TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8945: 2011 iso 24095: 2009



tải về 1.47 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.47 Mb.
#37192
1   2   3   4   5   6

CHÚ DN

t Thời gian phân tích

IIIref Tỷ số của kết quả và giá trị mục tiêu

1 Giới hạn tác động trên

2 Giới hạn kiểm soát trên

3 Giới hạn kiểm soát dưới

4 Giới hạn tác động dưới

5 Giá trị tỷ lệ kiểm soát chất lượng



Hình C.1 - Biểu đồ kiểm soát chất lượng đối với phép đo nhiễu xạ tia X
Phụ lục D

(Tham khảo)

Ước lượng độ không đảm bảo mở rộng đối với phép đo silic dioxit tinh thể hô hấp

D.1 Ước lượng độ không đảm bảo

Độ không đảm bảo được trích dẫn trong báo cáo đo sao cho các chuyên gia sức khỏe nghề nghiệp có thể đánh giá độ tin cậy của các giá trị đo khi phân tích số liệu. Nếu giá trị giới hạn tiếp xúc (LV) nằm trong khoảng độ không đảm bảo đã công bố cùng kết quả, những phép đo tiếp theo có thể được tiến hành để làm tăng độ tin cậy rằng chưa vượt quá LV. Biết được độ không đảm bảo dự đoán của phép đo là đặc biệt quan trọng nếu như thiết lập các LV ở những lượng gần với LOQ của phương pháp đo, khi đó độ chụm tương đối của các phép đo sẽ giảm vì lượng chất phân tích được đo cũng giảm. Có thể thiết lập các LV rất thấp cho RCS ở nhiều nước bởi vì không có khả năng đo mức độ tiếp xúc ở nơi không có nguy cơ do bệnh bụi phổi silic phát triển. Các yêu cầu thực hiện, như EN 482 và chương E của NIOSH Sổ tay về các phương pháp phân tích (Tài liệu tham khảo [9]) trình bày độ không đảm bảo cho phép lớn nhất hoặc độ không chính xác của phương pháp đo vệ sinh lao động được thể hiện với thuật ngữ sai số tương đối. EN 482 quy định độ không đảm bảo mở rộng của phép đo, bao gồm cả lấy mẫu, là ≤ 50 % trong khoảng nồng độ từ 0,1 đến 0,499 lần LV và ≤ 30 % trong khoảng nồng độ từ 0,5 đến 2 lần LV. NIOSH yêu cầu độ chính xác của phương pháp đối với các phòng thử nghiệm là ± 25 % và có thể được mở rộng đến ± 35 % đối với độ chính xác được xác định khi sử dụng các phương pháp so sánh hiện trường. Do đó, điều quan trọng là các phép đo được tiến hành để đánh giá sự tuân thủ với một LV, thông tin về độ không đảm bảo mở rộng hoặc phương sai của phép đo RCS phải có sẵn và chứng minh phương pháp đã chọn đáp ứng được các yêu cầu của EN 482 hoặc NIOSH ở giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp thích hợp. Phụ lục này cung cấp hướng dẫn về cách tính độ không đảm bảo của các phép đo RCS tuân thủ theo ISO/IEC Guide 98-3[4] và đưa ra ví dụ về báo cáo độ không đảm bảo cùng kết quả đo. Cách tiếp cận khác có thể vẫn đúng nếu có thể được chứng minh là chúng cho sự đánh giá “thực tế” về phương sai của các kết quả.



D.2 Độ không đảm bảo của phép đo

Phương pháp để tính độ không đảm bảo yêu cầu chuyên gia phân tích kiểm tra quy trình phân tích và xác định từng thành phần có thể tạo ra phương sai của phép đo. Độ chụm của từng thành phần được tính dưới dạng độ lệch chuẩn hoặc sai số tương đối và được tổng hợp lại. Theo ISO/IEC Guide 98-3[4]. n thành phần đơn lẻ của độ không đảm bảo kiểu A và m thành phần của độ không đảm bảo kiểu B có thể được ước lượng hoặc tính toán và sau đó tổng hợp lại để thu được độ không đảm bảo tổng hợp, u(c).Độ không đảm bảo mở rộng, U, được tính, bằng cách nhân u(c) với một hệ số phủ gần đúng, k = 2, nếu bậc tự do ít nhất là 30.



Trong đó


usA là độ không đảm bảo lấy mẫu kiểu A;

usB là độ không đảm bảo lấy mẫu kiểu B;

uA là độ không đảm bảo phân tích kiểu A;

uB là độ không đảm bảo phân tích kiểu B.

Những thành phần đơn lẻ của độ không đảm bảo về lấy mẫu có thể chủ yếu là những thành phần liên quan đến:

a) Thể tích của không khí được lấy mẫu;

b) Hiệu suất của dụng cụ lấy mẫu;

c) Vận chuyển và bảo quản mẫu;

Những thành phần đơn lẻ của độ không đảm bảo về phân tích có thể chủ yếu là những thành phần liên quan đến:

1) Phương sai khi phân tích;

2) Hiệu chính đối với độ thu hồi hoặc độ chệch của phương pháp;

3) Độ trôi của thiết bị.

D.3 và D.4 đưa ra hướng dẫn cho các phòng thí nghiệm về cách định lượng mỗi thành phần đơn lẻ trong các thành phần này.

D.3 Lấy mẫu

Chuyên gia phân tích là người duy nhất có thể đánh giá được phương sai của phép đo của chính họ chứ không phải là môi trường lấy mẫu. Độ chụm đặc trưng của môi trường lấy mẫu là trách nhiệm của bản thân người giám sát lấy mẫu, mà không phải lúc nào cũng là người đo mẫu. Nếu mục đích của việc ước lượng độ không đảm bảo là để đánh giá nếu phương pháp tuân thủ theo EN 482, sau đó phải bao gồm cả việc ước lượng những đóng góp từ quy trình lấy mẫu ảnh hưởng trực tiếp đến phép đo. Nhiều thành phần lấy mẫu này không phải dễ dàng được ước lượng trong phòng thí nghiệm và đó là thực trạng chung. Trong những trường hợp này, lấy giá trị đã công bố trong các tiêu chuẩn đã được ban hành (xem hướng dẫn trong EN 482).

Các thành phần lấy mẫu và các giá trị điển hình liên quan đến quá trình lấy mẫu và cách xác định chúng được nêu trong Bảng D.1.

Bụi trên vật lọc sẽ không bị bất kỳ sự suy giảm hoặc thất thoát nào nếu được lưu giữ ở điều kiện bình thường của phòng thí nghiệm. Mất mẫu xảy ra khi có áp suất trên bề mặt mẫu hoặc khi lấy quá nhiều mẫu (> 6 mg đối với cái lọc đường kính 25 cm). Ở hầu hết các mẫu tải lượng bình thường (< 4 mg), bụi hô hấp được giữ an toàn trên cái lọc và không bị mất khi mẫu được thao tác xử lý một cách cẩn thận. Vật liệu làm màng lọc bị phân hủy khi môi trường lấy mẫu có độ ẩm cao. Trong hầu hết các trường hợp, việc vận chuyển và lưu giữ có thể được loại bỏ khi đánh giá độ không đảm bảo đo silic dioxit tinh thể.



D.4 Phân tích

Các quá trình từ D.4.1 đến D.4.3 liên quan đến phân tích. Tóm tắt các giá trị điển hình của mỗi quá trình được trình bày trong Bảng D.2.



Bảng D.1 - Tóm tắt về những đóng góp vào độ không đảm bảo và các giá trị điển hình của lấy mẫu RCS

Biến s

Phương pháp xác định

Giá tr điển hình

Hiệu chuẩn dụng cụ đo lưu lượng dòng khí (máy sục khí)

Chứng chỉ hiệu chuẩn

0,6 %

Đọc tốc độ bơm

10 phép đo lặp lại

1,9 %

Thời gian lấy mẫu

Ước lượng theo EN 482 thời gian lấy mẫu giả định 4 h

0,24 %

Phương tiện lấy mẫu







Hiệu chuẩn hệ thống thử mẫu

Nêu trong EN 13205 như một giá trị điển hình

1 % đến 2 %

Ước lượng nồng độ mẫu

Nêu trong EN 13205 như một giá trị điển hình

1 % đến 2 %

Độ chệch liên quan tới qui ước lấy mẫu

Nêu trong EN 13205 như một giá trị điển hình

5 % đến 10 % cho mẫu tối ưu nhất

10 % đến 25 % cho các mẫu khác



Biến động của dụng cụ lấy mẫu cá nhân

Nêu trong EN 13205 như một giá trị điển hình

3 % đến 7 %

Độ chệch so với tốc độ lưu lượng dòng danh nghĩa

Nêu trong EN 13205 như một giá trị điển hình

2 % đến 5 % nếu nồng độ được tính từ lưu lượng dòng danh định

5 % đến 9 % nếu nồng độ được tính từ lưu lượng dòng trung bình



Độ không đảm bảo trong lấy mẫu lấy giá trị giữa khoảng nêu trong EN 13205

11,8 % so với lưu lượng dòng trung bình

10,1 % so với lưu lượng dòng danh định



CHÚ THÍCH: Một số nước khuyến nghị sử dụng lưu lượng dòng danh nghĩa cho các xyclon hoặc dụng cụ kiểu va chạm như phương tiện lấy mẫu có thể tự bổ chính khối lượng, bởi vì hiệu suất tách không phụ thuộc vào tính năng của bơm.

Bảng D.2 - Tóm tắt về phân bố độ không đảm bảo và các giá trị điển hình của phân tích RCS

Biến số

Phương pháp xác định

Giá trị điển hìnha Phương pháp A

Giá trị điển hìnha Phương pháp B

Chuẩn đã được chứng nhận

Từ giấy chứng nhận

1,4 % đến 0,4 %

1,4 % đến 0,4 %

Độ chụm của phân tích

Độ tái lập trong phòng thí nghiệm

9 %




Độ chụm của dụng cụ

Phép đo lặp lại




5 %

Hiệu chuẩn

Sai số dư




7 %

Độ thu hồi/độ chệch phương pháp

Kết quả thử độ thu hồi/ kết quả thử nghiệm thành thạo

Xem D.4.2

Xem D.4.2

Độ trôi của dụng cụ

Biến động

2 %

2 %

Độ không đảm bảo phân tích

9 %

9 %

a Đối với 100 g mẫu

Phương pháp A - Ước lượng độ không đảm bảo từ thực nghiệm thử nghiệm độ tái lập trung gian khi thực hiện qui trình thử nghiệm trên các mẫu thử kể cả thu hồi.

Phương pháp B - Ước lượng độ không đảm bảo từ thực hành lặp khi hiệu chuẩn được liên kết chuẩn tới chuẩn đầu.


D.4.1 Độ chụm phân tích

D.4.1.1 Phương pháp A - Xác định phương sai phân tích từ độ tái lập trung gian

Phần này bao gồm cả sai số thiết bị và sai số hiệu chuẩn và có thể được xác định từ thực hành trong phòng thí nghiệm, khi đo lặp các mẫu ở các mức độ đo khác nhau trên dải phân tích vào những ngày khác nhau và tính độ tái lập sử dụng ANOVA. Mối tương quan giữa độ tái lập và lượng đo được phải đại diện cho dải phân tích và sử dụng công thức trong tính toán về độ không đảm bảo được công bố từ độ chụm phải được mô tả tương ứng với dải đo chứ không tính như hằng số ở tất cả các mức đo. Rất khó để tạo ra những mẫu lặp một cách chính xác khi sử dụng phương pháp lắng đọng sol khí và trong những trường hợp này, các phòng thí nghiệm có thể chọn cách tính độ không đảm bảo từ độ lặp lại và số liệu hiệu chuẩn (Phương pháp B) hoặc sử dụng kết quả độ chụm trong phòng thí nghiệm từ dữ liệu so sánh liên phòng thí nghiệm (tùy thuộc vào việc xem xét nhất định). Quy trình này có thể được sử dụng khi các phòng thí nghiệm có những phương pháp đang sử dụng có khả năng tạo ra những mẫu thử lặp lại. Mặt khác các phòng thí nghiệm đó sử dụng phương pháp đo trực tiếp trên cái lọc có thể chuẩn bị cặp mẫu thử với tải lượng bụi như nhau, chuẩn hóa các kết quả thu được cho mỗi cặp theo giá trị trung bình và tính độ tái lập của các kết quả đã chuẩn hóa.



D.4.1.2 Phương pháp B - Xác định độ chụm phân tích từ các dữ liệu lặp lại

Các phần được trình bày từ D.4.1.2.1 đến D.4.1.2.3 cần phải được xem xét khi phân tích RCS.



D.4.1.2.1 Độ chụm thiết bị

Độ chụm thu được từ phép đo các mẫu lặp có tải lượng silic dioxit tinh thể khác nhau trong khoảng phân tích đã định. Biểu thị được mối tương quan giữa độ chụm và lượng đo để tính và báo cáo độ độ không đảm bảo. Trong phân tích XRD, độ chụm thiết bị có thể thay đổi phụ thuộc vào pic nhiễu xạ hoặc các pic đã chọn cho báo cáo nên cần phải xem xét.



D.4.1.2.2 Độ chụm hiệu chuẩn

Độ không đảm bảo của quá trình cân và đo thể tích liên quan đến việc hiệu chuẩn các mẫu thử là nhỏ khi sử dụng các phương pháp trong đó chuẩn bị mẫu thử bằng cách dùng pipet lấy những phần đã biết mẫu thử huyền phù, như Phương pháp NIOSH 7500[8]. Tuy nhiên nếu phương pháp các mẫu thử được chuẩn bị bằng cách cân lặp lại cái lọc, sai số có thể trong khoảng ± 6 % trong môi trường được kiểm soát tốt. Nếu lượng mẫu cân được sử dụng để chuẩn bị mẫu thử hiệu chuẩn, thì cần phải kiểm soát cẩn thận yếu tố này vì nó có thể trở thành nguồn đóng góp quan trọng vào độ không đảm bảo của đường hiệu chuẩn.



Độ không đảm bảo của đường hiệu chuẩn được xác định bằng căn bậc hai của tổng các bình phương của các sai số dư. Đây là tổng của những sai khác trong giá trị của khối lượng theo chuẩn đã so sánh với giá trị tính được từ cường độ khi đo hệ số chuẩn và hệ số hiệu chuẩn. Độ không đảm bảo của đường hiệu chuẩn, uc, được tính theo Công thức (D.4) (xem Eurachem Guide CG 4[13]).

Trong đó


bc là hệ số độ dốc hiệu chuẩn;

sc,res err là độ lệch chuẩn của sai số dư của đường hiệu chuẩn;

nc là số lượng chất chuẩn hiệu chuẩn;

np là số phép đo;



mobs là giá trị đo được;

là khối lượng trung bình của chuẩn hiệu chuẩn;

mi là khối lượng chuẩn hiệu chuẩn i.



Trong đó

Trong đó


Ii là cường độ chuẩn hiệu chuẩn i;

Ipred là giá trị theo dõi cường độ.

Cần tính căn bậc hai trung bình bình phương (RMS), sc,res err, có tính đến bậc tự do (nc - 2)

Số hạng


(D.6)

làm tăng độ không đảm bảo ở các lượng quá lớn của hiệu chuẩn và hầu như bằng không ở khoảng giữa của khoảng hiệu chuẩn.

Khối lượng báo cáo của phần lớn các phép đo RCS là ở đoạn dưới của khoảng hiệu chuẩn nên công thức không được đơn giản hóa. Giá trị thu được từ tính toán về khối lượng và phải được so sánh với khối lượng dự đoán để thu được giá trị tương đối để tính toán độ không đảm bảo mở rộng. Nếu chất phân tích trên các mẫu thử hiệu chuẩn là có thể liên kết đến chuẩn đầu, sai số dư cũng phải bao gồm cả ước lượng độ chệch của phương pháp.

Bảng D.3 là một ví dụ về đường hiệu chuẩn XRD của pic thạch anh bậc một ở 26,6 °.

Trong ví dụ nêu trong Bảng D.3, độ không đảm bảo trong đường hiệu chuẩn là nhỏ theo microgram nhưng về sai số tương đối, nó tác động lên độ không đảm bảo mở rộng khi khối lượng đo là 25 g hoặc nhỏ hơn (xem Bảng D.4).

D.4.2 Độ chệch phương pháp

D.4.2.1 Hiệu chuẩn theo chuẩn bụi

Cả kết quả hiệu chuẩn và kết quả báo cáo phải được hiệu chính đối với đặc tính tinh thể đã biết của chuẩn bụi đã sử dụng để hiệu chuẩn và ngăn ngừa độ chệch có thể. Giá trị đã được chứng nhận cho đặc tính tinh thể có biến động đã biết có thể bao gồm trong ước lượng độ không đảm bảo. Tuy nhiên, phương sai của giá trị đã chứng nhận của -thạch anh có thể là rất nhỏ (0,4 % đến 1,4 %) và không ảnh hưởng đến ước lượng độ không đảm bảo mở rộng.



D.4.2.2 Độ thu hồi

Đây là nguồn chính của độ chệch có thể. Không nhất thiết phải ước lượng độ thu hồi riêng nếu các mẫu đã dùng trong thực hành độ chụm trung bình liên quan đến toàn bộ quá trình phân tích, mặt khác nó phải được xác định riêng rẽ bằng cách đo lượng thu hồi từ các cái lọc đã phủ tải có trong quá trình chuẩn bị mẫu. Điều quan trọng là ước lượng được lượng thất thoát chất phân tích ở LV và một nửa LV cho quá trình lấy toàn bộ mẫu và lấy một nửa mẫu. Một số quy trình đã không cho phép lấy một nửa mẫu.



D.4.2.3 Chất chuẩn được chứng nhận (CRM)

Độ chệch phương pháp có thể được xác định qua việc sử dụng CRM phù hợp hoặc do sự tham gia trong các chương trình thử nghiệm thành thạo. Tuy nhiên, CRM phù hợp hoặc chất chuẩn trên cái lọc ở phòng thí nghiệm có giới hạn. Báo cáo độ không đảm bảo của độ chệch phương pháp phải là kết hợp của độ không đảm bảo của giá trị được ấn định và phương sai của sai số kết quả đo so với giá trị ấn định CRM.



umb = (D.7)

uCRM là độ không đảm bảo của CRM tiến hành từ chứng nhận;

sm là độ lệch chuẩn của phép đo trên giá trị chuẩn được chứng nhận.


Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương