Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9376: 2012



tải về 440.83 Kb.
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích440.83 Kb.
#20079
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30
a) Vòng treo có khóa



b) Vòng treo cố định



c) Móc cẩu an toàn



d) Móc cẩu an toàn






e) Móc cẩu tháo từ xa

Hình 5 - Vòng treo và móc cẩu



a) Một nhánh



b) Vạn năng



c) 4 nhánh



d) 4 nhánh



e) Hai nhánh



g) 6 nhánh



h) Có Puli di động

Hình 6 - Một số kiểu móc treo



a) Panel tường



b) Panel tường



c) Panel tường



d) Chiếu nghỉ cầu thang



e) Panel sàn



g) Panel sàn



h) Panel tường



i) Panel tường



k) chiếu nghỉ cầu thang

Hình 7 - Sơ đồ treo cấu kiện



a) Thanh chống có 2 đầu móc



c) Thanh chống có đầu móc vít



b) Thanh chống kẹp vít



d) Thanh chống kẹp vạn năng



e) Gá kẹp vít

Hình 8 - Dụng cụ gá lắp

5.4. Dụng cụ gá lắp

5.4.1. Dụng cụ gá lắp thường dùng trong lắp ghép nhà ở tấm lớn là những thanh chống xiên có bộ phận tăng đơ và có các móc, vít, kẹp ở 2 đầu để neo giữ cấu kiện (Hình 8).

Dụng cụ gá lắp được sử dụng trong quá trình hiệu chỉnh và liên kết tạm thời.



5.4.2. Dụng cụ gá lắp phải được tính toán để chịu được lực nén và giữ cấu kiện ổn định ở vị trí thiết kế sau khi móc cẩu được tháo khỏi cấu kiện.

5.4.3. Các cấu kiện có móc cẩu bốc, thường sử dụng các thanh chống xiên ngắn có đầu giữ ở dạng móc (Hình 8). Các thanh chống xiên dài được sử dụng ở các vị trí móc cầu lắp (Hình 8 a, b, c).

Các tấm tường ngăn, vách ngăn có lỗ cửa dùng giá kẹp vít để giữ ổn định (Hình 8 e).



5.4.4. Chỉ được tháo dụng cụ gá lắp khi cấu kiện đã được liên kết cố định bảo đảm yêu cầu theo qui định của thiết kế.

5.4.5. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của dụng cụ gá lắp, bảo quản và bôi trơn dầu mỡ cho các bộ phận bằng ren.

5.5. Thiết bị hàn

5.5.1. Thiết bị hàn hồ quang thường được sử dụng để hàn các mối nối trong nhà ở lắp ghép tấm lớn. Kèm theo thiết bị hàn phải có mặt nạ hàn, dụng cụ đựng que hàn và các trang bị phòng hộ.

5.5.2. Việc liên kết hàn trong nhà ở lắp ghép tấm lớn thường được tiến hành bằng hàn điện thủ công với que hàn kim loại.

6. Lắp ghép cấu kiện



6.1. Hướng dẫn chung

6.1.1 Chỉ được phép lắp ghép các cấu kiện đảm bảo chất lượng có phiếu kiểm tra, nghiệm thu của đơn vị thi công. Trong phiếu kiểm tra và nghiệm thu có ghi rõ các số liệu đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế.

6.1.2. Trước khi lắp ghép cấu kiện phải đảm bảo yêu cầu theo 3.6. Ngoài ra phải làm các công việc chuẩn bị sau đây:

a) Làm sạch bề mặt vị trí lắp ghép của cấu kiện, các vị trí mối nối và cạo sạch gỉ các chi tiết thép chờ;

b) Kiểm tra hệ trục và các cao độ mặt móng theo sơ đồ trắc đạc. Nếu đã lắp xong một tầng thì kiểm tra lại hệ trục và cao độ tầng đó;

c) Đánh dấu trục, tim và số thứ tự lắp ghép lên cấu kiện theo đúng thiết kế biện pháp xây lắp;

d) Kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị, đường cần trục tháp và dụng cụ gá lắp.

6.1.3. Khi lắp ghép phải đảm bảo trình tự lắp dựng cấu kiện để tạo độ cứng ổn định không gian và khả năng không thay đổi hình dáng, kích thước của các đơn nguyên, các căn hộ và các phòng của căn hộ.

6.1.4. Phải tiến hành lắp ghép tường hồi trước và phát triển về phía khe lún theo nguyên tắc của 6.1.3.

Cũng có thể lắp ghép từ lồng cầu thang trước và phát triển về hai phía.



6.1.5. Khi liên kết tạm thời cấu kiện phải sử dụng các thiết bị gá lắp và nêm gỗ.

Các cấu kiện tường hồi, tường ngoài và tường kho lún phải liên kết tạm thời hai dụng cụ gá lắp.



6.1.6. Sau khi lắp, công trình phải đảm bảo hình dáng kiến trúc, kích thước hình học theo thiết kế.

6.2. Công tắc trắc đạc trong lắp ghép



6.2.1. Công tác trắc đạc phải đảm bảo cho cấu kiện lắp ghép đúng vị trí thiết kế và công trình lắp ghép đúng kích thước hình học.

6.2.2. Trắc đạc có nhiệm vụ xác định hệ trục và cao độ cho công tác lắp ghép từng cấu kiện, từng tầng và toàn nhà.

6.2.3. Phải chọn phương án trắc đạc phù hợp với điều kiện thi công để đảm bảo độ chính xác trong lắp ghép và tốc độ dựng lắp.

6.2.4. Trước khi lắp ghép công trình, trắc đạc phải thực hiện các công việc:

a) Lập sơ đồ lưới trắc đạc cho các trục và cao độ của công trình. Trên cơ sở hệ trục chuẩn và cao độ của công trình xác định hệ trục lắp ghép;

b) Thiết kế, thi công và bảo vệ các mốc chuẩn theo sơ đồ lưới trắc đạc;

c) Lập hệ trục lắp ghép và cao độ lên mặt móng. Sau khi lắp ghép xong tầng một, hệ trục lắp ghép và cao độ được chuyển lên các tầng tiếp theo.



6.2.5. Trong khi lắp ghép, trắc đạc phải theo dõi, kiểm tra và ngắm máy phục vụ cho công tác lắp ghép cấu kiện.

6.2.6. Cán bộ kỹ thuật và công nhân trắc đạc phải được đào tạo chuyên ngành và phải có giấy chứng nhận mới được phép sử dụng máy trắc đạc trong khi lắp ghép cấu kiện.

6.2.7. Trước khi sử dụng, máy trắc đạc phải được điều chỉnh độ chính xác theo lý lịch máy. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện có sai số phải điều chỉnh sửa chữa lại mới được sử dụng. Máy trắc đạc phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh va đập. Khi sử dụng máy ở ngoài trời cần có ô che mưa, nắng. Hàng ngày, sau mỗi ca sử dụng phải lau sạch và bảo quản cẩn thận.



tải về 440.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương