TIÊu chuẩn việt nam tcvn 141 : 2008



tải về 178.59 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích178.59 Kb.
#7461
1   2   3

7.3.2. Cách tiến hành

Cân khoảng 1 g mẫu xi măng chính xác đến 0,0001 g đã được chuẩn bị theo điều 6 cho vào chén bạch kim đã có sẵn từ 4 g đến 5 g hỗn hợp nung chảy (điều 4.1.16), phủ lên trên mẫu một lớp hỗn hợp nung chảy dày từ 1 cm đến 2 cm.

Nung mẫu ở nhiệt độ từ 900 oC đến 950 oC trong 30 phút. Lấy chén ra để nguội, chuyển toàn bộ khối nung chảy vào bát sứ, dùng nước đun sôi và dung dịch axit clohydric (1 + 1) rửa sạch chén bạch kim. Đậy bát sứ bằng mặt kính đồng hồ, thêm từ từ 30 ml axit clohydric đậm đặc (d = 1,19). Sau khi mẫu tan hết, dùng nước đun sôi tia rửa thành bát sứ và mặt kính đồng hồ, dùng đũa thủy tinh khuấy đều dung dịch.

Cô cạn dung dịch trên bếp cách cát (ở nhiệt độ 100 oC đến 110 oC) đến khô, dùng đũa thủy tinh dầm nhỏ các cục muối tạo thành đến cỡ hạt không lớn hơn 2 mm, tiếp tục cô mẫu ở nhiệt độ trên trong thời gian từ 1 h đến 1 h 30 min. Để nguội mẫu thử, thêm vào bát sứ 15 ml axit clohydric đậm đặc, để yên 10 min, thêm tiếp từ 90 ml đến 100 ml nước đun sôi, khuấy đều cho tan hết muối.

Lọc dung dịch còn nóng qua giấy lọc không tro trung bình. Dùng dung dịch axit clohydric 5 % đã đun nóng, rửa kết tủa và thành bát, lọc gạn 3 lần, sau đó chuyển kết tủa vào giấy lọc, dùng giấy lọc không tro trung bình để lau sạch đũa thủy tinh và thành bát. Tiếp tục rửa bằng nước cất đun sôi để hết ion clorua (thử bằng dung dịch AgNO3 0,5 %). Thu nước lọc và nước rửa vào bình định mức dung tích 500 ml. Chuyển giấy lọc có kết tủa axit silisic vào chén bạch kim, sấy và đốt giấy lọc trên bếp điện. Nung chén ở nhiệt độ 1000 oC ± 50 oC trong 1 h 30 min. Lấy chén ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Nung lại ở nhiệt độ trên đến khối lượng không đổi. Ghi khối lượng chén và kết tủa thu được (m1).

Tẩm ướt kết tủa trong chén bằng vài giọt nước, thêm vào 0,5 ml dung dịch axit sunfuric H2SO4 (1 + 1) và 10 ml axit flohydric 40 %. Làm bay hơi chất chứa trong chén trên bếp điện đến khô. Thêm tiếp từ 3 ml đến 4 ml axit flohydric, làm bay hơi trên bếp điện đến ngừng bốc khói trắng. Nung chén bạch kim và cặn ở nhiệt độ 1000 oC ± 50 oC trong 30 min. Lấy chén ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Nung lại ở nhiệt độ trên đến khối lượng không đổi. Ghi khối lượng chén và cặn thu được (m2).

Nung cặn còn lại trong chén với từ 2 g đến 3 g kali hydrosulfat KHSO4 (hoặc có thể dùng kali pyrosulfat K2S2O7). Hòa tan khối nóng chảy bằng nước sôi, nếu còn vẩn đục, thêm vài giọt axit sunfuric H2SO4 (d = 1,84) đến tan trong. Gộp phần nước lọc ở trên và thêm nước đến vạch mức lắc đều. Dung dịch này để xác định nhôm, sắt, canxi, mangiê, titan (dung dịch A).

7.3.3. Tính kết quả

Hàm lượng silic dioxit (SiO2) tính bằng phần trăm, theo công thức:

% SiO2 = x 100

trong đó


m1 là khối lượng chén bạch kim và kết tủa trước khi xử lý bằng axit flohydric, tính bằng gam;

m2 là khối lượng chén bạch kim và kết tủa sau khi xử lý bằng axit flohydric, tính bằng gam;

m là khối lượng mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,25 %.



7.4. Xác định hàm lượng silic dioxit (SiO2) - Phương pháp phân hủy mẫu bằng axit clohydric và amoni clorua

(Phương pháp này áp dụng cho clanhke xi măng poóc lăng và xi măng poóc lăng có hàm lượng CKT ≤ 1 %).



7.4.1. Nguyên tắc

Hòa tan xi măng trong axit clohydric đậm đặc có thêm amoni clorua để phá keo, cô cạn dung dịch để tách nước của axit silisic, lọc, rửa, nung, cân silic dioxit. Nung kết tủa ở 1 000 oC ± 50 oC, dùng dung dịch axit flohydric để tách silic ở dạng silic tetra florua, nung, cân, lượng mất đi tương ứng với hàm lượng silic dioxit.



7.4.2. Cách tiến hành

Cân khoảng 1 g mẫu xi măng chính xác đến 0,0001 g đã được chuẩn bị theo điều 6 vào cốc dung tích 100 ml, tẩm ướt mẫu bằng nước cất, dùng đũa thủy tinh dầm tan hết cục. Đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ, cho từ từ 10 ml axit clohydric đậm đặc qua miệng cốc, dùng đũa thủy tinh dầm tan hết những hạt đen. Cho vào 1 g amoni clorua NH4Cl, khuấy đều. Cô cạn dung dịch trên bếp cách cát (ở nhiệt độ từ 100 oC đến 110 oC) đến khô, dùng đũa thủy tinh dầm nhỏ các cục muối tạo thành đến cỡ hạt không lớn hơn 2 mm, tiếp tục cô mẫu ở nhiệt độ trên trong thời gian từ 1 h đến 1 h 30 min. Để nguội mẫu thử, thêm vào bát sứ 15 ml axit clohydric đậm đặc, để yên 10 min, thêm tiếp từ 90 ml đến 100 ml nước đun sôi, khuấy đều cho tan hết muối.

Lọc dung dịch còn nóng qua giấy lọc không tro trung bình. Tiếp tục tiến hành các bước lọc, rửa, nung, cân, sau đó xử lý bằng axit HF và H2SO4 như điều 7.3.2 để xác định SiO2 tinh khiết. Phần nước lọc rửa được gộp với phần dung dịch khi nung cặn còn lại (dung dịch A) để xác định nhôm, sắt, canxi, mangiê, titan trong mẫu thử.

7.4.3. Tính kết quả

Hàm lượng silic dioxit SiO2, tính bằng % theo công thức:

% SiO2 = x 100

trong đó


m1 là khối lượng chén bạch kim và kết tủa trước khi xử lý bằng axit flohydric, tính bằng gam;

m2 là khối lượng chén bạch kim và kết tủa sau khi xử lý bằng axit flohydric, tính bằng gam;

m là khối lượng mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,25 %.



7.5. Xác định silic dioxit (SiO2) còn lại trong dung dịch bằng phương pháp so màu

7.5.1. Nguyên tắc

Do độ hòa tan của axit silisic, nước lọc của dung dịch A có một phần SiO2 hòa tan.

Trong môi trường axit, amoni molipdat tác dụng với silic tạo thành một phức mầu. Đo độ hấp thụ quang bằng máy so màu ở bước sóng 815 nm, tính được hàm lượng silic hòa tan.

7.5.2. Cách tiến hành

Hút 20 ml dung dịch A thu được ở điều 7.3.2 hoặc 7.4.2 cho vào cốc polyetylen, thêm 20 ml nước, khuấy đều, thêm 5 giọt dung dịch axit flohydric (1 + 3), khuấy thêm một phút nữa. Thêm 15 ml axit boric H3BO3 bão hòa, dùng dung dịch NaOH 10 % và dung dịch axit clohydric (1 + 2) cho từng giọt, điều chỉnh cho dung dịch có pH = 1,15, kiểm tra lại trên máy đo pH. Thêm chính xác 5 ml dung dịch amoni moliphat 10 % (thời điểm 0). Điều chỉnh pH của dung dịch đến 1,6 bằng cách thêm từ từ dung dịch NaOH 10 % hoặc dung dịch axit clohydric (1 + 2). Chuyển dung dịch vào bình định mức dung tích 100 ml, sau 20 min thêm chính xác 5 ml axit xitric 10 % lắc đều và để yên 5 min. Sau đó thêm 2 ml dung dịch khử (điều 4.2.29). Thêm dung dịch axit clohydric có pH bằng 1,6 (điều 4.2.5) đến vạch mức, lắc đều. Sau khoảng thời gian 30 min (tính từ thời điểm 0) tiến hành đo trên máy so màu. Đo độ hấp thụ quang của dung dịch với bước sóng 815 nm, trong cuvet 10 mm, dùng mẫu trắng làm dung dịch so sánh. Từ đó đối chiếu với đồ thị chuẩn để xác định hàm lượng silic dioxit.

* Lập đồ thị chuẩn

Lấy từ buret thể tích dung dịch tiêu chuẩn làm việc (SiO2 = 0,02 mg/ml) (điều 4.2.46) lần lượt: 0 ml, 2 ml, 4 ml, 5 ml, 6 ml, 8 ml, 10 ml, 15 ml, 20 ml vào các cốc polyetylen dung tích 100 ml có số thứ tự từ 1 đến 9. Khuấy đều, thêm 5 giọt dung dịch axit flohydric HF (1 + 3), khuấy đều ít nhất 1 min, thêm 15 ml dung dịch axit boric bão hòa vào dung dịch trên... tiếp tục thực hiện các thao tác như trên. Sau 30 min kể từ khi thêm amoni molipdat, đo độ hấp thụ quang bằng máy so mầu với bước sóng 815 nm. Từ lượng silic dioxit có trong mỗi bình và giá trị độ hấp thụ quang tương ứng xây dựng đồ thị chuẩn.



7.5.3. Tính kết quả:

Hàm lượng silic dioxit (SiO2­­) hòa tan tính bằng phần trăm theo công thức

% SiO2 (hòa tan) = x 100

trong đó


m1 là lượng silic dioxit tìm được trên đường chuẩn, tính bằng gam;

m2 là khối lượng mẫu tương ứng với thể tích mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,04 %.

7.6. Xác định hàm lượng SiO2 tổng

Hàm lượng SiO2 tổng là tổng hàm lượng SiO2 xác định theo điều 7.3 hoặc 7.4 và hàm lượng SiO2 còn lại trong dung dịch xác định theo điều 7.5.



7.7. Xác định hàm lượng sắt oxit (Fe2O3)

7.7.1. Nguyên tắc

Chuẩn độ sắt (III) bằng dung dịch EDTA ở môi trường pH 1,5 đến 1,8 với chỉ thị axit sunfosalixylic. Khi kết thúc chuẩn độ màu dung dịch chuyển từ tím đỏ sang vàng rơm.



7.7.2. Cách tiến hành

Lấy 25 ml dung dịch A (điều 7.3.2 hoặc điều 7.4.2) cho vào cốc dung tích 250 ml, thêm vào 1 ml dung dịch hydro peroxit H2O2 30 %. Đun sôi nhẹ, thêm 2 ml dung dịch axit sunfosalixylic 10 %, thêm nước cất đến khoảng 100 ml. Dùng dung dịch axit clohydric (1 + 1) và dung dịch natri hydroxit 10 % nhỏ từ từ từng giọt để điều chỉnh pH đến 1,5 - 1,8 (dung dịch chuyển sang màu tím đỏ). Đun nóng dung dịch đến 50 oC - 60 oC, chuẩn độ bằng dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M đến khi dung dịch chuyển từ màu tím đỏ sang vàng rơm.



7.7.3. Tính kết quả

Hàm lượng sắt oxit (Fe2O3) tính bằng phần trăm theo công thức

% Fe2O3 = x 100

trong đó


V là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ, tính bằng mililit;

0,0007985 là khối lượng Fe2O3 tương ứng với 1 ml dung dịch EDTA 0,01 M, tính bằng gam;

m là khối lượng mẫu tương ứng với thể tích mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,15 %.



7.8. Xác định hàm lượng nhôm oxit (Al2O3)

7.8.1. Nguyên tắc

Loại canxi và magiê có trong dung dịch bằng cách dùng dung dịch amoni hydroxit NH4OH 25 % kết tủa nhôm sau đó hòa tan tại kết tủa bằng axit clohydric HCl (1 + 1). Tách nhôm khỏi các nguyên tố ảnh hưởng như sắt, titan… bằng kiềm mạnh. Tạo phức giữa nhôm với EDTA dư ở pH = 5,5. Chuẩn độ lượng dư EDTA bằng dung dịch kẽm axetat chỉ thị xylenol da cam. Dùng natri clorua giải phóng EDTA khỏi phức complexonat nhôm, dùng dung dịch tiêu chuẩn kẽm axetat Zn(CH3COO)2 0,01 M chuẩn độ lượng EDTA được giải phóng, từ đó tính ra hàm lượng nhôm.



7.8.2. Cách tiến hành

Lấy 100 ml dung dịch A (điều 7.3.2 hoặc điều 7.4.2) cho vào cốc thủy tinh dung tích 250 ml, thêm vào 1 g + 2 g amoni clorua NH4Cl, khuấy đều, đun nóng dung dịch, nhỏ vào cốc 1 giọt + 2 giọt chỉ thị metyl đỏ. Nhỏ từ từ dung dịch amoni hydroxit NH4OH 25 % và khuấy đều đến khi dung dịch trong cốc vừa chuyển sang màu vàng, sau đó cho dư tiếp 1 giọt NH4OH. Đun sôi nhẹ dung dịch, lọc dung dịch khi còn nóng qua giấy lọc thô, rửa kết tủa và cốc thủy tinh 2 lần đến 3 lần bằng nước cất nóng.

Dùng axit clohydric HCl (1 + 1) hòa tan kết tủa trên giấy lọc trở lại cốc, dùng dung dịch axit HCl (1 + 19) đã đun nóng để rửa sạch thành phễu, tiếp tục rửa bằng nước cất nóng đến hết ion Cl- (thử bằng dung dịch AgNO3 0,5 %). Thêm vào cốc 30 ml dung dịch natri hydroxit NaOH 30 %, khuấy đều, đun sôi dung dịch 1 + 2 min, lấy ra để nguội rồi chuyển dung dịch trong cốc vào bình định mức dung tích 250 ml, thêm nước tới vạch mức, lắc đều. Lọc dung dịch qua giấy lọc thô (khô), phễu (khô) vào bình nón dung tích 250 ml (khô). Dung dịch lọc dùng để xác định hàm lượng nhôm oxit.

Lấy 100 ml dung dịch lọc ở trên vào cốc thủy tinh dung tích 250 ml, thêm 20 ml dung dịch EDTA 0,01 M, thêm tiếp 1 + 2 giọt chỉ thị phenolphtalein 0,1 %. Dùng dung dịch axit clohydric HCl (1 + 1) và dung dịch natri hydroxit NaOH 10 % điều chỉnh dung dịch tới trung tính (vừa mất màu hồng), thêm 15 ml dung dịch đệm pH = 5,5.

Đun nóng dung dịch trong cốc đến khoảng 80 oC, thêm vài giọt chỉ thị xylenol da cam 0,1 % và dùng dung dịch tiêu chuẩn kẽm axetat 0,01 M chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang hồng.

Thêm vào cốc 10 ml dung dịch natri florua NaF 3 % và đun sôi 3 phút, dung dịch lúc này có màu vàng, để nguội dung dịch đến 70 oC đến 80 oC, dùng dung dịch tiêu chuẩn kẽm axetat Zn(CH2COO)2 0,01 M chuẩn độ lượng EDTA vừa giải phóng ra đến khi màu của dung dịch chuyển từ vàng sang hồng, ghi thể tích kẽm axetat 0,01 M tiêu thụ (VZn).



7.8.3. Tính kết quả

Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3) tính bằng phần trăm theo công thức

% Al2O3 = x 100

trong đó


VZn là thể tích dung dịch tiêu chuẩn kẽm axetat 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ, tính bằng mililit;

0,0005098 là khối lượng Al2O3 tương ứng với 1 ml dung dịch kẽm axetat 0,01 M, tính bằng gam;

K là hệ số nồng độ giữa dung dịch kẽm axetat 0,01 M và dung dịch EDTA tiêu chuẩn 0,01 M;

m là khối lượng mẫu tương ứng với thể tích mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,15 %.

7.9. Xác định hàm lượng canxi oxit (CaO)

7.9.1. Nguyên tắc

Sắt, nhôm, titan và các ion cản trở khác được tách khỏi canxi và magiê bằng amoni hydroxit. Chuẩn độ canxi bằng dung dịch EDTA tiêu chuẩn ở pH lớn hơn 12 với chỉ thị fluorexon, ở điểm tương đương dung dịch chuyển từ màu xanh huỳnh quang sang màu hồng.



7.9.2. Cách tiến hành

Lấy 100 ml dung dịch A (điều 7.3.2 hoặc điều 7.4.2) vào cốc thủy tinh dung tích 250 ml, thêm 1 g amoni clorua, đun dung dịch đến 60 oC - 70 oC, nhỏ từ từ dung dịch amoni hydroxit NH4OH 25 % và khuấy đều đến khi xuất hiện kết tủa hydroxit, cho dư 1 giọt amoni hydroxit. Đun nóng dung dịch 70 oC - 80 oC trong thời gian từ 45 min đến 60 min để đông tụ kết tủa và loại amoni hydroxit dư. Để nguội dung dịch, chuyển dung dịch trong cốc vào bình định mức 250 ml, thêm nước tới vạch mức, lắc đều. Lọc dung dịch qua giấy lọc chảy nhanh (khô), phễu (khô) vào bình nón dung tích 250 ml (khô) (dung dịch B).

Lấy vào cốc 25 ml dung dịch B, thêm 80 ml nước, 20 ml dung dịch kali hydroxit 25 %, 2 ml dung dịch kali xianua 5 % và một ít chỉ thị fluorexon 1 %, đặt cốc trên nền màu đen, dùng dung dịch EDTA tiêu chuẩn 0,01 M, chuẩn độ cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh huỳnh quang sang hồng. Ghi thể tích EDTA 0,01 M tiêu thụ (V1).

Làm song song một thí nghiệm trắng để hiệu chỉnh lượng canxi có trong dung dịch và thuốc thử. Ghi thể tích EDTA 0,01 M tiêu thụ (V2).



7.9.3. Tính kết quả

Hàm lượng canxi oxit (CaO) tính bằng phần trăm, theo công thức:

% CaO = x 100

trong đó


V0 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng mililit;

V1 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililit;

0,00056 là khối lượng canxi oxit CaO tương ứng với 1 ml dung dịch EDTA 0,01 M, tính bằng gam;

m là khối lượng mẫu tương ứng với thể tích mẫu lấy để xác định canxi oxit, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,43 %

7.10. Xác định hàm lượng magiê oxit (MgO)

7.10.1. Nguyên tắc

Chuẩn độ tổng lượng canxi và magiê trong mẫu bằng dung dịch EDTA tiêu chuẩn theo chỉ thị eriocrom T đen ở pH = 10,5. Xác định hàm lượng magiê oxit theo hiệu số thể tích EDTA tiêu thụ.



7.10.2. Cách tiến hành

Lấy 25 ml dung dịch B (điều 7.9.2) thêm 80 ml nước cất, 15 ml dung dịch đệm pH = 10,5 và 2 ml dung dịch kali xyanua 5 % cùng với vài giọt eriocrom T đen 0,1 %, chuẩn độ tổng lượng canxi và magiê bằng dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M đến khi dung dịch chuyển từ màu đỏ rượu nho sang xanh nước biển. Ghi thể tích EDTA 0,01 M tiêu thụ (V2).

Làm song song một thí nghiệm trắng để hiệu chỉnh tổng lượng canxi và magiê có trong các thuốc thử. Ghi thể tích EDTA 0,01 M tiêu thụ (V02).

7.10.3. Tính kết quả

Hàm lượng magiê oxit (MgO) tính bằng phần trăm, theo công thức:

% MgO = x 100

trong đó


V01 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ riêng lượng canxi trong mẫu trắng, tính bằng mililit;

V1 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ riêng lượng canxi trong dung dịch mẫu thử, tính bằng mililit;

V02 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ tổng lượng canxi và magiê trong mẫu trắng, tính bằng mililit;

V2 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ tổng lượng canxi và magiê trong dung dịch mẫu thử, tính bằng mililit;

0,000403 là khối lượng magiê oxit MgO tương ứng với 1 ml dung dịch EDTA 0,01 M tính bằng gam;

m là khối lượng mẫu tương ứng với thể tích mẫu lấy để xác định magiê oxit, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,25 %.

7.11. Xác định hàm lượng anhydric sunfuric (SO3)

7.11.1. Nguyên tắc

Kết tủa sunfat dưới dạng bari sunfat. Từ bari sunfat thu được tính ra khối lượng anhydric sunfuric.



7.11.2. Cách tiến hành

Lấy dung dịch lọc ở điều 7.2 (xác định hàm lượng cặn không tan), đun sôi dung dịch này đồng thời đun sôi dung dịch bari clorua 10 %. Cho từ từ 10 ml dung dịch bari clorua 10 % khuấy đều, tiếp tục đun nhẹ trong 5 phút. Để yên kết tủa nơi ấm (40 oC đến 50 oC) từ 4 giờ đến 8 giờ để kết tủa lắng xuống.

Lọc kết tủa qua giấy lọc không tro chảy chậm, rửa kết tủa và giấy lọc 5 lần bằng dung dịch axit clohydric 5 % đã đun nóng. Tiếp tục rửa với nước cất đun sôi cho đến hết ion Cl- (thử bằng dung dịch AgNO3 0,5 %). Cho kết tủa và giấy lọc vào chén sứ đã nung đến khối lượng không đổi. Sấy và đốt cháy giấy lọc, nung ở nhiệt độ từ 800 oC đến 850 oC trong 60 phút.

Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, cân, nung lại ở nhiệt độ trên đến khối lượng không đổi.



7.11.3. Tính kết quả

Hàm lượng anhydric sunfuric (SO3) tính bằng phần trăm, theo công thức:

% SO3 = x 100

trong đó


m1 là khối lượng chén có kết tủa, tính bằng gam;

m2 là khối lượng chén không, tính bằng gam;

m là khối lượng mẫu tương ứng với thể tích mẫu lấy để xác định anhydric sunfuric, tính bằng gam;

0,343 là hệ số chuyển đổi từ BaSO4 sang SO3.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,10 %.

7.12. Xác định hàm lượng sunfit (S2-)

7.12.1. Nguyên tắc

Oxy hóa lưu huỳnh ở dạng sunfit thành sunfat bằng brôm và sau đó kết tủa dưới dạng bari sunfat, lọc rửa, nung và cân từ đó xác định được hàm lượng sunfit trong mẫu.



7.12.2. Cách tiến hành

Cân khoảng 2 g mẫu xi măng chính xác đến 0,0001 g đã chuẩn bị theo điều 6 vào cốc dung tích 250 ml, thấm ướt bằng vài mililit nước. Thêm vào cốc từ 70 ml đến 80 ml nước brôm, khuấy đều, để yên từ 2 h đến 3 h. Sau đó thêm từ từ 20 ml dung dịch axit clohydric đậm đặc và khuấy, sau từ 10 min đến 15 min chuyển toàn bộ dung dịch sang bát sứ, cho bốc hơi đến khô để tách silic, lấy lại bằng axit clohydric đặc (d = 1,19) và nước. Đun sôi, lọc, rửa sạch ion Cl- (thử bằng dung dịch AgNO3 0,5 %). Dùng dung dịch lọc để xác định lưu huỳnh tổng số bằng phương pháp kết tủa dưới dạng bari sunfat theo điều 7.11.



7.12.3. Tính kết quả

Hàm lượng sunfit (S2-) tính bằng phần trăm, theo công thức:

% S2- = x 100

trong đó:

A là khối lượng BaSO4 tương ứng với lưu huỳnh tổng số xác định theo 7.12, tính bằng gam;

B là khối lượng BaSO4 tương ứng với lưu huỳnh dạng sunfit xác định theo 7.11, tính bằng gam;

0,1373 là hệ số chuyển từ BaSO4 sang S2-;

m là khối lượng mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,05 %.

7.13. Xác định hàm lượng clorua (Cl-)

7.13.1. Nguyên tắc

Kết tủa clorua bằng bạc nitrat, chuẩn độ lượng bạc nitrat dư bằng amoni sunfoxyanua.



7.13.2. Cách tiến hành

Cân khoảng 1 g mẫu xi măng chính xác đến 0,0001 g trên cân có phân tích đã chuẩn bị theo điều 6 vào bình tam giác dung tích 500 ml, thêm vào 50 ml nước cất và 20 ml dung dịch axit nitric HNO3 (1 + 4), đun nóng để hòa tan. Làm nguội, pha loãng với 200 ml nước. Thêm chính xác 5 ml dung dịch bạc nitrat AgNO3 0,1 N và 2 ml đến 3 ml dung dịch amoni sắt (III) sulfat NH4Fe(SO­4)2 và chuẩn độ lượng bạc nitrat dư bằng dung dịch amoni sunfoxyanua NH4SCN tiêu chuẩn 0,1 N cho đến khi dung dịch xuất hiện màu nâu đỏ. Ghi thể tích sunfoxyanua 0,1 N tiêu thụ (V).

Làm song song một thí nghiệm trắng để hiệu chỉnh lượng ion clo có trong thuốc thử. Ghi thể tích sunfoxyanua 0,1 N tiêu thụ (V0).

7.13.3. Tính kết quả

Hàm lượng clorua (Cl­-) tính bằng phần trăm, theo công thức:

% Cl- = x 100

trong đó:

Vo là thể tích dung dịch tiêu chuẩn NH4SCN 0,1 N tiêu thụ khi chuẩn mẫu trắng, tính bằng mililit;

V là thể tích dung dịch tiêu chuẩn NH4SCN 0,1 N tiêu thụ khi chuẩn mẫu thử, tính bằng mililit;

0,003546 là khối lượng clo (Cl-) tương ứng với 1 ml dung dịch NH4SCN 0,1 N, tính bằng gam;

m là khối lượng mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,05 %.

7.14. Xác định hàm lượng canxi oxit tự do

7.14.1. Nguyên tắc

Hòa tan vôi tự do trong xi măng bằng glyxerin tạo thành canxi glyxerat. Chuẩn độ canxi glyxerat này bằng axit benzoic 0,1 N.



7.14.2. Cách tiến hành

Cân khoảng 1 g mẫu xi măng chính xác đến 0,0001 g đã chuẩn bị theo điều 6 vào bình tam giác dung tích 250 ml đã được sấy khô, thêm vào 30 ml dung dịch rượu glyxerin (điều 4.2.48) lắc đều. Nối bình với ống làm lạnh hồi lưu, đun sôi lăn tăn trên bếp điện, cho đến khi xuất hiện màu hồng. Tháo bình ra và chuẩn độ ngay dung dịch nóng bằng dung dịch axit benzoic 0,1 N (điều 4.2.48) trong rượu cho đến khi mất màu hồng. Lại lắp vào ống làm lạnh hồi lưu, đun sôi và sau đó chuẩn độ đến khi màu hồng không xuất hiện lại sau từ 15 phút đến 20 phút đun sôi. Ghi thể tích axit benzoic 0,1 N tiêu thụ (V).



7.14.3. Tính kết quả

Hàm lượng canxi oxit tự do (CaO tự do) tính bằng phần trăm, theo công thức:

% CaO tự do = x 100

trong đó


V là thể tích dung dịch axit benzoic 0,1 N đã chuẩn độ, tính bằng mililit;

T là khối lượng CaO tương ứng với 1 ml dung dịch axit benzoic 0,1 N, tính bằng gam;

m là khối lượng mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,10 %.




tải về 178.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương