TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9386: 2012


Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 6



tải về 2.76 Mb.
trang3/34
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.76 Mb.
#2091
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

1.6.5. Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 6

L

Nhịp dầm

MEd

Mômen uốn thiết kế tính toán theo tình huống thiết kế chịu động đất

Mp1,RdA

Giá trị thiết kế của mômen dẻo tại đầu mút A của một cấu kiện

Mp1,RdB

Giá trị thiết kế của mômen dẻo tại đầu mút B của một cấu kiện

NEd

Lực dọc thiết kế tính toán theo tình huống thiết kế chịu động đất

NEd,E

Lực dọc từ phép tính toán chỉ do tác động động đất thiết kế

NEd,G

Lực dọc do các tác động không phải tác động động đất, được kể đến trong tổ hợp các tác động theo tình huống thiết kế chịu động đất

Np1,Rd

Giá trị thiết kế của độ bền dẻo khi kéo của tiết diện ngang của một cấu kiện theo EN 1993-1-1:2004

NRd
(MEd, VEd)

Giá trị thiết kế của lực dọc trong cột hoặc thanh chéo theo EN 1993-1-1:2004, có tính đến sự tương tác với mômen uốn MEd và lực cắt VEd trong tình huống có động đất

Rd

Độ bền của liên kết theo EN 1993-1-1:2004

Rfy

Độ bền dẻo của cấu kiện tiêu tán năng lượng được liên kết dựa trên ứng suất chảy thiết kế của vật liệu như đã định nghĩa trong EN 1993-1-1:2004

VEd

Lực cắt thiết kế tính toán theo tình huống thiết kế chịu động đất

VEd,G

Lực cắt do các tác động không phải tác động động đất được kể đến trong tổ hợp tác động theo tình huống thiết kế chịu động đất

VEd,M

Lực cắt do các mômen dẻo đặt vào tại hai đầu dầm

Vwp,Ed

Lực cắt thiết kế trong một ô của bản bụng panen do tác động động đất thiết kế gây ra

Vwp,Rd

Độ bền cắt thiết kế của bản bụng panen theo EN 1993-1-1:2004

e

Chiều dài của đoạn nối kháng chấn

fy

Giới hạn chảy danh nghĩa của thép

fymax

Ứng suất chảy cho phép tối đa của thép

q

Hệ số ứng xử

tw

Bề dày bản bụng của đoạn nối kháng chấn

tf

Bề dày bản cánh của đoạn nối kháng chấn



Hệ số nhân với lực dọc NEd,E. Lực dọc này được tính từ tác động động đất thiết kế, dành cho việc thiết kế các cấu kiện không tiêu tán năng lượng trong các khung giằng đúng tâm hoặc lệch tâm tương ứng với điều (1) trong 6.7.4 và 6.8.3.



Tỷ số giữa mômen uốn thiết kế nhỏ hơn MEd,A tại một đầu mút của đoạn nối kháng chấn với mômen uốn lớn hơn MEd,B tại đầu mút hình thành khớp dẻo, cả hai mômen đều được lấy giá trị tuyệt đối

1

Hệ số nhân của tác động động đất thiết kế theo phương nằm ngang tại thời điểm hình thành khớp dẻo đầu tiên trong hệ kết cấu

u

Hệ số nhân của tác động động đất thiết kế theo phương nằm ngang tại thời điểm hình thành khớp dẻo trên toàn bộ hệ kết cấu

M

Hệ số riêng cho tham số vật liệu

ov

Hệ số vượt cường độ của vật liệu



Độ võng của dầm tại giữa nhịp so với đường tiếp tuyến với trục dầm tại đầu dầm (Hình 30)

pb

Hệ số nhân với độ bền dẻo thiết kế khi kéo Np1,Rd của giằng chịu nén trong hệ giằng chữ V, để dự tính ảnh hưởng của tác động động đất không cân bằng lên dầm mà giằng đó được liên kết vào

s

Hệ số riêng của thép

p

Khả năng xoay của vùng khớp dẻo



Độ mảnh không thứ nguyên của một cấu kiện như đã định nghĩa trong EN 1993-1-1:2004

1.6.6. Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 7

Apl

Diện tích của tấm theo phương nằm ngang

Ea

Môđun đàn hồi của thép

Ecm

Môđun đàn hồi trung bình của bêtông theo EN 1992-1-1:2004

la

Mômen quán tính của diện tích phần thép trong tiết diện liên hợp, đối với trục đi qua tâm của tiết diện liên hợp đó

lc

Mômen quán tính của diện tích phần bêtông trong tiết diện liên hợp, đối với trục đi qua tâm của tiết diện liên hợp đó

leq

Mômen quán tính tương đương của diện tích tiết diện liên hợp

ls

Mômen quán tính của diện tích các thanh cốt thép trong một tiết diện liên hợp, đối với trục đi qua tâm của tiết diện liên hợp đó

Mp1,Rd,c

Mômen dẻo của cột, được lấy là cận dưới và được tính toán có xét tới phần bêtông của tiết diện và chỉ xét tới phần thép của tiết diện được xếp vào loại có tính dẻo kết cấu

MU,Rd,b

Cận trên của mômen dẻo của dầm, được tính toán có xét tới phần bêtông của tiết diện và toàn bộ phần thép trong tiết diện đó, kể cả những tiết diện không được coi là có tính dẻo kết cấu

Vwp,Ed

Lực cắt thiết kế trong ô bản bụng, được tính toán trên cơ sở độ bền dẻo của các vùng tiêu tán năng lượng liền kề trong dầm hoặc trong các mối liên kết

Vwp,Rd

Độ bền cắt của ô bản bụng bằng liên hợp thép - bêtông theo EN 1994-1:2004

b

Chiều rộng của bản cánh

be

Chiều rộng tính toán bản cánh về mỗi phía của bản bụng bằng thép

beff

Tổng chiều rộng hữu hiệu của bản cánh bằng bêtông

b0

Chiều rộng (kích thước nhỏ nhất) của lõi bêtông bị hạn chế biến dạng

dbL

Đường kính cốt thép dọc

dbw

Đường kính cốt thép đai

fyd

Giới hạn chảy thiết kế của thép

fydf

Giới hạn chảy thiết kế của thép trong bản cánh

fydw

Cường độ thiết kế của cốt thép bản bụng

hb

Chiều cao của dầm liên hợp

bb

Chiều rộng của dầm liên hợp

hc

Chiều cao của tiết diện cột liên hợp thép - bêtông

kr

Hệ số hữu hiệu của hình dạng các sườn của mặt cắt tấm thép

kt

Hệ số suy giảm độ bền cắt thiết kế của các nút liên kết theo EN 1994-1

lcl

Chiều dài thông thủy của cột

lcr

Chiều dài của vùng tới hạn

n

Tỷ số môđun thép - bêtông đối với tác động ngắn hạn

q

Hệ số ứng xử

r

Hệ số giảm độ cứng bêtông để tính toán độ cứng của cột liên hợp thép - bêtông

tf

Bề dày bản cánh

c

Hệ số riêng của bêtông

M

Hệ số riêng cho tham số vật liệu

ov

Hệ số vượt cường độ của vật liệu

s

Hệ số riêng của thép

a

Tổng biến dạng của thép tại trạng thái cực hạn

cu2

Biến dạng nén cực hạn của bêtông không bị hạn chế biến dạng



Độ liên kết tối thiểu như đã định nghĩa trong 6.6.1.2 của EN 1994-1-1:2004

1.6.7. Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 8

E0

Môđun đàn hồi của gỗ khi chất tải tức thời

b

Chiều rộng của tiết diện gỗ

d

Đường kính vật liên kết

h

Chiều cao của dầm gỗ

kmod

Hệ số điều chỉnh cường độ của gỗ cho chất tải tức thời theo EN 1995-1-1:2004

q

Hệ số ứng xử

M

Hệ số riêng cho tham số vật liệu

1.6.8. Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 9

ag,urm

Giá trị cận trên của gia tốc nền thiết kế để sử dụng cho loại khối xây không có cốt thép thỏa mãn những điều khoản của tiêu chuẩn này

Amin

Tổng diện tích tiết diện ngang của tường xây yêu cầu trong mỗi hướng nằm ngang để áp dụng các quy định cho “nhà xây đơn giản”

fb, min

Cường độ nén tiêu chuẩn của viên xây vuông góc với mặt đáy

fbh, min

Cường độ nén tiêu chuẩn của viên xây song song với mặt đáy và trong mặt phẳng tường

fm, min

Cường độ tối thiểu cho vữa xây

h

Chiều cao thông thủy lớn nhất của lỗ mở liền kề với bức tường

hef

Chiều cao hữu hiệu của tường

l

Chiều dài của tường

n

Số tầng nằm phía trên mặt đất

pA,min

Tỷ lệ phần trăm tối thiểu của tổng diện tích tiết diện chiếu lên mặt ngang của vách cứng theo từng phương với tổng diện tích ngang theo tầng

pmax

Tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích sàn bên trên mức đang xét

q

Hệ số ứng xử

tef

Bề dày hữu hiệu của tường

A,max

Độ chênh lệch lớn nhất về diện tích tiết diện ngang của vách cứng ngang giữa các tầng liền kề nhau của “nhà xây đơn giản"

m,max

Độ chênh lệch lớn nhất về khối lượng giữa các tầng liền kề nhau của “nhà xây đơn giản"

M

Hệ số riêng cho tham số vật liệu

s

Hệ số riêng của cốt thép

min

Tỷ số giữa kích thước của cạnh ngắn và cạnh dài trong mặt bằng

1.6.9. Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 10

Keff

Độ cứng hữu hiệu của hệ cách chấn theo phương nằm ngang xem xét, tại một chuyển vị tương đương với chuyển vị thiết kế ddc

KV

Độ cứng tổng cộng của hệ cách chấn theo phương thẳng đứng

Kxi

Độ cứng hữu hiệu của bộ cách chấn thứ i theo phương x

Kyi

Độ cứng hữu hiệu của bộ cách chấn thứ i theo phương y

Teff

Chu kỳ cơ bản hữu hiệu của kết cấu bên trên trong chuyển động tịnh tiến ngang, kết cấu bên trên được xem là tuyệt đối cứng

Tf

Chu kỳ cơ bản của kết cấu bên trên được giả thiết là ngàm tại đáy

TV

Chu kỳ cơ bản của kết cấu bên trên theo phương thẳng đứng, kết cấu bên trên được xem là tuyệt đối cứng

M

Khối lượng của kết cấu bên trên

Ms

Độ mạnh

ddc

Chuyển vị thiết kế hữu hiệu của tâm cứng theo phương xem xét

ddb

Tổng chuyển vị thiết kế của bộ cách chấn

etot,y

Tổng độ lệch tâm theo phương y

fj

Lực theo phương ngang tại mỗi tầng thứ j

ry

Bán kính xoắn của hệ cách chấn

(xi, yi)

Tọa độ của bộ cách chấn thứ i so với tâm cứng hữu hiệu

i

Hệ số khuếch đại

eff

“Độ cản hữu hiệu"

1.7. Đơn vị SI

(1)P Các đơn vị SI phải được sử dụng phù hợp với ISO 1000.

(2) Khi tính toán dùng các đơn vị sau đây:

- Lực và tải trọng:

- Khối lượng riêng:

- Khối lượng:

- Trọng lượng riêng:

- Ứng suất và cường độ:

- Mômen (uốn, v.v…):

- Gia tốc:


kN, kN/m, kN/m2

kg/m3, t/m3

kg, t

kN/m3



N/mm2 (= MN/m2 hoặc MPa), kN/m2 (=kPa)

kNm


m/s2, g (g = 9,81 m/s2)

2. Yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần tuân theo

2.1. Những yêu cầu cơ bản

(1)P Kết cấu trong vùng có động đất phải được thiết kế và thi công sao cho thỏa mãn những yêu cầu sau đây. Mỗi yêu cầu phải có độ tin cậy thích hợp:



- Yêu cầu không sụp đổ

Kết cấu phải được thiết kế và thi công để chịu được tác động động đất thiết kế như định nghĩa trong Chương 3 mà không bị sụp đổ cục bộ hay sụp đổ toàn phần, đồng thời giữ được tính toàn vẹn của kết cấu và còn một phần khả năng chịu tải trọng sau khi động đất xảy ra. Tác động động đất thiết kế được biểu thị qua các yếu tố: a) tác động động đất tham chiếu gắn liền với xác suất vượt quá tham chiếu PNCR, trong 50 năm hoặc một chu kỳ lặp tham chiếu, TNCR, b) hệ số tầm quan trọng l (xem (2)P và (3)P của điều này) để tính đến mức độ tin cậy khác nhau.

CHÚ THÍCH 1: Các giá trị ấn định cho PNCR hoặc cho TNCR để sử dụng cho Việt Nam là PNCR = 10 % và TNCR = 475 năm.

CHÚ THÍCH 2: Giá trị của xác suất vượt quá PR, trong TL năm của mức độ tác động động đất cụ thể có liên quan tới chu kỳ lặp trung bình TR, của mức độ tác động động đất này như sau TR = - TL / In (1 - PR). Vì thế, với một giá trị TL cho trước, tác động động đất có thể được xác định một cách tương đương theo 2 cách: hoặc là bằng chu kỳ lặp trung bình, TR, hoặc là bằng xác suất vượt quá, PR trong TL năm.



- Yêu cầu hạn chế hư hỏng

Công trình phải được thiết kế và thi công để chịu được tác động động đất có xác suất xảy ra lớn hơn so với tác động động đất thiết kế, mà không gây hư hại và những hạn chế sử dụng kèm theo vì những chi phí khắc phục có thể lớn hơn một cách bất hợp lý so với giá thành bản thân kết cấu. Tác động động đất được đưa vào tính toán cho “yêu cầu hạn chế hư hỏng” có xác suất vượt quá, PDLR trong 10 năm và chu kỳ lặp TDLR. Khi không có những thông tin chính xác hơn, có thể sử dụng hệ số giảm tác động động đất thiết kế theo 4.4.3.2(2) để tính tác động động đất dùng kiểm tra “yêu cầu hạn chế hư hỏng”.

CHÚ THÍCH 3: Các giá trị ấn định cho PDLR hoặc TDLR để sử dụng ở Việt Nam là PDLR =10 % và TDLR = 95 năm.

(2)P Độ tin cậy cho “yêu cầu không sụp đổ” và “yêu cầu hạn chế hư hỏng" được thiết lập bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các loại nhà và công trình dân dụng khác nhau trên cơ sở những hậu quả của phá hoại.

(3)P Các mức độ tin cậy khác nhau được xét tới bằng cách phân loại công trình theo mức độ quan trọng khác nhau. Mỗi mức độ quan trọng được gán một hệ số tầm quan trọng l. Khi có thể được, hệ số này cần thiết lập sao cho nó tương ứng với một chu kỳ lặp có giá trị dài hơn hoặc ngắn hơn của hiện tượng động đất (so với chu kỳ lặp tham chiếu), cho chu kỳ lặp này là phù hợp để thiết kế từng loại công trình cụ thể (xem 3.2.1(3)). Các định nghĩa về mức độ và hệ số tầm quan trọng cho trong Phụ lục E, Phần 1.

(4) Các mức độ khác nhau của độ tin cậy thu được bằng cách nhân tác động động đất tham chiếu hoặc nhân những hệ quả tác động tương ứng khi sử dụng phương pháp phân tích tuyến tính với hệ số tầm quan trọng này. Chỉ dẫn chi tiết về mức độ quan trọng và các hệ số tầm quan trọng được cho ở 4.2.5.

CHÚ THÍCH: Tại hầu hết các địa điểm, xác suất vượt quá theo năm H(agR) của đỉnh gia tốc nền tham chiếu agR có thể xem như đại lượng biến thiên theo agR như sau: H(agR)0 agR-k, với giá trị của số mũ k phụ thuộc vào tính động đất, nhưng nói chung là bằng 3. Vì thế, nếu tác động động đất được định nghĩa dưới dạng đỉnh gia tốc nền tham chiếu agR, thì giá trị của hệ số tầm quan trọng l, mà nhân với tác động động đất tham chiếu để đạt được cùng một xác suất vượt quá trong TL năm cũng như trong TLR năm theo đó tác động động đất tham chiếu được xác định, có thể được tính bằng: l  (TLR/ TL)-1/k. Một cách khác, giá trị của hệ số tầm quan trọng l, mà phải nhân với tác động động đất tham chiếu để đạt được xác suất vượt quá PL của tác động động đất trong TL năm, khác với xác suất vượt quá tham chiếu PLR, cũng trên cùng số năm là TL, có thể được tính bằng: l  (PL/ PLR)-1/k.



tải về 2.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương