TỔng cục thi hành án dân sự



tải về 318.85 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích318.85 Kb.
#5065
1   2   3   4   5

29. Khoản 1 Điều 74 quy định người được thi hành án hoặc Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để đảm bảo thi hành án theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự, và Tòa án phải có trách nhiệm thụ lý giải quyết theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự. Nhưng thời gian qua, Tòa án không thụ lý vì Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định Chấp hành viên hoặc người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người khác để thi hành án và không quy định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc trên. Như vậy, quy định giữa Luật Thi hành án dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự có sự chồng chéo, chưa đồng bộ, nên quy định tại khoản 1 Điều 74 và khoản 4 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự chưa áp dụng được trên thực tế.

Đây là vướng mắc trước khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (có hiệu lực từ 1/1/2012). Hiện nay, các khoản 10, 11 Điều 25 của Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”; khoản 7 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định “Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” thì Tòa án phải thụ lý, giải quyết.



+ Chấp hành viên khởi kiện tại tòa án thì có phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?

Trường hợp Chấp hành viên khởi kiện tại tòa án thì không phải nộp tiền tạm ứng phí án phí, án phí theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Toà án.



30. Điều 75 quy định: Trường hợp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp với người khác thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nhưng thực tế nhiều trường hợp đương sự khởi kiện tại Tòa án theo hướng dẫn của Chấp hành viên nhưng Tòa án không thụ lý vụ việc. Trong khi đó theo Điều 75 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên xử lý tài sản đã kê biên theo Quyết định của Tòa án. Việc Tòa án không thụ lý trong trường hợp này sẽ khó xử lý tài sản đã kê biên, vì không thể xác định được quyền sở hữu tài sản mà Chấp hành viên đã tiến hành kê biên.

Thực tế đã xảy ra đối với tài sản là quyền sử dụng đất, bên nhận chuyển nhượng tài sản khởi kiện tại Tòa án khi cơ quan thi hành án dân sự kê biên tài sản của người chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa làm thủ tục sang tên. Khi đến Tòa án, do 2 bên đương sự không có tranh chấp về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên Tòa án ra Quyết định đình chỉ vì không thuộc thẩm quyền giải quyết (theo quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự), dẫn đến cơ quan thi hành án dân sự không xử lý tài sản để thi hành án được.

Điều 46 Luật Đất đai quy định: Các trường hợp phải đăng ký quyền sử dụng đất. Đây cũng là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự xác định người phải thi hành án có tài sản là quyền sử dụng đất để thi hành án. Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp người có tài sản đã lập hợp đồng chuyển nhượng tại Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng, khi người nhận chuyển nhượng đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được thông báo tài sản đã có Quyết định ngăn chặn việc chuyển nhượng của cơ quan thi hành án dân sự, việc xử lý tranh chấp như trường hợp trên dẫn đến việc thi hành án kéo dài, thiệt hại quyền lợi của những người chuyển nhượng tài sản hợp pháp, ngay tình.

Đây là vướng mắc trước khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (có hiệu lực từ 1/1/2012). Hiện nay, các khoản 10, 11 Điều 25 của Bộ luật Tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung quy định về “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”; khoản 7 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định về “Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” thì Tòa án phải thụ lý, giải quyết các trường hợp trên.



31. Điều 80 quy định: Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra Quyết định thu tiền để thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.

Như vậy, trong trường hợp Chấp hành viên ra Quyết định thu tiền nhưng người phải thi hành án cố tình không giao nộp thì xử lý thế nào? (tương tự là các quy định tại Điều 78, 79, 81 Luật Thi hành án dân sự)

Trong trường hợp trên, Chấp hành viên có thể lập biên bản về vi phạm hành chính làm cơ sở để người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực tư pháp, theo đó: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, của người phải thi hành án đang giữ hoặc của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ. Nếu vẫn cố tình không thực hiện thì có dấu hiệu của tội không chấp hành án (Điều 304 Bộ luật Hình sự).



32. Khoản 1 Điều 88 quy định: "Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án"

Trên thực tế rất khó khăn để biết đương sự sẽ tẩu tán, hủy hoại tài sản. Ngược lại thông báo cho đương sự lại có thể dẫn đến việc đương sự sẽ tẩu tán tài sản. Vấn đề này gây nên khó khăn cho công tác thi hành án.

Quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Thi hành án dân sự là chặt chẽ, việc thi hành án khó khăn hay không thuộc về trách nhiệm, cách thức thực hiện các quyền theo quy định pháp luật của Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự. Vì qua quá trình tác nghiệp Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự có thể biết người phải thi hành án có khả năng tẩu tán tài sản hay không, hoặc chống đối trốn tránh việc thi hành án, hoặc hủy hoại tài sản.... Trong trường hợp có hiện tượng tẩu tán thì có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án theo Điều 66 Luật Thi hành án dân sự trước khi thông báo việc kê biên bất động sản.



33. Có một số trường hợp hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho... quyền sử dụng đất đã nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, trong quá trình xử lý hồ sơ thì cơ quan thi hành án có Quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất để thi hành một bản án khác mà bên chuyển nhượng, tặng cho... quyền sử dụng đất phải thi hành. Sau khi bán đấu giá thành quyền sử dụng đất đã kê biên, cơ quan thi hành án có văn bản đề nghị UBND có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận cũ đã cấp cho bên chuyển nhượng, tặng cho(bên phải thi hành án) và đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên trúng đấu giá. Tuy nhiên, không đề cập đến hồ sơ chuyển nhượng trước đó mà người phải thi hành án đã chuyển nhượng, tặng cho... quyền sử dụng đất cho người khác. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho... quyền sử dụng đất trước đó chưa bị tuyên vô hiệu. Vậy hồ sơ này phải xử lý như thế nào? Quyền lợi của người nhận chuyển nhượng, tặng cho... quyền sử dụng đất trước đó được giải quyết ra sao?

Đối với quyền sử dụng đất, tại Điều 692 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”. Khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định: “Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất...có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất...”. Như vậy, việc chuyển nhượng, tặng cho... quyền sử dụng đất trong trường hợp này chưa hoàn tất thủ tục đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nên hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho... quyền sử dụng đất chưa có hiệu lực. Do đó, đối với những hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đã nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhưng đang trong quá trình xử lý hồ sơ, chưa hoàn tất việc đăng ký quyền sử dụng đất thì tài sản là quyền sử dụng đất đó vẫn thuộc về người phải thi hành án, vì vậy cơ quan thi hành án dân sự vẫn có quyền kê biên, xử lý quyền sử dụng đất để thi hành án. Tuy nhiên, các bên có quyền đề nghị Tòa án giải quyết theo thẩm quyền.



34. Đối với đất vượt mức hạn điền tạm giao cho hộ canh tác đã được ghi rõ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được kê biên bán đấu giá để thi hành án không?

Khi nhà nước tiến hành giao đất cho người sử dụng đất thì một trong những đảm bảo của nhà nước cho người sử dụng đất là Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật Đất đai. Do đó, đối với đất vượt mức hạn điền tạm giao cho hộ canh tác đã được ghi rõ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng thì người sử dụng dụng đất đó được nhà nước công nhận. Mặt khác, Điều 71 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai hướng dẫn giải quyết trường hợp đã giao đất nông nghiệp vượt hạn mức được chuyển sang thuê đất. Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình được quy định tại Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai. Vì vậy, về nguyên tắc trong trường hợp nêu trên cơ quan thi hành án dân sự có quyền kê biên bán đấu giá để đảm bảo thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Thi hành án dân sự.



35. Điều 90 quy định về kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp. Có ý kiến cho rằng Luật quy định chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến đương sự khiếu nại. Vì trên thực tế có trường hợp người phải thi hành án có tài sản là quyền sử dụng đất đang thế chấp Ngân hàng để vay vốn nhưng hợp đồng vay này chưa đến hạn thanh toán. Song Ngân hàng đồng ý cho cơ quan thi hành án dân sự kê biên, xử lý quyền sử dụng đất này. Số tiền thu được từ bán quyền sử dụng đất, Ngân hàng được ưu tiên thanh toán mặc dù hợp đồng vay chưa đến hạn thanh toán, số tiền còn lại được thanh toán cho người được thi hành án. Từ đó, dẫn đến người phải thi hành án khiếu nại cho rằng hợp đồng vay vốn Ngân hàng chưa đến hạn nhưng Ngân hàng lại thanh lý hợp đồng là không đúng.

Quy định trên là hoàn toàn phù hợp vì theo khoản 2 Điều 90 Luật Thi hành án dân sự quy định "khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này". Việc xử lý tài sản được thực hiện là cả một quá trình dài từ việc xác định giá; hợp đồng ủy quyền bán tài sản; bán tài sản; các lần giảm giá trong trường hợp không bán được.... Hơn nữa theo quy định của điều luật này cơ quan thi hành án dân sự chỉ được kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp khi người phải thi hành án không có tài sản nào khác (hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án ) và giá trị của tài sản đang cầm cố, thế chấp phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Về vấn đề khi Ngân hàng đồng ý để cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp trong khi hợp đồng tín dụng giữa người phải thi hành án và Ngân hàng chưa đến hạn có thể dẫn đến khiếu nại của người phải thi hành án, Tổng cục Thi hành án dân sự cho rằng: khiếu nại của người phải thi hành án đối với Ngân hàng về nội dung này không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự. Hơn nữa, hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và người phải thi hành án là sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên, thông thường tại các Hợp đồng tín dụng các bên đều quy định điều khoản chấm dứt hợp đồng, trong đó có điều khoản “hợp đồng được chấm dứt theo quy định khác của pháp luật”. Có thể coi việc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này là chấm dứt do quy định khác của pháp luật.

36. Điều 92 quy định về kê biên vốn góp. Nhiều ý kiến cho rằng đây là quy định mới trong Luật Thi hành án dân sự nên cần có hướng dẫn cụ thể.

Để áp dụng đúng và có hiệu quả quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên cần vận dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp về vốn góp, phần vốn góp và các nội dung có liên quan. Theo Điều 92 Luật Thi hành án dân sự nói trên thì có nhiều biện pháp để xác định phần vốn góp như: yêu cầu cơ quan, tổ chức mà người phải thi hành án góp vốn cung cấp thông tin về vốn; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp; trưng cầu tổ chức có chuyên môn thẩm định phần vốn góp hoặc đương sự yêu cầu Tòa án xác định .... từ đó xác định tài sản của người phải thi hành án để kê biên.



37. Khoản 2 Điều 98 quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên. Nhưng tại một số tỉnh chưa thành lập tổ chức thẩm định giá mà chỉ có Văn phòng đại diện của Tổ chức thẩm định giá thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì xử lý như thế nào? Trường hợp các cơ quan chuyên môn từ chối phối hợp không đưa ra giá hoặc đưa ra những mức giá khác nhau thì Chấp hành viên xác định giá của tài sản kê biên như thế nào?

Vấn đề này, sau khi trao đổi với Vụ Kiểm sát thi hành án (Vụ 10) thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Vụ Pháp chế, Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp và Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, ngày 12/10/2010, Tổng cục Thi hành án dân sự đã có Công văn số 2970/TCTHA-NV1 gửi Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn nghiệp vụ một số vấn đề về định giá tài sản trong thi hành án dân sự, với những nội dung cơ bản sau:

1. Về việc Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên

Khi xác định giá đối với tài sản kê biên theo khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự và Điều 15 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ, Chấp hành viên cần lưu ý:

Trường hợp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên chưa có tổ chức thẩm định giá, thì Chấp hành viên yêu cầu đương sự thoả thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá ở địa bàn khác. Nếu đã yêu cầu mà đương sự không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tiến hành xác định giá tài sản kê biên theo quy định.

Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá tài sản kê biên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP cần được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến theo đề nghị của Chấp hành viên thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan nói trên có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.

2. Về bảo đảm quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên

Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi có thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản theo điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự (không phân biệt bán đấu giá tài sản lần thứ mấy), thì Chấp hành viên tổ chức định giá lại tài sản kê biên. Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc người yêu cầu định giá lại phải chịu chi phí định giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản kê biên trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự

Nếu đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó. Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn là tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên hoặc tổ chức thẩm định giá trên địa bàn khác. Việc thoả thuận của đương sự về lựa chọn tổ chức thẩm định giá cũng được thực hiện đối với việc định giá lại tài sản kê biên.

Các trường hợp khác, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên.

4. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về định giá tài sản kê biên

Trường hợp khiếu nại việc xác định giá tài sản của Chấp hành viên và khiếu nại về hành vi của Chấp hành viên trong việc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá (như: thời hạn, trình tự, thủ tục ký hợp đồng v.v.) thì được giải quyết theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Khiếu nại (tranh chấp) về kết quả định giá tài sản của tổ chức thẩm định giá được giải quyết theo pháp luật về thẩm định giá. Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá và Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 101/2005/NĐ-CP quy định: Tổ chức thẩm định giá chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá. Việc xử lý tranh chấp về kết quả thẩm định giá thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP nêu trên.

Như vậy, đối với những khiếu nại về kết quả thẩm định giá tài sản hoặc hành vi, quyết định của tổ chức thẩm định giá thì cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý giải quyết. Nếu đương sự không đồng ý với kết quả thẩm định giá do tổ chức thẩm định giá đưa ra và yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi thông báo công khai việc bán đấu giá, thì Chấp hành viên tổ chức định giá lại theo quy định.

Thực tế hiện nay trên địa bàn một số tỉnh chưa có tổ chức thẩm định giá mà chỉ có Văn phòng đại diện của các công ty thẩm định giá có trụ sở tại Hà Nội, Hải Phòng... hoạt động và có chức năng đại diện công ty giao dịch với khách hàng. Vì vậy, trong trường hợp này, Chấp hành viên ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản với Tổ chức thẩm định giá qua Văn phòng đại diện của các công ty thẩm định giá đặt tại nơi có tài sản trong trường hợp có sự ủy quyền của Tổ chức thẩm định giá.

Kết quả xác định giá của Chấp hành viên hay của Tổ chức thẩm định giá, Chấp hành viên ban hành văn bản thông báo về việc xác định giá tài sản để làm căn cứ giá khởi điểm cho việc bán đấu giá tài sản.

38. Theo quy định tại Điều 99 Luật Thi hành án dân sự thì đương sự có quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi thông báo công khai bán đấu giá tài sản. Trong trường hợp giá thẩm định có sự chênh lệch thì cơ quan thi hành án dân sự giải quyết như thế nào?

Để đảm bảo quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên của đương sự trước khi có thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản theo Điểm b Khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự cần hướng dẫn cho đương sự thỏa thuận về giá tài sản hoặc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản. Nếu các bên không thỏa thuận được về các nội dung nêu trên thì Chấp hành viên chấp nhận đơn yêu cầu định giá lại tài sản của đương sự và hướng dẫn cho đương sự quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá. Kết quả định giá lại của tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn được xác định làm giá khởi điểm bán đấu giá tài sản. Quá trình làm việc cần có biên bản cụ thể, chặt chẽ.



39. Điều 100 quy định: Trường hợp đương sự thỏa thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản về việc thỏa thuận...Việc giao tài sản để trừ vào số tiền thi hành án được thực hiện trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có thỏa thuận.

Như vậy, giao tài sản phải có sự thỏa thuận của các bên đương sự. Tuy nhiên Điều 104 Luật Thi hành án dân sự quy định về xử lý tài sản bán đấu giá không thành "Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá đã định. Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án". Trong trường hợp này Luật Thi hành án dân sự lại không quy định là có sự thỏa thuận của các bên đương sự hay chỉ cần người được thi hành án đồng ý là cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc giao tài sản để khấu trừ số tiền thi hành án.

Hiện nay các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự cũng không quy định vấn đề này. Do vậy, trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án đồng ý nhận tài sản bán đấu giá không thành, nhưng người phải thi hành án không đồng ý giao thì cũng chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết dẫn đến việc thi hành kéo dài và không khả thi.

Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thỏa thuận trong thi hành án dân sự được quy định tại Điều 6 Luật Thi hành án dân sự.

Cơ quan thi hành án dân sự phải hiểu đúng tinh thần của điều luật này, vì Điều 100 quy định về việc 2 bên thoả thuận nhận tài sản thi hành án mới ở giai đoạn đã kê biên; nhưng tại Điều 104 thì tài sản sau nhiều lần bán đấu giá không thành, nên việc đồng ý nhận tài sản của người được thi hành án không cần sự thoả thuận của các đương sự (Luật đã quy định cho người phải thi hành án có quyền nhận tài sản nếu như nộp đủ tiền thi hành án ngay cả khi đã kê biên và trước khi bán đấu giá 1 ngày). Hai điều luật quy định và điều chỉnh hai phạm vi thi hành án với nội dung khác nhau, không ràng buộc.

40. Điều 103 quy định: “Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không giao tài sản bán đấu giá cho người mua được tài sản thì thủ tục cưỡng chế giao tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 114, 115, 116 và 117 của Luật này”.

Thực tiễn công tác thi hành án có vướng mắc phát sinh: số tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản do các Tổ chức bán đấu giá tài sản chuyển sang được cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ngay việc thanh toán cho người được thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tiền. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, do nhiều nguyên nhân, sau khi bán đấu giá tài sản thành công lại không thể giao ngay được tài sản cho người trúng đấu giá dẫn tới việc người trúng đấu giá tài sản gửi nhiều đơn thư khiếu nại, đề nghị giao tài sản hoặc đề nghị hủy hợp đồng mua bán tài sản.

Về việc này, theo quy định của Bộ luật Dân sự, Nghị định 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, khi ủy quyền bán đấu giá, cơ quan thi hành án được nhận tiền bán đấu giá tài sản sau khi trừ các chi phí bán đấu giá tài sản đồng thời phải có nghĩa vụ giao tài sản cho người trúng đấu giá trong một thời hạn nhất định được ghi trong hợp đồng, nghĩa vụ giao tài sản chỉ chấm dứt khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 374 Bộ luật Dân sự. Khi nghĩa vụ giao tài sản chưa chấm dứt thì các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản chưa hoàn thành nên trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chậm giao tài sản theo thời hạn trong hợp đồng thì người trúng đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đã ký kết và yêu cầu trả lại khoản tiền mua tài sản đã nộp. Do đó, khi chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá, khoản tiền bán đấu giá tài sản chưa được xác định là tiền thi hành án để thực hiện việc chi trả cho những người được thi hành án.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và người trúng đấu giá, tránh đơn thư khiếu nại trong việc giao tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án dân sự cần chú ý: Đối với khoản tiền bán đấu giá tài sản thu được khi chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá, cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm 01 tháng, khi giao xong tài sản cho người trúng đấu giá thì khoản tiền đó được xác định là tiền thu để thi hành án và thực hiện thanh toán theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự. Nếu nguời trúng đấu giá huỷ hợp đồng mua bán tài sản thì cơ quan thi hành án trả lại số tiền đó cho họ.

41. Về việc cưỡng chế giao nhà



tải về 318.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương