TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC


III. CỘNG ĐOÀN TRUYỀN THÔNG CHÂN THÀNH VÀ KHÔNG SỢ HÃI



tải về 1.17 Mb.
trang14/35
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.17 Mb.
#14692
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   35

III. CỘNG ĐOÀN TRUYỀN THÔNG CHÂN THÀNH VÀ KHÔNG SỢ HÃI

“Tôi có thể là chính tôi ở đây!” Người có thể nói như vậy có lẽ là nói về một cộng đoàn đích thực. Sự có thể có tiếng nói là một khía cạnh tiên quyết của truyền thông. Nhờ nói mà chúng ta mạc khải chính mình cho nhau. Một số người không biết chúng ta đang nghĩ gì, hoặc muốn nói gì, cho đến khi nghe chính chúng ta lên tiếng nói lên. Trong cộng đoàn, chúng ta có thể nói lên câu chuyện đời của chúng ta.


Chúng ta có thể trở nên kinh nghiệm hơn trong việc nói lên điều gì chúng ta muốn. Nhờ được lắng nghe, chúng ta có thể biết đầy đủ hơn chúng ta là ai. Những từ “truyền thông”, “cộng đồng” và “hiệp thông” có cùng một ý nghĩa như nhau. Khi chúng ta truyền thông, chúng ta đi vào mối liên hệ sâu xa, hiệp thông với người khác. Chúng ta trao ban và lãnh nhận. Chúng ta làm điều đó với tất cả con người - thân xác, trí não và linh hồn - của chúng ta. Chúng ta nghĩ tưởng và chúng ta cảm nhận. Chúng ta nguyên vẹn là chúng ta, chứ không bị tha hóa vì điều người khác nghĩ hay đòi hỏi, ép buộc.
Cộng đoàn tu sĩ có thể được giúp đỡ lớn lao nhờ sự hiểu biết về truyền thông hiệu quả, học được từ trong gia đình. Mỗi người nhìn thế giới một cách khác nhau do lăng kính giới tính, chủng tộc, khuynh hướng tính dục, tuổi tác, giai cấp, văn hóa, ngôn ngữ… Được thấu hiểu trong mối liên hệ thân thiết, chúng ta phải không ngừng giải thích chúng ta là ai. Khi chúng ta nhận thức rằng người đối tác của chúng ta thực sự muốn biết về chúng ta, chúng ta sẽ chấp nhận bộc lộ về mình. Trái lại, khi cảm thấy rằng người đối tác của chúng ta chẳng tha thiết gì, chúng ta sẽ cảm thấy bị tổn thương, không được chấp nhận và cô đơn, khép kín. Các đôi vợ chồng cần bám rễ sâu trong tình yêu và sự chăm sóc nhau, cam kết luôn cố gắng thấu hiểu người kia ngày một hơn.
Sự truyền thông không hiệu quả mà chúng ta thường thấy trong các cộng đoàn cũng giống như nơi các đôi vợ chồng. Sự truyền thông có thể được trợ lực nhờ áp dụng các nguyên tắc dùng để giúp đỡ các đôi vợ chồng: cố gắng hiểu người kia hơn là bắt người kia phải hiểu mình; lưu ý đến những khác biệt của người kia; đánh giá cao cái độc đáo của người kia; không kết án. Nếu những người trong cộng đoàn không cố gắng thấu hiểu nhau, các vấn đề càng trở nên phức tạp hơn. Trong cộng đoàn thực hành các quy luật này, người ta cảm thấy được an toàn đủ để bộc lộ chính mình. Càng cảm thấy được đón nhận, người ta càng cảm thấy thoải mái và càng sẵn sàng đón nhận người khác.
Tất cả chúng ta đều nhằm tìm kiếm những tương đồng để được cảm thấy như ở nhà mình, bớt lo âu. Chúng ta cảm thấy thiện cảm với những ai cùng tâm thức văn hóa và linh đạo với chúng ta. Tuy nhiên trong ý hướng tìm những người như mình thì lắm khi chúng ta lại không nhìn thấy họ đúng như họ thực sự là, vì chúng ta cứ dán mắt vào những cách thức mà họ giống với chúng ta thôi. Chính vì hành động theo những quan niệm về sự “giống nhau” này, thay vì lắng nghe những “khác nhau”, mà các sự ngộ nhận nổi lên trong cộng đoàn. Truyền thông có lẽ được dễ dàng, nếu, thay vì cứ dựng lên những giả định về người khác, người ta tự hỏi: “Người đó hiểu thế nào về truyền thống linh đạo của chúng ta? Nó khác thế nào với cách tôi nhìn thấy và trải nghiệm? Cả khi quan điểm thần học của người đó khác quan điểm thần học của tôi thì tôi có thể hiểu gì về điều người đó muốn nói lên?”
Chúng ta không thể nào thực sự hiểu biết lẫn nhau được cho đến khi chúng ta có thể nhìn thấy và đánh giá đúng những khác biệt. Các cộng đoàn tu không khoan dung với nỗi lo âu của các thành viên thì các khác biệt sẽ làm gia tăng các vấn đề nghiêm trọng. Và khi các vấn đề đó trở thành kinh niên thì cộng đoàn sẽ bắt đầu trải nghiệm một cảm thức thất bại, chẳng khác gì cảm thức thất vọng và chán nản của đôi vợ chồng trước khi phải thực hiện một cuộc tư vấn tâm lý, nghĩa là không cùng nhau giải quyết được mà cần phải có sự can thiệp của người khác.
Những ai trong chúng ta làm người tư vấn tâm lý trong cộng đoàn đều có nhiều kinh nghiệm trong việc quan sát các cuộc hôn nhân trắc trở. Chúng ta biết sự chán nản của những người trước khi kết hôn tưởng đã yêu đủ để kết hôn tốt đẹp. Một số đôi vợ chồng thất vọng này đã giả định rằng một khi đã phải lòng yêu nhau thì chắc chắn phải bền vững mãi trong tình yêu. Khi lắng nghe họ, chúng ta nhận thấy rằng một phần quan trọng của vấn đề là họ không có khả năng truyền thông lẫn cho nhau họ thực sự là ai, vì trong thời gian đó ai cũng khoe cái tốt và che cái xấu, chỉ nói cái tương đồng mà giấu đi những khác biệt (tốt khoe, xấu che).
Họ không thể vượt lên tình trạng quá lý tưởng hóa người kia trong cái nhìn của mình. Tư vấn tâm lý dạy cho họ biết rằng hôn nhân của họ đã không thất bại, đúng hơn là tình yêu của họ chưa lớn lên đủ. Tình yêu trong hôn nhân phải được lớn lên và trưởng thành. Trong tiến trình trưởng thành của tình yêu, đôi vợ chồng phải học truyền thông cho nhau. Các cộng đoàn tu lắm khi cũng gặp phải cùng một nỗi chán nản tương tự. Các cộng đoàn đó muốn là những nơi chốn yêu thương, nhưng lại giống như những cuộc hôn nhân thất bại vì vận hành trệch chức năng kia. Họ đã đi từ tình trạng “say yêu” sang tình trạng “cháy sạch”, hoài nghi và không có tình. Các cộng đoàn không yêu thương có thể trở nên lạnh lùng và không thiện cảm (sống bên nhau mà như nước mây hững hờ!). Những cộng đoàn đó thường hay xét đoán và không chấp nhận nhau, có thể thân thiện nhưng chỉ là bề ngoài, náo nhiệt nhưng thiếu chiều sâu nội tâm. Những lời than phiền của các cộng đoàn này rất giống với những lời than vãn của những đôi vợ chồng chán nản trong hôn nhân và cáo buộc lẫn nhau về sự thất bại.
Các cộng đoàn trong đó mọi người có thể truyền thông (bộc lộ) cho nhau là những cộng đoàn có tình yêu trưởng thành. Không ai nghĩ rằng các cộng đoàn tu cũng giống như các đôi vợ chồng hay gia đình có thể lấy tư vấn tâm lý để khám phá ra cái gì cộng đoàn phải làm để giúp cho tình yêu được trưởng thành trong cộng đoàn. Thực ra việc bắt đầu một tiến trình nhằm mục đích giúp các thành viên hiểu nhau hơn để giải quyết các vấn đề là rất quan trọng và có thể khởi đầu sự chữa lành.
Khi một cộng đoàn bị rối loạn, xung đột, hay trải nghiệm “hết yêu”, thì nhiều thành viên sẽ không còn thực sự tha thiết trong việc tìm thấu hiểu người khác nữa. Họ muốn được hiểu, nhưng nhu cầu muốn được hiểu của họ lại giữ họ xa khỏi sự hiểu người khác. Mọi người đều có kinh nghiệm ấy trong các cuộc họp cộng đoàn mà sự thấu hiểu nhau thực sự đã không có. Người ta không lắng nghe nhau. Họ nhẩm lại trong đầu và chờ đợi đến phiên họ nói. Mỗi người đều chuẩn bị nói, mà không chịu quan tâm đến điều người khác nói. Nên thật là cần thiết việc học lắng nghe nhau và hiểu nhau khi cộng đoàn bị rối loạn như thế. Lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô cần được cất lên để cầu nguyện chung với nhau biết bao!
Các cộng đoàn có thể chọn trở nên cộng đoàn yêu thương hơn và làm dễ dàng sự hiểu nhau và cộng tác với nhau hơn. Như những bậc phụ huynh có thể học các kỹ năng nuôi dạy con làm cho gia đình được hạnh phúc, các cộng đoàn cũng có thể học lắng nghe nhau với sự thấu hiểu và chấp nhận nhau, khiến cộng đoàn trở thành nơi an toàn cho mọi thành viên.



tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương