Tên đề tài: Ngoại thương nhà Lê – Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (voc) thế kỷ XVII phần mở ĐẦU



tải về 250.09 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích250.09 Kb.
#10239
1   2   3

2.2.3. Thể lệ ngoại thương

Việt Nam thế kỉ XVII vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, thủ công nghiệp khi nằm trong tay phong kiến thống trị nên việc buôn bán cũng phải quy định một cách độc đoán. Vua chúa cũng thường chỉ hứa hẹn cho qua chuyện. 1638 lái Hà Lan la Hac – Xinh (Hart - Sinck) đã được Trịnh Tráng hứa là “mỗi khi đến Đàng Ngoài không bị bọn hoạn quan khám xét nữa”. Nhưng ngày 27/02/1638 khi tàu Hà Lan tới Kẻ Chợ thì vẫn bị bọn khám tàu bè ngược đãi. “Rất nhiều hàng ưa thích bị bọn chúng mang đi, mặc dù Hac – Xinh phản đối. Hơn nữa họ còn thay mặt chúa đòi 40.000 lạng bạc tiền đặt trước để mua tơ lụa,…Cò kè mãi mới đi đến thỏa thuận trao cho chúa 35.000 lạng”.

Nói chung một số thuyền buôn đến đây phải qua một số thủ tục: Kai báo, lễ vật và đóng thuế.

Năm 1666, khi tàu Hà Lan Gơrôn đến Đàng ngoài trước khi đến Kẻ Chợ, các lái Hà Lan đã nhận được thư của viên quan địa phương với yêu cầu khai báo: một bản kê khai hàng hóa nhập cảng nếu phát hiện ra gian trá sẽ tịch thu những hàng không kê khai.

Lễ vật phải dâng lên vua chúa hay bọn quan lại cũng không phải là một món nhỏ.

Ở Đàng ngoài tàu Hà Lan Gơrôn đã mang lễ vật là những hàng buôn ở Nhật. Đưa lễ vật cho viên trấn thủ gồm có:



  • 4 ấm đun nước, mỗi ấm đựng được 1 lít nước.

  • 4 ấm đun nước, mỗi ấm đựng được 1/2 lít nước.

  • 2 hỏa lò đun nước chè.

  • 2 gươm Nhật.

Và dâng cho chúa:

  • 1 tấm 24 thước dạ đỏ.

  • 20 tấm thảm đệm.

  • 20 tấm vải mỏng mịn tốt.

  • 1 tấm xéc đen.

  • 1 tấm gương soi mạ vàng.

  • 3 hộp sơn để đựng nữ trang.

  • 20 cát ti đinh hương.

  • 2 pháo (súng thần công) mỗi súng nặng 2.070 livơrơ, mỗi khẩu có thể bán một viên đạn nặng 12 livơrơ sắt.

  • Những chân để pháo (giá súng).

  • 30 viên đạn.

  • 7 cái hộp kẹp.

  • 3 viên đạn có dấu chéo.

  • 3 trùy

  • 1 thùng nhỏ

Những lễ vật này không phải chỉ mất không. Sự thật thì các lái lại được trở lại những tặng vật của những người nhận lại lễ vật đó.

  • Viên trấn thủ tặng lại cho tàu Gơrôn:

  • 5000 đồng tiền Nhật

  • 1 con lợn sống

và Trịnh Tráng cũng cho tàu Gơrôn: 50.000 đồng tiền đồng, vài vò cá mắm, vài vò rượu.

Các lái Hà Lan cũng còn phải trả tiền nhập cho hàng hóa. Vua chúa thường đòi 100.000 lạng bạc hoặc 50.000 lạng. Các lái thường khai man số tiền mang đi và thường chi trả 10.000 – 20.000 lạng. Do đó, có chuyến họ chỉ phải trả 12.500 lạng, nhiều lắm là 25.000 lạng. Người ta cho rằng tất cả những thứ đó không phải là thuế mà là điều kiện để mang hàng hóa đến để buôn bán trong nước.



2.2.4 Cách thức mua- bán và trả tiền

Buôn bán vào thế kỷ thứ XVII với thương nhân nước ngoài trước hết phải qua vua chúa, dù ở thời Nguyễn – Trịnh phân tranh hay thời Nguyễn thống trị. Việc mua bán này lẫn lộn giữa công và tư, hay nói cho đúng không phân biệt được rõ rệt đâu là mua cho công khố, cho nhà nước, đâu là riêng cá nhân cho vua chúa,của tùy thuộc vua chúa. Như súng đạn, vũ khí thì rõ rệt là mua cho cả một cái triều đình để bảo vệ nền thống trị của nó.

Vào thời Trịnh Tráng,Trịnh Can, tàu buôn nước ngoài đến,sau khi đã tiến lễ, được phép vào buôn bán. Hàng được mang vào cho chúa chọn trước sau đó đến các quan, sau đó đến dân thường.

Bạc là một thứ tiền thông dụng nhất thời đó vì lái buôn Hà Lan mua chủ yếu thời đó là tơ lụa. Thoạt đầu chưa biết buôn bán thế nào,chúa đã bắt nộp một số bạc nào đó để chúa sẽ bán tơ lụa cho. Thường thì là 25.000 lạng bạc các lái buôn cũn kêu ca nhưng chúa và quan nói nhũn nhặn là họ vay và họ sẽ trả bằng tơ lụa. Đó là chế độ mua hàng tiền trước. Thường thường các lái buôn sẽ bị thiệt vì có khi số bạc đưa ra nhiều nhưng số tơ lụa mua về đươc ít, hoặc bị chịu tơ lụa đến mùa sau. Không những thế chuyến tàu nào các chúa cũng căn dặn những thứ hàng các chúa thích và đòi hỏi phải đưa sang cho các chúa vào chuyến sau.

Việc mua bán này thật lạ kỳ, nó vạch rõ trình độ buôn bán lạc hậu của một chế độ phong kiến tâp chung bế tắc.

Khi trao bạc cho các chúa rồi mới bàn đến việc giá cả cao thấp. Riêng mua tơ lụa các thương lái Hà Lan thường dung cách”một ăn mấy”. Ví dụ như hạng tơ thứ nhất ước độ 22,23fackaer thì một lạng bạc ròng mua được 22 hay 23 lạng tơ thứ nhất. Lái buôn Hac-xinh đã làm vừa lòng chúa Trịnh. Trịnh Tráng đặt giá tơ xấu la 16 fackaer. Hac-xinh trả 24 để làm vừa lòng chúa.

Bạc của các lái buôn Hà Lan đưa đến trước khi trao đổi cho chúa Trịnh được thử xem bao nhiêu tuổi. Nhưng đến khi cân bạc thương lái Hà Lan kêu ca rất nhiều về thái độ gian trá trắng trợn của bọn hoạn quan cân bạc. Họ rất bực tức vì mỗi một lần cân họ bị hao hụt khoảng một phần mười lạng. Việc gian trá còn xảy ra trong khi cân hàng,cân đồng cân sắt. Thương lái Hà Lan rất tức giận vì việc này đã có lần họ bỏ không cân nữa. Có khi vì cân gian mà họ bị hụt mất khoảng 15, 70tạ đồng và 11, 50sắt. Tuy nhiên cần phải phân biệt sự buôn bán giữa thương lái nước ngoài giàu kinh nghiệm, nhiều mánh khóe với bọn cầm quyền buôn bán với thói hư tật xấu và với những người dân thạt thà chất phác. Nhưng nói chung, có thể nói dứt khoát là bọn phong kiến thống trị trong lúc suy tàn bế tắc mà lao đầu vào việc buôn bán kiếm lời thì những việc gian lận man trá, hà hiếp, áp bức không phải là không có. Điển hình là câu chuyện về thương lái Hà Lan tên là Đuychke bị Trịnh Tráng tịch thu hàng hóa và cầm tù cho đến khi được thả ra thì chết dọc đường vào ngày 11-03-1639. Đó cũng là một nguyên nhân để các lái phương Tây “chán ghét” buôn bán với Việt Nam phong kiến. Nhưng chán ghét thì có chán ghét mà mối lợi của thị trường Việt Nam cám dỗ không là cho lái phương Tây rời bỏ nguồn lợi này. Cho nên bị đối xử tệ nhục thế nào, mặc dầu bị chán ghét đến đâu, họ vẫn tiếp tục đi lại buôn bán, cho đến khi tình hình mới thay đổi, thì họ cũng thay đổi phương sách. Chủ nghĩa tư bản phương Tây lớn mãi lên, yêu cầu chia sẻ thị trường thế giới đòi hỏi phải dung phương sách mạnh hơn, cứng hơn, khi đó họ sẽ dung áp lực đối với chính sách phủ tư sản của họ mà tỏ thái độ dứt khoát. Đó là việc sau này các lái Pháp đã làm đối với chính phủ Pháp để xâm chiếm Việt Nam

Với việc trả tiền chủ yếu là thanh toán bằng bạc. Cách trả”một bạc ăn mấy hàng”, vì thứ nhất bạc là thứ hàng dùng làm vật ngang giá chung và việc dùng bạc để mua bán đã có từ lâu. Thứ hai là mặc dầu đã có tiền đúc, nhưng tiền đúc bằng đồng và kẽm lại có ít giá trị cho nên chỉ có thể dùng vào việc mua bán những thứ có giá trị ít, cón vàng tuy không hiếm nhưng không được dùng quen nên không được dùng phổ biến như bạc. Nhưng khi thương lái Hà Lank hi buôn bán tơ lụa lại có cách đổi chác là trả bằng tiền, mặc dầu tiền này còn là một thứ tiền sơ sài, chưa phải là tiền đúc.

Nói chung việc trả tiền hàng ở thế kỉ XVII vẫn theo cách dùng bạc để trả. Nhưng cùng lắm khi theo sở thích và nhu cầu của bọn vua chúa, quan lại, lái buôn lại phải dùng cách đổi chác khác. Như năm 1689 Trịnh Căn không đòi tiền để đổi lấy tơ lụa mà chỉ đòi 4 tạ bạch đàn và 13 tạ đinh hương để đổi cho thương lái Hà Lan.

Tóm lại, hồi thế kỉ thứ XVII mua bán thường tiến hành theo hai cách thông dụng như nhau: hoặc dung bạc nén (bạc trong nước, bạc của Nhật, bạc của Trung Quốc) để đổi lấy hàng (cho cả hai bên, vì thường khi cháu Trịnh mua hàng cũng trả bằng tiền như năm 1687, trả một phần ba tiền bằng bạc và hai phần ba tiền bằng tơ) hoặc dung cách đổi chác: hàng đổi lấy hàng. Về cách sau này, không phải chỉ bên Việt Nam mới là thế. Bọn lái cũng thường dùng hai cách này để dẽ cất được hàng: bạc để mua hàng và hàng để đổi hàng, và thường khi họ vẫn nhằm thứ hàng nào đem lại nhiều lợi hơn họ mới đổi. Năm 1686, khi tơ sống của Việt Nam thường chỉ buôn để mang sang bán ở Nhật Bản không đem đượ nhiều lái cho họ, lái Hà Lan đề nghị với Trịnh Căn không lấy tơ sống nữa, mà chỉ lấy lĩnh các mặt hàng tơ khác đã thành chế phẩm rồi có thể nhập vào nước Hà Lan.



2.2.5. Tiền tệ và giá cả

Bạc dùng theo bạc nén, bạc thỏi. Đơn vị thường dùng là lạng. Trên lạng có nén và nửa nén. Mỗi nén ăn mười lạng. Có thể gọi là đĩnh: một lạng bạc hoặc một đĩnh bạc. Dưới lạng có nửa lạng, một phần tư lạng. Việc chia ra những phần lướn nhỏ trong thực tế áp dụng rất tự nhiên. Khi cần tiêu đến bao nhiêu, lấy dao chặt phăng lấy một miếng, đem cân. Do đó ngoài bạc nén, bạc thoi, còn có những miếng bạc nho nhỏ gọi là bạc vụn.

Giá trị của lạng bạc khác nhau không do ở cân lượng. Một lạng bạc bao giờ cũng cân được 36,58 gam. Nhưng tùy theo chất lượng bạc có thuần khiết hay pha tạp, hay tùy theo cung- cầu mà giá bạc thay đổi. Riêng những bạc được nhập kho của vua chúa là 100% nguyên chất thường bạc cũng chỉ pha tạp độ 3 % nhưng cũng có trường hợp như Trịnh Tráng cho cân bạc của Hác – xinh chỉ được có 82%.

Vàng cũng được đúc thành thoi: một nén vàng (10 lạng vàng), một thoi vàng hay nửa nén, một lạng vàng hay một đĩnh vàng, một nửa lạng vàng, 1/4 lạng vàng tất cả đều được đúc thành thoi trong là đúc của triều đình có đóng dấu hẳn hoi.

Với các thương lái Hà Lan mỗi chuyến họ mang vào nước ta hàng triệu đồng đen. Đồng đen là một loại tiền của Nhật tiền này cũng dễ được tiêu dùng vì nó được làm bằng bạc. Đòng đen dùng để tiêu những món nhỏ. Tháng giêng năm 1637 lái Hà Lan mang đến dàng ngoài 13500000 đồng đen, mang tới 16438 đồng tiền I- pha- nho, 763 tạ đồng, để đổi lấy tơi lụa và đường. Tàu Hà Lan Gát- pa- đam tháng 7 năm 1689 mang đến đàng ngoài 80 bao gạo, 500000 đồng tiền Méc- xích và các hàng lặt vặt: diêm trắng, diêm vàng, bạch đàn, dạ đỏ,…

Nói chung tất cả những vấn đề về tiền tệ còn nhiều rắc rối phức tạp. Chỉ biết rằng việc đổi chác tiền tệ là các vật ngang giá như: vàng, bạc hay những thứ tiền nước ngoài mang đến. Tất cả đều thể hiện sự cổ xưa của việc đổi chác của chế độ tiền tệ. Tình hình này tồn tại kéo dài cùng với sự tồn tại của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.

Giá cả các loại hàng hóa trao đổi giữa thương lái Hà Lan và đàng ngoài tăng lên hạ xuống tùy lúc. Nguyên nhân là phần lớn buôn bán với vua chúa, quan lại và tính chất độc quyền độc đoán của vua chúa, cho nên giá cả vẫn thường do vua chúa ấn định tùy thuộc vào sự thỏa mãn của chúng. Nếu lễ vật chiều được sở thích của vua chúa thì có thể giảm được giá hàng. Năm 1675 hai tàu Hà Lan Giăng- kéc- cơ và Crông- vô- gen mang đến đàng ngoài nhiều thứ hàng vừa lòng chúa Trịnh Tạc. Vì vậy Tạc đã định giá tơ 13 fa- ca- e là giá trên thị trường. Bọn thương lái Hà Lan coi đó là mọt dịp thuận lợi để buôn bán tơ lụa.

Giá hàng còn lên xuống theo quy luật chung của sự buôn bán cạnh tranh tự do. Các lái cạnh tranh nhau mãnh liệt. Lái Hà Lan và lái Bồ Đào Nha coi nhau như kẻ thù họ cạnh tranh nhau buôn bán và dùng mánh khóe đối với nhau khá kịch liệt. Năm 1664 lái Hà Lan cho một chiếc tàu chặn ở cửa sông phao tin đồn là thuyền nào lọt vào tay họ là họ chiếm đoạt.Kết quả là các thương lái sợ không dám về chuyến đó và thương lái Hà Lan mua hàng chuyến đó được giá rẻ.

Quy luật cung cầu cũng tác động đến giá hàng lên xuống năm 1696 lái Hà Lan mua hàng được gái rẻ ở đàng ngoài, chỉ vì có hai thuyền Trung Quốc đến mà lại rất ít vốn.

Sự sản xuất và ảnh hưởng của thiên nhiên và của tai họa xã hội cũng là nguyên nhân tăng và giảm giá. Mua hàng đúng mùa hay trái mùa cũng làm cho gái hàng thay đổi thường thường lứa tơ đầu tiên “tơ tươi”, vào khoảng tháng bốn đến tháng sáu được đắt hơn “tơ già” từ tháng 10 đến tháng 12 vì tơ già muộn quá đối với lái buôn, họ nhổ neo đi từ vào khoảng cuối tháng 7. Cho nên tơ tươi thì giá từ 140 đến 160 lạng /1 tạ còn tơ gà chỉ 100 đến 110 lạng/1 tạ.



2.2.6 Thương điếm

Thương điếm là những cơ sở buôn bán của các nước phương Tây, là nơi đặt cửa hàng, kho chứa hàng hóa, phòng làm việc của thương nhân nước ngoài. Liên quan mật thiết đến hoạt động của các thương điếm này là công ty Đông Ấn. Đó là công ty thương mại của một số nước châu Âu hoạt động ở phương Đông (các nước Đông Á và Đông Nam Á). Về nguyên tắc, đó là công ty của những tập đoàn tư bản doanh nghiệp tư nhân, nhưng đồng thời cũng được sự hỗ trợ rất lớn về nhiều mặt của chính phủ. Các công ty này có chức năng: thám hiểm, thăm dò, bang giao chính trị, thực hiện buôn bán và nếu cần thiết thì can thiệp quân sự và chiếm đất. Sự hoạt động của các Công ty Đông Ấn thông qua hoạt động của các thương điếm đặt tại các nước phương Đông mà người phương Tây muốn xâm nhập vào. Như vậy, Công ty Đông Ấn và thương điếm giống nhau vì đều là những cơ sở thương mại của các nước phương Tây đặt ở các nước phương Đông nhưng khác nhau ở quy mô, phạm vi hoạt động. Một là cơ quan mẹ (Công ty Đông Ấn) thực hiện chức năng cả về chính trị – kinh tế. Một đóng vai trò như những chi nhánh (thương điếm), hoạt động thuần về kinh tế, hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan mẹ.

Thế kỷ XVII là thời kỳ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở Đại Việt. Góp vào sự phồn thịnh của kinh tế ngoại thương nói riêng và cả nền kinh tế Đại Việt nói chung trong các thế kỷ này là sự xuất hiện của các thương điếm với vị trí như những trung tâm thương mại, tổ chức việc buôn bán giữa Đàng Ngoài với các nước phương Tây. Sự có mặt của các thương điếm của thương nhân Hà Lan nói riêng và các thương điếm của thương điếm phương tây nói chung ở những đô thị lớn, như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến….đã khiến cho diện mạo của nền kinh tế phong kiến vốn mang tính tự cấp, tự túc có những thay đổi đáng kể.

Khi quan hệ giao thương giữa Hà Lan và Đàng Trong sớm gặp nhiều sóng gió. Hà Lan trách cứ các chúa Nguyễn đã vô lý tịch thu hàng hóa trên mấy tàu của Hà Lan bị đắm ở Cù Lao Chàm và quần đảo Hoàng Sa. Chúa Nguyễn bất bình vì Hà Lan liên kết và giúp đỡ Đàng Ngoài tấn công Đàng Trong ở cửa Thuận An (1642). Sau những căng thẳng, hai bên đã cố gắng dàn hòa để nối lại giao thương bằng một thỏa ước năm 1651, nhưng đã không đưa đến một kết quả cụ thể nào. Thương điếm của Hà Lan ở Hội An chính thức đóng cửa năm 1654.

Quan hệ giao thương của Hà Lan với Đàng Ngoài diễn ra muộn hơn nhưng có nhiều thuận tiện và đem lại kết quả nhiều hơn. Thương điếm của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Phố Hiến xây bằng gạch, gần bờ sông Hồng. Đến năm 1645, thương điếm được phép dời lên Kẻ Chợ, Phố Hiến vẫn được duy trì như một chi nhánh. Thương điếm Hà Lan ở Đàng Ngoài đã tồn tại 64 năm (1637 – 1700), trải qua 13 đời giám đốc .

Trong những năm đầu, thương điếm Phố Hiến làm ăn khá phát đạt. Thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian 1638 – 1642 đã có 5 tàu của Hà Lan cập bến Phố Hiến mang theo 1.323.631 florins, 20.000 lạng bạc và các hàng hóa trao đổi và mua được số lượng lớn các mặt hàng tơ sống, vải lụa đã dệt, lĩnh và quế chi.

Thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ được dựng ngoài thành Đại La, bên bờ sông Nhị. Trong những thập kỷ đầu, những tàu buôn của Hà Lan từ Nhật Bản, Đài Loan và Batavia đã cập bến Kẻ Chợ buôn bán, mang đến nhiều tiền bạc và hàng hóa (năm 1646 là 130.000 lạng bạc, năm 1649 là 457.928 florins, năm 1650 là 329.613 florins, năm 1661 là 150.200 florins, năm 1681 là 123.354 florins, năm 1682 là 165.420 florins). Đổi lại, họ được một chuyến hàng 500, 600 tạ tơ sống, những tấm lĩnh…Thời gian sau, danh mục các mặt hàng xuất khẩu còn thêm gốm sứ thô, xạ hương, long não, đồ sơn son thiếp vàng. Hàng đem vào thì có thêm diêm tiêu, lưu huỳnh, vũ khí như các cỗ súng đại bác bằng gang, thậm chí còn có cả gạo vào những năm đói kém (1642). Những hàng hóa đem lại lợi nhuận lớn hơn cả cho Công ty Đông Ấn Hà Lan là tơ lụa và gốm sứ. Lãi suất hàng năm của công ty (giai đoạn 1641 – 1654) lên tới 186% .

Trong những năm cuối thế kỷ XVII, tình hình buôn bán của thương điếm Hà Lan ở Đàng Ngoài gặp nhiều khó khăn. Phần vì bị người Anh cạnh tranh gay gắt. Phần do chính sách gây phiền hà, mua rẻ, bán đắt của chính quyền Lê – Trịnh, thái độ sách nhiễu, tham quan của những quan thu thuế.

Sau khi cân nhắc, năm 1700, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã chỉ thị cho giám đốc thương điếm J.Van Loo đóng cửa vĩnh viễn thương điếm ở Đàng Ngoài, rút hết nhân viên, thiết bị về Batavia.

Như vậy, Thương nhân Hà Lan lập thương điếm thực hiện việc buôn bán với Đàng Ngoài. Ở những mức độ khác nhau, các thương điếm này đã hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu của công ty Đông Ấn Hà Lan trên con đường xâm nhập vào thị trường của các nước phương Đông. Điều này cũng có những tác động và ảnh hưởng trực tiếp và góp phần tô điểm thêm sự đa dạng trong bức tranh nhiều màu sắc của kinh tế ngoại thương đến nền kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỷ XVII.


Kết luận

Nghiên cứu về hoạt động ngoại thương giữa VOC và Đàng Ngoài phản ánh toàn diện về lịch sử kinh tế,chính trị ,xã hội cũng như các khía cạnh về văn hóa,tôn giáo của Đàng ngoài vào thế kỉ thứ XVII.

Việt Nam cho đến thế kỉ XVI-XVII, khi đã có quan hệ buôn bán với các nước tư bản phương Tây rồi, nhưng về sản xuất thì vẫn còn ở trong tình trạng lạc hậu và chênh lệch. Vì vậy, cách thức tiến hành giao thương giữa Việt Nam với nước ngoài ở thời kỳ này dù có tiến bộ hơn ở những thời kỳ trước, song vẫn chưa thể nào thoát ra khỏi tình trạng thủ công và lạc hậu. Nhà nước quân chủ lúc đó, đứng đầu là vua và chúa, đã nắm hết độc quyền về thương mại và nắm chặt mọi đầu mối cũng như mọi thể lệ tiến hành đều phải theo ý chí của vua và chúa.

Nói về những chính sách trên văn bản từ phía triều đình phong kiến Việt Nam ở thời kỳ này thì hầu như không có mấy về tài liệu thành văn. Song, xét về những thủ tục hoặc những trao đổi trên phương diện ngoài văn bản thì ở thế kỷ XVI-XVII, là thời kỳ được coi là cởi mở và thông thoáng nhất về chính sách ngoại thương và cũng là thời kỳ được coi là không quá nặng về sự gọi là bế quan tỏa cảng.

Ở thời kỳ này, những sắc lệnh có trên văn bản được Nhà nước ban hành đều thuộc phạm vi cấm đoán (như cấm người nước ngoài trú ngụ trong kinh thành, cấm xuất khẩu, buôn bán một số mặt hàng quốc cấm….). Có những thứ không thuộc diện cấm thì hầu như Nhà nước không có văn bản nào trở thành luật định, mà chỉ là những trao đi đổi lại qua thư từ giữa các bên.

Sự ra đi của người Hà Lan,cũng như của người Anh ba năm trước đó”(1697) tất nhiên là hệ quả trực tiếp từ sự suy giảm về lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ở dàng ngoài do sự đình đốn của nền kinh tế của địa phương, thái độ ngày càng khắt khe của chúa Trịnh Căn và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại. Tuy nhiên, sự sa sút cũng cần dược đặt trong bối cảnh rộng hơn của khu vực và quốc tế, cũng như sự thay đổi chiến lược buôn của các thế lực hằng hải châu Âu. Sự hạn chế mạnh xuất khẩu kim loại quý đối với thương nhân ngoại quốc của chính quyền Nhật Bản từ cuối thập niên 1660 cùng với sự sụt giảm về nhu cầu tơ lụa Đàng Ngoài do sự chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản của sản phẩm vùng Bengal đã làm cho tơ lụa Đàng Ngoài mất đi một thị trường chính có thể thu được nguồn tài chính quan trọng là bạc và đồng. Việc nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn thế lực họ Trịnh ở Formosa năm 1683 và bãi bỏ chính sách đóng cửa (Hải Cấm) vào năm 1684 không chỉ tạo điều kiện cho thương phẩm của họ trở lại chiếm lĩnh thị trường (cụ thể nhất là gốm sứ) mà còn tạo điều kiện cho Hoa thương là mở rộng kinh doanh cũng như thu hút thương nhân châu Âu đến giao thương trực tiếp với thị trường nội địa Trung Quốc từ cuối thế kỷ XVII, mà trường hợp của người Anh là một minh chứng cụ thể. Ngoài ra, chiến lược mở rộng nhằm vào thị trường Nam Á (vải vóc tơ lụa) và Trung Quốc (Tơ lụa, chè, sứ) cho cả thị trường Nhật Bản và Châu Âu đã vô hình chung đẩy Đàng ngoài ra khỏi quỹ đạo “buôn bán nội Á” của VOC. Như vậy, Sự buôn bán của các thương nhân Hà Lan với Đàng Ngoài thực chất là do sự tác động trực tiếp và thường xuyên của dòng chảy bạc và kim loại quý Nhật Bản đến nền kinh tế Đàng ngoài trong suốt thế kỉ thứ XVII.

Trên phương diện chính trị,cục diện phân tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài không chỉ phản ánh 1 cuộc xung đột tự thân của 2 tập đoàn phong kiến Việt Nam,mà còn cho thấy sự can thiệp khá sâu sắc của các thế lực Châu Âu hậu thuẫn phía sau.Trong 1 thời gian khá dài người Bồ Đào Nha đứng về phía Đàng Trong trog cuộc nội chiến giữa 2 dòng họ Trịnh – Nguyễn mà người Hà Lan trong 1 thời gian nhất định là liên minh của Đàng Ngoài.

Trong số những thương nhân châu Âu buôn bán ở Đàng ngoài trong thế kỉ thứ XVII,người Hà Lan thông qua VOC là thế lực vượt trội về kinh tế,đồng thời cũng có quan hệ ngoại giao chặt chẽ với triều đình Đàng ngoài hơn cả. Cũng như tại nhiều nơi khác ở phương Đông, buôn bán của VOC ở Đàng Ngoài trong thời kì này có tác động đáng kể đến những chuyển biến kinh tế và xã hội bản địa.

Khó có thể đi đến 1 nghiên cứu toàn diện về vấn đề mầm mống chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam thời kì tiền cận đại nếu không đầu tư sâu hơn về phía cạnh kinh tế,mà ngoại thương nên được đặt thành những vấn đề tiên quyết để tiếp cận vấn đề. Và nghiên cứu vấn đề ngoại thương nhà Lê – Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ thứ XVII góp phần tìm hiểu thêm về kinh tế thời đó.

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU


  1. Lý do chọn đề tài

  2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Phạm vi nghiên cứu

5. Đóng góp của đề tài

6. Bố cục


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở phát triển ngoại thương nhà Lê – Trịnh (Thế kỷ XVII- XVIII)

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của Đàng Ngoài trước thế kỷ XVII.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên.

1.1.2 Điều kiện kinh tế

1.1.3 Điều kiện chính trị.

1.1.4 Điều kiện xã hội

1.2. Hoạt động ngoại thương đàng ngoài trước thể kỉ XVII.

1.3. Bối cảnh lịch sử đầu thế kỉ XVII tác động đến hoạt động ngoại thương của Đàng Ngoài

1.3.1. Bối cảnh thương mại thế giới ở thể kỷ XVII.

1.3.2. Bối cảnh thương mại trong nước ở thế kỷ XVII.


Chương 2: Hoạt động thương nghiệp nhà Lê- Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ XVII

2.1 Lịch sử hình thành công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và mối quan hệ ngoại thương bước đầu với nhà Lê-Trịnh vào thế kỉ VXII

2.1.1 Lịch sử hình thành công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC)

2.1.2 Mối quan hệ ngoại thương bước đầu với nhà Lê-Trịnh vào thế kỉ VXII

2.2. Hoạt động ngoại thương nhà Lê-Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ XVII.

2.2.1 Hàng mua vào

2.2.2. Hàng bán ra

2.2.3. Thể lệ ngoại thương

2.2.4 Cách thức mua- bán và trả tiền

2.2.5. Tiền tệ và giá cả

2.2.6. Thương điếm
Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Ghi chú: đơn vị đo lường

1 florins = 1 quan = 1/2 lạng bạc



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh Tuấn – Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Đàng Ngoài (1637- 1700). Tư liệu và những vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu lịch sử số 3. 2005

2. Thành Thế Vỹ - Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX. Nhà xuất bản sử học, Hà Nội. 1961

3. Trần Thị Vinh – Chính sách ngoại thương thời Lê - Trịnh thế kỷ XVI – XVII. Viện sử học. Viện khoa học xã hội Việt Nam

4. Trịnh Tiến Thuận – Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam thế kỷ thứ XVI. Luận án tiến sĩ. Hà Nội. 2002



5. Vương Hoàng Tuyên – Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời kỳ Lê Mạt
Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 250.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương