Tiểu luận Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại



tải về 38.35 Kb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích38.35 Kb.
#50786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
tailieuxanh triet hoc hy lap co dai-đã chuyển đổi

Platon (427 - 347 TCN) xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở A-ten. Tên thật của ông là Aristôclơ. Theo Arixtốt, lúc đầu Platon là học trò của Cratin (người theo thuyết tương đối), sau đó là học trò của Xôcrát (nhà triết học duy lý, duy tâm chủ nghĩa). Khi Xôcrát bị kết án tử hình vì tội hoạt động chống lại chế độ dân chủ chủ nô, Platon rời Aten đến sống ở miền nam nước Italia. Trong thời gian này ông có liên hệ với phái Pitago và Ơclít. Sau này ông trở lại Hy Lạp, lập trường dạy học ở Aten, gọi là Viện hàn lâm (Académie). Đây là trường Đại
học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu, học trò rất đông, trong đó có nhà triết học nổi tiếng Arixtốt. Ngót 40 năm giảng dạy và trước tác, ông đã để lại 34 thiên đối thoại và nhiều bức thư triết học. Tác phẩm "Nước cộng hoà" (République) có vị trí đặc biệt trong triết học của ông.

Platon là nhà triết học duy tâm khách quan, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy vật đương thời. Khi nói về hai đường lối, hai trường phái trong triết học, Lênin đã chỉ ra sự đối lập giữa đường lối duy vật của Đémocrite và đường lối duy tâm của Platon. Tư tưởng triết học của Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu tố duy tâm trong triết học của Pitago và Xôcrát.

Ngoài những cống hiến của ông về phép biện chứng của ý niệm, vai trò của ý thức xã hội trong việc hình thành nhân cách và ý thức cá nhân, triết học của ông tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại.


  1. Học thuyết về ý niệm

Như đã nói ở trên, Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng duy lý trong triết học Hy Lạp cổ đại (lý luận về cái duy nhất của trường phái Êlê, lý luận về con số của trường phái Pitago, lý luận về cái phổ biến của Xôcrát). Vì vậy ông xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, của khái niệm. Từ đó ông chia thế giới thành hai loại: thế giới của những ý niệm (khái niệm) và thế giới của những sự vật cảm tính.

Theo ông, thế giới của những ý niệm là tồn tại chân thực, vĩnh viễn, tuyệt đối, bất biến, nó là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính. Còn thế giới các sự vật cảm tính là tồn tại không chân thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm, nó là cái bóng của ý niệm.

Để minh hoạ cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ thế giới các ý niệm như thế nào, Platon đã đưa ra ví dụ "Hang động" như sau: Ở ngoài cửa của một cái hang tối có một đoàn người đi qua; ánh sáng mặt trời chiếu vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người được in lên vách đá. Nếu nhìn lên vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi qua. Những bóng này chỉ là hình ảnh của đoàn người, chứ không phải bản thân đoàn người. Thế giới các sự vật cảm tính cũng vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà thôi.

Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, Platon cho rằng ý niệm là cái

có trước, là nguyên nhân, là bản chất của sự vật. Còn sự vật chỉ là cái có sau, là cái bắt chước,
cái mô phỏng, là bản sao của ý niệm.

Từ thế giới quan trên đây, Platon đã quan niệm một cách duy tâm, thần bí về linh hồn. Theo ông, thể xác của con người được cấu tạo từ đất, nước, lửa và không khí, nó chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn. Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu. Sau khi được tạo ra, mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, sau đó dùng cánh bay xuống trần gian và nhập vào thể xác con người. Khi nhập vào thể xác con người thì nó quên hết mọi quá khứ, do đó nhận thức của con người chỉ là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã có nhưng bị lãng quên.



  1. luận về nhận thức

Từ cách giải quyết duy tâm khách quan như trên về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, khi giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, Platon cũng rơi vào quan niệm duy tâm, thần bí.

Theo ông, đối tượng của nhận thức không phải là các sự vật cảm tính khách quan bên ngoài, mà là thế giới ý niệm. Nhận thức cảm tính không phải là nguồn gốc của tri thức; tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính, được thể hiện ở các khái niệm. Bởi vì, mỗi sự vật đều có một ý niệm về nó; sự vật có thể mất đi, nhưng ý niệm về sự vật không bao giờ mất. Ví dụ cái nhà có thể sụp đổ, hư nát, không còn là cái nhà, nhưng ý niệm về cái nhà (khái niệm nhà) thì không mất.

Bằng cách nào để có được nhận thức chân thực, đạt được chân lý? Bằng cách hồi tưởng lại những gì linh hồn đã trải qua, nhưng khi nhập vào thể xác con người nó đã bị lãng quên. Tóm lại, Platon đã quy toàn bộ quá trình nhận thức thành quá trình hồi tưởng của linh hồn bất tử, rất thần bí.


  1. Học thuyết về chính trị - hội

Trong tác phẩm Nước cộng hoà (Chính thể cộng hoà), Platon chia linh hồn làm ba bộ phận: lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính. Tương ứng với ba bộ phận ấy là ba hạng trong xã hội.

Hạng thứ nhất, là các nhà triết học, nhà thông thái. Hạng này lý tính giữa vai trò chủ đạo, thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước. Hạng thứ hai, là những người lính, võ sĩ mà linh hồn của họ tràn đầy xúc cảm gan dạ, biết phục tùng lý trí và nghĩa vụ, thích hợp với việc bảo vệ an ninh


của nhà nước cộng hoà. Hạng thứ ba, là đại chúng, gồm những người nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Hạng này linh hồn của họ không đi xa hơn những khát vọng cảm tính thích nghi với lao động chân tay, làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của nước cộng hoà. Vì vậy, công lý là ở chỗ mọi người phải sống đúng vị trí của mình.

Để duy trì trật tự xã hội, Platon cho rằng sự tồn tại của nhà nước là cần thiết, nhưng ba hình thức nhà nước hiện nay đều xấu. Một là nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên khát vọng làm giầu, ham danh vọng, đưa đến chiến tranh. Hai là, nhà nước quân phiệt của một số ít người giầu có, áp bức số đông, đưa đến tội ác. Ba là, nhà nước dân chủ đem lại quyền lực cho số đông; đó là một nhà nước tồi tệ.

Platon nêu lên mô hình một nhà nước mà ông cho là lý tưởng, đó là nhà nước cộng hoà. Trong nhà nước ấy, quan hệ bất bình đẳng giữa các hạng người phải được duy trì, bởi vì nó hợp với tự nhiên, hợp với sự phân công trong xã hội. Sự tồn tại của nhà nước lý tưởng phải dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phân công hài hoà giữa các nghề trong xã hội. Để khắc phục sự phân chia giàu nghèo, cần xoá bỏ gia đình và tư hữu. Trẻ con sinh ra được đưa vào các cơ quan giáo dục riêng, lựa chọn những đứa trẻ khỏe mạnh, nuôi dưỡng chúng để trở thành vệ binh. Các nhà thông thái, triết học sẽ được lựa chọn trong số vệ binh này.

Quan niệm về một nhà nước lý tưởng trên đây của Platon chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông muốn xoá bỏ tư hữu, mặt khác, ông lại chủ trương duy trì sự bất bình đẳng giữa các hạng người. Một mặt, ông đề cao hình thức cộng hoà, mặt khác ông lại ra sức bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ Aten. Nhà nước mà ông coi là lý tưởng, thực chất chỉ là sự biện hộ cho giai cấp chủ nô quý tộc. Đúng như nhận xét của Mác, nó chỉ là lý tưởng hoá chế độ đẳng cấp của Aicập vào Aten mà thôi.




  1. tải về 38.35 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương