Tiểu luận Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại



tải về 38.35 Kb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích38.35 Kb.
#50786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
tailieuxanh triet hoc hy lap co dai-đã chuyển đổi

Đấu tranh về nhận thức luận logic học

Xu hướng đề cao lý trí xuất phát từ Thales, Pythagore, Heraclite, Parmecide, Anaxagore được Leucipe và Đémocrite tiếp tục phát triển và đạt đỉnh cao dưới thời Dé mocrite. Ông cho rằng tồn tại trong thực tế là tồn tại về mặt cảm giác, phân biệt hai dạng nhận thức – nhận thức mờ tối và nhận thức chân thực tương ứng với hai nấc thang cảm giác và tư duy. Cảm giác đem lại cho con người những chất liệu thô, thiếu chọn lọc. Dạng nhận thức ấy mới chỉ hướng đến tồn tại bề ngoài của sự vật, mà chưa đi sâu vào bản chất của nó, chưa phân tích nguyên nhân của những cái do ta tri giác. Những chất liệu thô được tư duy xữ lý, cải biến để trở nên hoàn thiện hơn. Nhiệm vụ của nhận thức là thong qua tư duy mà vạch ra tính quy luật bên trong, cơ bản của sự vật. Đémocrite viết : “khi nào nhận thức chân mờ tối không còn đủ sức để thấy cái quá nhỏ cũng như để nghe, để ngửi, để nắm bắt được bằng xúc giác và vị giác nhưng vẫn phải đi sâu vào phân tích cái tinh tế hơn (mà tri giác cảm tính không nắm nỗi nữa) thì lúc ấy xuất hiện vai trò của nhận thức chân thực, vì trong tư duy có một cơ quan nhận thức tinh tế hơn”.

Như vậy nhận thức chân thực không phải là duy nhất nhưng đóng vai trò quyết định trong quá trình nhận thức. Nhận thức chân thực hay sự thong thái theo Démocrite là sự phản ánh lý tưởng mọi cái đang tồn tại, là cơ sở của tính khoa học trong nhận thức thế giới. Đémocrite không phải là người sang lập ra logic học nhưng ông đã đặt nền móng cho nó, xem nó là công cụ giải mã tự nhiên. Đémocrite cũng viết một số tác phẩm về logic học, nêu ra hang loạt các quy tắc, giả thiết, khái niệm, nhấn mạnh vai trò hang đầu của phép quy nạp. Trong tác phẩm“Công cụ mới” (Novum Organum) Bacon hoan nghênh Đémocrite đã đi sâu vào tận chiều sâu thămthẳm của tự nhiên, đồng thời than phiền rằng truyền thống tốt đẹp đó đã bịlàm hoen ố vào thời trung cổ khi người ta chỉ tuyên truyền một cách ồn ào tư tưởng của Platon mà quên đi những giá trị tinh thần khác.

Đối lập với tư tưởng Démocrite là tư tưởng của Platon, Platon không những nâng tư tưởng duy tâm lên thành hệ thống, mà còn khẳng định tính tất yếu của sự đối đầu duy vật-duy tâm trong triết học. Theo Platon, chủ nghĩa duy tâm là một triết học uyển chuyển vì nó thống nhất với tinh thần và minh luận, còn chủ nghĩa duy vật là một triết học thô thiển, xa lạ, không tin vào sự linh thiêng của đời sống con người, mà nếu tin thì cũng loại trừ vai trò của thần linh trong công việc của trần gian, mà nếu cực chẳng đã thừa nhận thần linh thì cũng từ chối mọi


hành vi sung bái. Nguồn gốc và bản chất tồn tại là vấn đề nền tảng trong tư tưởng triết học Platon. Sự khác nhau cơ bản giữa Platon và Démocrite trong nhận thức luận là cách lý giải nguồn gốc và cơ sở của quá trình nhận thức. Thế giới khả giác, theo Platon luôn biến đổi, nhất thời, không bền vững, nên không thể là tồn tại theo đúng nghĩa của từ đó. Tồn tại đích thực phải bền vững, tự thân đồng nhất, không bịlệ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian, vĩnh cửu. Nó mới là đối tượng của lý trí. Platon cho rằng tri thức không phải là một hành vi cảm giác, không phải là một kiến giải đúng mà là một kết quả được xây dựng trên nền tảng của thực tại, thể hiện mối quan hệ có tính logic, tính quy luật của những hình ảnh diễn ra ở đó. Lý luận nhận thức và logic học của Platon chìm đắm trong chủ nghĩa thần bí và duy tâm, nhưng khai mở phương pháp phân tích khoa học những vấn đề này.

  1. Đấu tranh trong quan niệm về con người hội

Trong quan hệ xã hội Đémocrite đánh giá cao long nhân ái, tình bạn. Con người không thể sống thiếu bạn bè, nhưng một người bạn thong minh vẫn tốt hơn nhiều người bạn ngu đần, một người bạn chân chính đáng giá hơn ngàn người bạn giả dối. Con người thiện, theo Đémocrite trước hết là con người sống có đức hạnh. Nhưng đức hạnh không phải đạt được bằng cưỡng chế mà bằng thuyết phục với những chứng lý của trí tuệ, bằng giáo dục, bằng học vấn. Triết lý đạo đức của Đémocrite xây dựng mẫu người hiền nhân, tương tự mẫu người quân tử trong triết học nho giáo phương đông. Đémocrite xây dựng học thuyết về tiến bộ lịch sử tự thân của loài người từ trạng thái thú vật sang trạng thái văn minh. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, xuất hiện do nỗi sợ hãi của con người trước các hiện tượng bí hiểm của thiên nhiên.



Sấm sét, mưa gió, bão tố, lụt lội, núi lữa, nhật thực, nguyệt thực – những hiện tượng đó người

nguyên thủy không thể giải thích được nên gán cho các hiện tượng siêu nhiên, sức mạnh thần linh. Thực ra thần linh chỉ là những ngẫu tượng, nếu có thần linh thì đó là lý trí con người được thần linh hóa. Mối quan hệ thần linh – con người được Đémocrite rút thành mối quan hệ giữa con người – tự nhiên, trong đó con người từ chổ bắt chước thế giới tự nhiên đã tạo ra thiên nhiên cho mình tức xã hội loài người. Học thuyết Đémocrite tạo ra bước đột phá trong triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt trong chủ nghĩa duy vật. Giá trị lịch sử của chủ nghĩa duy vật nguyên
tử cổ đại là ở chổ tính triệt để của nó, lần đầu tiên nó dám thách thức mục đích luận của tôn giáo vốn ngự trị dai dẵng trong ý thức của con người, kích thích sự phát triển của tư duy khoa học, nhất là khoa học tự nhiên lý thuyết. Những đột phá quan trọng của nguyên tử luận duy vật càng làm sang tỏ khả năng xây dựng liên minh giữa khoa học và tự nhiên.

Mối quan tâm trong triết học xã hội của Platon là vấn đề đức hạnh với bốn đức hạnh thường xuyên được nhắc tới là tiết độ, gan dạ, khôn ngoan và công bằng. Tiết độ là đức hạnh cần có đối với các công dân, không phân biệt địa vị xã hội. Gan dạ không nhất thiết là đức hạnh phổ biến. Chỉ cần một bộ phận công dân (các chiến binh) có được để bảo vệ quốc gia. Khôn ngoan là đặc quyền của các triết gia và vua. Công bằng là đức hạnh xã hội vì nó thể hiện trong đời sống của từng cá nhân lẫn cộng đồng, đóng vai trò thước đo, sự thẩm định tính chất của thiết chế nhà nước. Như vậy quan niệm về con người của Platon khác biệt so với quan niệm về con người của Đémocrite, trong khi Đémocrite đề cao trí tuệ là chuẩn mực chung cho toàn xã hội thì Platon đề cao giá trị công bằng, khái niệm trừu tượng về con người trong xã hội. Nhà nước Platon là sự thống nhất giữa những thực thể không bản sắc, hoàn thành những chức năng xã hội của mình bất chấp các quyền lợi, đòi hỏi, nhu cầu cá nhân. Trong nhà nước ấy không có tư hữu, mọi công dân đều ăn chung, sống trong những doanh trại. Vàng bạc châu báu không cần thiết. Phụ nữ là tài sản chung, trẻ con sinh ra được giáo dục trong môi trường xã hội. Chủ nghĩa cộng sản của Platon là chủ nghĩa cộng sản trại lính, phi nhân tính, ấu trĩ, những trong quan niệm về lao động, giáo dục có một số điểm tích cực.



tải về 38.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương