Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9376: 2012


Lắp ghép cấu kiện thân nhà



tải về 440.83 Kb.
trang10/30
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích440.83 Kb.
#20079
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30
6.3. Lắp ghép cấu kiện thân nhà

6.3.1. Phải hoàn thành các yêu cầu theo 3.6 và 6.2.4 trước khi lắp ghép cấu kiện thân nhà.

Khi lắp ghép cấu kiện từ giá đỡ tại hiện trường cũng như cấu kiện trực tiếp từ trên xe vận chuyển đều phải thực hiện những thao tác:

a) Móc cẩu của dây treo móc vào móc lắp ghép của cấu kiện theo hướng từ trong ra ngoài;

b) Nâng cấu kiện rời khỏi giá với độ cao 30 cm đến 50 cm, kiểm tra an toàn móc treo buộc;

c) Khi cấu kiện vào đến phạm vi lắp ghép thì kéo còi báo hiệu cấu kiện đã đến để người chỉ huy lắp điều khiển;

d) Khi cấu kiện cách vị trí lắp từ 50 cm đến 100 cm thì công nhân lắp ghép mới được ghép giữ cấu kiện và thực hiện các thao tác công nghệ.



6.3.2. Khi lắp ghép cấu kiện vào công trình phải tuân theo các trình tự:

a) Rải lớp vữa đệm, đặt cữ khống chế cao độ, chiều dày lớp vữa đệm không quá 20 mm;

b) Hạ cấu kiện và hiệu chỉnh cấu kiện vào đúng vị trí thiết kế;

c) Khi cấu kiện đã được hiệu chỉnh theo cả 2 phương và cao độ thì liên kết tạm thời bằng các dụng cụ gá lắp và nêm gỗ.

CHÚ THÍCH:

1. Mác vữa và độ sụt của vữa lắp ghép phải theo đúng yêu cầu của thiết kế. Nếu không có chỉ dẫn của thiết kế, thì dùng vữa xi măng cát vàng mác 75, độ sụt từ 3 cm đến 4 cm.

2. Không sử dụng vữa đã bắt đầu ninh kết. Nếu lớp vữa lắp ghép đã ở trong giai đoạn ninh kết cần phải nâng cấu kiện lên, cạo sạch vữa cũ, thay vữa mới, sau đó mới đặt cấu kiện.

6.3.3. Khi lắp ghép một công đoạn hoặc một đơn nguyên của thân nhà cần phải tiến hành theo trình tự:

a) Lập hệ trục lắp ghép trên mặt mỏng;

b) Lắp ghép các cấu kiện tường tầng một;

c) Lắp ghép sàn tầng 2;

d) Kiểm tra, nghiệm thu công tác lắp ghép cấu kiện tầng 1 lên sàn tầng 2;

e) Chuyển hệ trục lắp ghép lên sàn tầng 2;

g) Lắp ghép các cấu kiện tường tầng 2, sàn tầng 3 và các tầng trên được lặp lại như tường tầng 1, sàn tầng 2.

CHÚ THÍCH:

Đối với các ngôi nhà có tầng hầm (tầng kỹ thuật) thì phải đảm bảo việc lắp tầng này hoàn chỉnh mới được phép thi công các tầng trên.

6.3.4. Các cấu kiện của một công đoạn hoặc một đơn nguyên phải được lắp ghép đồng đều theo chu vi. Việc lắp các khối theo chiều cao chỉ cho phép lệch nhau trong phạm vi một tầng. Trong trường hợp có sự gián đoạn về thi công, các khối đã lắp phải có dạng bậc thang.

6.3.5. Cấu kiện trường hồi, tường ngang được lắp ghép trước để tạo thành khối cứng và tạo thành cữ giúp cho việc lắp ghép các cấu kiện tiếp theo được thuận lợi. Khi lắp ghép phải tuân theo 6.3.2 và các yêu cầu sau:

a) Rải lớp vữa đệm dưới chân tấm theo vạch khống chế của trắc đạc, chiều rộng lớp vữa phải bằng chiều rộng vạch khống chế, chiều cao lớp vữa đệm phải lớn hơn cao độ cữ từ 5 mm đến 10 mm;

b) Đặt tấm tường vào vị trí lắp ghép;

c) Dùng xà beng điều chỉnh chân tấm vào đúng vị trí vạch khống chế;

d) Dùng chống xiên để liên kết tạm thời và hiệu chỉnh cho tấm thẳng đứng bằng máy kinh vĩ;

e) Khi tấm tường đã thẳng đứng theo phương dây dọi thì kết thúc công việc chỉnh đầu tường, tiến hành liên kết tạm thời và tháo móc cẩu khỏi tấm tường.



6.3.6. Các tấm tường dọc, tường ngoài và vách ngăn phải lắp ghép theo nguyên tắc “khép kín” dựa vào tấm cữ tường ngoài. Phải lắp ghép xong tường dọc, tường ngoài mới tiến hành lắp ghép vách ngăn.

Kiểm tra phương thẳng đứng của tường dọc, tường ngoài và vách ngăn bằng thước cữ T và dây dọi. (Hình 9).

Công tác chuẩn bị, các thao tác công nghệ và các yêu cầu kỹ thuật khi lắp ghép tường dọc, tường ngoài và vách ngăn theo 6.3.2 và 6.3.5.

6.3.7. Các tấm sàn được lắp đặt khi các mối nối tường hồi, tường ngang, tường dọc, tường ngoài và vách ngăn đã được liên kết, đồng thời cao độ đầu tường đã được xác định.

Khi lắp đặt tấm sàn phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

a) Phải rải đều lớp vữa đệm theo diện tích kê sàn;

b) Công nhân lắp ghép chỉ được vào dỡ tấm đặt vào vị trí khi tấm còn cách đều tường 30 cm. Phải dùng thang hoặc ghế lắp ghép đứng ở phía ngoài để đưa tấm vào vị trí lắp đặt, tuyệt đối không được đứng dưới tấm;

c) Khi tấm sàn đã được lắp đặt vào vị trí, công nhân lắp mới được đứng lên tấm dùng xà beng để điều chỉnh độ gối sàn;

d) Khi tấm sàn đã được điều chỉnh độ gối và cao độ mới được phép tháo móc khỏi tấm. Phải dùng bay để miết ngang mạch vữa ở các vị trí sàn gối lên tường cả phía trên và phía dưới.



6.3.8. Các tấm mái phải lắp đặt đúng độ dốc theo thiết kết, các cạnh của tấm theo chiều thoát nước phải đảm bảo khép kín. Các móc lắp ghép của tấm mái phải được chèn kín sau khi lắp đặt.

6.3.9. Chỉ được lắp ghép cấu kiện lồng cầu thang khi sàn tầng trên đã lắp đặt và các liên kết mối nối đảm bảo cường độ.

Khi lắp các tấm thang phải dùng bộ móc nâng có 2 cặp dây cáp so le để đảm bảo việc nâng có 2 cặp dây đúng tư thế làm việc và độ dốc. Đầu dưới được đặt vào vị trí trước, đầu trên đặt sau.



6.3.10. Các tấm ban công phải được lắp đặt trong thời gian lắp các tấm sàn. Dùng bộ gá thanh chống (Hình 10a) hoặc bộ gá thanh kéo (Hình 10b) để neo giữ tạm thời.

Chỉ được tháo dỡ bộ gá thanh chống và thanh kéo khi đã lắp xong tấm tường, tấm sàn tầng trên và các mối nối của tấm ban công đã được liên kết.



6.3.11. Các blốc ống khói, thông gió phải được lắp ghép đồng thời với các cấu kiện cùng tầng. Các cấu kiện này phải đảm bảo trùng khít vào nhau và phải chèn kín khe hở. Phải dọn vệ sinh, không để vữa, bavia bê tông và các phế liệu khác rơi đọng trong lòng blốc.

7. Thi công mối nối





tải về 440.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương