Tiểu luận Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại


Phạm vi và phương pháp nghiên cứu



tải về 38.35 Kb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích38.35 Kb.
#50786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
tailieuxanh triet hoc hy lap co dai-đã chuyển đổi

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong giai đoạn triết học Hy lạp cổ đại. Với phương pháp nghiên cứu là phương pháp lịch sử và đối chiếu. Bài nghiên cứu quy mô như một bài thu hoạch nên các vấn đề được đề cập mang tính khái quát.

  1. Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại

    1. Về tự nhiên


Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ.

Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.

    1. tải về 38.35 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương