TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC


Công bằng bên trong cộng đoàn cảm thông



tải về 1.17 Mb.
trang21/35
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.17 Mb.
#14692
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   35

6. Công bằng bên trong cộng đoàn cảm thông


Trong đời sống phục vụ với tư cách là linh mục/tu sĩ, nhiều việc chúng ta cho là bác ái, nhưng kỳ thực là việc của đức công bằng. Có thể nói rằng chăm sóc một thành viên trong cộng đoàn bị ốm thuộc về công bằng, chăm sóc một cụ già hàng xóm neo đơn thuộc về bác ái. Suy tư về từ ngữ bác ái và công bằng, chúng ta nhận thấy mỗi chữ có một cảm nhận khác nhau. Khi nghĩ tới bác ái, cái đến ngay trong trí chúng ta là những công việc của lòng từ tâm phát ra từ sự dư dật hay những cảm nghĩ cao thượng của chúng ta. Những việc này chúng ta không bị bó buộc phải làm, nhưng vì chúng ta động lòng. Động lòng vì đau khổ của người khác, chúng ta làm một việc bác ái, nghĩa là làm một việc gì đó chúng ta không bị bó buộc phải làm. Trái lại, công bằng là một cái gì bó buộc phải làm.
Sống công bằng là một thách đố. Bác ái là làm cái gì chúng ta có khả năng hay do lòng tốt. Trái lại, công bằng đòi hỏi chúng ta làm tất cả những gì chúng ta phải làm, bất kể cái giá phải trả. Như một phần thiết yếu của cuộc sống tốt, đức công bằng là mối quan tâm và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Công bằng là một lời mời gọi dựa trên tình nhân loại, và cũng là một đức tính cần thiết để có những cơ cấu tốt. Nhưng nếu không có những cơ cấu, những hệ thống và chính phủ tốt biết thực thi chức năng của mình cách công bằng với tất cả mọi người, thì bác ái trở nên một trợ lực thiết yếu bù đắp cho một thực tế bất công của thế giới quanh chúng ta. Trải qua lịch sử nhân loại, đã có những thời kỳ đức công bằng rất yếu nên vai trò của bác ái trở nên thiết yếu. Thường công việc bác ái của các Giáo Hội, của những hiệp hội thiện nguyện, của những người thiện chí cố gắng bù đắp cho những bất công của chính phủ và của thế giới thương mại.
Cái khó khăn là chỉ có bác ái không thể bù đắp cho những bất công trên cấp độ rộng lớn. Do đó cần có liên minh các tiếng nói đòi hỏi công bằng. Công bằng và cảm thông phải cùng nhau hành động. Chúng ta bịt mắt lại với bất công khi chúng ta không thể cảm thông. Chúng ta có thể khoan dung cho bất công bằng cách tự nhủ rằng “không phải trách nhiệm của chúng ta”, hay “điều đó vượt sức chúng ta”. Nếu làm như thế thì dù có giải thích thế nào đi nữa, chúng ta vẫn hỗ trợ cho bất công và trở nên có lỗi. Phải đối mặt với bất công, phải nói với các hệ thống và cơ cấu về những bất công căn bản của chúng, vì chúng cũng phải gánh chịu hậu quả hành vi bất công ấy. Công bằng và bác ái phải sát cánh bên nhau. Công bằng mà không có bác ái có thể trở nên lạnh lùng và vô cảm. Bác ái mà không có công bằng sẽ không thể tiếp cận với hết những ai phải đau khổ. Mọi cá nhân, cộng đồng và các cơ cấu đều cần phải vừa công bằng vừa bác ái. Đòi hỏi đó còn cao hơn đối với cộng đoàn tu sĩ chúng ta, qua chứng tá cá nhân và tập thể cho tình yêu của Thiên Chúa: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con… Cứ dấu này mà thiên hạ nhận biết các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu thương nhau”; “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến đỗi ban Con Một Ngài cho thế gian được sống”.


VII. CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG


Không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu thương các người anh em, không thể yêu Thiên Chúa ngoài Giáo Hội: Không thể hiệp thông với Thiên Chúa mà không hiệp thông trong Giáo Hội, và chúng ta không thể là các kitô hữu tốt, nếu không cùng với tất cả mọi người tìm theo Chúa Giêsu như một dân tộc duy nhất, một thân mình duy nhất và đó là Giáo Hội194.

1. Nhận định chung


Tại sao chúng ta cần suy tư thần học về cộng đoàn hiệp thông? - Vì đó là nhu cầu và xác tín của tu sĩ chúng ta, được huấn quyền Giáo Hội xác nhận. Quả thế, cộng đoàn tu sĩ được khai sinh bởi một lời mời gọi của Thiên Chúa và là kết quả của một lời đáp trả của con người. Huấn thị Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn tuyên bố: “Tình yêu Chúa Kitô đã qui tụ một số đông môn đệ để họ trở nên một, để như Ngài và nhờ Ngài, trong Chúa Thánh Thần, qua dòng lịch sử, họ có thể đáp lại tình yêu của Chúa Cha, yêu mến Ngài ‘hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn’ (x. Dnl 6,5) và yêu thương cận nhận như chính mình (x. Mt 22,39)195.
Được sinh ra không phải “bởi ý muốn xác thịt”, cũng không phải do sự hấp dẫn của con người hay bởi những động lực nhân loại, song bởi Thiên Chúa, cộng đoàn tu sĩ là dấu chỉ sống động của tình yêu ưu tiên của Chúa, Đấng thực hiện những điều kỳ diệu, và cũng là dấu chỉ của tình yêu cho Chúa và cho anh chị em, như đã được Chúa Kitô biểu lộ và thực hành. Bởi đó, cộng đoàn tu sĩ là một thực tại thần học, vốn là kết quả của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Vì thế, chúng ta cần học hỏi và suy tư về cộng đoàn tu sĩ với tinh thần đức tin. Mục tiêu của cuộc học hỏi này là suy tư có tính cách thần học về nguồn gốc, sự hiện hữu và mục đích của cộng đoàn tu sĩ. Do đó, chúng ta sẽ đề cập đến: nền tảng Thánh Kinh của cộng đoàn tu sĩ, với chú ý đặc biệt về các linh hứng Phúc âm; sự tăng trưởng có tính cách thần học và tu đức của cộng đoàn tu sĩ bên trong lịch sử Giáo Hội; căn tính của cộng đoàn tu sĩ trong Giáo Hội hiện đại và sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới hôm nay.

2. Tình trạng phân mảnh


Kinh nghiệm chung của con người hôm nay là sự phân mảnh, ở mọi cấp độ và mọi lãnh vực cuộc sống. Chúng ta thấy sự phân mảnh hiện nay về các thực thể địa lý, chính trị. Cả những tương quan về giống cũng bị phân mảnh và sự bất cân đối nam-nữ vẫn chưa được chữa lành. Toàn cầu hóa đem các dân nước xích lại gần nhau, nhưng cũng không tránh được tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đẳng. Trong nhiều quốc gia, người nghèo, phụ nữ và trẻ em bị gạt ra bên lề. Việc phá hủy môi trường tự nhiên, phá hủy văn hóa bản xứ và làm băng hoại các giá trị nhân bản càng gây thêm sâu hơn nữa tình trạng phân mảnh.

Sự phân mảnh cũng tác động ở mức độ cá nhân: Cuộc sống cá nhân xem ra đánh mất sự duy nhất nội tâm, cũng như sự phô diễn ra bên ngoài và định hướng về tương lai, vì bị lèo lái bởi những thúc đẩy của tình trạng phân tán, phân mảnh và tha hóa. Do đó lời mời gọi thăng tiến những liên hệ của tình liên đới trở nên cấp bách. Phải thay đổi tình trạng loại trừ, gạt ra bên lề và bất bình đẳng do nền văn hóa phân mảnh ngày nay mang lại. ĐTC Phanxicô thường mạnh mẽ tố cáo “văn hóa loại trừ” và tích cực cổ vũ nền “văn hóa gặp gỡ”. Cũng cần nuôi dưỡng một não trạng sinh thái, nghĩa là tất cả mọi vật được tạo thành đều kết nối với nhau, bổ túc lẫn nhau, có cùng một số phận, phá hủy một cái sẽ gây nên những hậu quả sinh tử cho toàn thể.


Đứng trước bối cảnh phân mảnh đó, tìm kiếm hiệp thông quả thật là một việc phức tạp. Nó bao trùm mọi cấp độ và mọi khía cạnh của cuộc sống: liên chủng loại, liên sắc tộc, liên quốc gia, liên cộng đồng, liên nhân vị và nội tại trong mỗi con người nữa. Cái mà con người ngày nay cần đến là một hiệp thông đời sống vừa trao ban vừa nhận lãnh cách hỗ tương.



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương