TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC


Một số xung đột điển hình trong cộng đoàn tu



tải về 1.17 Mb.
trang19/35
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.17 Mb.
#14692
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   35

5. Một số xung đột điển hình trong cộng đoàn tu


Dưới đây là một số xung đột điển hình tìm thấy trong đời sống cộng đoàn: Những bất hòa, hiểu lầm, cảm nhận bị tổn thương giữa các cá nhân; những bất đồng liên quan đến đường lối tổ chức như quyền hành, tiền bạc, cơ sở và tài sản của cộng đoàn; cái gì cộng đoàn phải làm hay nên làm (Sứ vụ); thực hành đức tin và đời sống tu trì theo đường lối chung của Giáo Hội (Giáo thuyết); những chuẩn bị hướng tới Tổng Tu Nghị: đào sâu linh đạo, tìm lại đặc sủng của vị sáng lập, những thách đố mới, những người lãnh đạo tương lai; các vấn đề và thực hành xã hội: kế hoạch hóa gia đình, xu hướng tính dục, tính dục tiền hôn nhân, sống thử, phá thai, độc thân, thủ dâm, đồng tính luyến ái, vai trò phụ nữ, những vấn đề nổi cộm về nhân quyền và dân quyền; sợ thay đổi và coi thay đổi như đe dọa nguy hiểm, đang khi cần phải canh tân liên lỉ: “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi”182.
Nếu hiểu xung đột là vì có khác biệt thì tìm giải quyết xung đột là cùng nhau đi tìm mẫu số chung cho những khác biệt đó. Công cuộc tìm kiếm mẫu số chung này cần áp dụng “biện chứng pháp tiến lên”, nhờ đó sự hòa hợp ngày càng gia tăng và sự hiệp thông cộng đoàn sẽ được thực hiện: Tiền đề ↔ Phản đề → Hợp đề. Hợp đề này lại trở thành một tiền đề mới, cần có một phản đề mới tương ứng để sản sinh ra một hợp đề mới tương ứng... Và cứ thế mà tiến triển và tiến bộ. Khi tìm được mẫu số chung thì người và ta, trên và dưới gặp được nhau, hiểu được nhau thì mọi việc đều được giải quyết dễ dàng và tốt đẹp: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo”183. “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa kia, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”184.
Chúng ta hãy có cái nhìn tích cực về cộng đoàn đôi khi có xung đột của chúng ta như ĐTC Phanxicô nhìn về Giáo Hội: “Có đúng thật là cùng nhau bước đi đòi hỏi dấn thân và đôi khi có thể gây mệt nhọc: có thể xảy ra là vài anh chị em gây vấn đề cho chúng ta hay làm gương mù gương xấu cho chúng ta... Nhưng Chúa đã tín thác sứ điệp cứu độ cho những con người, cho tất cả chúng ta, cho các nhân chứng và chính trong các anh chị em của chúng ta với các ơn và các hạn hẹp của họ, Chúa đến gặp gỡ chúng ta và làm cho chúng ta nhận biết Người. Và điều này có nghĩa là thuộc về Giáo Hội. Xin anh chị em hãy nhớ kỹ: là kitô hữu có nghĩa là thuộc về Giáo Hội”185.

(Lỗi Hẹn)

VI. CỘNG ĐOÀN CẢM THÔNG


Anh em đã được Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi, thì hãy cố gắng hết mình, để làm cho các ơn đó nên vững mạnh. Có thế, anh em sẽ không bao giờ vấp ngã, và nhờ đó, con đường rộng mở để đón nhận anh em vào Nước vĩnh cửu của Đức Giê-su Ki-tô là Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta” (2 Pr 1,10-11)

1. Mời gọi cảm thông


Phúc cho ai thương xót người vì họ sẽ được xót thương186: Chúa Giêsu hứa rằng vì họ đã cảm thông với người nên họ sẽ nhận được lòng thương xót của Chúa. Một người không cảm thông thì lạnh lùng, dửng dưng, vô cảm “sống bên nhau mà như nước mây hững hờ…” Một người như vậy không thể đồng cảm với người khác, không thể thấu hiểu cái gì xảy ra trong họ và cho họ. Sự vô cảm đưa tính ích kỷ và sự chăm lo bản thân đến độ thái quá (tự say mê mình, narcissisme: “tôi mê tôi”), khiến trở nên tha hóa và thiệt hại cho đời tu của mình.
Trái lại, sự cảm thông đưa người ta đến với tha nhân và đồng cảm với họ (x. Đôi bạn Quản Trọng và Bảo Thúc Nha). Cảm thông bao gồm khả năng nhận biết, kể cả tưởng tượng ra hoàn cảnh thực tế của tha nhân. Thời nay các thực tế ảo của kỹ thuật số, phim truyện, truyền hình có thể đánh động trí tưởng tượng và các cảm nhận ở một mức độ sâu xa, khiến người xem có thể bật khóc, chẳng hạn ai cũng cảm phục câu trả lời khôn khéo của Jeanne d’Arc “Nếu tôi không có ơn nghĩa Chúa, xin Chúa dẫn tôi vào; nếu tôi đang sống trong ơn nghĩa Chúa, xin Chúa giữ gìn tôi”, và rơi lệ khi chứng kiến những giây phút cuối cùng của đời nàng trên giàn lửa thiêu.
Tuy nhiên, việc phơi bày nỗi đau khổ của người khác có thể phản tác dụng, chẳng hạn người xem có thể trở nên nhẫn tâm trước những điều trông thấy và bỏ đi. Những hình ảnh truyền hình về chiến tranh, bạo lực trên trẻ em và phụ nữ động viên những người này chống chiến tranh bạo lực và sự ngược đãi phụ nữ trẻ em, nhưng cũng có thể đóng lòng trí những người khác lại trước thực tế thương tâm ấy, kể cả phủ nhận nó và coi nó như là đã được dàn dựng nên.

2. Cảm thông và Công bằng


Thấy được mối liên hệ giữa cảm thông và công bằng, và biết rằng nếu không có cảm thông thì không thể sống cách công bằng được là điều quan trọng, khiến người ta tỏ ra bất bình và can thiệp khi người lớn bắt nạt trẻ nhỏ, người mạnh ăn hiếp người yếu… ‘Kiến nghĩa bất vi bất nghĩa’. Do đó, việc lấy lại được cảm thức thương xót và coi nó như căn bản của bất cứ cảm thức luân lý và công bằng nào là điều thế giới này đang rất thiếu sót, và ĐTC Phanxicô đã nhiều lần lên tiếng mạnh mẽ tố cáo.
Cảm thông là tâm điểm của công bằng đích thực. Nếu nhìn thấy những người chung quanh đau khổ mà kết luận là do lỗi của họ, và nếu nghe các nhà chính trị nói về sự cân bằng ngân sách trên lưng người lao động mà vẫn thản nhiên, thì chúng ta đã đánh mất, không chỉ cảm thức cảm thông, mà còn đánh mất cả cảm thức về công bằng nữa. Chúng ta phải thấy là có cái gì đó “không ổn” khi nghe có kẻ nói ‘Tại sao đồng tiền của người khó nhọc làm việc lại phải giúp cho những kẻ biếng nhác?’, vì những lời nói đó tỏ ra vô cảm với những người đau khổ, trẻ em, người già, thất nghiệp (x. dụ ngôn người làm từ giờ thứ 11), và tạo nên hố sâu giữa mình và những người đang phải đau khổ.
Đòi hỏi công bằng không phải là việc của một chọn lựa, song đúng hơn là việc của trách nhiệm. Đó là một lời mời gọi căn bản đối với nhân tính, được các tôn giáo kêu gọi và hỗ trợ. Ngay cả trẻ con cũng nhận ra cái gì là công bằng và cái gì là không công bằng, và chống lại những việc bất công. Cái dễ làm cho chúng ta trở nên bất nhân đối với nhau chính là khuynh hướng thiết lập sự đối chọi ‘chúng ta - chúng nó’. Nếu nhìn mình đối nghịch với tha nhân thì càng dễ trở nên độc ác hơn nữa.

(Lời Kinh Hòa Bình của Từ Duyên)



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương