Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam


Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam năm 2003



tải về 422.3 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích422.3 Kb.
#2045
1   2   3   4   5
Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam năm 2003




Nguồn

Thành phần

Lượng phát sinh (tấn/năm)

Chất thải sinh hoạt

Các khu thương mại, khu dân cư

Thức ăn, nhựa, giấy, thuỷ tinh

6.400.000

6.400.000

2.800.000

Chất thải công nghiệp không nguy hại

Các cơ sở công nghiệp

Kim loại, gỗ

1.740.000

770.000

2.510.000

Chất thải công nghiệp nguy hại

Các cơ sở công nghiệp

Xăng dầu, bùn thải, các chất hữu cơ

126.000

2.400

128.000

Chất thải y tế nguy hại

Bệnh viện

Mô, mẫu máu, xi lanh

126.000

2400

21.500

Tổng lượng chất thải phi nông nghiệp

8.266.000

7.172.400

15.459.000

Nông nghiệp

Trồng trọt, chăn nuôi

Thân, rễ, lá cây, cỏ cây

Không có

64.560.000

64.560.000

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam, 2002, Bộ Y tế 2004, Cục MT 1999, Bộ Công nghiệp 2002 – 2003.
1.1. Chất thải sinh hoạt

Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn. Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%). Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt). Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa, kim loại và thuỷ tinh.


Phân loại chất thải sinh hoạt




Lượng phát thải theo đầu người (kg/người/ngày)

Tỷ lệ % so với tổng lượng thải

Thành phần hữu cơ ( % )

Đô thị (Toàn quốc)

0,7

50

55

TP. Hồ Chí Minh

1,3

9




Hà Nội

1,0

6

Đà Nẵng

0,9

2

Nông thôn (Toàn quốc)

0,3

50

60-65

Nguồn: Khảo sát của nhóm tư vấn 2004, Cục bảo vệ Môi trường, Bộ Công nghiệp 2002 -2003.

1.2. Chất thải công nghiệp

Ước tính, lượng phát sinh chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tuỳ theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng tỉnh/thành phố. Chất thải công nghiệp tập trung nhiều ở miền Nam. Gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ trong đó Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố chính của khu vực này phát sinh 31% tổng lượng chất thải công nghiệp cả nước. Tiếp theo sau vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Chất thải công nghiệp phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Các làng nghề là một yếu tố đặc trưng của Việt Nam. Đây là các làng ở vùng nông thôn với nguồn thu nhập phát sinh chủ yếu từ các hoạt động nghề, đặc biệt là các nghề thủ công như sản xuất đồ gốm, dệt may, tái chế chất thải, chế biến thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ. Có khoảng 1.450 làng nghề phân bố trên các vùng nông thôn thuộc 56 tỉnh của Việt Nam, mỗi năm phát thải cỡ 774.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại. 54% lượng chất thải này có nguồn gốc phát sinh từ 3 tỉnh phía Bắc là Hà Tây, Bắc Ninh và Hà Nội; khoảng 68% tổng lượng chất thải này phát sinh từ các vùng miền Bắc.



1.3. Chất thải nguy hại

Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2003 ước tính cỡ 160.000 tấn. Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp. Chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh ở miền Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của cả nước, trong đó một nửa là lượng chất thải phát sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc, với lượng chất thải nguy hại phát sinh chiếm 31%.

Ngành công nghiệp nhẹ là nguồn phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại lớn nhất (chiếm 47%), tiếp theo là ngành công nghiệp hoá chất (24%) và ngành công nghiệp luyện kim (20%). Mỗi tỉnh/thành đều phát sinh một lượng lớn chất thải y tế nguy hại. Khoảng 20% tổng lượng chất thải y tế là chất thải nguy hại. Tuy Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội chiếm 23% tổng công suất bệnh viện của cả nước, nhưng hệ thống các bệnh viện trong cả nước đã được đầu tư xây dựng rất tốt với số lượng giường bệnh của mỗi tỉnh ít nhất đạt được mức 500 giường. Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá và Hà Nội phát sinh khoảng 6.000 tấn chất thải y tế nguy hại mỗi năm. Các tỉnh/thành phố khác có khối lượng phát sinh chất thải y tế nguy hại ít hơn, cỡ khoảng từ 0,2 đến 1,5 tấn mỗi ngày. Các hoạt động nông nghiệp mỗi năm phát sinh một lượng khá lớn các chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật độc hại và các loại bao bì, thùng chứa thuốc trừ sâu. Khoảng 8.600 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại chủ yếu gồm các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu, mà trong số đó có nhiều loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng và được nhập lậu. Lượng thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, có khoảng 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ cần phải được xử lý kịp thời.

Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổng lượng chất thải phát sinh sẽ lên đến trên 23 triệu tấn và thành phần chất thải sẽ thay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân huỷ hơn và nguy hại hơn. Giảm thiểu lượng phát sinh chất thải, có thể tiết kiệm được các nhu cầu tiêu huỷ chất thải sau này. Do lượng chất thải phát sinh sẽ tăng nhanh ở Việt Nam theo như dự báo, việc triển khai thực hiện các chương trình nhằm khuyến khích giảm thiểu lượng phát sinh chất thải tại nguồn như ở các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, cơ sở công nghiệp và bệnh viện có khả năng sẽ làm giảm đáng kể chi phí cần thiết cho việc tiêu huỷ chất thải trong tương lai.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy có thể giảm đáng kể lượng phát sinh chất thải bằng cách nâng cao nhận thức và tạo các cơ chế khuyến khích về kinh tế và các cơ chế khen thưởng khác. Ví dụ như, giảm 10% lượng phát sinh chất thải có thể sẽ tiết kiệm được xấp xỉ 200 tỷ đồng mỗi năm, lẽ ra phải chi cho việc tiêu huỷ chất thải và khoảng hơn 130 tỷ đồng chi cho việc tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại trong tương lai. Sản xuất sạch hơn cũng là một quy trình có thể áp dụng nhằm tiết kiệm chi phí xử lý chất thải nhờ việc giảm được phát sinh chất thải ngay tại các cơ sở công nghiệp. Quy trình sản xuất sạch hơn đã được áp dụng ở Việt Nam trong 10 năm qua nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh và đã cho thấy khả năng đem lại những lợi ích về mặt kinh tế và môi trường.

2. Tình hình quản lý

Việc xử lý chất thải chủ yếu do các công ty môi trường đô thị của các tỉnh/thành phố (URENCO) thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này. Chính vì thế, hoạt động của các công ty môi trường đô thị liên quan đến việc xử lý chất thải sinh hoạt là chính do có quá ít thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các loại chất thải khác.

Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được thể hiện trong hình 9.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước để đưa ra các luật, chính sách quản lý môi trường quốc gia;

- Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải;

- Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, sở Tài nguyên và Môi trường và sở Giao thông Công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể;

- URENCO là đơn vị trực đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thành phố theo chức trách được sở Giao thông Công chính thành phố giao nhiệm vụ.



Hình 9: Hệ thống quản lý chất thải ở một số đô thị Việt Nam
Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt tính trung bình cho cả nước chỉ tăng từ 65-71% ( giai đoạn từ 2000 - 2003). Ở các thành phố lớn hơn thì tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cũng cao hơn, và trong năm 2003 tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 45% ở Long An đến mức cao nhất là 95% ở thành phố Huế. Tính trung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 dân có tỷ lệ thu gom đạt 76% trong khi đó tỷ lệ này lại giảm xuống còn 70% ở các thành phố có số dân từ 100.000 - 350.000 người. Ở các vùng nông thôn, tỷ lệ thu gom rất thấp. Do xa xôi và các dịch vụ thu gom không đến được các vùng nông thôn nên chỉ có khoảng 20% nhóm các hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất ở các vùng nông thôn được thu gom rác. Ở các vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thải thường cũng chưa cung cấp được cho các khu định cư, các khu nhà ở tạm và ngoại ô thành phố là nơi sinh sống chủ yếu của các hộ dân có thu nhập thấp. Nhiều sáng kiến mới đang được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng thiếu các dịch vụ thu gom chất thải sinh hoạt.

Với chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, Chính phủ khuyến khích các công ty tư nhân và các tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng cộng tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý ở cấp địa phương trong công tác quan lý chất thải rắn. Một số mô hình đã được thử nghiệm, mang lại kết quả khả quan, song các chính sách và cải cách các cơ chế quản lý cũng cần phải được củng cố. Phần lớn chất thải công nghiệp và chất thải y tế nguy hại được thu gom cùng với chất thải thông thường. Có rất ít số liệu thực tiễn về công tác thu gom và tiêu huỷ chất thải ở các cơ sở công nghiệp và y tế. Phần lớn các cơ sở này đều hợp đồng với công ty môi trường đô thị ở địa phương để tiến hành thu gom chất thải của cơ sở mình. Thậm chí, chất thải nguy hại đã được phân loại từ chất thải y tế tại bệnh viện hay cơ sở công nghiệp, sau đó lại đổ lẫn với các loại chất thải thông thường khác trước khi công ty môi trường đô thị đến thu gom. Các cơ sở y tế có lò đốt chất thải y tế tự xử lý chất thải y tế nguy hại của họ ngay tại cơ sở, chất thải qua xử lý và tro từ lò đốt chất thải sau đó cũng được thu gom cùng với các loại chất thải thông thường khác.

Cũng giống như nhiều nước khác trong khu vực Nam và Đông Nam Á, tiêu huỷ chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm soát là những hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam. Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2007, trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước có 49 bãi rác lộ thiên hoặc các khu chôn lấp vận hành không hợp vệ sinh có nguy cơ gây rủi ro cho môi trường và sức khoẻ người dân cao phải được tiến hành xử lý triệt để, tuy nhiên, cần tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động xử lý này. Tuy đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng quản lý chất thải sinh hoạt nhưng các thông tin về việc xử lý chất thải nguy hại, đặc biệt là chất thải nguy hại từ công nghiệp còn có rất ít, do đó cần phải quản lý tốt hơn.

Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, do thiếu nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình, thường là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà họ, hoặc là vứt bừa bãi ở một nơi nào đó gần nhà.

Một số phương pháp tự tiêu huỷ khác là đốt hoặc chôn lấp. Tất cả các phương pháp này đều có thể huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng và có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người. Nhiều bãi rác và bãi chôn lấp đang là mối hiểm hoạ về mặt môi trường đối với người dân địa phương. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra rất nhiều vấn đề môi trường đối với các cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn.

Hầu như các phương pháp xử lý chất thải nguy hại đang áp dụng còn chưa được an toàn. Hoạt động giám sát và cưỡng chế việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, các cơ sở vận chuyển và xử lý chất thải hiện tại còn yếu kém. Chính vì vậy mà có rất ít các cơ chế khuyến khích đối với các cơ sở công nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hợp lý và vẫn có nhiều trở ngại lớn đối với việc vận hành một cách an toàn các cơ sở xử lý chất thải cả trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai. Cho dù đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và quy chế chính thức được áp dụng trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, song việc thiếu các hướng dẫn, thiếu tập huấn và nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất về chất thải rắn lại càng làm những trở ngại ngày càng tăng thêm. Hiện nay, dù xử lý chất thải công nghiệp được quy định là thuộc về các cơ sở sản xuất công nghiệp và các ban quản lý khu công nghiệp song việc xử lý các loại chất thải là hoá chất dùng trong nông nghiệp lại là trách nhiệm của các cơ quan môi trường của Chính phủ và do đó kinh phí dành cho hoạt động xử lý này cũng sẽ được đề nghị từ ngân sách Nhà nước.


3. Tình hình xử lý

Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành. Phần lớn các đô thị, khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình. Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí...

Hiện tại, công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam khá đa dạng, tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng. Công nghệ xử lý rác thải rắn theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp, chế biến rác thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp dụng. Đó là Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ Seraphin có công suất từ 80 - 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) áp dụng công nghệ ASC, công suất 80 - 150 tấn/ngày, trong đó 85 - 90% rác thải được chế biến và tái chế, 10 - 15% rác thải chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác.

Ngoài ra, một số đô thị còn áp dụng công nghệ lò đốt chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại. Lò đốt CEETIA - CN 150 tại Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) công suất 150kg/h, có buồng đốt đa cấp, hạ nhiệt độ khói thải nhanh trước khi thải qua ống khói để tránh dioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa cấp, vận hành tự động hoặc bán tự động. Một số đô thị có mức độ công nghiệp cao còn áp dụng công nghệ xử lý bụi trong khí thải (lọc bụi) như công nghệ Xiclon, công nghệ lọc bụi tĩnh điện (ESP) ở Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Công nghệ xử lý nước rác của các bãi chôn lấp rác, công nghệ xử lý nước thải tập trung của các đô thị, khu công nghiệp và công nghệ xử lý khí thải SO2 công nghiệp cũng được áp dụng.

Công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam thường là tự thiết kế và chế tạo nhưng đã tập hợp tương đối đầy đủ các loại hình có tính phổ biến để xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải đô thị. Trình độ công nghệ đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đặc biệt, giá giảm so với giá của công nghệ ngoại nhập. Tuy nhiên, việc sản xuất thiết bị, công nghệ còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo công nghệ môi trường hàng loạt hoặc sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Thị trường công nghệ môi trường nội địa chưa được hình thành cho dù hiện tại đang có nhu cầu. Vốn đầu tư cho môi trường ở nước ta còn rất hạn chế. Khả năng cung thì có nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán. Chưa có đội ngũ các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường. Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu.

Để đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý chất rắn. Theo đó, đến năm 2010 xử lý 100% chất thải rắn y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp; đồng thời xử lý triệt để các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, địa phương nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn về chất thải rắn và khuyến khích 100% đô thị xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn bằng nhiều hình thức.

Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Chương trình hành động về công tác bảo vệ môi trường Thủ đô thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình xác định một số chỉ tiêu về môi trường đến năm 2010, trong đó có chỉ tiêu 100% rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom, vận chuyển, xử lý hợp vệ sinh và 40% được tái chế. Chương trình này nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường; giải quyết tích cực những vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt, suy thoái nguồn nước ngầm, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại công nghiệp, ô nhiễm bụi...

Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) cũng vừa được Chính phủ Bỉ tài trợ cho Dự án cải thiện điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường. Dự án này có tổng kinh phí là 3,3 triệu Euro, được triển khai trong 3 năm (2006 - 2008), giúp thành phố Tuy Hòa xây dựng một khu xử lý rác thải hợp vệ sinh nhằm cải thiện điều kiện môi trường, sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Dự án cũng góp phần nâng cao năng lực quản lý cho Công ty quản lý môi trường đô thị Phú Yên trong việc thu gom và xử lý rác thải rắn; đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Tỉnh Kiên Giang dự kiến xây dựng nhà máy phát điện từ rác thải trên đảo Phú Quốc. Đây là đề xuất của Viện tái chế bảo vệ môi trường Cộng hòa Liên bang Đức và Đại học Cần Thơ. Theo đó, điện năng sẽ được sản xuất từ rác và nước thải sinh hoạt thông qua nhà máy khí sinh học biogas và máy đốt sinh khối. Công nghệ này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước châu Âu, không chỉ tạo ra điện năng mà còn cho sản phẩm phân bón hữu cơ. Việc xây dựng nhà máy phát điện từ rác thải rất có lợi cho kinh tế và giải quyết vấn đề môi trường vốn đang bức xúc trên đảo Phú Quốc.

Hiện trạng của một số nhà máy chế biến compost tập trung ở Việt Nam


Địa điểm

Công suất (tấn/ngày)

Thời gian bắt đầu hoạt động

Nguồn chất thải hữu cơ

Hiện trạng

Cầu Diễn, Hà Nội (1)


140

1992

Mở rộng 2002


Chất thải từ các khu chợ, đường phố


Đang hoạt động, bán 3 loại sản phẩm có chất lượng khác nhau



TP. Nam Định (1)


250

2003

Chất thải sinh hoạt chưa phân loại



Đang hoạt động. Cung cấp Compost sản xuất được miễn phí cho người dân.



Phúc Khánh – Thái Bình (1)

75

2001

Không rõ

Đang hoạt động

Thành phố Việt Trì – Phú Thọ (1)


35,3

1998

Không rõ

Đang hoạt động, bán 3 loại sản phẩm có chất lượng khác nhau, giá khác nhau.


Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh (1)

240

1982

Đóng cửa 1981



Chất thải sinh hoạt chưa phân loại

Đóng cửa do khó bán sản phẩm

Phúc Hoà – Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu (2)

30

Không rõ

Không rõ

Đang hoạt động

Tràng Cát – TP. Hải Phòng


50

2004


Bùn, rác nạo vét từ hệ thống cống rãnh và chất thải sinh hoạt chưa phân loại

Đang trong thời gian thử nghiệm



Thuỵ Phương- Huế với Công nghệ Seraphin

159

2004


Chất thải sinh hoạt chưa phân loại

Đang hoạt động, sản phẩm bán cho nông dân


Nguồn: (1) - Nguyễn Thị Kim Thái 2004 – Báo cáo tư vấn cho Ngân hàng Thế giới

(2) -Dự án Vệ sinh cho 3 thành phố do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

3.1. Một số công nghệ xử lý chất thải được sử dụng ở Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta trong thời gian gần đây ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng. Mặc dù số lượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện do lượng chất thải tăng nhanh.

Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam từ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt. Ngoài công tác nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các công nghệ xử lý chất thải là một trong những hướng phát triển ưu tiên hàng đầu kết hợp với các công nghệ thân môi trường tạo đà cho phát triển bền vững. Dưới đây là một số công nghệ xử lý chất thải rắn được áp dụng ở Việt Nam:

3.1.1. Công nghệ Dano System

Đây là công nghệ được đưa vào sử dụng tại Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh năm 1981 do chính phủ Vương Quốc Đan Mạch viện trợ. Công suất xử lý 240 tấn rác/ngày, sản xuất được 25 000 tấn phân hữu cơ/năm, sơ đồ công nghệ thể hiện trong hình10.

Ưu điểm của công nghệ này là quá trình lên men ủ phân rất đều, quá trình được đảo trộn liên tục trong ống sinh hoá, các vi sinh vật hiếu khí được cung cấp khí và độ ẩm nên phát triển rất nhanh. Nhược điểm của công nghệ này là: Thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn (670 kWh) làm cho giá thành sản phẩm cao. Chất lượng sản phẩm thô không phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam, mà chỉ phù hợp vớ nền nông nghiệp cơ giới hoá.


Hình 10 : Sơ đồ công nghệ Dano System

3.1.2. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Nhà máy phân hữu cơ, Cầu Diễn Hà Nội

Công nghệ này đưa vào sử dụng vào năm 1992 do UNDP tài trợ. Đây là công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí, quá trình lên men được kiểm soát bằng hệ thống điều khiển tự động nhiệt độ. Nhà máy xử lý nằm trên diện tích 4 ha, với công công suất theo thiết kế 210 tấn/ngày (hình 11). Sản phẩm phân hữu cơ đã được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và đang được bán trên toàn quốc. Các sản phẩm thu hồi phục vụ tái chế là: sắt, nylon, nhựa, giấy, thủy tinh.

Công nghệ này có ưu điểm : Đơn giản, dễ vận hành; máy móc thiết bị dễ chế tạo, thay thế thuận lợi; tiêu thụ năng lượng ít; đảm bảo hợp vệ sinh; thu hồi được nước rác để phục vụ quá trình ủ lên men, không ảnh hưởng tới tầng nước ngầm, có điều kiện mở rộng nhà máy để nâng công suất. Tuy nhiên, công nghệ này còn có một số nhược điểm như: Rác lẫn quá nhiều tạp chất, chưa được cơ giới hóa trong khâu phân loại, chất lượng phân bón chưa cao vì còn lẫn tạp chất, dây chuyền chế biến, đóng gói còn thủ công, không có quy trình thu hồi vật liệu tái chế.






Hình 11: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội

3.1.3. Công nghệ Seraphin

Seraphin là dây chuyền công nghệ, thiết bị xử lý và tái chế rác thải khép kín do Do Công ty Cổ phần công nghệ Môi trường xanh thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành ( hình 12). Nhà máy xử lý rác Đông Vinh tại thành phố Vinh-Nghệ An được lắp đặt, vận hành năm 2003, đặc biệt thích hợp cho các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam. Công nghệ này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm rác thải Việt Nam là không được phân loại từ nguồn. Với công suất 80-150 tấn/ngày, công nghệ Seraphin có thể xử lý triệt để tới 90% khối lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ và nguyên liệu làm vật liệu xây dựng.

So với những công nghệ đã được ứng dụng ở Việt Nam, công nghệ Seraphin có những ưu điểm sau:

- Có khả năng giảm thiểu triệt để ô nhiễm môi trường vì rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày;

- Mức đầu tư chỉ bằng 30-40% so với dây chuyền thiết bị tương đương nhập khẩu. Thời gian đầu tư xây dựng và đưa nhà máy xử lý rác vào hoạt động được rút ngắn bằng 1/3-1/5 so với nhà máy xử lý rác nhập ngoại. Máy móc được chế tạo tại Việt Nam nên việc bảo hành, bảo trì thuận lợi, ít tốn kém;

- Hiệu quả tái chế rác cao, giảm thiểu chôn lấp rác do đó tiết kiệm được diện tích đất và tiến dần tới xóa bỏ các bãi rác đã chôn lấp, thu hồi diện tích đất phục vụ cho các mục đích khác, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi rác gây ra;

- Do tận thu được nguồn tài nguyên từ rác, ngoài tiền bán phân compost, còn thu được tiền bán vật liệu Seraphin nên nhà máy có thêm nguồn thu để cân đối thu chi;

- Giải quyết được công việc cho khoảng trên 100 công nhân ở mỗi nhà máy xử lý rác.

Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau. Sau khi tách lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển loại rác này về một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, ống cống, bát đựng mủ cao su và các loại xô chậu.. Những sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu Seraphin đã được các cơ quan quản lý tiêu chuẩn kiểm định và chấp nhận về mức độ hợp vệ sinh. Các sản phẩm này cũng đang cạnh tranh trên thị trường.

- Khi áp dụng công nghệ Seraphin vào việc xử lý rác thải vô cơ (túi nilông, nhựa...) sẽ tiết kiệm được một lượng nước rửa lớn, hạn chế ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây nên. Vì các loại rác thải này được đưa vào lồng sấy khô và nhờ sức nóng sẽ làm mất đi những bụi bẩn để tạo ra những sản phẩm sạch.



3.1.4. Công nghệ ASC

Công suất xử lý 80 - 150 tấn/ngày do Công ty cổ phần Kỹ nghệ Anh Sinh (ASC) thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành được lắp đặt tại Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương tại thành phố Huế năm 2004 trên cơ sở hoàn thiện công nghệ trước đó. Hiệu quả đạt được là 85 -90% rác thải được chế biến và tái chế; không phát sinh nước rỉ rác. Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, Công ty cổ phần kỹ thuật ASC vừa được đưa vào sử dụng trên diện tích khoảng 1,7 ha. Đặc biệt, Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương được lắp đặt những thiết bị sản xuất trong nước nên vốn đầu tư cho nhà máy giảm đáng kể, đồng thời các nguyên liệu có được sau phân loại và xử lý rác có thể sản xuất ra các sản phẩm ứng dụng rộng rãi, với giá rẻ, chất lượng tốt phục vụ thiết thực cho cộng đồng.

Nhà máy xử lý rác thải Thuỷ Phương là nhà máy bước đầu hoàn thiện công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Việt Nam do trong nước tự thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề môi trường và tận dụng được rác thải để tạo ra những sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống. Hiệu quả của dây chuyền xử lý rác thải của nhà máy đạt hiệu quả cao, tỉ lệ rác thải cần phải chôn lấp thấp.

Các sản phẩm được chế biến từ rác của Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương gồm: Phân hữu cơ vi sinh dạng bột, phân hữu cơ vi sinh dạng dẻo, phân hữu cơ vi sinh dạng lỏng, mùn hữu cơ vi sinh, ống cống dùng cho thoá nước, cọc An sinh dùng cho trụ cây tiêu và cây thanh long, thùng đựng rác, dải phân cách đường, ống bọc cáp điện...

Công nghệ này đã tách được riêng 7 loại rác và từng loại đều được xử lý triệt để. Vì vậy, tỷ lệ chôn lấp thấp, chỉ còn khoảng 12-15%. Với những vùng mưa nhiều, ẩm ướt như Huế thì việc thu hồi nước rác cũng đã được tính đến. Rác được cho vào bể rửa, nước rửa này được thu hồi để phun lên hầm ủ.







Hình 12: Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin

4. Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải sử dụng ở Việt Nam

Một số công nghệ xử lý chất thải được áp dụng tại Việt Nam kể cả trong nước và nước ngoài đã giải quyết được một phần nhu cầu xử lý chất thải trước tình hình phát sinh chất thải gia tăng trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, nhất là một lượng lớn CTRĐT đang có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Một số công nghệ được nhập từ nước ngoài về, thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn làm cho giá thành sản phẩm cao.

Công nghệ do Việt Nam tự chế tạo đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Qua áp dụng 2 công nghệ xử lý rác thải đô thị Seraphin và ASC đã cho hiệu quả xử lý vượt trội so với công nghệ của nước ngoài, chúng ta có thể tự vận hành và bảo dưỡng các thiết bị do Việt Nam tự chế tạo ở điều kiện trong nước. Công nghệ xử lý rác thải do Việt nam tự thiết kế, chế tạo có giá chỉ bằng từ 1/2 đến 2/3 giá của công nghệ nhập ngoại.



Mặc dù công nghệ Seraphin đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội, song trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng cũng đã nảy sinh một số hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể, để làm được phân compost từ rác, phải có diện tích nhà xưởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài có thể tới 30 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn. Để khắc phục vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các thế hệ thiết bị ủ phân compost theo phương pháp ủ hiếu khí có đảo trộn và tạo môi trường tích cực cho vi sinh vật phân huỷ phát triển nhằm rút ngắn thời gian ủ mùn hữu cơ. Mặt khác, khả năng tiêu thụ phân bón compost còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và tập quán canh tác của mỗi địa phương, cần có chính sách hỗ trợ đối với việc tiêu thụ phân compost.

Về tình trạng sản xuất thiết bị, công nghệ: Việc sản xuất các thiết bị, máy móc hiện nay còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo hàng loạt hay trên quy mô công nghiệp, phần lớn là do các Viện, các Trung tâm, các Công ty tư vấn thiết kế chế tạo theo các hợp đồng cụ thể, chưa có các hãng sản xuất chuyên nghiệp và thương hiệu cho công nghệ môi trường Việt Nam.

Một số khó khăn chung trong phát triển công nghệ môi trường:

- Ở nước ta vẫn chưa hình thành thị trường công nghệ môi trường nội địa: Nhu cầu thì có, nhưng để thực hiện nhu cầu cần phải có vốn. Vốn đầu tư cho công nghệ môi trường ở nước ta còn rất hạn chế. Khả năng cung thì có, nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán;

- Chưa có các nhà tư bản đầu tư sản xuất kinh doanh về thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường;

- Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm;

- Chế tài chuyển giao công nghệ (đối với các công nghệ mới do cá nhân/đơn vị nghiên cứu, tư vấn đã nghiên cứu thành công) cho các nhà sản xuất kinh doanh công nghệ môi trường chưa được hoàn thiện.

Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 422.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương