăng cường và mở rộng cơ hội cho thành phần kinh tế tư nhân trong các quốc gia cụ thể tại khu vực tiểu Caribê. Các nước được hưởng lợi từ đạo luật này là: Angtigoa và Bacbara, Bahamas, Bacbaros, Belize, quần đảo British Virgin, Costa Rica, Dominica, Cộng hoà Dominica, En Sanvado, Grenada, Guatemala, Haiti, Honduras, Jamaica, Monsterat, vùng Ăngti thuộc Hà Lan, Panama, Pueto Rico, St. Christopher-Nevis, St. Lucia, St. Vicent và Grenadies, Trinidad và Tobago, quần đảo Virgin thuộc Mỹ.

Những cắt giảm đưa ra chủ yếu trong CBI là việc xoá bỏ thuế đối với hầu hết các sản phẩm từ nhóm nước trong tiểu vùng Carribê trong vòng 12 năm. Tuy vậy hệ thống luật pháp, trong đó kèm theo cả các mặt hàng quan trọng (hàng dệt, quần áo, tất, hàng da) từ tình trạng miễn thuế này là một phần trong chính sách bảo vệ công nghiệp nội địa của Mỹ.

Mặc dù hầu hết các sản phẩm đều muốn được hưởng thuế suất thấp của GSP nhưng CBI có một vài đặc điểm khác biệt.

CBI khác GSP ở một vài điểm quan trọng. Trong khi GSP được áp dụng rộng rãi trên thế giới thì CBI chỉ giới hạn ở 27 quốc gia tiểu vùng Caribê. Những điều kiện của CBI sẽ không còn hiệu lực vào năm 1995- 2 năm sau khi GSP hết hạn hiệu lực. Các sản phẩm chịu tác động của CBI nhiều hơn GSP tới 7350 nhóm.

Nhập khẩu trực tiếp, chuyên chở vật chất, các quy tắc nguồn gốc được áp dụng cho cả GSP lẫn CBI nhưng đối với CBI thì thông thoáng hơn ở vài khía cạnh. Thứ nhất, GSP đòi hỏi 35% giá trị gia tăng đối với lợi nhuận thu được của một quốc gia trong hầu hết các trường hợp. Đối với CBI 35% này chỉ gặp trong quá trình thông qua hàng hoá đối với một số nước hưởng lợi. Thứ hai, trong CBI từ 15% đến 35% giá trị gia tăng đòi hỏi phải được tính vào nguồn nguyên liệu của Hoa Kỳ. Cuối cùng giá trị gia tăng tính cho các đảo của Mỹ chẳng hạn như Pueto Rico hay US Virgin Islands có thể được tính như là lợi nhuận trong sản lượng của quốc gia khi tính giá trị gia tăng theo CBI.

Hệ thống luật này cung cấp những lợi thế rõ ràng cho nhập khẩu từ vùng này. Hàng hoá có lợi thế khi giảm giá do thuế bị bãi bỏ so với hàng nhập của các quốc gia không nằm trong CBI. Các doanh nghiệp Mỹ sản xuất ở Caribê sẽ thu được nhiều lợi nhuận bởi việc xuất khẩu sang Canada, Châu Âu, Nam Mỹ bởi vì nhiều quốc gia thuộc tiểu vùng Caribê có ưu đãi và nhận được ưu đãi từ một hay nhiều thị trường. Do vậy điều luật này khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ mở rộng các nhà máy lắp ráp sử dụng nhiều lao động sau đó xuất khẩu trở lại thị trường Bắc Mỹ.



Một số chú ý trong chính sách bảo hộ.

Một quốc gia có thể lựa chọn mở cửa hay đóng cửa biên giới đối với thương mại. Nếu nhận được từ một hệ thống mở quốc gia này sẽ có nhiều cơ hội hơn cho việc phát triển kinh tế và tối đa hoá lợi nhuận cho người tiêu dùng. Với việc tiếp cận và nhận lấy điều này Hồng Kông đã trở thành một nền kinh tế vững, ngược lại đối với Anbani đã đóng cửa và chối bỏ hầu hết mọi...

Yêu cầu đối với sản phẩm

Sản phẩm phải được đánh dấu và dán nhãn đầy đủ, việc đánh dấu và dán nhãn có thể áp dụng cho cả sản phẩm lẫn bao bì đóng gói của hàng hoá.Một quan toà ở Italia đã ra lệnh tịch thu những chai Co ca bởi vì anh ta cảm thấy rằng thành phần được liệt kê trên nắp chai không được miêu tae và dán nhãn đầy đủ. Pháp yêu cầu mọi hàng hoá phải có dán nhãn xuất xứ và Mĩ cũng qui định như vậy.

Đối với mục đích vẩn tải và nhận dạng, bao bì đóng gói phải được đánh dấu người nhận hàng, cảng , số của bao bì.

Nhìn chung, qui định là việc đóng goi, đánh dấu, dán nhãn phải trung thực và đầy đủ thông tin không được gây ra ấn tượng sai sót nào. Ví dụ như viwcj vận chuyển đồng hồ đeo tay phải được đánh dấu để chỉ ra tên của nhà sản xuất, nước sản xuất, cũng như số trang sức trên đồng hồ bằng hệ thống số và từ của arap. Tất cả những sản phẩm dệt đa sợi phải được dán nhãn để chỉ ra tên chung và phần trăm trọng lượng của sợi cấu tạo, tên của nhà sản xuất, nước sản xuất. ở Singapo, không có những qui định đối với việc đánh dấu vá ghi nhãn đối với bao bì nhưng có những đòi hỏi riêng cho đồ ăn ưống, thuốc, dược phẩm, rượu, sơn, các loại dung môi.

Ví dụ, sơn và các loại dun môi phải có ghi nhãn cảnh báo. Đồ thực phẩm, rượu, cac s loại dung môi phải có nhãn bao gồm tên của nước xuất xứ. Những sản phẩm mỡ động vật không thể ăn được phải có nhãn sau: Khong dành cho con người sử dụng.


Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 4.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương