Tiêu chuẩn Việt Nam tcvn9905: 2014


Trong cả ba tác động thiết kế, đều cần tiến hành thiết kế theo trạng thái giới hạn năng lực chịu tải. 4.1.8.1



tải về 0.92 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích0.92 Mb.
#54840
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
tcvn9905-2014

4.1.8. Trong cả ba tác động thiết kế, đều cần tiến hành thiết kế theo trạng thái giới hạn năng lực chịu tải.
4.1.8.1. Đối với tác động thường xuyên cần thiết kế theo trạng thái giới hạn sử dụng bình thường;
4.1.8.2. Đối với tác động tạm thời, có thể căn cứ vào yêu cầu mà thiết kế theo trạng thái giới hạn sử dụng bình thường;
4.1.8.3. Đối với tác động ngẫu nhiên, có thể không thiết kế theo trạng thái giới hạn sử dụng bình thường mà thiết kế theo trạng thái giới hạn năng lực chịu tải ngẫu nhiên.
4.1.9. Đối với tác động ngẫu nhiên, cần tiến hành thiết kế theo các nguyên tắc sau đây:
4.1.9.1. Đối với kết cấu chịu tải chủ yếu của công trình thủy công quan trọng (ví dụ công trình đầu mối), việc thiết kế kết cấu cần được dựa trên tổ hợp ngẫu nhiên của phản ứng tác động, hoặc dùng biện pháp phòng hộ để không gây nên mất năng lực chịu tải.
4.1.9.2. Đối với kết cấu không chịu tải chủ yếu của công trình thủy công thứ yếu và của công trình thủy công chủ yếu thì cho phép xảy ra phá hoại cục bộ, nhưng không được ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu chịu tải chủ yếu của công trình thủy công chủ yếu.
4.2. Các biến cơ bản
4.2.1. Khi phân tích độ tin cậy của kết cấu, cần sử dụng các tác động, cường độ của vật liệu, của nền móng và đá xung quanh và các thông số hình học của kết cấu,... làm biến số cơ bản. Bao gồm phần không ngẫu nhiên và ngẫu nhiên, gọi chung là biến ngẫu nhiên.
4.2.2. Biến cơ bản và biến phụ thêm được gọi chung là biến ngẫu nhiên.Các tham số thống kê và mô hình phân phối xác suất các biến ngẫu nhiên được xác định trong phụ lục B.
4.2.3. Khi phân tích độ tin cậy của kết cấu cũng có thể lấy một số biến số cơ bản và biến số phụ thêm tổ hợp thành một biến số tổng hợp, như phản ứng tổng hợp của kết cấu và cường độ tổng hợp của kết cấu....
4.3. Phương trình trạng thái giới hạn
4.3.1. Hàm chức năng Z của kết cấu, được biểu diễn bằng công thức tổng quát sau đây:

Z = g(X1, X2,….Xn)

(1)

trong đó
g(•) là hàm chức năng của kết cấu;
Xi (i= 1,2,…,n) là biến ngẫu nhiên.
4.3.2. Trạng thái giới hạn của kết cấu được biểu diễn bằng phương trình trạng thái giới hạn như sau:

g(X1, X2,…,Xn) = 0

(2)

4.3.3. Điều kiện an toàn của kết cấu trong trạng thái giới hạn được xác định theo biểu thức sau:

g(X1, X2,…,Xn) ≥ 0

(3)

Khi chỉ có hai biến tổng hợp là cường độ chịu lực của vật liệu kết cấu R và ứng suất hay phản ứng của kết cấu chịu lực (Stress or response of structure) S, điều kiện an toàn của kết cấu là:

R - S ≥ 0

(4)


tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương