TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9386: 2012


Hình 5.12 - Dầm liên kết có cốt thép đặt chéo



tải về 2.76 Mb.
trang13/34
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.76 Mb.
#2091
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   34

Hình 5.12 - Dầm liên kết có cốt thép đặt chéo

5.6. Các yêu cầu về neo và mối nối

5.6.1. Tổng quát

(1)P Áp dụng EN 1992-1-1:2004, chương 8 về cấu tạo cốt thép, với những quy tắc bổ sung sau.

(2)P Đối với cốt đai kín được sử dụng làm cốt thép ngang trong dầm, cột hoặc tường, phải sử dụng cốt đai kín có móc uốn 135° và dài thêm một đoạn bằng 10dbw. sau móc uốn.

(3)P Trong kết cấu có độ dẻo kết cấu lớn, chiều dài neo của cốt thép dầm hoặc cột trong phạm vi nút dầm-cột phải được tính từ một điểm trên thanh cốt thép cách mặt trong của nút một khoảng 5dbL để tính đến vùng chảy dẻo được mở rộng do những biến dạng lặp sau đàn hồi (ví dụ cho dầm xem Hình 5.13a).

5.6.2. Neo cốt thép

5.6.2.1. Cột

(1)P Khi tính toán neo hoặc chiều dài nối chồng cốt thép cột đảm bảo cường độ chịu uốn của các cấu kiện trong các vùng tới hạn của chúng, tỷ số giữa diện tích cốt thép yêu cầu và diện tích cốt thép thực tế As,req/A­s,prov phải được lấy bằng 1.

(2)P Nếu trong tình huống thiết kế chịu động đất mà lực dọc trong cột là lực kéo, thì chiều dài neo phải được tăng lên tới 50 % so với chiều dài neo đã được quy định trong EN 1992-1-1:2004.

5.6.2.2. Dầm

(1)P Phần cốt thép dọc của dầm được uốn cong để neo vào nút luôn luôn phái ở phía trong các thanh cốt đai kín tương ứng của cột.

(2)P Để ngăn ngừa phá hoại sự bám dính, đường kính dbL của các thanh cốt thép dọc của dầm kéo qua nút dầm - cột phải được giới hạn phù hợp với các biểu thức sau đây:

a) với nút dầm - cột trong:





(5.50a)

b) với nút dầm - cột biên:

(5.50b)

trong đó:



hc là chiều rộng của tiết diện cột, song song với các thanh cốt thép;

fctm là giá trị trung bình của cường độ chịu kéo của bêtông;

fyd là giá trị thiết kế của giới hạn chảy của thép;

d là lực dọc thiết kế qui đổi của cột, được lấy với giá trị tối thiểu của nó cho tình huống thiết kế chịu động đất (d = NEd/fcd Ac);



kD là hệ số kể đến cấp dẻo kết cấu, lấy bằng 1 cho trường hợp cấp dẻo kết cấu cao và 2/3 cho trường hợp cấp dẻo kết cấu trung bình;

' là hàm lượng cốt thép chịu nén của các thanh cốt thép dầm kéo qua nút;

max là hàm lượng cho phép lớn nhất của cốt thép chịu kéo (xem 5.4.3.1.2(4) và 5.4.3.1.3(4));

Rd là hệ số kể đến tính thiếu tin cậy của mô hình tính toán về giá trị thiết kế của khả năng chịu lực, lấy bằng 1,2 hoặc 1,0 tương ứng cho trường hợp cấp dẻo kết cấu cao hoặc trường hợp cấp dẻo kết cấu trung bình (do sự tăng cường độ của thép dọc trong dầm do biến cứng).

Các điều kiện giới hạn ở trên (các biểu thức (5.50) không áp dụng cho các thanh cốt thép xiên cắt ngang qua nút).

(3) Nếu trong các nút dầm-cột biên, yêu cầu đã quy định trong (2)P của điều này không thể thỏa mãn được vì chiều cao hc của tiết diện cột (hc song song với các thanh cốt thép) là quá nhỏ, thì có thể thực hiện các biện pháp bổ sung sau đây để bảo đảm neo chặt cốt thép dọc của dầm:

a) Dầm hoặc bản có thể được kéo dài thêm theo phương ngang một đoạn như côngxôn ngắn (xem Hình 5.13a).

b) Có thể sử dụng các thanh cốt thép có phình ở đầu neo hoặc bản neo được hàn vào đầu mút của các thanh cốt thép (xem Hình 5.13b).

c) Có thể kéo dài móc uốn thêm một đoạn có chiều dài tối thiểu bằng 10dbL và cốt thép ngang cần được bố trí dày dọc theo phần kéo dài đó (xem Hình 5.13c).

(4)P Các thanh cốt thép ở phía trên hoặc đáy dầm kéo qua các nút trong phải được cắt ở một khoảng không nhỏ hơn lcr trong các cấu kiện qui tụ vào nút đó (chiều dài vùng tới hạn của từng cấu kiện đó, xem 5.4.3.1.2(1)P và 5.5.3.1.3(1)P) tính từ bề mặt của nút.





CHÚ DẪN:

A - Bản neo;

B - Cốt thép đai bao quanh cốt thép cột.



Hình 5.13 - Biện pháp neo bổ sung trong nút dầm-cột biên

5.6.3. Nối các thanh cốt thép

(1)P Không cho phép nối chồng bằng hàn trong phạm vi các vùng tới hạn của các cấu kiện chịu lực.

(2)P Trong cột và tường có thể nối các thanh cốt thép bằng các cơ cấu nối cơ khí, nếu các cơ cấu nối này được kiểm soát bằng thử nghiệm thích hợp trong điều kiện tương thích với cấp dẻo kết cấu đã chọn.

(3)P Cốt thép ngang bố trí trong phạm vi chiều dài nối chồng phải được tính toán theo EN 1992-1-1:2004. Ngoài ra, những yêu cầu sau đây cũng phải được thỏa mãn:

a) Nếu thanh cốt thép được neo và thanh cốt thép liên tục được bố trí trong một mặt phẳng song song với cốt thép ngang thì tổng diện tích của tất cả các thanh được nối, AsL, phải được kể đến trong tính toán cốt thép ngang.

(b) Nếu thanh cốt thép được neo và thanh cốt thép liên tục được bố trí trong một mặt phẳng vuông góc với cốt thép ngang, thì diện tích của cốt thép ngang phải được tính toán dựa trên diện tích của thanh cốt thép dọc được nối chồng có đường kính lớn hơn, AsL.

(c) Khoảng cách s giữa các cốt thép ngang trong đoạn nối chồng (tính bằng mm) không được vượt quá:

s = min {h/4; 100}

(5.51)

trong đó h là kích thước cạnh nhỏ nhất của tiết diện ngang (tính bằng mm).

(4) Diện tích cốt thép ngang yêu cầu Ast trong phạm vi đoạn nối chồng cốt thép dọc của cột được nối tại cùng vị trí (như đã định nghĩa trong EN 1992-1-1:2004), hoặc của cốt thép dọc các phần đầu tường, có thể được tính toán từ biểu thức sau đây:



Ast = s.(dbl /50).(yld / ywd )

(5.52)

trong đó:

Ast là diện tích một nhánh cốt thép ngang;

dbL là đường kính thanh cốt thép được nối;

s là khoảng cách giữa các cốt thép ngang;

fyld là giá trị thiết kế của giới hạn chảy của cốt thép dọc;

fywd là giá trị thiết kế của giới hạn chảy của cốt thép ngang.

5.7. Thiết kế và cấu tạo các cấu kiện kháng chấn phụ

(1)P Điều 5.7 được áp dụng cho các cấu kiện đóng vai trò là cấu kiện kháng chấn phụ nghĩa là cấu kiện chịu biến dạng đáng kể trong tình huống thiết kế chịu động đất (ví dụ sườn của bản thì không tuân theo những yêu cầu của 5.7). Các cấu kiện đó phải được thiết kế và cấu tạo để duy trì khả năng chịu các tải trọng trọng lực trong tình huống thiết kế chịu động đất khi chúng chịu biến dạng lớn nhất trong tình huống thiết kế chịu động đất.

(2)P Những biến dạng lớn nhất có được trong tình huống thiết kế chịu động đất phải được tính toán phù hợp với 4.3.4 và phải tính đến hiệu ứng P- phù hợp với 4.4.2.2(2) và (3). Chúng phải được tính toán từ phân tích kết cấu trong tình huống thiết kế chịu động đất, mà trong đó độ cứng ngang của các cấu kiện kháng chấn phụ được bỏ qua và các cấu kiện kháng chấn chính được mô hình hóa với độ cứng chống uốn khi có vết nứt và độ cứng chống cắt của chúng.

(3) Các cấu kiện kháng chấn phụ được xem là thỏa mãn những yêu cầu của (1)P của mục này nếu mômen uốn và lực cắt của chúng được tính toán trên cơ sở của: a) những biến dạng như trong (2)P của mục này và b) độ cứng chịu cắt và chịu uốn khi có vết nứt không vượt quá khả năng chịu uốn và chịu cắt thiết kế MRdVRd của chúng, các giá trị này được xác định trên cơ sở của EN 1992-1-1:2004.



5.8. Các bộ phận của móng bêtông

5.8.1. Phạm vi

(1)P Các yêu cầu sau áp dụng để thiết kế các cấu kiện của móng bêtông, ví dụ như đế móng, dầm giằng, dầm móng, bản móng, tường móng, đài cọc và cọc, cũng như thiết kế các mối nối giữa các cấu kiện đó, hoặc giữa chúng và các cấu kiện bêtông thẳng đứng. Việc thiết kế các cấu kiện này phải tuân thủ những quy tắc của EN 1998-5:2004, 5.4.

(2)P Nếu hệ quả tác động thiết kế đối với việc thiết kế các bộ phận móng của kết cấu tiêu tán năng lượng động đất được tính dựa trên các giả thiết thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng lượng phù hợp với 4.4.2.6(2)P, thì không có sự tiêu tán năng lượng nào được dự kiến trong các cấu kiện này trong tình huống thiết kế chịu động đất. Việc thiết kế các cấu kiện này có thể tuân theo những quy tắc của 5.3.2(1)P.

(3)P Nếu hệ quả tác động thiết kế của các cấu kiện móng của kết cấu tiêu tán năng lượng động đất được tính từ phân tích kết cấu cho tình huống thiết kế chịu động đất mà không theo các quan niệm thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng lượng của 4.4.2.6(2)P, thì việc thiết kế các cấu kiện này phải tuân theo những quy tắc tương ứng cho các cấu kiện của kết cấu bên trên ứng với cấp dẻo kết cấu đã chọn. Đối với dầm giằng và dầm móng, các lực cắt thiết kế cần được tính toán dựa trên các giả thiết thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng lượng, phù hợp với 5.4.2.2 cho loại nhà có cấp dẻo kết cấu trung bình, hoặc theo 5.5.2.1(2)P, 5.5.2.1(3) cho nhà có cấp dẻo kết cấu cao.

(4) Nếu hệ quả tác động thiết kế của các cấu kiện móng đã được tính toán bằng cách sử dụng giá trị của hệ số ứng xử q nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn trên của q cho trường hợp tiêu tán năng lượng thấp (1,5 cho kết cấu bêtông, hoặc giá trị nằm giữa 1,5 và 2,0 cho nhà thép hoặc nhà liên hợp thép-bêtông, phù hợp với ghi chú 1 của Bảng 9 hoặc ghi chú 1 của Bảng 12, tương ứng), thì việc thiết kế các cấu kiện này có thể tuân theo những quy tắc của 5.3.2(1)P (xem cùng 4.4.2.6(3)).

(5) Trong các tầng hầm dạng hộp của kết cấu tiêu tán năng lượng gồm: a) bản sàn bêtông làm việc như một sàn cứng tại cao trình đỉnh tầng hầm; b) bản móng hoặc lưới của dầm-giằng hoặc của dầm móng tại cao trình móng; c) tường bao tầng hầm và/hoặc các tường giữa của tầng hầm, được thiết kế phù hợp với (2)P của điều này, thì các cột và dầm (kể cả ở đỉnh tầng hầm) đều được dự kiến là vẫn giữ trạng thái đàn hồi trong tình huống thiết kế chịu động đất và có thể được thiết kế phù hợp với 5.3.2(1)P. Vách cứng cần được thiết kế để hình thành khớp dẻo tại cao độ của đỉnh tầng hầm. Để làm điều này, trong vách cứng liên tục có tiết diện ngang không đổi phía trên đỉnh tầng hầm, vùng tới hạn cần được kéo dài xuống phía dưới cao độ đỉnh tầng hầm thêm một đoạn hcr (xem 5.4.3.4.2(1) và 5.5.3.4.5(1)). Thêm nữa, toàn bộ chiều cao tự do của các vách đó trong phạm vi tầng hầm nên được tính toán chịu cắt với giả thiết rằng vách đó làm việc trong điều kiện cường độ chịu uốn Rd MRd(với Rd = 1,1 cho trường hợp cấp dẻo kết cấu trung bình và Rd = 1,2 cho trường hợp cấp dẻo kết cấu cao) tại cao độ đỉnh tầng hầm và điểm "không mômen” tại cao trình móng.



5.8.2. Dầm giằng và dầm giằng móng

(1)P Phải tránh không nên để một đoạn cổ cột giữa mặt trên của bản móng hoặc của đài cọc và mặt dưới của dầm giằng hoặc của bản móng. Để đạt được điều này, mặt dưới của dầm giằng hoặc của bản móng phải thấp hơn mặt trên của đế móng hoặc của đài cọc nói trên.

(2) Lực dọc trong dầm giằng hoặc vùng có giằng của bản giằng móng theo 5.4.1.2(6) và (7) của EN 1998-5, cần được lấy từ tính toán kiểm tra chịu cả hệ quả tác động được tính toán theo 4.4.2.6(2)P và 4.4.2.6(3)P cho tình huống thiết kế chịu động đất, có tính đến những hiệu ứng thứ cấp.

(3) Dầm giằng và dầm giằng móng cần có chiều rộng tiết diện ngang ít nhất là bw,min và chiều cao tiết diện ngang ít nhất là hw,min

CHÚ THÍCH: Các giá trị kiến nghị là: bw,min = 0,25 m và hw,min = 0,4 m cho loại nhà cao tới 3 tầng, hoặc hw,min = 0,5 m cho những loại nhà có từ 4 tầng trở lên không kể tầng hầm.

(4) Bản móng được bố trí phù hợp với những yêu cầu trong EN 1998-5:2004, 5.4.1.2(2) để liên kết theo phương nằm ngang các bản móng đơn hoặc đài cọc, cần có độ dày tối thiểu tmin và hàm lượng cốt thép tối thiểu là s,min ở mặt trên và mặt dưới của chúng.

CHÚ THÍCH: Các giá trị kiến nghị là: tmin = 0,2 m và s,min = 0,2 %.

(5) Trong dầm giằng và dầm giằng móng, dọc theo toàn bộ chiều dài của chúng, cần có hàm lượng cốt thép dọc ít nhất là b,min ở cả mặt và đáy.

CHÚ THÍCH: Giá trị kiến nghị là: b,min = 0,4 %.

5.8.3. Mối nối các cấu kiện thẳng đứng với dầm móng hoặc tường

(1)P Vùng giao nhau của dầm móng hoặc tường tầng hầm với cấu kiện thẳng đứng phải tuân theo các quy tắc của 5.4.3.3 hoặc 5.5.3.3 đối với nút dầm-cột.

(2) Nếu dầm móng hoặc tường tầng hầm của kết cấu có cấp dẻo kết cấu cao được thiết kế chịu những hệ quả tác động tính được dựa trên các giả thiết thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng lượng phù hợp với 4.4.2.6(2)P, thì lực cắt theo phương ngang Vjhd trong vùng nút được tính dựa trên kết quả phân tích kết cấu phù hợp với 4.4.2.6(2)P, (4), (5) và (6).

(3) Nếu dầm móng hoặc tường tầng hầm của kết cấu có cấp dẻo kết cấu cao không được thiết kế phù hợp với phương pháp thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng lượng theo 4.4.2.6(4), (5), (6) (xem 5.8.1(3)P), thì lực cắt theo phương nằm ngang Vjhd trong vùng giao nhau được xác định theo 5.5.2.3(2), các biểu thức (5.22) và (5.23) cho các nút dầm - cột.

(4) Trong kết cấu có cấp dẻo kết cấu trung bình, mối nối của dầm móng hoặc tường tầng hầm với cấu kiện thẳng đứng có thể làm theo các quy tắc trong 5.4.3.3.

(5) Cần uốn hoặc tạo móc uốn ở đầu dưới của thanh cốt thép dọc của các cấu kiện thẳng đứng theo hướng sao cho chúng tạo nên lực nén vào vùng nối.

5.8.4. Cọc và đài cọc bêtông đúc tại chỗ

(1)P Phần đỉnh cọc, trong phạm vi một đoạn tính từ mặt dưới đài cọc, có chiều dài bằng hai lần kích thước tiết diện ngang d của cọc, cũng như các vùng có chiều dài bằng 2d theo mỗi phía của bề mặt tiếp xúc giữa hai lớp đất có độ cứng chịu cắt khác nhau rõ rệt (tỷ số của các môđun cắt lớn hơn 6), phải được cấu tạo như là vùng có khả năng hình thành khớp dẻo. Để đạt điều này, chúng phải được bố trí cốt thép ngang và cốt thép hạn chế biến dạng theo những quy tắc cho vùng tới hạn của cột ứng với cấp dẻo kết cấu tương ứng hoặc ít nhất là ứng với cấp dẻo kết cấu trung bình.

(2)P Khi yêu cầu quy định trong 5.8.1(3)P được áp dụng để thiết kế cọc của kết cấu tiêu tán năng lượng, cọc phải được thiết kế và cấu tạo để hình thành khớp dẻo dự kiến ở phần đỉnh cọc. Để làm được điều này, chiều dài bố trí tăng cường cốt thép ngang và cốt thép hạn chế biến dạng lõi bêtông tại đỉnh cọc phù hợp với (1)P của điều này cần được tăng lên 50 %. Hơn thế nữa, khi kiểm tra theo trạng thái cực hạn của cọc về khả năng chịu cắt, phải sử dụng lực cắt thiết kế tối thiểu là bằng với lực cắt được tính toán trên cơ sở của 4.4.2.6(4) tới (8).

(3) Cọc có yêu cầu chịu lực kéo hoặc được ngàm chống xoay tại đỉnh cọc cần được đảm bảo neo trong đài cọc để tăng khả năng chịu đẩy nổi thiết kế của cọc trong đất nền, hoặc tăng cường độ chịu kéo thiết kế của cốt thép cọc, lấy giá trị nào thấp hơn. Nếu phần ngàm của cọc đó được đổ bêtông trước đài cọc, thì cần bố trí chốt neo tại bề mặt tiếp xúc để liên kết.



5.9. Ảnh hưởng cục bộ do tường chèn bằng khối xây hoặc bêtông

(1) Do khả năng tường chèn của tầng trệt dễ bị hư hại, cần dự kiến có thể xảy ra hư hại bất thường do động đất gây ra tại đó và cần có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa. Nếu không có phương pháp chính xác hơn, thì toàn bộ chiều dài của các cột tầng trệt cần được coi như là chiều dài tới hạn và phải có cốt đai hạn chế biến dạng một cách thích hợp.

(2) Nếu chiều cao của tường chèn nhỏ hơn chiều dài thông thủy của các cột liền kề, các biện pháp sau đây cần được thực hiện:

a) Chiều dài toàn bộ của cột được xem là vùng tới hạn và cần được đặt cốt thép với số lượng và hình dạng cốt thép đai như đối với yêu cầu cho vùng tới hạn;

b) Những hệ quả của việc giảm tỷ số giữa các nhịp của những cột này cần được xem xét một cách thích hợp. Để làm được điều này, cần áp dụng 5.4.2.3 và 5.5.2.2 để tính toán lực cắt tác dụng, tùy thuộc vào cấp dẻo kết cấu. Trong tính toán này, chiều dài thông thủy của cột, lcd, cần được lấy bằng chiều dài của phần cột không tiếp xúc với tường chèn và mômen Mi,d tại tiết diện cột ở mức đỉnh tường chèn cần được lấy bằng Rd.MRc,i với Rd = 1,1 ứng với cấp dẻo kết cấu trung bình và Rd = 1,3 ứng với cấp dẻo kết cấu cao và MRc,i là giá trị thiết kế của khả năng chịu uốn của cột;

c) Cốt thép ngang chịu lực cắt này cần được bố trí dọc theo chiều dài của phần cột không tiếp xúc với tường chèn và kéo dài qua phần cột tiếp xúc với tường chèn nói trên một đoạn dài bằng hc (hc là kích thước tiết diện ngang của cột trong mặt phẳng của tường chèn);

d) Nếu chiều dài của phần cột không tiếp xúc với tường chèn nhỏ hơn 1,5hc thì lực cắt do cốt thép đặt chéo chịu.

(3) Ở những vị trí có tường chèn kín toàn bộ chiều dài thông thủy của các cột liền kề và tường chèn này chỉ nằm ở một phía của cột (ví dụ như các cột ở góc), chiều dài toàn bộ của cột đó cần được xem như là vùng tới hạn và phải được đặt cốt thép với số lượng và hình dạng cốt thép đai như yêu cầu đối với vùng tới hạn.

(4) Chiều dài, lc, của cột mà trên đó lực của thanh chéo của tường chèn đặt vào, cần được kiểm tra lực cắt theo giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị lực cắt sau đây: a) thành phần nằm ngang của lực nen xiên của tường chèn, được giả thiết bằng cường độ chịu cắt ngang của ô tường, được ước tính dựa trên cường độ chịu cắt của các mạch vữa nằm ngang; hoặc b) lực cắt được tính toán phù hợp với 5.4.2.3 hoặc 5.5.2.2, tùy thuộc vào cấp dẻo kết cấu, với giả thiết rằng khả năng chịu uốn của cột, tại hai biên giới hạn của đoạn tiếp xúc có chiều dài lc, có giá trị là Rd.MRc,i. Chiều dài đoạn tiếp xúc này cần được lấy bằng chiều rộng theo phương đứng của thanh chống chéo của tường chèn. Khi không có một ước tính chính xác hơn về chiều rộng này mà có kể đến các tính chất đàn hồi và kích thước hình học của tường chèn và của cột, thì chiều rộng thanh chống này có thể được giả thiết là một phần nhỏ cố định của chiều dài đường chéo ô tường.

5.10. Yêu cầu đối với tấm cứng bằng bêtông

(1) Bản sàn bêtông cốt thép đặc có thể được xem là làm việc như một tấm cứng nằm ngang, nếu nó có độ dày không nhỏ hơn 70 mm và được đặt cốt thép theo cả hai phương nằm ngang với ít nhất bằng hàm lượng cốt thép tối thiểu theo quy định trong EN 1992-1-1:2004.

(2) Lớp hoàn thiện đổ tại chỗ trên bản sàn đúc sẵn hoặc hệ thống mái có thể được xem như là một tấm cứng nếu:

a) Thỏa mãn những yêu cầu trong (1) của điều này;

b) Được thiết kế chỉ để đảm bảo độ cứng và khả năng chịu lực yêu cầu cho tấm cứng;

c) Được đổ phía trên lớp nền sạch, nhám, hoặc được liên kết với lớp nền đó thông qua liên kết chịu cắt.

(3) Việc thiết kế chịu động đất phải bao gồm việc kiểm tra sàn cứng bêtông cốt thép theo trạng thái cực hạn trong kết cấu có cấp dẻo kết cấu cao có các đặc điểm sau đây:

- Kích thước hình học không đều đặn hoặc hình dạng bị chia nhỏ trên mặt bằng, có góc lõm và lỗ mở;

- Có những lỗ mở lớn và không cân đối trong tấm cứng;

- Sự phân bố không đều về khối lượng và/hoặc độ cứng (ví dụ như trong trường hợp có vị trí thụt vào hoặc nhô ra);

- Tầng hầm có tường bố trí chỉ theo một phần chu vi hoặc chỉ trong phạm vi một phần của diện tích sàn tầng trệt.

(4) Hệ quả tác động trong tấm cứng bêtông cốt thép có thể được ước tính bằng cách mô hình hóa nó như dầm cao hoặc giàn phẳng hoặc mô hình giằng-thanh chống, tựa trên gối tựa đàn hồi.

(5) Giá trị thiết kế của các hệ quả tác động cần được tính toán kể đến những yêu cầu trong 4.4.2.5.

(6) Khả năng chịu lực thiết kế cần được tính toán theo EN 1992-1-1:2004.

(7) Trường hợp lõi hoặc hệ kết cấu tường chịu lực của các hệ kết cấu có cấp dẻo kết cấu cao, cần kiểm tra về sự truyền các lực ngang từ tấm cứng sang lõi hoặc sang các tường khác. Khi xét đến điều đó, phải áp dụng các yêu cầu sau đây:

a) Ứng suất cắt thiết kế tại bề mặt tiếp xúc giữa tấm cứng và lõi hoặc tường cần được hạn chế trong phạm vi 1,5fctd để khổng chế sự hình thành vết nứt;

b) Cần bảo đảm đủ độ bền để chống lại phá hoại trượt do lực cắt với giả thiết rằng độ nghiêng của thanh chống là 450. Cần bố trí các thanh cốt thép bổ sung để tăng khả năng chịu cắt tại bề mặt tiếp xúc giữa các sàn cứng và lõi hoặc tường; việc neo giữ các thanh cốt thép này cần tuân theo các yêu cầu của 5.6.

5.11. Kết cấu bêtông đúc sẵn

5.11.1. Tổng quát



5.11.1.1. Phạm vi áp dụng và loại kết cấu

(1)P Những yêu cầu trong 5.11 áp dụng để thiết kế chịu động đất cho kết cấu bêtông được thi công từng phần hoặc toàn bộ bằng cấu kiện đúc sẵn.

(2)P Trừ khi có những quy định khác, tất cả các yêu cầu của Chương 5 trong tiêu chuẩn này và trong EN 1992-1-1:2004, Chương 10, phải được áp dụng, (xem 5.11.1.3.2(4)).

(3) Các loại kết cấu sau đây, như đã được định nghĩa trong 5.1.2 và 5.2.2.1, đều được bao hàm trong 5.11:

- Hệ khung;

- Hệ tường;

- Hệ hỗn hợp (khung bằng cấu kiện đúc sẵn hỗn hợp, tường đúc sẵn hoặc tường đổ tại chỗ).

(4) Ngoài ra, các hệ kết cấu sau đây cũng được sử dụng:

- Hệ kết cấu tường ngang chịu lực;

- Hệ kết cấu blốc bán lắp ghép.



5.11.1.2. Tính toán kết cấu đúc sẵn

(1) Khi mô hình hóa kết cấu đúc sẵn, các đánh giá sau đây cần được thực hiện:

a) Xác định vai trò khác nhau của các bộ phận kết cấu theo một trong các dạng sau:

- Cấu kiện chỉ chịu tải trọng đứng do trọng lực, ví dụ như cột liên kết khớp bố trí xung quanh kết cấu lõi bêtông cốt thép;

- Cấu kiện chịu cả tải trọng đứng do trọng lực và tải trọng động đất, ví dụ như khung hoặc tường;

- Các bộ phận kết cấu đảm bảo liên kết chắc chắn giữa các cấu kiện đúc sẵn, ví dụ như bản sàn tầng hoặc bản sàn mái (được coi như tấm cứng)

b) Khả năng đáp ứng các yêu cầu kháng chấn theo 5.1 tới 5.10 như dưới đây:

- Hệ kết cấu đúc sẵn có khả năng thỏa mãn tất cả những yêu cầu đó;

- Hệ kết cấu đúc sẵn kết hợp với cột hoặc tường đổ tại chỗ để thỏa mãn tất cả những yêu cầu đó;

- Hệ kết cấu đúc sẵn không thỏa mãn những yêu cầu đó, vì thế cần có yêu cầu thiết kế bổ sung và cần được gán các hệ số ứng xử thấp hơn.

c) Xác định các bộ phận phi kết cấu mà chúng có thể:

- Hoàn toàn không được liên kết với kết cấu; hoặc

- Chịu một phần biến dạng của cấu kiện chịu lực.

d) Xác định ảnh hưởng của các mối nối đến khả năng tiêu tán năng lượng của kết cấu:

- Các mối nối nằm ngoài vùng tới hạn (xem định nghĩa trong 5.1.2(1)), không làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu tán năng lượng của kết cấu (xem 5.11.2.1.1 và Hình 5.14a);

- Các mối nối trong phạm vi vùng tới hạn nhưng được thiết kế có độ bền dư so với phần còn lại của kết cấu sao cho trong tình huống thiết kế chịu động đất chúng vẫn giữ được trạng thái đàn hồi trong khi phản ứng không đàn hồi xảy ra trong các vùng tới hạn khác (xem 5.11.2.1.2 và Hình 5.14b);

- Các mối nối nằm trong phạm vi vùng tới hạn và có độ dẻo kết cấu đáng kể (xem 5.11.2.1.3 và Hình 5.14c).

a) mối nối nằm ngoài vùng tới hạn; b) mối nối được thiết kế có độ bền dư với khớp dẻo nằm ngoài vùng mối nối; c) mối nối mềm chịu cắt của panen lớn đặt trong phạm vi vùng tới hạn (ví dụ như đặt tại tầng trệt); d) mối nối mềm liên tục đặt trong phạm vi vùng tới hạn của khung




tải về 2.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương