TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9192-2 : 2012 iso 12003-2 : 2008



tải về 281.48 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích281.48 Kb.
#23244
1   2   3

7.3.1.3. Nếu máy kéo là loại quay vòng bằng khớp nối, thì trục xoay phải được chống thêm bằng một khối gỗ vuông có cạnh tối thiểu 100 mm và buộc chặt vào mặt nền.

7.3.1.4. Khối con lắc phải được kéo về phía sau đến khi đạt được chiều cao, H, của trọng tâm khối con lắc được tính bởi một trong hai công thức sau:

H = 2,165 x 10-8 mt x L2

hoặc

H = 5,73 x 10-2 mt x I



7.3.1.5. Với các máy kéo có thể đảo vị trí ghế ngồi, phải sử dụng một công thức trên hoặc một công thức sau đây, tùy theo công thức nào cho kết quả lớn hơn:

- Với các máy kéo có khối lượng tham chiếu nhỏ hơn 2000 kg:

H = 25 + 0,07mt

- Với các máy kéo có khối lượng tham chiếu từ 2000 kg tới 3000 kg:

H = 125 + 0,02mt

7.3.1.6. Khối con lắc phải được thả ra sao cho nó đập vào ROPS gắn phía sau.

7.3.2. Phương pháp thử va đập phía trước

7.3.2.1. Máy kéo phải đặt ở vị trí tương quan với khối con lắc sao cho khối này sẽ va đập vào ROPS gắn phía sau khi bề mặt va đập của khối và các dây xích hoặc dây cáp treo tạo thành một góc, α, với mặt phẳng thẳng đứng bằng mt/100 với tối đa 20o, ngoại trừ, khi uốn, tại điểm tiếp xúc ROPS gắn phía sau tạo ra một góc lớn hơn với phương thẳng đứng. Trong trường hợp này, mặt va đập của khối đó phải điều chỉnh bằng một cột chống bổ sung sao cho nó song song với ROPS gắn phía sau tại điểm va đập khi độ uốn lớn nhất, các dây xích hoặc dây cáp treo vẫn giữ nguyên góc được xác định.

Chiều cao treo khối con lắc phải điều chỉnh và thực hiện các bước cần thiết để ngăn không cho nó xoay quanh điểm va đập.

Điểm va đập này là phần của ROPS gắn phía sau có thể chạm vào mặt đất trước tiên khi gặp tai nạn lật về phía sau, thường là cạnh phía trên. Vị trí trọng tâm của khối phải bằng 1/6 bề rộng của đỉnh ROPS gắn phía sau hướng vào phía trong mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng trung tuyến của máy kéo tới đỉnh xa nhất phía ngoài của ROPS gắn phía sau.

Nếu ROPS gắn phía sau bị cong hoặc nhô ra tại điểm này, thì thêm các nêm chống cho phép va đập có thể tác động vào nó, mà không cần gia cố cho ROPS gắn phía sau.



7.3.2.2. Máy kéo phải được buộc với nền như quy định trong 5.2.3 và như thể hiện trên Hình 5 và các dây buộc được căng như quy định trong 5.2.7. Ngoài ra, các dây buộc phía sau phải được sắp xếp sao cho điểm hội tụ của hai dây cáp nằm trong mặt phẳng thẳng đứng chứa đường đi của trọng tâm khối con lắc. Các dây cáp đã được căng, đặt dầm gỗ vào phía trước và tỳ chặt các bánh xe sau, sau đó cố định với nền.

7.3.2.3. Ngoài ra, nếu máy kéo là loại quay vòng bằng khớp nối, thì trục xoay của nó phải được chống bằng một khối gỗ vuông có cạnh tối thiểu 100 mm và buộc chặt vào mặt nền.

7.3.2.4. Khối con lắc phải được kéo về phía sau cho đến khi đạt được chiều cao, H, được tính bởi một trong hai công thức sau:

- Với máy kéo có khối lượng tham chiếu nhỏ hơn 2000 kg:

H = 25 + 0,07mt

- Với máy kéo có khối lượng tham chiếu từ 2000 kg đến 3000 kg:

H = 125 + 0,02mt

7.3.2.5. Với các máy kéo có thể đảo vị trí ghế ngồi và một thanh cán có hai trụ phía sau, phải sử dụng công thức trên.

Với các máy kéo có thể đảo vị trí ghế ngồi và loại khác của ROPS gắn phía sau, phải sử dụng một công thức trên hoặc một công thức sau đây, tùy theo công thức nào cho kết quả lớn hơn.

H = 2,165 x 10-8mt x L2

hoặc


H = 5,73 x 10-2mt x I

7.3.2.6. Thả khối con lắc ra sao cho nó đập vào ROPS gắn phía sau.

7.3.3. Phương pháp thử va đập bên cạnh

7.3.3.1. Máy kéo phải đặt ở vị trí tương quan với khối con lắc sao cho khối này sẽ va đập vào ROPS gắn phía sau khi bề mặt va đập của khối và các dây xích hoặc dây cáp treo là thẳng đứng, ngoại trừ, khi uốn, tại điểm tiếp xúc ROPS gắn phía sau tạo ra một góc nhỏ hơn 20o đối với phương thẳng đứng. Trong trường hợp này, mặt phẳng va đập của khối đó phải điều chỉnh bằng một cột chống bổ sung sao cho nó song song với ROPS gắn phía sau tại điểm va đập tại thời điểm độ uốn lớn nhất, với các dây xích hoặc dây cáp treo vẫn giữ nguyên ở vị trí thẳng đứng trong khi va đập.

Chiều cao treo khối con lắc phải điều chỉnh và thực hiện các bước cần thiết để ngăn không cho nó xoay quanh điểm va đập.

Điểm va đập này là phần của ROPS gắn phía sau có khả năng chạm vào mặt đất trước tiên khi gặp tai nạn lật sang bên (thông thường cạnh phía trên). Trừ khi chắc chắn rằng có một phần khác của cạnh này chạm vào mặt đất trước tiên, điểm va đập phải ở trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến và cách điểm chỉ báo chỗ ngồi 60 mm về phía trước.

7.3.3.2. Máy kéo phải được buộc với nền như quy định trong 5.2.3 và như thể hiện trên Hình 6 và các dây buộc phải được căng để có giá trị độ lún của lốp cho trong 5.2.7 ở phía bên chịu va đập. Dầm gỗ được đặt trên mặt nền, được ép chặt tỳ vào lốp ở bên phía đối diện với bên mà nó bị va đập và sau đó cố định với nền. (Nếu cần thiết có thể sử dụng hai dầm hoặc nêm chèn, nếu cạnh ngoài của lốp trước và sau không cùng trên mặt phẳng đứng).

Cột chống bằng gỗ phải ở vị trí như thể hiện trên Hình 6, chống vào vành bánh xe phía bên đối diện với bên va đập, được ép chặt tỳ vào vành bánh xe và cố định tại chân đế của nó. Chiều dài cột chống phải được chọn sao cho nó tạo thành một góc 30o ± 3o so với mặt nền khi ở vị trí chống vào vành bánh xe. Ngoài ra, chiều dài của nó nếu có thể phải lớn hơn bề dày của nó 20 đến 25 lần và bề rộng của nó lớn hơn 2 và 3 lần bề dày. Các cột chống phải được gọt ở cả hai đầu.



7.3.3.3. Nếu máy kéo là loại quay vòng bằng khớp nối, thì trục xoay của nó phải được chống bằng một khối gỗ vuông có cạnh tối thiểu 100 mm, cũng được chống ở bên cạnh bằng khối tương tự như quy định trong 7.3.1 tỳ vào bánh sau. Buộc điểm nối khớp vững chắc với nền.

7.3.3.4. Khối con lắc phải được kéo về phía sau sao cho đạt chiều cao, H, được tính bởi một trong hai công thức sau:

- Với máy kéo có khối lượng tham chiếu nhỏ hơn 2000 kg:

H = 25 + 0,2mt

- Với máy kéo có khối lượng tham chiếu từ 2000 kg đến 3000 kg:

H = 125 + 0,15mt

7.3.3.5. Đối với các máy kéo có thể đảo vị trí ghế ngồi và một thanh cán có hai trụ phía sau, phải sử dụng một công thức trên hoặc một công thức sau đây, tùy theo công thức nào cho kết quả lớn hơn:

- Với máy kéo có khối lượng tham chiếu nhỏ hơn 2000 kg:

H =

- Với máy kéo có khối lượng tham chiếu từ 2000 kg đến 3000 kg:

H =

Với các máy kéo có thể đảo vị trí ghế ngồi và bất kỳ loại nào khác của ROPS gắn phía sau, phải sử dụng công thức dưới đây.

- Với máy kéo có khối lượng tham chiếu nhỏ hơn 2000 kg:

H = 25 + 0,2mt

- Với máy kéo có khối lượng tham chiếu từ 2000 kg đến 3000 kg:

H = 125 + 0,15mt

Tải trọng phải được tác động trong mặt phẳng thẳng đứng, tại điểm giữa của hai SIP.

7.3.3.6. Khối con lắc phải được thả sao cho nó va đập vào ROPS gắn phía sau.

7.4. Phương pháp thử tĩnh học đối với ROPS gắn phía sau

7.4.1. Chuẩn bị thử

7.4.1.1. Hệ thống phải được liên kết chặt với nền để các bộ phận kết nối hệ thống và nền không bị chệch hướng đáng kể liên quan đến kết cấu bảo vệ phòng lật chịu tác động của tải trọng. Hệ thống không chịu bất cứ sự tựa đỡ nào dưới tác động tải trọng ngoại trừ do phụ kiện ban đầu.

7.4.1.2. Điều chỉnh bề rộng vết bánh đối với các bánh sau để không cản trở tới kết cấu bảo vệ phòng lật khi thử.

7.4.1.3. Hệ thống phải được đỡ và siết chặt hoặc chỉnh sửa để toàn bộ năng lượng thử được hấp thụ do kết cấu bảo vệ phòng lật và phụ kiện của nó với các bộ phận cứng của máy kéo.

7.4.2. Yêu cầu chung đối với phương pháp thử theo phương ngang

7.4.2.1. Các tải trọng tác động vào kết cấu bảo vệ phòng lật phải được phân bố bằng dầm cứng, tuân theo các yêu cầu trong 5.3.2, dầm được đặt ở vị trí pháp tuyến với phương của tải trọng tác động; dầm cứng có thể có phương tiện để ngăn cản sự dịch chuyển của nó sang bên. Mức độ của tải trọng tác động phải sao cho tốc độ uốn không được vượt quá 5 mm/s. Khi tải trọng tác động, số liệu độ uốn và lực phải được ghi đồng thời với các dữ liệu ghi liên tục, để đảm bảo độ chính xác. Một khi tác động đầu tiên đã bắt đầu, tải trọng không được giảm cho đến khi thực hiện xong phép thử; nhưng cho phép dừng việc tăng tải trọng nếu yêu cầu, ví dụ để ghi số liệu đo.

7.4.2.2. Nếu bộ phận của kết cấu mà tải trọng tác động vào, bị cong thì phải đáp ứng các yêu cầu trong 5.3.2.4. Tuy nhiên, tác động tải trọng vẫn phải tuân theo yêu cầu trong 7.4.2.1 và 5.3.2.

7.4.2.3. Nếu không có thanh ngang kết cấu tại điểm tác động, có thể sử dụng dầm thử thay thế mà không làm tăng độ bền của kết cấu để hoàn thành quy trình thử.

7.4.3. Tải trọng phía sau

Tác động tải trọng theo phương ngang trong mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng trung tuyến của máy kéo. Điểm đặt tải trọng này phải là phần của ROPS gắn phía sau có thể chạm vào mặt đất trước tiên khi xảy ra tai nạn lật về phía sau, thường là cạnh phía trên. Mặt phẳng thẳng đứng mà tải trọng tác động đặt ở vị trí cách mặt phẳng trung tuyến bằng 1/3 bề rộng bên ngoài của phần trên của ROPS gắn phía sau. Nếu ROPS gắn phía sau bị cong hoặc nhô ra tại điểm này, thì cần thêm các nêm chịu va đập, mà không cần gia cố cho ROPS gắn phía sau.

Máy kéo hoặc cụm máy phải buộc chặt vào mặt nền, sử dụng dây buộc phù hợp với 5.3.1.

Năng lượng hấp thụ của ROPS gắn phía trong khi thử phải ít nhất bằng:

Eil = 2,165 x 10-7mt x L2

hoặc


Eil­ = 0,574 x I

Với các máy kéo có thể đảo vị trí ghế ngồi, phải sử dụng một trong hai công thức trên hoặc công thức sau đây:

Eil­ = 500 + 0,5mt

7.4.4. Tải trọng phía trước

Tác động tải trọng theo phương ngang trong mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng tham chiếu của máy kéo và ở vị trí cách mặt phẳng tham chiếu bằng 1/3 bề rộng bên ngoài của phần trên của ROPS gắn phía sau. Điểm đặt tải trọng này phải là phần của ROPS gắn phía sau có khả năng chạm vào mặt đất trước tiên, khi máy kéo bị lật sang bên khi di chuyển về phía trước, thường là góc phía trên. Nếu kết cấu bị cong hoặc nhô ra tại điểm này, thì cần thêm các nêm chịu va đập trên đó, mà không cần gia cố ROPS gắn phía sau.

Máy kéo hoặc cụm máy phải chằng buộc vào mặt đất phù hợp với 5.3.1.

Năng lượng hấp thụ của ROPS gắn phía sau trong khi thử phải ít nhất là:

Eil­ = 500 + 0,5mt

Với các máy kéo có thể đảo được vị trí ghế ngồi và một thanh cán hai trụ ở phía sau, sử dụng công thức tương tự.

Với các máy kéo có thể đảo được vị trí ghế ngồi và loại ROPS gắn phía sau khác, phải sử dụng một trong hai công thức trên hoặc một trong hai công thức sau đây, tùy thuộc vào công thức nào cho kết quả lớn hơn:

Eil­ = 2,165 x 10-7mt x L2

hoặc

Eil­ = 0,574 x I



7.4.5. Tải trọng bên

Tác động tải trọng theo phương ngang, trong mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến của máy kéo, cách SIP 60 mm về phía trước (xem Hình 9 và Điều 8)với ghế ngồi được điều chỉnh ở vị trí giữa theo chiều dọc. Điểm tác động tải trọng phải là phần của ROPS gắn phía sau có khả năng chạm vào mặt đất trước tiên khi tai nạn bị lật sang bên, thường là cạnh phía trên.

Máy kéo hoặc cụm máy phải được chằng buộc vào mặt nền theo 5.3.1.

Năng lượng hấp thụ do ROPS gắn phía sau trong khi thử phải ít nhất bằng:

Eis = 1,75mt

Với các máy kéo có thể đảo vị trí ghế ngồi và một thanh cán hai trụ ở phía sau, thì phải sử dụng một trong hai công thức trên hoặc công thức sau đây, tùy thuộc vào công thức nào cho kết quả lớn hơn:

Eis =

Với các máy kéo có thể đảo vị trí ghế ngồi và loại ROPS gắn phía sau khác, phải sử dụng công thức cơ bản này.

Tải trọng phải đặt trong mặt phẳng thẳng đứng, tại điểm giữa của hai SIP.

7.5. Phương pháp thử phá hủy theo phương thẳng đứng

Đặt dầm ngang qua trên các bộ phận kết cấu cao nhất của ROPS gắn phía sau, với hợp lực phá hủy được đặt vào mặt phẳng trung tuyến của máy kéo.

Tác dụng một lực phá hủy theo phương thẳng đứng Fv = 20 mt.

Duy trì lực này tối thiểu là 5 s sau khi không nhìn thấy bất kỳ sự dịch chuyển nào của ROPS gắn phía sau. Phép thử phá hủy thứ hai có thể tại điểm như phép thử phá hủy thứ nhất.

Trường hợp phần phía trước hoặc phía sau của mái che của ROPS không chịu được lực phá hủy đầy đủ, tác dụng lực cho đến khi mái che bị uốn trùng với mặt phẳng nối phần trên của ROPS với phần phía trước hoặc phía sau của máy kéo có khả năng đỡ khối lượng máy kéo khi bị lật. Sau đó dừng tác dụng lực và đặt vị trí máy kéo hoặc tải trọng để dầm đặt trên ROPS tại điểm sẽ đỡ phía sau hoặc phía trước máy kéo khi máy kéo bị lật hoàn toàn và dụng lực đầy đủ.

7.6. Quan sát trong quá trình thử

7.6.1. Các vết gãy và nứt

Sau mỗi thử nghiệm, tất cả các bộ phận của kết cấu, các hệ thống liên kết và bắt chặt phải được kiểm tra bằng mắt thường các vết gãy hoặc nứt. Các vết nứt nhỏ trong các phần không quan trọng và bất kỳ chỗ rách nào do các cạnh của trọng lượng con lắc gây ra được bỏ qua.



7.6.2. Vùng khoảng trống

Trong mỗi thử nghiệm, phải thực hiện kiểm tra để xác định xem có bất kỳ phần nào của ROPS gắn phía sau xâm nhập vào vùng khoảng trống hay không (xem Điều 9).

Ngoài ra, phải thực hiện kiểm tra để xác định xem có bất kỳ phần nào của vùng khoảng trống nằm ngoài bảo vệ của ROPS gắn phía sau hay không, tức là có bất kỳ phần nào của vùng đi vào tiếp xúc với mặt đất trong trường hợp máy kéo bị lật theo hướng va đập. Với mục đích này, phải điều chỉnh các lốp trước, lốp sau và bề rộng vết bánh nhỏ nhất theo quy định của nhà chế tạo.

7.6.3. Độ uốn dư

Sau khi thực hiện thử nghiệm phá hủy cuối cùng, độ uốn dư của ROPS gắn phía sau phải được ghi lại. Với mục đích này, trước khi bắt đầu tiến hành thử nghiệm, vị trí ban đầu của ROPS gắn phía sau phải được ghi lại.

8. Điểm chỉ báo chỗ ngồi

Điểm chỉ báo chỗ ngồi (SIP) phải được xác định theo ISO 5353.

Đối với ghế ngồi có giảm xóc, nếu nhà chế tạo có hướng dẫn thì phải tuân theo để điều chỉnh hệ thống giảm xóc. Mặt khác, hệ thống giảm xóc của ghế ngồi phải được đặt ở điểm giữa hành trình dịch chuyển của hệ thống giảm xóc. Sau khi lắp ghế ngồi lên máy kéo, điểm chỉ báo chỗ ngồi (SIP) sẽ trở thành một điểm cố định đối với máy kéo và không di chuyển cùng với ghế ngồi trong phạm vi điều chỉnh ngang và dọc của nó.

9. Vùng khoảng trống



9.1. Vùng khoảng trống được minh họa trên Hình 10 và Hình 11. Vùng được xác định trong mối tương quan với mặt phẳng tham chiếu và SIP. Mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng thẳng đứng, thông thường theo chiều dọc máy kéo và đi qua điểm chỉ báo chỗ ngồi và tâm của vô lăng lái. Thông thường mặt phẳng tham chiếu trùng với mặt phẳng trung tuyến dọc của máy kéo. Mặt phẳng tham chiếu phải được thừa nhận xê dịch theo chiều ngang so với ghế ngồi và vô lăng trong thời gian chịu tải trọng nhưng vẫn giữ vuông góc với máy kéo hoặc sàn của kết cấu bảo vệ phòng lật. Vùng khoảng trống phải được xác định trên cơ sở của 9.2 và 9.3.

9.2. Vùng của khoảng trống đối với các máy kéo có ghế không đảo chiều được xác định và giới hạn bởi các mặt phẳng nêu trong từ a) đến m) dưới đây; máy kéo ở trên mặt phẳng nằm ngang, ghế ngồi trường hợp có thể điều chỉnh được thì điều chỉnh đến vị trí trên cùng phía sau của ghế4 và vô lăng lái trường hợp có thể điều chỉnh được thì điều chỉnh đến vị trí giữa:

a) mặt phẳng nằm ngang (A1B1B2A2), cách phía trên SIP là (810 + av) mm với đường B1B2 được xác định cách phía sau SIP là (ah - 10) mm;

b) mặt phẳng nghiêng (H1H2G1G2), vuông góc với mặt phẳng tham chiếu, bao gồm cả hai điểm, một điểm cách phía sau đường B1B2 là 150 mm và điểm sau cùng của đệm tựa lưng của ghế;

c) bề mặt trụ (A1A2H2H1) vuông góc với mặt phẳng tham chiếu, có bán kính 120 mm, tiếp tuyến với các mặt phẳng được xác định trong a) và b);

d) bề mặt trụ (B1C1C2B2) vuông góc với mặt phẳng tham chiếu, có bán kính 900 mm kéo dài về phía trước 400 mm và tiếp tuyến với mặt phẳng được xác định trong a) dọc theo đường B1B2;

e) mặt phẳng nghiêng (C1D1D2C2) vuông góc với mặt phẳng tham chiếu, nối với bề mặt được xác định trong d) và đi qua điểm cách mép ngoài phía trước của vô lăng lái là 40 mm. Trường hợp vô lăng ở vị trí cao, mặt phẳng này được kéo dài về phía trước từ đường B­1B2 tiếp tuyến với bề mặt được xác định trong d);

f) mặt phẳng thẳng đứng (D1K1E1E2K2D2) vuông góc với mặt phẳng tham chiếu, cách mép ngoài của vô lăng lái về phía trước là 40 mm;

g) mặt phẳng nằm ngang (E1 F1 P1 N1 N2 P2 F2 E2) đi qua điểm phía dưới SIP là (90-av) mm;

h) bề mặt (G1 L1 M1 N1 N2 M2 L2 G2), nếu cần thiết, cong từ giới hạn đáy của mặt phẳng được xác định trong b) đến mặt phẳng nằm ngang được xác định trong g), vuông góc với mặt phẳng tham chiếu, và tiếp xúc với đệm tựa lưng của ghế trong toàn bộ chiều dài của nó;

i) hai mặt phẳng thẳng đứng (K1 I1 F1 E1) và (K2 I2 F2 E2), song song với mặt phẳng tham chiếu, cách hai bên của mặt phẳng tham chiếu là 250 mm và giới hạn tại đỉnh là 300 mm trên mặt phẳng quy định trong g);

j) hai mặt phẳng (A1 B1 C1 D1 K1 I1 L1 G1 H1) và (A2 B2 C2 D2 K2 I2 L2 G2 H2) nghiêng và song song, bắt đầu từ cạnh phía trên của các mặt phẳng được xác định trong i) và nối với mặt phẳng nằm ngang được xác định trong a) cách mặt phẳng tham chiếu ít nhất 100 mm ở phía bên có lực tác động vào;

k) hai phần của các mặt phẳng thẳng đứng (Q1 P1 N1 M1) và (Q2 P2 N2 M2), song song với mặt phẳng tham chiếu, cách hai bên của mặt phẳng tham chiếu là 200 mm và giới hạn về phía đỉnh là 300 mm trên mặt phẳng nằm ngang được xác định trong g);

l) hai phần, (I1 Q1 P1 F1) và (I2 Q2 P2 F2), của mặt phẳng thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng tham chiếu và đi qua điểm cách SIP (210-ah) mm về phía trước;

m) hai phần, (I1 Q1 M1 L1) và (I2 Q2 M2 L2), của mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm cách 300 mm trên mặt phẳng được xác định trong g).



CHÚ DẪN:


1 điểm chỉ báo chỗ ngồi

2 mặt phẳng tham chiếu đứng



Kích thước

mm


Ghi chú

Kích thước

mm


Ghi chú

A1 A0

B1 B0



100

Nhỏ nhất

K1 K0

K2 K0



250

Nhỏ nhất hoặc bằng bán kính vô lăng lái cộng 40 mm, chọn số nào lớn hơn

A1 A2

B1 B2

C1 C2


500

L1 L2

500




M1 M2

N1 N2

Q1 Q2


400




D1 D2

E1 E2



500

Nhỏ nhất hoặc bằng bán kính vô lăng lái cộng 40 mm, chọn số nào lớn hơn

K0 E0

300

F1 F2

500




G0 N0

G0 H0

C0 D0

E0 N0



-

Tùy thuộc vào máy kéo

G1 G2

400

-

H1 H2

I1 I2



500

-

-

Chú thích: Với kích thước khác, xem Hình 11

Hình 10 - Dụng cụ đo vùng khoảng trống

9.3. Với các máy kéo có thể đảo vị trí lái (đảo ghế ngồi và vô lăng lái), vùng khoảng trống là vùng bao của hai vùng khoảng trống được xác định bởi hai vị trí khác nhau của vô lăng lái và ghế ngồi.

Kích thước tính bằng milimét



CHÚ DẪN:


1 điểm chỉ báo chỗ ngồi

2 mặt phẳng tham chiếu thẳng đứng



Hình 11 - Vùng khoảng trống

10. Sai số

Các phép đo trong thử nghiệm phải thực hiện với các sai số sau:

Thời gian: ± 0,2 s

Khoảng cách: ± 0,5 %

Lực: ± 1,0 %

Khối lượng: ± 0,5 %

11. Điều kiện chấp nhận



11.1. Yêu cầu chung

11.1.1. Với các máy kéo quay vòng bằng khớp nối, thì vùng khoảng trống phải được duy trì bảo vệ tại bất kỳ góc nào của khớp nối máy kéo khi bị lật.

11.1.2. Không có phần nào của máy kéo xâm nhập vào vùng khoảng trống được xác định trong Điều 9. Không có phần nào có thể va đập vào ghế ngồi trong khi thử. Ngoài ra, vùng khoảng trống không được ở bên ngoài vùng bảo vệ của ROPS gắn phía sau như chỉ rõ trong 3.2. Với mục đích này, nó phải được xem xét ở bên ngoài kết cấu bảo vệ phòng lật nếu có bất kỳ bộ phận nào của vùng khoảng trống tiếp xúc với mặt nền khi máy kéo lật nhào về phía tải trọng được áp đặt. Để đánh giá điều này, phải điều chỉnh các lốp và bề rộng vết bánh nhỏ nhất theo quy định của nhà chế tạo.

CHÚ THÍCH: Nhà chế tạo máy kéo có trách nhiệm phải đảm bảo các bộ phận khác không hiện diện trong thời gian thử ROPS không gây ra nguy hiểm cho người điều khiển trong trường hợp bị lật do xâm nhập vào vùng khoảng trống.



Каталог: docs -> download
download -> TIÊu chuẩn việt nam tcvn 5845: 1994 MÁy xay xát thóc gạo phưƠng pháp thử
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8714: 2011 iso 25140: 2010
download -> Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8940: 2011
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9964: 2014
download -> TIÊu chuẩn ngành 10 tcn 512: 2002 VỪng hạt yêu cầu kỹ thuật và phưƠng pháp thử Phạm VI áp dụng
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8491-2 : 2011
download -> TỈnh thừa thiên huế
download -> MỤc lục lời nói đầu I. Phạm VI và đối tượng áp dụng II. Các chữ viết tắt, định nghĩa và khái niệm
download -> MỤc lục lời nói đầu Phạm VI và đối tượng áp dụng

tải về 281.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương