Tiêu chuẩn Việt Nam tcvn9905: 2014


Toàn bộ kết cấu hoặc một bộ phận của kết cấu mất cân bằng tổng thể. 4.1.3.2



tải về 0.92 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích0.92 Mb.
#54840
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
tcvn9905-2014

4.1.3.1. Toàn bộ kết cấu hoặc một bộ phận của kết cấu mất cân bằng tổng thể.
4.1.3.2. Cấu kiện kết cấu bị phá hoại (bao gồm cả phá hủy mỏi) khi xảy ra biến dạng vượt quá giới hạn biến dạng dẻo cho phép.
4.1.3.3. Kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu bị mất ổn định đàn hồi.
4.1.3.4. Toàn bộ kết cấu hoặc một bộ phận của kết cấu chuyển thành hệ biến hình.
4.1.3.5. Kết cấu đất, đá, hoặc nền, đá xung quanh mất ổn định do thám, ...
4.1.4. Khi kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu đạt tới giá trị giới hạn làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường hoặc ảnh hưởng đến tính bền vững, đồng thời kết cấu xuất hiện một trong các trạng thái sau đây, thì được cho rằng đã vượt quá trạng thái giới hạn khai thác bình thường:
4.1.4.1. Mức biến dạng của kết cấu gây ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường hoặc đến ngoại hình của kết cấu.
4.1.4.2. Mức dao động gây ảnh hưởng không tốt đến nhân viên vận hành hoặc ảnh hưởng xấu đến các thiết bị, dụng cụ đo đạc, ...
4.1.4.3. Mức hư hỏng cục bộ gây ảnh hưởng không tốt đến ngoại hình, tính bền vững của kết cấu, ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của kết cấu chống thấm;
4.1.4.4. Các trạng thái riêng biệt khác có ảnh hưởng đến khai thác bình thường của kết cấu.
4.1.5. Giá trị tới hạn về cường độ vật liệu của kết cấu khi thiết kế theo trạng thái giới hạn khai thác bình thường, cần được xác định theo các yêu cầu về cường độ vật liệu quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
4.1.6. Mức phá hoại của kết cấu thủy công được chia thành hai loại sau đây:
4.1.6.1. Loại phá hoại thứ nhất: phá hoại có tính đột biến, trước khi phá hoại, có thể nhìn thấy triệu chứng, quá trình phá hoại chậm.
4.1.6.2. Loại phá hoại thứ hai: phá hoại có tính đột biến, trước khi phá hoại không có triệu chứng rõ rệt, hoặc một khi kết cấu xảy ra sự cố, thì khó khắc phục hoặc sửa chữa phục hồi.
Độ tin cậy của kết cấu phá hoại loại 2 phải cao hơn loại 1.
4.1.7. Khi thiết kế kết cấu, cần căn cứ vào các tác dụng khác nhau, hệ thống kết cấu và điều kiện hoàn cảnh có khả năng xảy ra trong các thời kỳ khác nhau, như thi công, lắp ráp, vận hành, kiểm tra sửa chữa,... mà thiết kế theo ba loại tác động sau đây:
a) Tác động thường xuyên;
b) Tác động tạm thời;
c) Tác động ngẫu nhiên.

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương