TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9386: 2012


Giá trị tần suất của tác động thay đổi (



tải về 2.76 Mb.
trang2/34
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.76 Mb.
#2091
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

1.5.1.13.17. Giá trị tần suất của tác động thay đổi (1QK) (Frequent value of a variable action)

Giá trị được xác định - trong chừng mực có thể được ấn định trên cơ sở thống kê - sao cho trong tổng thời gian hoặc trong phạm vi thời gian đối chứng mà trong đó nó bị vượt, chỉ trong một phần nhỏ cho trước của thời gian đối chứng, hoặc tần suất giá trị bị vượt được giới hạn theo một giá trị cho trước. Nó có thể được biểu thị như một phần đã xác định của giá trị đặc trưng bằng cách sử dụng hệ số 1≤1.

1.5.1.13.18. Giá trị tựa lâu dài của tác động thay đổi (2QK) (Quasi-permanent value of a variable action)

Giá trị được xác định sao cho tổng thời gian mà giá trị này bị vượt là phần tương đối lớn của thời gian đối chứng. Nó có thể biểu thị như một phần xác định của giá trị đặc trưng bằng cách sử dụng hệ số 2≤1.

1.5.1.13.19. Giá trị đi kèm của tác động thay đổi (QK) (Accompanying value of a variable action)

Giá trị của tác động thay đổi đi kèm tác động chính trong một tổ hợp.

CHÚ THÍCH: Giá trị đi kèm của một tác động thay đổi có thể là giá trị tổ hợp, giá trị tần suất hoặc giá trị tựa thường xuyên.

1.5.1.13.20. Giá trị đại diện của tác động (Frep) (Representative value of an action)

Giá trị được sử dụng để kiểm tra một trạng thái giới hạn. Giá trị đại diện có thể là giá trị đặc trưng (FK) hoặc giá trị đi kèm (FK).

1.5.1.13.21. Giá trị thiết kế của tác động (Fd) (Design value of an action)

Giá trị có được bằng cách nhân giá trị đại diện với hệ số riêng f.

CHÚ THÍCH: Kết quả của giá trị đại diện nhân với hệ số riêng F = sd x f có thể được xem là giá trị thiết kế của tác động (xem 6.3.2).

1.5.1.13.22. Tổ hợp các tác động (Combination of actions)

Tập hợp các giá trị thiết kế sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của kết cấu theo trạng thái giới hạn dưới ảnh hưởng đồng thời của các tác động khác nhau.



1.5.1.14. Các thuật ngữ liên quan đến tham số vật liệu và sản phẩm

1.5.1.14.1. Giá trị đặc trưng (Xk hoặc Rk) (Characteristic value)

Giá trị của tham số vật liệu hoặc sản phẩm có xác suất định trước không thu được trong các loạt thí nghiệm không hạn chế về giả thuyết. Giá trị này nhìn chung tương ứng với phân vị cụ thể của phân bố thống kê được giả định về đặc tính riêng của vật liệu hoặc sản phẩm. Một giá trị danh định được sử dụng như một giá trị đặc trưng trong một số tình huống.

1.5.1.14.2. Giá trị thiết kế của tham số vật liệu hoặc sản phẩm (Xd hoặc Rd) (Design value of a material or product property)

Giá trị có được bằng cách chia giá trị đặc trưng cho hệ số riêng m hoặc M hoặc, trong những tình huống đặc biệt, bằng cách xác định trực tiếp.

1.5.1.14.3. Giá trị danh định của tham số vật liệu hoặc sản phẩm (Xnom hoặc Rnom) (Nominal value of a material or product property)

Giá trị bình thường được sử dụng như một giá trị đặc trưng và được thiết lập từ một tài liệu thích hợp.

1.5.1.15. Điều khoản liên quan đến dữ liệu về kích thước.

1.5.1.15.1. Giá trị đặc trưng của một tham số kích thước (ak) (Characteristic value of a geometrical property)

Giá trị thường tương ứng với các kích thước được chỉ rõ trong thiết kế. Khi thích hợp, các giá trị đặc trưng kích thước có thể tương ứng với phân vị định trước của phân bố thống kê.

1.5.1.15.2. Giá trị thiết kế của tham số kích thước (ad) (Design value of a geometrical property)

Thường là một giá trị danh định. Khi thích hợp, giá trị đại lượng kích thước có thể tương ứng với một số đoạn định trước của phân bố thống kê.

CHÚ THÍCH: Giá trị thiết kế của một tham số kích thước nhìn chung tương đương với giá trị đặc trưng. Tuy nhiên, nó có thể coi là khác đi trong một số trường hợp khi trạng thái giới hạn được xem là rất nhạy cảm với tham số kích thước, ví dụ như, khi xem xét ảnh hưởng của khuyết tật hình học tới độ cong vênh. Trong những trường hợp như vậy, giá trị thiết kế thường sẽ được thiết lập bình thường như một giá trị được xác định một cách trực tiếp. Nói khác đi, nó có thể được thiết lập từ một cơ sở dữ liệu thống kê, có giá trị tương ứng với đoạn phù hợp hơn (ví dụ: một giá trị hiếm) so với áp dụng giá trị đặc trưng.



1.5.1.16. Thuật ngữ liên quan đến phân tích kết cấu

1.5.1.16.1. Phân tích kết cấu (Structural analysis)

Trình tự hoặc thuật toán để xác định hệ quả của tác động ở mọi điểm của kết cấu.

CHÚ THÍCH: Phân tích kết cấu có thể được thực hiện ở ba mức, sử dụng các mô hình khác nhau: phân tích tổng thể, phân tích bộ phận, phân tích cục bộ.

1.5.1.16.2. Phân tích tổng thể (Global analysis)

Việc xác định trong một kết cấu, một tập hợp các nội lực hoặc mômen, hoặc ứng suất cân bằng với tập hợp xác định các tác động riêng đặt lên kết cấu, và phụ thuộc các tham số vật liệu, kết cấu và kích thước.



1.5.1.16.3. Phân tích đàn hồi-tuyến tính bậc nhất không có phân bố lại (First order linear-elastic analysis without redistribution)

Phân tích kết cấu đàn hồi dựa vào quy luật ứng suất biến dạng hoặc mômen góc quay là tuyến tính và được thực hiện trên kích thước ban đầu.



1.5.1.16.4. Phân tích đàn hồi-tuyến tính bậc nhất có phân bố lại (First order linear-elastic analysis with redistribution)

Phân tích đàn hồi-tuyến tính trong đó các mômen và lực trong được sửa đổi để thiết kế kết cấu, phù hợp với các tác động ngoài đã cho và không có tính toán đầy đủ đến khả năng quay.



1.5.1.16.5. Phân tích đàn hồi - tuyến tính bậc hai (Second order linear-elastic analysis)

Phân tích kết cấu đàn hồi sử dụng các quy luật ứng suất biến dạng tuyến tính, áp dụng đối với sơ đồ kết cấu đã bị biến dạng.



1.5.1.16.6. Phân tích phi tuyến bậc nhất (First order non-linear analysis)

Phân tích kết cấu được thực hiện trên kích thước hình học ban đầu, có tính đến đặc tính biến dạng phi tuyến của vật liệu.

CHÚ THÍCH: Phân tích phi tuyến bậc nhất có thể là đàn hồi với giả thiết phù hợp, hoặc là đàn - dẻo lý tưởng, đàn-dẻo hoặc cứng-dẻo.

1.5.1.16.7. Phân tích phi tuyến bậc hai (Second order non-linear analysis)

Phân tích kết cấu, được thực hiện trên kích thước của kết cấu đã bị biến dạng và có tính đến các đặc tính biến dạng phi tuyến của vật liệu.

CHÚ THÍCH: phân tích phi tuyến bậc hai có thể là đàn - dẻo lý tưởng hoặc đàn - dẻo

1.5.1.16.8. Phân tích đàn - dẻo lý tưởng bậc nhất (First order elastic-perfertly plastic analysis)

Phân tích kết cấu dựa vào quan hệ mômen-góc xoay gồm phần đàn hồi tuyến tính tiếp theo là phần dẻo không biến cứng, được thực hiện trên kích thước ban đầu của sơ đồ kết cấu.



1.5.1.16.9. Phân tích đàn - dẻo lý tưởng bậc hai (Second order elastic-perfertly plastic analysis)

Phân tích kết cấu dựa vào quan hệ mômen-góc xoay gồm phần đàn hồi tuyến tính tiếp theo là phần dẻo không biến cứng, được thực hiện trên kích thước của sơ đồ kết cấu đã bị chuyển vị hoặc biến dạng.



1.5.1.16.10. Phân tích đàn - dẻo (bậc nhất hoặc bậc hai) (Elasto-plastic analysis (first or second order))

Phân tích kết cấu sử dụng mối quan hệ ứng suất - biến dạng hoặc mômen - góc quay gồm phần đàn hồi tuyến tính, tiếp theo là dẻo không biến cứng.

CHÚ THÍCH: Nói chung là việc này được thực hiện trên kích thước ban đầu của kết cấu, nhưng cũng có thể áp dụng đối với kích thước của kết cấu đã bị chuyển vị hoặc biến dạng.

1.5.1.16.11. Phân tích cứng-dẻo (Rigid plastic analysis)

Phân tích, được thực hiện trên kích thước ban đầu của sơ đồ kết cấu, sử dụng nguyên lý phân tích giới hạn để đánh giá trực tiếp tải trọng cực hạn.

CHÚ THÍCH: Quy luật mômen - độ uốn được giả thiết không có biến dạng đàn hồi và không có biến cứng.

1.5.2. Các thuật ngữ khác được sử dụng trong tiêu chuẩn

1.5.2.1. Hệ số ứng xử (Behaviour factor)

Hệ số được sử dụng cho mục đích thiết kế để giảm độ lớn của lực thu được từ phân tích tuyến tính, nhằm xét đến phản ứng phi tuyến của kết cấu, liên quan đến vật liệu, hệ kết cấu và quy trình thiết kế.



1.5.2.2. Phương pháp thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng lượng (Capacity design method)

Phương pháp thiết kế trong đó một số cấu kiện của hệ kết cấu được lựa chọn, thiết kế và cấu tạo phù hợp nhằm đảm bảo tiêu tán năng lượng thông qua các biến dạng lớn trong khi tất cả những cấu kiện còn lại vẫn đảm bảo đủ độ bền để có thể duy trì được cách tiêu tán năng lượng đã chọn.

1.5.2.3. Kết cấu tiêu tán năng lượng (Dissipative structure)

Kết cấu có khả năng tiêu tán năng lượng bằng cách ứng xử trễ do dẻo kết cấu và/hoặc bằng các cơ chế khác.

1.5.2.4. Vùng tiêu tán năng lượng (Dissipative zones)

Vùng được định trước của một kết cấu tiêu tán năng lượng. Sự tiêu tán năng lượng của kết cấu chủ yếu tập trung tại đây.

CHÚ THÍCH 1: Vùng này còn được gọi là vùng tới hạn.

1.5.2.5. Đơn vị độc lập về mặt động lực (Dynamically independent unit)

Kết cấu hoặc một phần kết cấu trực tiếp chịu dao động nền và phản ứng của nó không chịu ảnh hưởng bởi phản ứng của các đơn vị hoặc kết cấu bên cạnh.



1.5.2.6. Hệ số tầm quan trọng (Importance factor)

Hệ số có liên quan đến những hậu quả của việc hư hỏng kết cấu.



1.5.2.7. Kết cấu không tiêu tán năng lượng (Non-dissipative structure)

Kết cấu được thiết kế cho trường hợp chịu động đất nhưng không tính đến ứng xử phi tuyến của vật liệu.



1.5.2.8. Bộ phận phi kết cấu (Non-structural element)

Các bộ phận kiến trúc, cơ khí hoặc điện, do không có khả năng chịu lực hoặc do cách liên kết với kết cấu không được xem là cấu kiện chịu lực trong thiết kế chịu động đất.



1.5.2.9. Cấu kiện kháng chấn chính (Primary seismic members)

Cấu kiện được xem là một phần của hệ kết cấu chịu tác động động đất, được mô hình hóa trong tính toán thiết kế chịu động đất và được thiết kế, cấu tạo hoàn chỉnh đảm bảo yêu cầu kháng chấn theo những quy định của tiêu chuẩn này.



1.5.2.10. Cấu kiện kháng chấn phụ (Secondary seismic members)

Cấu kiện không được xem là một phần của hệ kết cấu chịu tác động động đất. Cường độ và độ cứng chống lại tác động động đất của nó được bỏ qua.

CHÚ THÍCH 2: Những cấu kiện này không yêu cầu phải tuân thủ tất cả các quy định của tiêu chuẩn này, nhưng phải được thiết kế và cấu tạo sao cho vẫn có thể chịu được trọng lực khi chịu các chuyển vị gây ra bởi tình huống thiết kế chịu động đất.

1.5.2.11. Phần cứng phía dưới (Rigid basement)

Phần nhà và công trình được xem là cứng tuyệt đối so với phần nhà và công trình phía trên nó, ví dụ cột ăng ten vô tuyến đặt trên mái nhà, phần nhà từ mái trở xuống được xem là phần cứng phia dưới của cột ăng ten.



1.5.2.12. Hiệu ứng bậc 2 (hiệu ứng P-) (Second order effects (P- effects))

Một cách tính kết cấu theo sơ đồ tính biến dạng.



1.6. Ký hiệu

1.6.1. Tổng quát

(1) Áp dụng những kí hiệu cho trong Phụ lục D. Với những kí hiệu liên quan đến vật liệu, cũng như những kí hiệu không liên quan một cách cụ thể với động đất thì áp dụng những điều khoản của các tiêu chuẩn liên quan khác.



(2) Những kí hiệu khác, liên quan đến tác động động đất, được định nghĩa trong văn bản tiêu chuẩn nơi chúng xuất hiện để dễ sử dụng. Tuy nhiên, các kí hiệu xuất hiện thường xuyên nhất được sử dụng trong tiêu chuẩn này được liệt kê và định nghĩa trong 1.6.2 tới 1.6.3.

1.6.2. Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 2 và Chương 3

AEd

Giá trị thiết kế của tác động động đất (= I x AEk)

AEk

Giá trị đặc trưng của tác động động đất đối với chu kỳ lặp tham chiếu

Ed

Giá trị thiết kế của các hệ quả tác động

NSPT

Số nhát đập trong thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)

PNCR

Xác suất tham chiếu vượt quá trong 50 năm của tác động động đất tham chiếu đối với yêu cầu không sụp đổ

Q

Tác động thay đổi

S

Hệ số đất nền

Se(T)

Phổ phản ứng gia tốc nền đàn hồi theo phương nằm ngang còn gọi là “phổ phản ứng đàn hồi". Khi T= 0, gia tốc phổ cho bởi phổ này bằng gia tốc nền thiết kế cho nền loại A nhân với hệ số đất nền S.

Sve(T)

Phổ phản ứng gia tốc nền đàn hồi theo phương thẳng đứng

SDe(T)

Phổ phản ứng chuyển vị đàn hồi

Sd(T)

Phổ thiết kế (trong phân tích đàn hồi). Khi T = 0, gia tốc phổ cho bởi phổ này bằng gia tốc nền thiết kế trên nền loại A nhân với hệ số đất nền S

T

Chu kỳ dao động của hệ tuyến tính một bậc tự do

Ts

Khoảng thời gian kéo dài dao động trong đó biên độ không nhỏ hơn 1/3 biên độ cực đại.

TNCR

Chu kỳ lặp tham chiếu của tác động động đất tham chiếu theo yêu cầu không sụp đổ

agR

Đỉnh gia tốc nền tham chiếu trên nền loại A

ag

Gia tốc nền thiết kế trên nền loại A

avg

Gia tốc nền thiết kế theo phương thẳng đứng

cu

Cường độ chống cắt không thoát nước của đất nền

dg

Chuyển vị nền thiết kế

g

Gia tốc trọng trường

q

Hệ số ứng xử

vs,30

Giá trị trung bình của vận tốc truyền sóng cắt trong 30m phía trên của mặt cắt đất nền nơi có biến dạng cắt bằng hoặc thấp hơn 10-5.

I

Hệ số tầm quan trọng



Hệ số hiệu chỉnh độ cản



Tỷ số cản nhớt tính bằng phần trăm

2,i

Hệ số tổ hợp cho giá trị được coi là lâu dài của tác động thay đổi i

E,i

Hệ số tổ hợp cho tác động thay đổi i, sử dụng khi xác định các hệ quả của tác động động đất thiết kế

1.6.3. Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 4

EE

Hệ quả của tác động động đất

EEdx, EEdy

Giá trị thiết kế của các hệ quả tác động gây ra bởi các thành phần nằm ngang (x và y) của tác động động đất

EEdz

Giá trị thiết kế của các hệ quả tác động gây ra bởi thành phần thẳng đứng của tác động động đất



Tỷ số giữa gia tốc nền thiết kế và gia tốc trọng trường

Fi

Lực động đất theo phương nằm ngang tại tầng thứ i

Fa

Lực động đất theo phương nằm ngang tác động lên một bộ phận phi kết cấu

Fb

Lực cắt đáy

H

Chiều cao nhà kể từ móng hoặc từ đỉnh của phần cứng phía dưới

Lmax, Lmin

Kích thước lớn nhất và kích thước nhỏ nhất trên mặt bằng của ngôi nhà đo theo các phương vuông góc

Rd

Giá trị thiết kế của độ bền

Sa

Hệ số động đất của bộ phận phi kết cấu

T1

Chu kỳ dao động cơ bản của công trình

Ta

Chu kỳ dao động cơ bản của bộ phận phi kết cấu

Wa

Trọng lượng của bộ phận phi kết cấu

d

Chuyển vị

dr

Chuyển vị ngang thiết kế tương đối giữa các tầng

ea

Độ lệch tâm ngẫu nhiên của khối lượng một tầng so với vị trí danh nghĩa của nó

h

Chiều cao tầng

mi

Khối lượng tầng thứ i

n

Số tầng phía trên móng hoặc trên đỉnh của phần cứng phía dưới

qa

Hệ số ứng xử của bộ phận phi kết cấu.

qd

Hệ số ứng xử chuyển vị

Si

Chuyển vị của khối lượng mi trong dạng dao động cơ bản của công trình

Zi

Chiều cao của khối lượng mi phía trên cao trình đặt tác động động đất

a

Hệ số tầm quan trọng của bộ phận phi kết cấu

d

Hệ số vượt cường độ cho tấm cứng (đi-a-phắc)



Hệ số độ nhạy của chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng.

1.6.4. Các kí hiệu khác được sử dụng trong Chương 5

Ac

Diện tích tiết diện của cấu kiện bêtông

Ash

Tổng diện tích tiết diện của cốt thép đai nằm ngang trong nút dầm-cột

Asi

Tồng diện tích các thanh cốt thép theo từng phương chéo của dầm liên kết

Ast

Diện tích tiết diện của cốt thép ngang

Asv

Tổng diện tích cốt thép đứng ở bụng tường

Asv,i

Tổng diện tích của các thanh thép đứng của cột nằm giữa các thanh ở góc theo một phương đi qua nút

Aw

Tổng diện tích tiết diện chiếu lên mặt nằm ngang của tường

Asi

Tổng diện tích của tất cả các thanh thép xiên theo cả hai phương, khi trong tường có bố trí các thanh thép xiên để chống lại sự cắt do trượt

Asj

Tổng diện tích của tất cả các thanh thép thẳng đứng trong phần bụng tường, hoặc của các thanh thép bổ sung được bố trí theo một cách riêng ở phần đầu tường để chống lại sự cắt do trượt

MRb

Tổng các giá trị thiết kế của khả năng chịu mômen uốn của các dầm quy tụ vào nút tại mối nối theo phương đang xét

MRc

Tổng các giá trị thiết kế của khả năng chịu mômen uốn của các cột hình thành nên khung tại một mối nối theo phương đang xét

Do

Đường kính của lõi có cốt đai hạn chế biến dạng trong cột tiết diện tròn

Mi,d

Mômen tại đầu mút của một dầm hoặc cột để tính toán khả năng chịu cắt thiết kế

MRb,i

Giá trị thiết kế khả năng chịu mômen uốn của dầm tại đầu mút thứ i

MRc,i

Giá trị thiết kế của khả năng chịu mômen uốn của cột tại đầu mút thứ i

NEd

Lực dọc trục thu được từ phép phân tích theo tình huống thiết kế chịu động đất

T1

Chu kỳ cơ bản của công trình theo phương đang xét

TC

Chu kỳ ứng với giới hạn trên của đoạn có gia tốc không đổi của phổ đàn hồi

V'Ed

Lực cắt trong tường thu được từ phép phân tích theo tình huống thiết kế chịu động đất

Vdd

Khả năng chốt của các thanh thép thẳng đứng trong tường

VEd

Lực cắt thiết kế trong tường

VEd,max

Lực cắt tác dụng lớn nhất tại tiết diện đầu mút của dầm thu được từ tính toán thiết kế theo khả năng chịu lực

VEd,min

Lực cắt tác dụng nhỏ nhất tại tiết diện đầu mút của dầm thu được từ tính toán thiết kế theo khả năng chịu lực

Vfd

Phần lực ma sát tham gia làm tăng khả năng của tường chống lại sự cắt do trượt

Vid

Phần lực đóng góp do các thanh thép xiên vào độ bền của tường chống lại sự cắt do trượt

VRd, c

Giá trị thiết kế của khả năng chịu cắt của các cấu kiện không có cốt thép chịu cắt theo tiêu chuẩn EN 1992-1-1:2004

VRd, S

Giá trị thiết kế của khả năng chịu cắt chống lại sự trượt

b

Chiều rộng cánh dưới của dầm

bc

Kích thước tiết diện ngang của cột

beff

Chiều rộng hữu hiệu của cánh dầm chịu kéo tại bề mặt của cột đỡ

bi

Khoảng cách giữa các thanh liền kề nhau được giới hạn bởi góc uốn của cốt thép đai hoặc bởi đai móc trong cột

b0

Chiều rộng của phần lõi có cốt đai hạn chế biến dạng trong cột hoặc trong phần đầu tường của tường (tinh tới đường tâm của cốt thép đai)

bW

Bề dày của phần có cốt đai hạn chế biến dạng của tiết diện tường, hoặc chiều rộng bụng dầm

bw0

Bề dày phần bụng tường

d

Chiều cao làm việc của tiết diện

dbL

Đường kính thanh cốt thép dọc

dbW

Đường kính thanh cốt thép đai

fcd

Giá trị thiết kế của cường độ chịu nén của bêtông

fctm

Giá trị trung bình của cường độ chịu kéo của bêtông

fyd

Giá trị thiết kế của giới hạn chảy của thép

fyd, h

Giá trị thiết kế của giới hạn chảy của cốt thép của bụng dầm theo phương nằm ngang

fyd, v

Giá trị thiết kế của giới hạn chảy của cốt thép của bụng dầm theo phương đứng

fyld

Giá trị thiết kế của giới hạn chảy của cốt thép dọc

fywd

Giá trị thiết kế của giới hạn chảy của cốt thép ngang

h

Chiều cao tiết diện ngang

hc

Chiều cao tiết diện ngang của cột theo phương đang xét

hf

Bề dày cánh

hjc

Khoảng cách giữa các lớp ngoài cùng của cốt thép cột trong nút dầm-cột

hjw

Khoảng cách giữa các thanh cốt thép ở phía trên và phía dưới dầm

h0

Chiều cao phần lõi có cốt đai hạn chế biến dạng trong một cột (tính tới đường tâm của cốt thép đai)

hs

Chiều cao thông thủy của tầng

hw

Chiều cao tường hoặc chiều cao tiết diện ngang của dầm

kD

Hệ số phản ánh cấp dẻo kết cấu trong tính toán chiều cao tiết diện cột cần thiết để neo các thanh thép dầm trong nút, lấy bằng 1 cho cấp dẻo kết cấu cao và bằng 2/3 cho cấp dẻo kết cấu trung bình

kw

Hệ số phản ánh dạng phá hoại chủ đạo trong hệ kết cấu có tường chịu lực

lc1

Chiều dài thông thủy của dầm hoặc cột

lcr

Chiều dài vùng tới hạn

li

Khoảng cách giữa các đường tâm của hai hàng cốt thép xiên tại tiết diện chân tường có các thanh cốt thép xiên chịu cắt do trượt

lw

Chiều dài tiết diện ngang của tường

n

Tổng số các thanh thép dọc được giữ bởi các thanh cốt thép đai hoặc giằng ngang theo chu vi của tiết diện cột

q0

Giá trị cơ bản của hệ số ứng xử

S

Khoảng cách cốt thép ngang

Xu

Chiều cao của trục trung hòa

Z

Cánh tay đòn của nội lực



Hệ số hiệu ứng hạn chế biến dạng, góc giữa các thanh thép đặt chéo và trục của dầm liên kết

0

Tỷ số kích thước của tường trong hệ kết cấu

1

Hệ số nhân của tác động động đất thiết kế theo phương nằm ngang tại thời điểm hình thành khớp dẻo đầu tiên trong hệ kết cấu

u

Hệ số nhân của tác động động đất thiết kế theo phương nằm ngang tại thời điểm hình thành cơ chế dẻo toàn bộ

c

Hệ số riêng của bêtông

Rd

Hệ số thiếu tin cậy của mô hình đối với giá trị thiết kế của độ bền khi tính hệ quả của tác động, có tính đến các nguyên nhân vượt cường độ khác nhau

s

Hệ số riêng của thép

cu2

Biến dạng tới hạn của bêtông không có cốt đai hạn chế biến dạng

cu2,c

Biến dạng tới hạn của bêtông có cốt đai hạn chế biến dạng

su,k

Giá trị đặc trưng của độ dãn dài giới hạn của cốt thép

sy,d

Giá trị thiết kế của biến dạng thép tại điểm chảy dẻo



Hệ số giảm cường độ chịu nén của bêtông do biến dạng kéo theo phương ngang của tiết diện



Tỉ số VEd,min/VEd,max giữa các lực cắt tác dụng nhỏ nhất và lớn nhất tại tiết diện đầu mút của dầm

f

Hệ số ma sát giữa bêtông với bêtông khi chịu tác động có chu kỳ



Hệ số dẻo kết cấu khi uốn



Hệ số dẻo kết cấu khi chuyển vị

V

Lực dọc quy đổi trong tình huống thiết kế chịu động đất



Chiều cao quy đổi tính đến trục trung hòa



Hàm lượng cốt thép chịu kéo

'

Hàm lượng cốt thép chịu nén trong dầm

cm

Giá trị trung bình của ứng suất pháp của bêtông

h

Hàm lượng cốt thép của các thanh nằm ngang của phần bụng tường

1

Tổng hàm lượng cốt thép dọc

max

Hàm lượng cốt thép chịu kéo cho phép tối đa trong vùng tới hạn của dầm kháng chấn chính

v

Hàm lượng cốt thép của các thanh thẳng đứng của phần bụng tường

w

Hàm lượng cốt thép chịu cắt

v

Tỷ số cơ học của cốt thép thẳng đứng trong bản bụng

wd

Tỷ số thể tích cơ học của cốt đai hạn chế biến dạng trong phạm vi các vùng tới hạn


tải về 2.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương