Tiêu chuẩn Việt Nam tcvn9905: 2014


Tác động thường xuyên hay lực tác dụng thường xuyên



tải về 0.92 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích0.92 Mb.
#54840
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
tcvn9905-2014

2.6. Tác động thường xuyên hay lực tác dụng thường xuyên (Permanent force)
Còn gọi là tác động vĩnh cửu, là tác động hầu như liên tục trong suốt một thời đoạn xem xét và sự thay đổi giá trị về thời gian là nhỏ so với giá trị trung bình.
2.7. Tác động ngẫu nhiên hay lực ngẫu nhiên (Random force)
Tác động mà sự thay đổi cường độ theo thời gian là đáng kể so với giá trị trung bình hoặc không đều.
2.8. Tác động cố định hay lực cố định (Fixed force)
Tác động phân bố cố định trên kết cấu, có phương và cường độ được xác định một cách rõ ràng Khi xét tại một điểm trên kết cấu.
2.9. Tác động di động hay lực di động (Mobile force)
Tác động có thể phân bố bất kỳ trên kết cấu trong một phạm vi giới hạn.
2.10. Tác động trạng thái tĩnh hay lực tĩnh (Static force)
Tác động không gây ra gia tốc đáng kể cho kết cấu hay các cấu kiện
2.11. Tác động trạng thái động hay lực động (Dynamic force)
Tác động có thể gây ra gia tốc đáng kể cho kết cấu hay các kết cấu;
2.12. Giá trị đặc trưng của tác động (Characteristic value of force)
Giá trị đại diện chính của tác động.
3. Yêu cầu chung khi tính toán thiết kế
3.1. Khi thiết kế kết cấu các công trình thủy lợi theo độ tin cậy cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
3.1.1. Trong quá trình thi công xây dựng, có thể sử dụng điều kiện bình thường của các loại tác động có khả năng xảy ra để kiểm tra khả năng chịu đựng của kết cấu.
3.1.2. Trong quá trình khai thác, có thể sử dụng điều kiện bất lợi của các loại tác động, để kiểm tra khả năng chịu đựng của kết cấu theo yêu cầu của Tiêu chuẩn thiết kế sử dụng.
3.1.3. Trong điều kiện bảo dưỡng bình thường, có thể tính cường độ chịu lực của kết cấu theo hướng dẫn thiết kế của Tiêu chuẩn thiết kế sử dụng.
3.2.4. Khi công trình chịu các tác động ngẫu nhiên có thể xảy ra, kết cấu công trình phải đảm bảo độ bền và ổn định ở mức cần thiết.
3.2. Mức độ an toàn của công trình được đánh giá thông qua cấp an toàn, cấp an toàn của công trình phụ thuộc vào tầm quan trọng của công trình và tính nghiêm trọng về hậu quả có khả năng xảy ra khi công trình bị phá hoại (thiệt hại về người, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, an ninh - quốc phòng ...). Dựa theo cấp thiết kế công trình, mức độ an toàn của công trình được chia thành ba mức (cấp), được quy định trong như Bảng 1.

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương