Tên đề tài: Ngoại thương nhà Lê – Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (voc) thế kỷ XVII phần mở ĐẦU


Bối cảnh thương mại trong nước ở thế kỷ XVII



tải về 250.09 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích250.09 Kb.
#10239
1   2   3

1.3.2 Bối cảnh thương mại trong nước ở thế kỷ XVII.

Kể từ đầu thế kỷ XVII, khi mà nhà Lê đã trung hưng thì tình hình ngoại thương của nước ta đã có khá nhiều biến chuyển. Từ khi Nguyễn Hoàng thoát được vào Thuận Quảng thì ngày đêm lo khuếch trương thế lực để xây dựng một giang sơn riêng rẽ ở Đàng Trong và cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn kéo dài gần một nửa thế ký 1627 – 1672. Chính cuộc nội chiến này đã thúc đẩy cho chúa Trịnh và chúa Nguyễn phải từ bỏ chính sách “bế quan tỏa cảng” của các triều trước để tiếp xúc với các nước ngoại quốc để mua bán những nguyên liệu cần thiết cho các cuộc chiến tranh mà bản thân nền kinh tế nông nghiệp trong nước không có. Do đó, ngoại thương Việt Nam thời kì đó đã thấy nhúc nhích và tỏa ra các chợ, bến một vẻ nhộn nhịp khác thường.

Mặt khác, đất nước được yên bình. Sự đe dọa của phong kiến phương Bắc (Trung Quốc) là không thể vì tuy nhà Thanh đang ở thế “thịnh trị” nhưng vẫn phải củng cố nền thống trị của người Mãn trước sự đe dọa của những người Hán và vì vua Lê (chủ nước Việt Nam) vẫn thực hiện triều cống đều đặn. Vì vậy, không có cớ gì để nhà thanh gây họa. Cho nên, khi bước vào thế kỷ XVII, Đàng Ngoài đã “đón các vị khách” là lái buôn phương Tây về buôn bán: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp và những bạn hàng cũ: Xiêm La, Trung Quốc, Nhật Bản, Mã Lai… Kẻ Chợ và Phố Hiến nổi lên là những trung tâm buôn bán nổi tiếng và đông đúc.

Tiểu kết chương 1:………



Chương 2: Hoạt động thương nghiệp nhà Lê- Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ XVII

.

2.1 Lịch sử hình thành công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và mối quan hệ ngoại thương bước đầu với nhà Lê - Trịnh vào thế kỉ VXII



2.1.1 Lịch sử hình thành công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC)

Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie hay VOC trong tiếng Hà Lan, có nghĩa: Công ty liên hiệp Đông Ấn Hà Lan) là một công ty thương mại, thành lập năm 1602 khi Quốc hội Hà Lan trao 21 năm độc quyền thực hiện những hoạt động thực dân tại châu Á. Đây là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới và là công ty đầu tiên sử dụng cổ phiếu. Công ty này cũng có thể được gọi là Đại tập đoàn đầu tiên trên thế giới, ngoài chức năng thương mại, công ty này còn sở hữu quyền lực chính phủ, có khả năng mở các cuộc chiến tranh, thương lượng hiệp ước, đúc tiền và thành lập thuộc địa.

Trong thế kỷ XVI, ngành buôn bán đồ gia vị bị thống trị bởi những người Bồ Đào Nha, họ sử dụng Lisbon làm cảng nguyên liệu. Trước khi có những cuộc bạo động tại Hà Lan thì Antwerp đã đóng vai trò là trung tâm phân phối hàng gia vị tại Bắc Âu, sau năm 1591 những người Bồ Đào Nha đã sử dụng những nghiệp đoàn đa quốc gia của Đức như FuggersWelsers, cũng như các công ty của Tây Ban Nha và Ý sử dụng Hamburg làm cảng nguyên liệu phía bắc, để phân phối sản phẩm của họ, vì vậy những thương gia Hà Lan bị cắt hết nguồn nguyên liệu. Cùng thời điểm đó, hệ thống thương mại của Bồ Đào Nha tỏ ra kém hiệu quả trong việc đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao cho các loại hàng hóa, đặc biệt là hạt tiêu. Nhu cầu cho gia vị trở nên biến động, nguồn cung không ổn định cho hạt tiêu đã gây nên một cơn sốt giá mặt hàng này thời điểm đó.

Thêm nữa, khi Bồ Đào Nha được sáp nhập vào ngai vàng của vua Tây Ban Nha, cùng với việc Hà Lan đang có chiến tranh. Năm 1580, Đế quốc Bồ Đào Nha trở thành mục tiêu thích hợp cho những cuộc tấn công quân sự. Đây là những yếu tố cơ bản thôi thúc Hà Lan tham gia vào thị trường buôn bán hạt tiêu liên lục địa thời điểm đó. Lý do cuối cùng, một vài người Hà Lan như Jan Huyghen van LinschotenCornelis de Houtman đã nắm được bí mật những hải trình thương mại của Bồ Đào Nha và tận dụng triệt để cơ hội này. Chuyến hành trình đầu tiên của Houtman tới Banten, một cảng quan trọng của Java, đã dành được một lợi nhuận khiêm tốn.

Năm 1596, một nhóm thương gia Hà Lan quyết định một lần nữa phá thế độc quyền của Bồ Đào Nha. Năm 1596, một đoàn viễn chinh gồm 4 tàu chỉ huy bởi thuyền trưởng Cornelis de Houtman tới Indonesia là sự liên hệ đầu tiên của Hà Lan với Indonesia. Đoàn thuyền đã tới được Banten, cảng xuất hạt tiêu chính ở Tây Java, đoàn tàu đã mất 12 thủy thủ đoàn khi bị người Java tấn công tại Sidayu và giết chết một thủ lĩnh địa phương tại Madura. Một nửa thành viên của đoàn đã chết trước khi trở về được Hà Lan năm sau đó, nhưng họ đã thu được một lượng hạt tiêu có lợi nhuận đáng kể.

Năm 1598, một lượng lớn những đoàn thuyền của các nhóm thương gia cạnh tranh ở khắp Hà Lan tiếp tục được gửi tới Indonesia. Một vài đoàn thuyền bị mất nhưng phần lớn đã thành công và thu được một lượng lớn lợi nhuận. Tháng 3 năm 1599, một đoàn thuyền gồm 22 tàu gồm 5 công ty khác nhau dưới sự chỉ huy của Jacob van Neck đã tới được đảo hạt tiêu Maluku. Đoàn thuyền trở về châu Âu năm 1599 và 1600, dù cho bị mất tới 8 chiếc thuyền nhưng họ đã thu được tới 400% lợi nhuận. Năm 1600, những người Hà Lan tham gia vào liên minh chống Bồ Đào Nha của người bản địa Hitu, đổi lại những người Hà Lan được độc quyền mua bán gia vị ở Hitu. Người Hà Lan đã dành được quyền kiểm soát Ambon khi liên minh của họ với người Hitu chuẩn bị một cuộc tấn công người Bồ Đào Nha tại pháo đài Ambon, quân Bồ Đào Nha chấp nhận đầu hàng. Năm 1613, người Hà Lan trục xuất người Bồ Đào Nha khỏi pháo đài Solor, quân Bồ phản công trở lại và tái chiếm được vùng đất nhưng đến năm 1626, người Hà Lan dành lại được Solor.

Vào thời điểm đó, thông thường một công ty được thành lập chỉ để tồn tại trong thời gian của chuyến hải hành, và được giải thể ngay sau khi sự trở về của đoàn thuyền buôn. Đó là do những sự đầu tư vào chi phí của một chuyến hành trình mang đến rủi ro rất cao, không chỉ vì những mối đe dọa thường xuyên của nạn cướp biển, bệnh tật, đắm tàu, mà còn do tác động của nhu cầu luôn biến động và nguồn cung gia vị bấp bênh, có thể khiến cho gia vị rớt giá thảm hại, làm tiêu tan triển vọng sinh lời.
2.1.2 Mối quan hệ ngoại thương bước đầu với nhà Lê - Trịnh vào thế kỉ XVII

Những người hàng hải Bồ Đào Nha đã đặt chân tới nước ta vào đầu thế kỉ VXI. Những lái buôn Tây phương dọc ngang buôn bán ở Châu Á thời bấy giờ là người Bồ Đào Nha. Sự giao thương đầu tiên là ở của Hội An là đất đàng trong. Nhưng đến thế kỉ VXII với chính sách mở của thông thoáng ở đàng ngoài thì Phố Hiến, Thăng Long- Kẻ chợ là những thương điếm phát triển tấp nập các thương nhân nước ngoài đến phát triển buôn bán. Tháng 5 năm 1937, chiếc tàu Hà Lan Groe từ thương điếm Hà Lan Hirado ở Nhật Bản đến Đàng Ngoài. Ngày 17 tháng 4, chúa Trịnh cho người mang thư đến cho hay là Chúa hoan nghênh các thuyền buôn Hà Lan tới thông thương và cử người dẫn các lái buôn và hàng hóa lên Kẻ chợ. Họ ở Kẻ chợ từ ngày 22 tháng 4 đến mùng 2 tháng 7. Karel Harsting được chúa đón tiếp tử tế và mua một số dạ trong các hàng mà họ mang đến. Năm 1637, một thương điếm Hà Lan được đặt ở Hưng Yên. Sau đó mấy năm cho phép đặt thương điếm ở kinh đô và sau đó phát triển ra các vùng lân cận.


Sự xuất hiện của tàu buôn Hà Lan đến Đàng Ngoài đã bước đầu mở ra những cơ hội mới cho các hoạt động thương mại với phương Tây. Cũng từ đó mối quan hệ đối ngoại giữa Hà Lan và triều đình Lê - Trịnh cũng được thiết lập.

2.2. Hoạt động ngoại thương nhà Lê-Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ XVII.

2.2.1 Hàng hóa mua vào.

Những mặt hàng mà các thương lái Hà Lan mang đến Đàng Ngoài không chỉ là các sản phẩm kĩ nghệ của các nước: gương, đồng hồ, các mặt trang sức… mà còn có những sản vật thiên nhiên khác để cung cấp cho bọn thống trị: hổ phách, diêm trắng, diêm vàng, sắt, đồng… và cả những sản vật đem đến cho dân dung như gạo vào những năm mất mùa đói kém.

Năm 1693 Trịnh Căn đã đặt hàng với công ty Hà Lan ở Batavia mua mười vật bằng loại thủy tinh trắng muốt làm theo những mẫu gỗ gửi theo và 100 thứ bằng loại pha lê trong nhất. Các lái đều biết tính vua chúa ưa thích gì và thường mách nhau mang đến: trang sức, gấm vóc, đồ đạc lạ tùy bằng pha lê, một số đồ vật về quang học: đèn ảo đăng, ống xem hoa, lăng trụ, ống nhòm, những máy móc: đàn chấm cầm tự động, thảm dệt...

Những hàng mà vua chúa chú trọng một cách đặc biệt trong một thời gian lâu là vũ khí hay những thứ để làm ra vũ khí: đồng, sắt… Ngay trong thời kì chiến tranh với nhau chúa Nguyễn và chúa Trịnh đã đặt mua súng của Hà Lan (có thể coi đó là một việc làm tất yếu của giai cấp thống trị khi muốn đàn áp nhân dân, bảo vệ nền thống trị của mình). Năm 1663, Hà Lan buôn của nhật 284 cán giáo đến Đàng Ngoài bị chê là xấu và trả lại. Nhất là đầu thế kỉ XVII khi Trịnh – Nguyễn phân tranh thì món hàng vũ khi bên nào cũng muốn mua được.

Bọn phong kiến thống trị chú ý mua súng ống và đúc súng ống thì những mặt hàng mà họ phải mua để đúc súng và đạn dược. Do đó: sắt, đồng, diêm trắng, diêm vàng… là những mặt hàng dễ tiêu thụ.

Sắt không phải là thứ hiếm trong nước và giá cũng rẻ nhưng sắt châu Âu cho vào đúc tốt hơn và giá lại rẻ hơn trong nước nên thế kỉ XVII, sắt được tiêu thị khá mạnh ở Đàng Ngoài.

Đồng là một món hàng đặc biệt, ngoài đúc súng nó còn dùng để đúc những đồ chủ yếu tượng trưng cho sự thống trị: đỉnh, vạc hay những đồ nghi trượng khác bằng đồng. Nó là đồ vật không thể thiếu trong kinh tế hàng hóa. Tức là đúc tiền đồng. Có khi tiền đúc khan hiếm cho nên phong kiến thống trị còn phải mua cả tiền đồng đúc sẵn rồi như như là mua một món hàng “ở Batavia đã làm ra một thứ tiền đồng và gửi đến làm mẫu hàng ở Đàng Ngoài ngày 21-6-1654 bởi thuyền Di-Lăng-Đơ” (công ty Ấn Độ - Hà Lan và Đông Dương – W.J.Buych).

Nói chung, những thứ hàng hóa này thường là những hàng mà bọn phong kiến thống trị (chủ yếu là vua chúa) giành độc quyền hay ít nhất cũng giành quyền mua trước. Nhưng trong thực tế tính chất độc quyền chỉ mang tính chất tương đối.

Sự cản trở bởi độc quyền đáng nói ở đây chính là việc vua chúa giữ độc quyền mua châu báu, đồ máy móc kì lạ, có tính chất để chơi giải trí. Một số thuốc quý như: nhân sâm cũng bắt buộc phải bán cho vua chúa. Lẽ tất nhiên những thứ này dù cho phong kiến thống trị có cho tự do bán ra ngoài cũng không có khách mua. Vì với sự bóc lột phong kiến như vậy, với sự cấm đoán và áp bức về hình thức lễ nghi phong kiến như vậy, với tình hình kinh tế lạc hậu và mức sống còn thấp kém trong chế độ phong kiến như vậy thì khó có người dân nào có thể mua những thứ hàng đó.

Hàng họ chuyển sang không phải chỉ có tính chất là mua chuộc bọn phong kiến thống trị để họ cho phép buốn bán, mà có cả những mặt hàng, sản phẩm của chủ nghĩa tư bản cần đem đi tiêu thụ ở thị trường thế giới. Mặt khác, nhìn vào tình hình kinh tế của Đàng Ngoài, nhận xét mức sống của nhân dân Đàng Ngoài họ cũng tính toán thật chi li và kết luận rằng: “Hàng hóa đem đến Đàng Ngoài bị lỗ…Lãi là những chuyến hàng cất ở đây mang đi” (chuyến đi của tàu Hà Lan Gơ rôn).

Vậy những thứ hàng hóa nào họ còn có thể bán được để kiếm lời, để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công nghệ tư bản, ngoài những hàng bán cho vua chúa. Trước hết phải kể đến những thứ vải (len, dạ, lụa, trơn hoặc hoa, dày hoặc mỏng). Khi Trịnh Tráng hỏi nước Hà Lan có những hàng hóa gì lớn, lái Hà Lan trả lời: “Hà Lan bán hổ phách, dạ len, tơ lụa, nhung xatanh, gấm thêu chỉ vàng, chỉ bạc và rất nhiều thứ khác…”

Vua quan mua thừa thì bán cho dân chúng. Nhưng dân chúng cũng chỉ là những người khá giả (địa chủ, phú nông, phú thương). Những thứ hàng thuộc về loại thường dùng hằng ngày trong gia đình cũng được mua nhiều. Đó là những cái lược, cái kim, những thứ dùng làm bếp nước, nồi, niêu, sanh, chảo được đem bán rất nhiều.

Nước ta vốn là nước sản xuất ra thóc gạo. Nhưng vì có những tai họa thiên nhiên, hạn hán, lụt lội, không chế ngự được cho nên những năm mất mùa đã có những chuyến tàu gạo của bọn lái thính nhậy về mặt buôn bán chở đến và được vua chúa hoan nghênh đặc biệt. Ngày 12-6-1682, tàu Hà Lan Cơ-rông-vô-gen tải cùng với hàng hóa khác đến Đàng Ngoài hơn 80 kiện gạo vì ở đấy có nạn đói do đó được Trịnh Căn tạo điều kiện để cho buôn bán. Tháng 7 năm sau (1689) cũng tàu đó chở đến 8 kiện gạo nữa (Công ty Ấn Độ Hà Lan và Đông Dương)

Tính chất buôn bán của các lái tư bản chỉ là kiếm lời trên hết. Họ buôn bán cho ta không phải vì lòng nhân đạo như hiện nay những việc viện trợ quốc tế. Tất cả là vì lợi nhuận, lợi nhuận là trên hết. Chính vì vậy mà những mặt hàng các lái thương Hà Lan mang vào buôn bán ngày càng phong phú, kể cả những mặt hàng xa sỉ nhất.



2.2.2. Hàng hóa bán ra.

Những hàng mà lái nước ngoài đến buôn bán đem đi cũng có nhiều loại: có loại vua chúa độc quyền, có loại lại được buôn bán tự do.

Những thứ hàng mà nhất thiết phải qua tay vua chúa bán ra ngoài là những hàng hóa quý, hiếm, khó khăn hay nguy hiểm mới kiếm được như: trầm hương, ngà voi,, yến sào, quế…thứ hàng được vua ưa chuộng nhất là trầm hương đốt cho thơm, có tác dụng chữa bệnh dạ dày và ruột.

Thế nhưng có những mặt hàng mà vua chúa chỉ giữ được độc quyền đến một chừng mực nào đó và dưới hình thức trưng mua và trưng thu: hạt tiêu, tơ lụa, đường…

Tơ lụa và đường là hai thứ hang chủ yếu mà trong bất kì một chuyến đi nào các lái nước ngoài muốn cất được nhiều nhất. Điều này rất dễ hiểu vì đây là những thứ hàng kiếm được nhiều lãi. Lái buôn có thể trực tiếp mua hàng của người sản xuất. Bởi bọn phong kiến thống trị không thể thu mua hết được hàng. Năm 1946, bọn quan lại Đàng Ngoài định chiếm độc quyền thu mua tơ, lái Hà Lan là Van-Bibec đêm đêm phải đi đến tận nhà những người sản xuất để mua tơ trực tiếp (Công ty Ấn Độ - Hà Lan và Đông Dương W.J.Buych). Năm 1644, lái Hà Lan Văng Bơ-rúc-khóoc buôn tơ Việt nam sang Nhật Bản lãi được 140% mà còn có thể hơn nếu tơ khó hơn. Năm 1645 tàu buôn Hà Lan Căn-pen cũng được lãi 400.000 Pho-lô-ranh vì buôn tơ Việt Nam.

Sau khi Mạc phủ thực hiện chính sách “tỏa quốc” do thuyền châu Ấn không thể tiếp tục đến các thương cảng quốc tế hoạt động kinh tế thương mại của Nhật Bản phải phụ thuộc vào thương nhân Hà Lan. Mặc dù gặp nhiều khó khan nhưng thương nhân Hà Lan vẫn tiếp tục quan hệ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Lý do chủ yếu là thị trường Nhật Bản vẫn rất cần một lượng lớn tơ lụa ngoại nhập do những đóng góp trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Shimabana, Hà Lan ngày nay càng chiếm được ưu thế tại thị trường Nhật Bản và là nguồn cung cấp tơ sống từ Đàng Ngoài trở nên rất cần thiết cho việc khẳng định vị trí của họ ở Nhật Bản. Hơn thế nữa số tơ lụa nhập vào Nhật Bản không phải chịu sự kiểm soát và định giá của các chế độ do Nhật Bản đặt ra với các hàng hóa của Bồ Đào Nha và Trung Quốc. Do vậy càng kích thích cho việc buôn bán tơ lụa giữa Đàng Ngoài với VOC. Mậu dịch tơ lụa giữa VOC với Đàng Ngoài trải qua ba giai đoạn chủ yếu: 1637 – 1654, 1665 – 1669 và 1670 – 1700. Trong thời kì đầu tơ lụa Đàng Ngoài chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản khá mạnh, nhất là sau khi tơ lụa Trung Quốc nhập vào Nhật Bản giảm mạnh do nội loạn ở Trung Quốc sau ngày nhà Minh sụp đổ 1644. Nếu trước năm 1641 tơ lụa Đàng Ngoài chỉ chiếm 37% thì giai đoạn 1641 – 1654 tơ lụa Đàng Ngoài ở Nhật chiếm 68%. Trong thời kì 1637 – 1652, hoạt động của thương điếm Hà Lan ở Đàng Ngoài tuân thủ theo nguyên tác tài chính của công ty Đông Ấn nên số lượng hàng hóa ngân quỹ, tầu thuyền đi lại giữa Nhật Bản với Đàng Ngoài với Batavia đều có sự ghi chép cụ thể và chính xác.



Bảng 1: Giá trị hàng hóa xuất khẩu và số tiền Hà Lan đem đến Đàng Ngoài.

Năm

Rời cảng

Tên tàu thuyền

Giá trị hàng hóa(gulden)

Số tiền

Bạc NB

Gulden

1637

Hirado

Grol

188 159

60 000

171 000

1637

Hirado

Santvoort

382 459

130 000

370 000

1639











1640

Taiwan

Lis, Engel

436 748







1640

Hirado

Meerman

255 916

80

228 000

1641

Batavia

Meerman, Cleen

202 703

43 887

125 079







Rootterdam










1642

Batavia

Meerman

123 102

40 000

114 000

1642

Nagasaki

Meerman

174 427

60 000

171 000

1643

Nagasaki

Meerman

295 110

100 000

285 000

1644

Nagasaki

Jonen Saijer

397 590

135 000

384 750

1645

Nagasaki

Swaten Beerm Gulden Gans

300 300

600 000

171 000

1646

Nagasaki

Hillegersberg

172 006

60 000

17 100

1647

Nagasaki

Kampen

409 510

130 000

370 000

1648

Nagasaki

Kampen, Witten

377 637

130 000

370 500

1649

Nagasaki

Maasland, Witte Valk

295 776

100 000

285 000

1650

Nagasaki

Swarten Beer

383 280

100 000

285 000

1650

Nagasaki

Witte Valk

211 516

70 000

199 500

1651











1652

Nagasaki

Witten Valk

299 442

105 000

299 250

Nguồn: Nagazumi yoko, Quan hệ thương mại Nhật Bản với Đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ thứ XVII

Bảng thống kê cho thấy cảng xuất phát của Hà Lan đến Đàng Ngoài, số hàng hóa chất lên tàu và giá trị bạc Nhật Bản cũng như giá trị hàng hóa quy đổi sang đồng gulden.



Trong quan hệ của Hà Lan với Đàng Ngoài, tơ sống được coi là một trong những thương phẩm quan trọng nhất. Bảng thống kê dưới đây cho thấy giá trị của tơ sống trong tổng kinh ngạch hàng hóa xuất ra của Đàng Ngoài.

Bảng 2: Tổng kinh ngạch hàng hóa xuất khẩu của Đàng ngoài và giá của tơ sống

Năm

Tên tàu

Tổng kinh nghạch hàng xuất khẩu (gulden)

Giá tơ sống (gulden)

1637

Grol

188708

168378

1638

Santvoort

187277

9133

1639

---

---

---

1640

Roch, Lis, Engell

749213

492256

1641

Meerman

240380

164077

1642

Meerman

129352

71788

1643

Meerman

165556

101375

1644

Jongen Saijer

299572

18919

1645

Swarten Beer Gulden Gans

347506

243312

1646

Swarten Beer

257492

129590

1647

Swarten Beer

355658

231798

1648

Campen, Tartientie

393752

168995

1649

Campen

254126

200989

1650

Swarten Beer

329613

257939

1651







1652

Taijouan, Witte Valk

4341119

294425

Nguồn: Nagazumi yoko, Quan hệ thương mại Nhật Bản với Đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ thứ XVII

Trong thời kì 1655 – 1669, tỉ lệ nhập khẩu tơ lụa Đàng Ngoài của VOC sang Nhật bắt đầu giảm, chỉ còn 17% trong khi tơ lụa Bengal chiếm 77% và tơ lụa Trung Quốc 5%. Việc tơ lụa Bengal được ưa chuộng ở thị trường đã đẩy xuất khẩu tơ lụa ở Đàng Ngoài của VOC và của Hoa thương vào thế suy thoái, trong khi đó những khó khăn về nhập khẩu, mất mùa triền miên ở Đàng Ngoài lại đẩy giá nhập tơ lụa lên cao.

Vào đầu những năm 1640, tình hình chính trị ở Đàng Ngoài luôn có biến động lớn. Điều kiện chính trị đó đã ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với các nước. Năm 1643, thương nhân Hà Lan không mua được tơ sống, vì chúa Trịnh dẫn 100.000 quân tiến đánh Đàng Trong. Do sợ bị cướp mất tài sản nhiều thương nhân đã rời Thăng Long. Sản xuất bị ngưng trệ, nên tàu Hà Lan vào đã không thể mua được những thứ cần thiết. Liên tục mấy năm do loạn lạc, trộm cắp nổi lên, ngay cả Thăng Long thợ dệt cũng phải bỏ về quê và hàng dệt đã không vận chuyển lên thành phố. Thêm vào đó ở Trung Quốc đang chuyển giao quyền lực giữa nhà Minh với nhà Thanh, trong điều kiện chính trị rối loạn nên nhiều ngành sản xuất cũng bị đình đốn.

Từ sau năm 1670 tơ lụa Đàng ngoài không còn được VOC chuyên chở trực tiếp sang Nhật như trước đây nữa mà đưa về Batavia sau đó được chuyển sang Nhật để tránh rủi do, nhưng lí do là cán cân buôn bán trực tiếp bị giảm mạnh. Từ thời điểm này buôn bán của VOC ở thị trường Đông Á cũng sa sút, nhất là sau khi Nhật Bản liên tục có chính sách hạn chế xuất khẩu bạc ra nước ngoài, trong khi thị trường Nam Á đang chứng tỏ lợi nhuận lớn hơn nên cũng được công ty chú trọng hơn. Từ khoảng ba thập kỉ cuối thế kỉ XVII, buôn bán VOC ở Đàng ngoài mang tính cầm chừng vì công ty chưa muốn bỏ hẳn thương điếm; bản thân một số mặt hàng tơ lụa nhập từ Đàng ngoài cũng có nhu cầu ổn định ở Châu Âu dù số lượng không đáng kể.

Mậu dịch gốm sứ VOC với Đàng ngoài cũng được thực hiện khá hiệu quả trong 2 thập niên 1660 – 1670. Cùng với sự suy giảm tơ lụa, sản xuất gốm sứ ở Trung Quốc cũng rơi vào đình đốn do nội chiến trong suốt giai đoạn 1640 – 1680. Từ khi thế lực bài Thanh Trịnh Thành Công để mất miền Nam Trung Hoa (1662), nguồn cung cấp gốm sứ thô cho thị trường gián đoạn trong khi nhà Thanh đồng thời thực hiện chính sách đóng cửa để cô lập nhà Trịnh ở Đài Loan. Tình hình đó giúp gốm sứ Đàng ngoài thâm nhập vào liên đảo Đông Nam Á thay thế cho hàng gốm sứ thô Trung Quốc. Trong giai đoạn (1663 - 1687) gốm sứ Đàng ngoài được VOC vận chuyển buôn bán qua thị trường Đông Nam Á hải đảo lên tới gần 1 triệu tiêu bản, chiếm khoảng 41% tổng gốm sứ thô được chuyển đến đây. Năm 1670 tàu Hà Lan mua mang đi 214.160 chiếc đồ gốm của các lò gốm Đàng ngoài. Đồ gốm Việt Nam từ trước đã phát triển và có 1 trình độ tương đối khá như ở Bát Tràng, Thổ Hà, Quảng Nam. Nó được Nhật Bản ưa chuộng đến mức tất cả đồ gốm đưa từ Việt Nam sang hoặc làm ở Nhật Bản theo kiểu Việt Nam được gọi là “đồ gốm Kôchi”. Cho nên cũng có nhiều loại đồ gốm tinh xảo được buôn đem đi, như 1634 lái Hà Lan đã cùng một chuyến buôn với tơ lụa cất 42.720 đồ gốm loại đẹp, tốt.

Cũng thuộc về loại hàng đó, lái Hà Lan còn mua của ta mang đi nhiều gạch lát. Và ở đây lại nhắc đến thứ gạch của Bát Tràng nổi tiến trong cả ca dao. Nhưng năm 1664 họ còn mua của ta những gạch lát bằng đá xanh nữa.

Ngoài ra trên một số cuốn nhật kí đi biển, người ta còn nhắc tới việc “mua nô”. Nhưng việc này vẫn chưa rõ ràng lắm.

Nói tóm lại trên các mặt hàng xuất nhập khẩu hiện rõ rệt tính chất ngoại thương của một nước phong kiến nông nghiệp lạc hậu với một công ty của nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Trên những nét lớn, những hàng VOC mang đến bán ở Việt Nam là những hàng công nghiệp tư bản chủ nghĩa là những chế phẩm kỹ nghệ tư bản và những hàng của Việt Nam được đem ra ngoài bán là những hàng nông nghiệp thủ công, là những sản phẩm thiên nhiên. Việc buôn bán diễn ra kha nhộn nhịp nhưng lại bị kìm hãm bởi tầng lớp thống trị với một số mặt hàng quý hiếm và đem lại nhiều giá trị lợi nhuận cao.


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 250.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương